Chú Trương xem hàng, vừa xem vừa nói chuyện với anh.
Hai người nói chuyện rất nhỏ, Hứa Xế chuyên chú lắng nghe, lần đầu tiên không nhìn cô. Có cái giá thấp, có cái giá cao, còn có thứ bọn họ cố ý lơ đi, đợi người bán giảm giá mới nói tiếp.
Sắt vụn đồng nát, linh chi thần dược… lấy rất nhiều.
Vẫn còn vài thứ chưa thương lượng được, chú Trương lấy bút ghi hết lại.
Chữ phồn thể rất đẹp, chú chấm bút lông lên lưỡi, chữ viết thanh tú ngay ngắn nhanh chóng xuất hiện.
Cực kỳ giống tiên sinh phòng sổ sách thời cổ đại.
Nhà họ Diệp dọn căn phòng chứa lương thực để làm kho hàng cho anh.
Mấy ngày sau, chú Trương gọi người lục tục chở đi. Trên mặt người đàn ông có vết sẹo do dao để lại, hai cổ tay cũng có, như thể bị người ta cắt gân tay. Trước khi đi, chú đứng đối diện Hứa Xế, cúi gập người chào, “Thiếu gia, cần phải quay về trước tết.”
Hứa Xế gật đầu.
Người đàn ông đó đi chưa đến vài ngày, Hứa Xế cũng bắt đầu dọn đồ.
Chuẩn bị đi.
Lúc đó cô đang đào tổ sóc với chị họ ở ngọn núi bên cạnh, trong tổ có hạt thông, mang về nhà xào lê thì thơm không tả nổi. Bọn họ làm chuyện mất tính người ở đây, còn Hứa Xế chờ cô đến khi trời tối, cuối cùng không đợi được nên đành đi.
Diệp Khả đùm hạt thông trong quần áo đi về nhà, vừa mở cửa đã gọi “đại ca”.
Bà nói Hứa Xế vừa mới đi.
Cô bỏ hạt thông xuống, đuổi theo.
Anh chân dài, cô thì lại là người tàn tật. Cô chạy có nhanh thế nào đi chăng nữa thì cũng chỉ đứng trên đỉnh núi nhìn thấy bóng dáng anh bước đi trong núi, bước dưới tán cây phủ đầy tuyết, rồi lại xuất hiện trên sườn núi đá nhỏ.
“Đại ca ——”
L*иg ngực bị lấp đầy bởi không khí lạnh, cô dùng hết sức mình để kêu.
Động tác của anh khựng lại, anh đứng trong rừng nhìn cô.
Nhưng Diệp Khả biết anh không nhìn thấy, chỉ có thể nhìn thấy vầng trăng lạnh giữa núi và một chấm đen dưới ánh trăng. Cô muốn cho anh biết chấm đen nho nhỏ đó là mình, vì thế cô cất tiếng hát như thể sinh ra đã biết hát.
Ánh trăng ló ra sáng bừng sáng bừng ——
Nhớ đến anh của em ở núi sâu
Anh như ánh trăng đã lên trời, đã lên trời ——
Anh ơi anh ơi anh ơi ~ anh
Cô khịt mũi, dụi mắt.
Anh có nghe thấy em gọi anh không?
Diệp Khả không ngờ là mình còn biết hát loại sơn ca này.
Cô biết ra vẻ đáng yêu kiểu bác tài xế chở cháu với, hoặc là em gái cho anh sờ này. Cũng biết đùi trắng bóng, huyệt nhiều nước, nơi tốt như vậy không giữ được anh[1]. Ngoài thích nhận đại ca ra thì cô chưa từng nghiêm túc gọi ai là anh cả.
[1] Một câu hát trong điệu dân ca tín thiên du ở Trung Quốc.
Anh Xế.
Cô thầm gọi anh trong lòng.
Hứa Xế đứng trong rừng, nghiêm túc dừng lại vài phút mới xuống chân núi.
Sau đó bố mẹ Diệp đến ăn tết, Diệp Khả ăn hai bữa cơm gϊếŧ lợn, cả ngày ăn eo lợn, dạ dày lợn, thịt đầu lợn, cuối cùng cũng hóa giải được cảm xúc hậm hực đột nhiên đến của cô. Quả nhiên luẩn quẩn trong lòng chính là do ăn không đủ nhiều.
Tết rất náo nhiệt, chị họ mặc tây trang màu đỏ, bên trong là áo sơ mi màu trắng, đi lấy chồng.
Nhà trai ở chân núi, dựng lều mở trạm tiếp nước, chuyên tiếp két nước cho xe vận tải đi qua con đường này, cung cấp nước nóng, mỗi lần thu một đống tiền, một ngày cũng kiếm được vài chục đơn. Một tháng ít thì khoảng một trăm đồng, bằng tiền lương của công nhân trong thành phố.
Diệp Khả đi theo cười ngây ngô.
Sau đó về thành thị cùng bố mẹ, đeo bao lớn bao nhỏ đựng thịt khô và đồ khô, vẫn đang nghĩ về những ngày sống trên núi. Trước khi đi cô còn đặc biệt đi nhìn lại căn nhà nhỏ của thợ săn, da thú đáng sợ đã bị Hứa Xế cướp hết rồi.
Cô chỉ nhìn thấy bếp lò và hố.
Cô nhóc lúc lên núi vẫn còn yếu ớt.
Lúc đi đã có thể leo hai ngọn núi mà không thở dốc.
Trên xe khách lắc lư, bố mẹ ngồi ghế dựa, cô và những đứa trẻ khác chen chúc ở lối đi, mỗi người có một chiếc ghế nhỏ. Xuyên qua đống đầu người như cá mòi, nhìn trăng non vừa mới lộ ra ngoài cửa sổ.
Phong cảnh xung quanh nhanh chóng lùi lại phía sau.
Diệp Khả nghĩ, chắc chắn đại ca sẽ nhớ tiểu đệ ngoan ngoãn này.
Nghĩ vậy, sờ hạt thông rang muối trong túi, cô liền cười.