Mẹ kế càng ngày càng coi Đỗ Quyên như cái gai trong mắt, cái đinh trong thịt, ngày nào ở nhà không đánh thì mắng, cuộc sống của Đỗ Quyên trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Mãi cho đến một ngày, vì trời mưa nên bố Đỗ Quyên về sớm hơn bình thường, trùng hợp gặp cảnh vợ mình đang đánh Đỗ Quyên.
Ban đầu, bà ta còn nói dối là Đỗ Quyên trượt tay làm vỡ bình hoa trong nhà, nên nhất thời tức giận mới ra tay. Nhưng bố Đỗ Quyên xem vết thương trên người con gái, lại phát hiện ra rất nhiều vết thương cũ, nên biết Đỗ Quyên ở nhà thường xuyên bị đánh.
Tuy rất đau lòng nhưng ông cũng chẳng có cách nào. Trong mắt ông, sớm muộn gì Đỗ Quyên cũng phải lập gia đình, còn vợ ông thì lại là người phụ nữ đã sinh cho mình hai đứa con trai.
Để Đỗ Quyên không phải tiếp tục chịu khổ, người bố ngu muội đó đã đồng ý gả cô đi. Nhưng không ai ngờ, nhà chồng mà người phụ nữ độc ác kia tìm cho Đỗ Quyên, lại là gia đình họ Triệu nổi tiếng giàu có.
Nhưng ông Triệu này cũng đã hơn năm mươi, còn già hơn cả bố cô. Trong nhà lão già này đã có bốn cô vợ bé rồi, Đỗ Quyên gả về đó chính là người thứ năm!
Đỗ Quyên vốn nhỏ tuổi, vừa vào nhà đã bị ức hϊếp. Bị bốn người vợ bé kia bắt nạt còn chưa nói, ngay cả người hầu trong nhà cũng tỏ thái độ với cô…
Tuy ông Triệu tỏ ra hiền hòa, nhưng chỉ cần vừa vào cửa phòng là đã cấu véo, ngược đãi cô cả đêm. Đỗ Quyên đáng thương nhỏ tuổi đã phải chịu những nỗi khổ này, khiến cô dần dần căm hận đàn ông. Bất kể là bố mình hay ông Triệu, đám đàn ông này đều có thể khinh thường vận mệnh của cô, không hề nảy lòng thương cảm.
Đỗ Quyên sống cực khổ được ba năm, mãi đến khi mười tám tuổi, cô mới gặp được một người đàn ông thật sự khiến mình động lòng.
Vợ cả của ông Triệu đã qua đời từ lâu, để lại cho ông ta một đứa con trai là đích tôn trong dòng. Ông Triệu sợ con ruột bị ức hϊếp, nên dù đã cưới nhiều vợ bé như vậy, nhưng vẫn không có ai được lên làm vợ cả.
Về phần những cô gái này, ông Triệu đã nói trước, khi họ vừa vào cửa, rằng nếu ai có thể sinh hạ được con trai thì sẽ được lên làm vợ cả. Nhưng chẳng hiểu sao, bụng mấy cô gái đó vẫn chẳng có dấu hiệu gì. Đừng nói là con trai, cho dù là một quả trứng cũng chẳng có ai sinh được.
Đứa con trai này của ông Triệu tên là Triệu Khiêm. Năm 15 tuổi, anh ta được bố đưa ra nước ngoài du học, mãi đến 20 tuổi mới trở về, chuẩn bị thừa kế gia nghiệp. Tính ra anh ta lớn hơn Đỗ Quyên 2 tuổi.
Sau khi Triệu Khiêm học xong trở về, phát hiện trong nhà có một dì Năm còn nhỏ hơn mình hai tuổi. Việc này khiến anh ta rất sốc, căm hận gia đình phong kiến mục nát này đến tận xương, nhưng lại không dám phản kháng bố.
Mẹ Triệu Khiêm chết sớm, ấn tượng duy nhất của anh ta về mẹ chính là: Bà lúc nào cũng chải chuốt mái tóc cẩn thận, luôn luôn đoan trang nghiêm túc, đầy khí chất của tiểu thư khuê các, hơn nữa anh ta còn nhớ mẹ mình bó chân.
Mấy cô vợ bé mà ông Triệu lấy về trước đó, nếu không phải ả đào thì cũng là kỹ nữ, người nào người nấy đều phong trần, vốn chẳng thể so sánh với một cái móng tay của mẹ. Nhưng khi nhìn thấy Đỗ Quyên, anh ta lại có một cảm giác mãnh liệt, rằng cô gái quy củ trước mắt này chính là dáng vẻ lúc trẻ của mẹ mình.
Nhất là đôi chân bó kia lại khiến lòng Triệu Khiêm đau âm ỉ. Anh ta biết trong lễ chế của xã hội phong kiến Trung Quốc, bó chân cho phụ nữ là một cực hình rất đỗi tàn nhẫn. Anh ta cho rằng mỗi con người đều ngang hàng với nhau, dù ở Trung Quốc lúc bấy giờ không thể có việc nam nữ bình đẳng chân chính được. Tối thiểu cũng chỉ có thể để phụ nữ sống có chút tôn nghiêm thôi.
Đối mặt với một cô gái số khổ như vậy, từ lòng từ bi ban đầu, Triệu Khiêm trở nên thấy thương tiếc cô. Hai người vốn đang là trai gái trong độ tuổi thanh xuân, dần dần nảy sinh tình cảm với nhau.
Người đang yêu vốn không thể giấu nổi đôi mắt mình. Chuyện giữa bọn họ nhanh chóng bị dì Tư - Lãnh Sương phát hiện. Lãnh Sương này xuất thân là đào, cũng là người không ức hϊếp Đỗ Quyên trong đám vợ bé.
Cô ấy thương hại Đỗ Quyên, vì viện của hai người kề nhau, nên chẳng biết Lãnh Sương đã nghe Đỗ Quyên lén lút khóc một mình biết bao nhiêu đêm rồi… Mãi đến khi Triệu Khiêm về nhà, tiếng khóc của Đỗ Quyên mới dần ngừng lại.
Thấy đôi tình nhân nhỏ lén hẹn hò trong chốn nhà cao cửa rộng này, Lãnh Sương vừa hâm mộ, cũng vừa lo lắng thay. Cứ tiếp tục như thế, sớm muộn gì cũng sẽ bị người khác phát hiện. Trong căn biệt thự rộng lớn này, chẳng còn mấy ai có lương tâm nữa, vì người có lương tâm đều chết rất thảm thiết…
Triệu Khiêm ngày nào cũng phải nhìn Đỗ Quyên chịu cực trong nhà, nên manh động muốn nghĩ cách đưa cô trốn đi, nhưng sự nhu nhược tận xương khiến anh ta không dám hành động.
Mãi cho đến một ngày, Đỗ Quyên đang ăn cơm thì chợt nôn ọe không ngừng. Ông Triệu trông thấy thì sinh nghi, bèn phái người mời thầy lang đến xem bệnh.
Vừa bắt mạch xong, thầy lang đã ôm quyền chúc mừng ông Triệu, nói rằng bà Năm có thai. Ông Triệu tỏ vẻ vui mừng, nhưng trong lòng thì dậy sóng thịnh nộ!
Người khác không biết thì chẳng bàn, nhưng sao ông ta lại không biết đứa con này có phải con mình hay không? Tại sao mấy cô vợ bé của ông ta mãi không có con?! Thì ra sau khi Triệu Khiêm ra đời chưa bao lâu, cũng vì một lần chơi hỏng công cụ sinh con, nên ông ta đã chẳng còn năng lực sinh dục từ lâu.
Chỉ thương mấy cô gái trong nhà họ Triệu này như thể người ngu, lúc nào cũng mơ mộng hão huyền có thể sinh con trai…
Sau khi thầy lang đi rồi, ông Triệu túm tóc Đỗ Quyên, kéo cô vào viện, chất vấn xem thằng đàn ông cô vụиɠ ŧяộʍ kia là ai! Đỗ Quyên tuy trông nhu nhược, nhưng thực chất lại là một cô gái kiên cường. Cô chỉ cắn chặt răng ngà, không hé lấy nửa chữ.
Ông Triệu biết đứa con hoang trong bụng cô không phải của mình, đương nhiên chẳng hề thương tiếc, cầm roi quật mạnh vào người Đỗ Quyên, mãi đến khi cả người cô chẳng có chỗ nào lành lặn thì mới hài lòng dừng tay.
Ông ta còn gọi tất cả hạ nhân là đàn ông trong hậu viện ra, để họ nhìn Đỗ Quyên bị đánh, muốn tìm được gian phu. Nhưng ông Triệu không ngờ rằng Đỗ Quyên lại kín miệng như thế, đã bị đánh sống dở chết dở mà vẫn không nói đứa con là của ai.
Lãnh Sương đứng bên cạnh thật sự không nhìn nổi nữa, bèn lên tiếng khuyên: “Em ơi, nghe chị Tư đi, em nói người đàn ông đó là ai, nói rồi có lẽ còn có thể bảo vệ được mạng. Cho dù em không nghĩ đến mình, thì cũng phải nghĩ cho đứa trẻ trong bụng chứ!”
Nhưng Lãnh Sương vừa dứt lời, ông Triệu đã đạp mạnh một cú vào bụng Đỗ Quyên, khiến cô đau đớn hét lên rồi ngất lịm đi…
Lúc bấy giờ, Triệu Khiêm đang ở trên tỉnh bôn ba vì chuyện làm ăn của gia đình. Chợt thấy lòng bất an khó hiểu, khiến anh ta không thể an tâm làm việc được. Thế là anh sai người báo lại mấy câu rồi chạy về nhà.
Đến khi ngồi xe ngựa về đến nơi, thì Đỗ Quyên đã bị đánh đến nỗi chẳng khác gì hồ lô máu, đứa con trong bụng cô cũng đã hóa thành một vũng máu, chảy đầy đất…