Từ lời của Chân Huy, có thể nghe ra hình như anh ta không có bất kỳ ấn tượng gì với Ngô Lập Phong, ý mà anh ta thể hiện với nhân viên điều tra2là mình vốn chưa từng gặp Ngô Lập Phong.
Nhưng tôi nghi ngờ một cách sâu sắc về điều này, bởi Lý Mai đã từng nói, hai năm sau khi em gái qua đời, Ngô Lập5Phong đã từng tìm đến bà ấy để hỏi thăm tình hình, tôi không tin Ngô Lập Phong chỉ tìm Lý Mai mà không đi tìm Chấn Huy đã giúp đỡ em gái xử lý6hậu sự để hỏi thăm.
Tuy hiện giờ vụ án khó bề phân biệt, cứ đà này là nhiều khi chết không đối chứng, nhưng tôi tin chắc sẽ có người biết chân tướng năm đó,5nếu không phải người này không muốn nói, thì chính là chúng tôi chưa tìm đúng người. Tôi nói lại suy nghĩ của mình với Bạch Kiện, anh ta suy ngẫm một lát rồi nói: “Ừm, chắc chắn là có, anh đã phân công người đi điều tra những chuyện Ngô Lập Phong và Chân Huy đã trải qua mười mấy năm nay, xem thử có thể phát hiện manh mối gì có ích hay không.”
Tôi nói ngay với anh ta: “Đúng! Đặc biệt là Ngô Lập Phong này, càng rõ ràng tỉ mỉ càng tốt, nếu cái chết năm đó của Ngô Lệ Nhã thật sự có liên quan đến Diệp Phi, vậy chắc chắn Diệp Phi là do Ngô Lập Phong gϊếŧ, bởi vì chỉ mỗi ông ta mới có khả năng này...”
Vài ngày sau, tôi nhận được điện thoại của Bạch Kiện, anh ta bảo tôi tới gặp, nói là anh ta đã có tư liệu của Ngô Lập Phong từ lúc ông ta nhập ngũ tới giờ, tôi lập tức cùng Đinh Nhất lái xe chạy qua đó. Khi nhìn thấy hồ sơ của Ngô Lập Phong, tôi có phần kinh ngạc không thốt nên lời, không ngờ ông ta lại là nhân vật trâu bò như vậy, quấn công lớn nhỏ nhiều không đếm xuể, quả thực chính là vua bộ đội đặc chủng mà!
Đáng tiếc hai năm sau khi Ngô Lệ Nhã qua đời, ông ta đột nhiên nộp báo cáo chuyến nghề, quay về địa phương, càng trùng hợp hơn là ông ta lại đi thẳng đến thành phố của Đại học Sư phạm mà Ngô Lệ Nhã theo học, làm nhân viên chuyển phát nhanh khiêm tốn.
Không ngờ ông ta vừa làm là làm thắng bảy năm, giữa khoảng thời gian đó cũng không chuyển sang công việc nào khác, một mực thành thật kiên trì đưa hàng chuyển phát nhanh. Nhưng khi mọi người đều cho rằng cả đời này ông ta cứ như vậy thôi thì ông ta lại đột nhiên từ chức chuyển tới thành phố này, mở căn cứ CS, tự làm ông chủ, hơn nữa cũng làm suốt đến bây giờ. Còn về Chân Huy, sau khi tốt nghiệp đại học cũng vẫn ở lại thành phố mà anh ta học đại học gây dựng sự nghiệp, vài năm sau, anh ta kiếm được món tiền đầu tiên trong đời, sau đó mở một công ty nhỏ, tiếp theo phát triển từ nhỏ đến lớn, cuối cùng thì tới thành phố này mở công ty hậu cần.
Mà trùng hợp chính là thời gian Chân Huy đến thành phố này lại cùng năm với Ngô Lập Phong... Tuy nhiên dù nhìn thế nào, hai người lại không giống như là có quan hệ với nhau. Bất kể là trong sinh hoạt và công việc đều không có cơ hội chạm mặt, ngay cả lần này nhân viên của công ty Chấn Huy đến căn cứ CS của Ngô Lập Phong để đánh dã chiến luyện tập mở rộng, cũng là do thư ký Tôn Đình của Chân Huy liên hệ, anh ta và Ngô Lập Phong có thể nói là mặt cũng chưa từng chạm.
Xem xong tư liệu của hai người, tôi cau mày không nói lời nào, từ mặt ngoài nhìn vào, quan hệ của hai người này không có chút liên quan nào, nhưng nhìn từ quỹ đạo cuộc sống thì lại cực kỳ trùng hợp.
Bạch Kiện thấy tôi không nói gì, cười thần bí: “Thật ra khi tụi anh đang điều tra Ngô Lập Phong và Chân Huy còn phát hiện một vụ án treo lâu năm khác... Giác quan thứ sáu nói cho anh biết, chắc hẳn là có chút liên quan tới vụ án Diệp Phi này.”
Tôi thấy Bạch Kiện còn ở đây thìa nước đυ.c thả câu thì tức giận nói: “Mau nói đi! Đừng có úp mở với tôi.” Sau đó Bạch Kiện kể cho tôi một vụ án treo đến nay vẫn chưa phá được ở Đại học Sư phạm mà Diệp Phi, Ngô Lê Nhã và Chấn Huy cùng theo học...
Sở dĩ nói đó là án treo, vì từ khi xảy ra vụ án đến nay, có thể nói cảnh sát không hề có chút manh mối nào! Nói thế này đi, trừ thân phận của người chết có thể xác định, còn lại chẳng có một phát hiện gì hết.
Phải nói người chết này và ba người Diệp Phi, Ngô Lệ Nhã và Chân Huy còn có quan hệ sâu xa, bởi vì Tống Vĩ Dân chính là giảng viên dạy môn “Kinh tế chính trị Marx”.
Tống Vĩ Dân bị người ta phát hiện chết trong một buồng vệ sinh ở trường vào năm thứ chín sau khi Ngô Lệ Nhã qua đời. Là trong lúc lao công quét dọn nhà vệ sinh thì phát hiện có một buồng bị khóa trái rất lâu, vì thế bà ấy gõ cửa, muốn hỏi thử xem có phải người bên trong gặp vấn đề gì không.
Kết quả bà lao công kia đập cửa cả buổi, bên trong cũng không có động tĩnh gì. Vì thế bà mới nghĩ không phải sinh viên nào đùa dai, khoá trái cửa buồng vệ sinh ở bên trong, sau đó nhảy từ vách ngăn ra ngoài đi mất rồi chứ? Trước kia không phải chưa từng xảy ra tình huống thế này, cho nên bà quỳ rạp xuống đất nhìn vào trong xem có người không...
Ai ngờ bà chỉ nhìn thoáng qua thôi thì lập tức bị dọa cho ngã ngồi ra đất. Một người đàn ông trợn trừng mắt đang ngã sõng soài ở bên trong, trông như đã chết. Bà lao công bị dọa sợ lập tức hoảng sợ bò ra ngoài gọi người, tiếp theo nhân viên của trường học lại đây xem, nhận ra người chết chính là Tống Vĩ Dân.
Sau khi cảnh sát tới mở cửa buồng vệ sinh bị khoá trái ra, phát hiện phần đầu của Tống Vĩ Dân có hai vết thương rõ ràng, trên vách ngăn bên phải cũng có một vệt máu bắn lên, vết thương cực kỳ giống như bị người ta bắn một phát vỡ đầu!
Tiếp đó cảnh sát điều tra tất cả quan hệ xã hội của Tống Vĩ Dân, nhưng đều không phát hiện có điểm nào khả nghi, càng không tìm ra một chút động cơ gϊếŧ người nào. Cuối cùng qua pháp y giám định, đúng là Tống Vĩ Dân chết do súng, nhưng vì bị bắn ở cự ly gần nên đầu đạn xuyên từ phần đầu bên trái sang bên phải, lại còn làm thủng cả vách ngăn của buồng vệ sinh.
Nhưng điều khiến người ta cảm thấy kỳ quái chính là, cảnh sát không tìm thấy đầu đạn đã lấy mạng của Tống Vĩ Dân ở hiện trường. Theo nhân viên phá án lúc ấy điều tra phân tích được, nếu không phải đầu đạn đã bị văng xuống cống thoát nước, thì là đã bị hung thủ lấy mất.
Khi đó camera giám sát trong trường học vẫn còn rất hạn chế, chỉ ở những lối ra vào quan trọng mới trang bị, nên trước cửa vào nhà vệ sinh nam ở lầu ba thế này không có camera giám sát, bởi vậy trong khoảng thời gian Tống Vĩ Dân bị bắn chết, không biết đã có những ai từng ra vào nhà vệ sinh này.
Bởi vì vụ án mãi vẫn không tìm thấy điểm đột phá, hơn nữa trong trường đại học xảy ra vụ án bắn chết người gây ảnh hưởng quá xấu, vì thế lãnh đạo trường hy vọng cơ quan công an phong tỏa tin tức trước khi vụ án được phá.
Còn may là khi phát hiện ra xác chết, cửa nhà vệ sinh khoá trái từ bên trong, cho nên trừ cảnh sát ra, không ai biết nguyên nhân chết thật sự của Tống Vĩ Dân. Vì thế trường tạm thời tuyên bố với bên ngoài là thầy Tống Vĩ Dân vì phát bệnh cấp tính đột ngột nên chết trong nhà vệ sinh.
Sau khi nghe Bạch Kiện kể lại vụ án của Tống Vĩ Dân xong, tôi lập tức cầm tờ giấy trắng trên bàn anh ta ghi tên Ngô Lệ Nhã, Tống Vĩ Dân, Diệp Phi, Ngô Lập Phong, Chân Huy ra, rồi lại viết thời gian chết của ba người trước và quỹ đạo cuộc sống mấy năm nay của hai người sau.