Vì phải ở lại đây hai ngày, nên chúng tôi đi xem có tất cả bao nhiêu ngôi mộ cổ trước, trong đó có bao nhiêu cái của nhà họ Thiệu, ở thời nào, bối phận thế nào. Dù sao nếu nhầm tên của các vị này thì cũng thật không hay.
Sáng hôm sau, Tôn Bằng Phi với một người tên Sở Quân đi cùng chúng tôi đến phần mộ tổ của nhà họ Thiệu. Chúng tôi cầm theo rất nhiều bảng gỗ, tôi phụ trách thăm mộ hỏi tên, hai người họ một người viết tên ra bảng, một người cắm bảng gỗ vào nơi tôi chỉ.
Lượng công việc không lớn cũng chẳng nhỏ, tôi phải đi đến và cảm nhận từng ngôi mộ một mới có thể biết tên và thân phận của họ. Để không bị bỏ sót, chúng tôi chia số mộ thành bốn khu lớn, sau đó tra từng khu một.
Lúc này thì Đinh Nhất và chú Lê rảnh rỗi ngồi dưới dù che nắng lớn, vừa nhàn nhã uống trà vừa xem chúng tôi làm việc dưới ánh nắng chói chang.
Lúc đầu chúng tôi gặp phải những mộ phần của bậc con cháu, không quá khó khăn để biết được tên và thân phận của họ, đều là cậu chú thân thích. Nhưng khi đã hoàn thành đến một nửa, thì tôi đột nhiên cảm thấy phần mộ này rất bất thường.
Nhưng lạ ở đâu thì tôi chưa biết được. Người trong phần mộ này không phải ai khác mà chính là Thiệu Chi Lam. Có thể là ông ấy chết không rõ ràng, qua thánh chỉ cũ kia, tôi chỉ biết ông ấy bệnh chết, còn những chuyện khác thì chẳng rõ.
Tôi có thể cảm nhận được ông ấy vẫn luôn quanh quẩn bên thi thể của mình, có thể cảm giác được rõ ràng, rằng ông ấy không phải chết tự nhiên, mà là bị người ta mưu sát. Không đúng, dùng từ mưu sát không chính xác, phải là ông ấy cam tâm tình nguyện chết.
Thì ra khi đó Thiệu Chi Lam làm thầy giáo của đương kim hoàng thượng, đồng thời cũng là người đã giúp đỡ hoàng thượng đoạt vị. Đáng tiếc, vị đế vương này lòng dạ hẹp hòi, sau khi lên làm hoàng đế đã đại khai sát giới*, diệt trừ hết những người đã giúp mình lên ngôi để diệt khẩu. Kể cả ân sư của mình, hắn cũng không buông tha...
* Xuống dao gϊếŧ người (thỏa sức chém gϊếŧ).
Thiệu Chi Lam đâu phải kẻ ngu xuẩn, ông thấy hoàng thượng nổi sát tâm với mình nên đã cáo ốm và xin cáo lão hồi hương. Bởi vì là ân sư, nên hoàng thượng không thể thực hiện gian kế diệt trừ ông ngay được, đành phải cho ông ấy về quê.
Mấy năm sau, hoàng thượng vẫn luôn cảm thấy Thiệu Chi Lam là cái gai trong lòng, không nhổ không vui, nhưng vẫn không có cớ gì để danh chính ngôn thuận gϊếŧ chết ân sư được.
Cuối cùng, vị hoàng thượng này cho lão ân sư một mật chỉ, chính là đồ gia truyền kia của Thiệu gia. Trong mật chỉ, hắn tỏ ý vui mừng vì Thiệu Chi Lam vẫn còn sống khỏe mạnh, tuy nhiên lại nói bóng nói gió khen người con trưởng Thiệu Kính Xương tài giỏi, nhưng kinh nghiệm còn thiếu xót.
Gã hoàng đế này đúng là ý tại ngôn ngoại, ngụ ý nếu ông muốn con trai ông có tiền đồ tốt đẹp, thì hãy chết sớm một chút. Hơn nữa kèm theo thánh chỉ, còn có một viên Hồng hoàn.
Hồng hoàn được biết đến là thần dược kéo dài tuổi thọ, nhưng thật ra nó là một loại độc dược truyền lại từ triều Minh, uống nó vào sẽ khiến tinh thần minh mẫn sáng láng trong bảy ngày, sau bảy ngày này thì bất đắc kỳ tử*.
*Chết không theo như ý nguyện.
Hoàng thượng làm như vậy là cho Thiệu Chi Lam mấy ngày để xử lý hậu sự.
Vị đế vương này là người Thiệu Chi Lam nhìn từ nhỏ đến lớn, sao lại không hiểu hắn chứ. Ông biết đến nước này đã không còn đường sống nữa, nên cũng không nói cho người thứ hai biết, sau khi ăn Hồng hoàn, ông gọi cả nhà đến, nói họ phải bảo quản thánh chỉ được ban thật kỹ.
Thực ra Thiệu Chi Lam nghĩ, nếu sau này hoàng thượng không thực hiện lời hứa, muốn gϊếŧ cả nhà họ Thiệu, thì hy vọng hắn thấy thánh chỉ này, sẽ nể tình Thiệu Chi Lam ông đã chết để bảo vệ con trai, lưu lại huyết mạch cho nhà họ Thiệu.
Tôi đứng trước mộ Thiệu Chi Lam, nhìn mộ phần của các con cháu nhà họ Thiệu, xem ra năm đó, vị hoàng thượng này vẫn cố gắng giữ kín bí mật về cái chết của ân sư, nên đối xử không tệ với thế hệ sau của ông ấy.
Chú Lê thấy tôi đứng bất động ở đó lâu thì đi tới hỏi làm sao. Tôi thắc mắc nói: “Cháu cũng không biết làm sao, chỉ cảm giác mộ này rất bất thường.”
“Mộ của ai vậy?” Chú Lê hỏi.
“Thiệu Chi Lam…”
Chú Lê nghe vậy thì ngồi xuống, nhặt một cây gỗ ở cạnh rồi vạch đám cỏ bên trên ra, sau đó cầm nắm đất bên dưới cỏ đưa lên mũi ngửi, sắc mặt liền thay đổi, nói: “Đất này có mùi lạ, vật phía dưới không đơn giản... Cháu ngồi xuống cẩn thận cảm nhận xem, di cốt này khác gì những di cốt kia?”
Tôi gật đầu ngồi xuống, tuy là cảm giác được điều lạ, nhưng không biết lạ ở đâu. Để có thể gần hơn, tôi nằm luôn lên đất.
Có lẽ vì nằm sát đất, nên tôi rốt cuộc biết phía dưới Thiệu Chi Lam có vấn đề gì. Tôi sợ hãi nhảy dựng lên, hoảng hốt nói: “Mộ này, không phải là xương...”
“Không hay rồi… đúng như chú đoán, phía dưới có thể là cương thi...” Chú Lê khẩn trương nói.
Tôi vừa nghe nói vậy, thầm nghĩ, chú là chú Lê, chứ có phải chú Anh* đâu, cương thi gì chứ...
*Lâm Chính Anh tên thật Lâm Căn Bảo (1952 - 1997), nickname chú Chín, chú Anh. Ông là diễn viên nổi tiếng người Hồng Kông kiêm chỉ đạo võ thuật, đạo diễn. Sự nghiệp diễn xuất của ông bắt đầu phát triển không ngừng nhờ những bộ phim về cương thi, đầu tiên là vai diễn thầy pháp trong bộ phim “Cương thi tiên sinh” (1985).
Chú Lê thấy vẻ không tin trên mặt tôi, tức giận nói: “Cháu thì biết cái gì, cương thi có tồn tại thật, chỉ là không giống như trong phim Hồng Kông, xuất hiện dễ dàng. Hơn nữa nó cũng chỉ là một số người chết mà thân xác không thối nát thôi. Giới khảo cổ Trung Quốc cũng đã khai quật và bảo tồn không ít cương thi, như là hương thi lúc trước đấy.”
“Lẽ nào Thiệu Chi Lam cũng đổi thành hương thi rồi?” Tôi giật mình, nói.
Chú Lê lắc đầu: “Hương thi không mục nát là vì Trang Hà cho cô ta linh dược, nhưng nếu vị dưới này không mục rữa, chỉ sợ là trước khi chết đã ăn phải gì đó...”
Nghe Chú Lê nói vậy, tôi nghĩ ngay đến viên Hồng hoàn mà hoàng đế đã ban thưởng, vì vậy kể lại cho chú Lê nghe cái chết của Thiệu Chi Lam. Chú ấy nghe xong, liên tục gật đầu nói: “Vậy thì đúng rồi, người xưa nói Hồng hoàn của Minh triều là do một số tiền lớn dung luyện mà thành, ban đầu ăn vào làm người ta phấn chấn tinh thần, nhưng sau đó sẽ trúng độc mà chết. Nhất định là trong cơ thể ông ấy có lượng chì lớn, thủy ngân và các kim loại nặng, nên mới làm cho thi thể mấy trăm năm không mục rữa.”
Tôi lại ngồi xổm xuống cảm nhận, rồi đứng lên nói: “Không mục rữa thì sẽ không phân hủy thôi, nhưng dù sao nó cũng bị chôn xuống dưới đất rồi...”
Chú Lê lại lắc đầu nói: “Khó có thể nói vậy, thi thể được xử lý để chống phân hủy khác với thi thể không phân hủy được. Thi thể không phân hủy được có thể sống dậy, mà khi sống dậy chỉ sợ sẽ là tai họa...”
“Chú có ý gì? Lẽ nào ông ấy còn có thể sống lại ư?” Tôi khó tin hỏi.