Con Đường Tôi Đi

Chương 19: Thuê Đất Rừng

Diện tích rừng tự nhiên dần thu hẹp, dần nhường chỗ cho cây ăn quả kinh tế cao khiến cho dược liệu hái được trong tự nhiên cũng giảm dần. Thêm việc giá dược liệu tăng cao do thương lái Trung Hoa chen ngang vào khiến ông Mẫn không thể cạnh tranh được.

Và việc thu mua dược liệu ai ai cũng nghĩ rằng đó là một miếng mồi ngon béo bở nên đã có rất nhiều người bắt tay với thương lái Trung Hoa nhảy vào tranh cướp mối cũ làm ăn của mình, nên mỗi chuyến hàng giao dược liệu hàng tháng cho hiệu thuốc của ông Hoàng Nguyên cũng đều không đủ lượng.

Trước mắt là thu nhập của gia đình cũng theo đó mà giảm đi, sau đó là cũng không đủ hàng cung cấp nên ông Mẫn đã báo với ông Hoàng Nguyên rằng nhà mình có thứ gì sẽ gửi cho ông được mấy thứ đó. Nhiều lúc nghĩ lại mà ông Mẫn không khỏi buồn rầu, giá thu mua chênh lệch nhau nhiều như vậy bà con bán đến chỗ giá cao hơn chẳng có gì là sai cả, có trách là trách bản thân ông không cạnh tranh nổi với thương lái.

Đôi lúc nghĩ tiêu cực ông cũng giận mọi người không nhớ đến việc những ngày ban đầu ai mới là người hướng dẫn cho bọn họ phân biệt các loại dược liệu và cách sơ chế dược liệu. Nghĩ đến đây ông thở dài thườn thượt một hơi rồi lẩm bẩm nói một mình:

"Thôi thì những gì mình bỏ ra coi như là tích đức về sau vậy!"

Nhanh chóng buông bỏ những chuyện ngoài lề, ông buộc phải tìm hướng đi mới cho gia đình nhà mình. Việc này khiến ông bị sứt đầu mẻ trán suốt thời gian qua, Rồi bất chợt ông nghĩ đến ý tưởng xây dựng nông trại của con gái có khi sẽ phải đắp chiếu vĩnh viễn.

Đang loay hoay tìm hướng đi khác thì ông Hoàng Nguyên gọi điện nhờ ông xem xét có đất nào ở gần rừng để xây dựng trang trại hay không ông ấy muốn trồng nghệ nuôi ong. Ông ấy cũng hẹn khi nào ông tìm được ưng ý thì báo lại cho ông để ông đến xem sao. Ông vừa nói chuyện điện thoại xong thì bà Thanh trong buồng đang dỗ em Minh ngủ, thấy chồng thời gian này luôn thở dài bèn hỏi vọng ra:

"Có chuyện gì vậy mình?"

Ông Mẫn lại thở dài một hơi rồi trả lời:

"Là chuyện ông hoàng Nguyên muốn trợ giúp!"

Và rồi ông Mẫn đem toàn bộ câu chuyện khó khăn của nhà mình đang gặp phải và câu chuyện hai ông vừa nói kể hết cho bà Thanh nghe. Nghe xong bà Thanh chợt nghĩ ra điều gì đó rồi thốt lên:

"Sao mình không lên hỏi nhà cô chú Thạch xem thế nào! Tôi thấy đất ở đó vẫn còn rừng rậm, có suối có đập chứa nước rất lớn bốn mùa không lo thiếu nước.

" Ừ, đúng rồi, sao tôi không nghĩ ra nhỉ. Mẹ con mình ở nhà, có khi tôi lên nhà cô chú hỏi xem rồi báo lại cho ông ấy. "

Nói xong ông chuẩn bị cơm nước bữa trưa cho bà Thanh xong xuôi đâu đấy rồi ông mới dắt xe lên nhà cô chú Thạch. Cô chú Thạch chính là cô ruột của bà Thanh cũng chính là nhà ông bà cô mà gia đình của Huệ Vân lên nhà lấy củi, lấy dược liệu trong suốt mười mấy năm vừa qua.

Ban đầu ông Hoàng Nguyên có ý định mua ở ngoại thành phía Tây của thành phố H nên ông đã đi tham khảo một số nơi mà chưa ưng nơi nào cả. Cái mà ông lo sợ nhất là với tốc độ đô thị hóa như bây giờ thì rất nhanh thôi đất đai sẽ bị thu hồi lại phục vụ cho các dự án khác. Vậy tại sao không đi xa thêm một chút để mọi thủ tục mua bán chuyển giao sẽ không bị làm khó, sẽ không bị lo mất đất.

Hơn nữa khoảng thời gian này nhà nước đang khuyến khích giao đất giao rừng đến từng hộ dân nếu như nhanh chân sẽ mua được một khu đất còn rừng có vị trí địa lý đẹp. Mới lúc sáng ông gọi mà đến chiều tối đã thấy ông Mẫn gọi lại cho mình báo đã tìm được một khu đất rất ưng ý. Nếu có thể ông phải nhanh chóng đến xem vì chủ khu đất này rất muốn bán nhanh chóng để vào miền Nam với con cháu.

Qua ngày hôm sau ông Hoàng Nguyên tự mình đánh xe về nhà ông Mẫn, chẳng mấy chốc hai ông đã lên đến nhà cô chú Thạch. Ông Nguyên rất tin tưởng vào mắt nhìn của ông Mẫn nên đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để làm thủ tục mua bán. Cánh rừng kia quả thật có vị trí rất đẹp, rất gần nguồn nước, ở đây có một đập nước lớn được xây dựng từ thời Pháp thuộc.

Cái đập này trước đây dùng để vận chuyển gỗ và lâm sản khác, bây giờ bỏ hoang không dùng để vận chuyển nữa nhưng lại dùng để cấp nước cho hệ thống thuỷ lợi vào mùa đông. Diện tích của khu này tương đối lớn diện tích là ba mươi héc-ta. Thêm một điều kiện thuận lợi nữa là khu rừng này lại sát ngay cạnh rừng được giao của nhà cô chú Thạch. Bất chợt ông Hoàng Nguyên này ra một ý định.

Sau khi bàn bạc mua bán đất với chủ rừng kia xong xuôi, ông báo luôn cho luật sư từ thành phố H nhanh chóng về xử lý giấy tờ hồ sơ. Ông không ngờ được giá đất ở đây chỉ rẻ bằng một phần năm giá đất rừng ở ngoại thành phía Tây. Như vậy khoản kinh phí ông dự trù mua đất thuê người giảm đi rất nhiều nên ông đã nảy ra ý định thuê luôn mảnh rừng của nhà cô chú Thạch. Ngồi vào bàn uống nước ông Hoàng Nguyên lên tiếng nói:

" Cô chú có thể cho cháu thuê luôn đất rừng nhà cô chú trong năm mươi năm có được không, giá thuê cháu sẽ trả bằng đúng giá mua đất khu rừng bên kia. Cô chú nghĩ sao? "

Cô chú Thạch lúng túng vì chưa từng nghĩ đến việc này, cho thuê rồi thì gia đình mình sẽ ra sao biết làm gì đây, thấy hai ông bà trên mặt lộ rõ vẻ băn khoăn thì ông Hoàng Nguyên tiếp tục nói:

Cô chú yên tâm, cháu sẽ thuê cô chú trông coi rừng chỉ cần gia đình mình cô chú có ai trong độ tuổi lao động từ mười sáu tuổi trở lên cháu đều trả lương tối thiểu vùng. Nếu các em nhà cô chú đi học cháu vẫn trả đủ lương cho các em như vậy để gọi là có chi phí cho các em đi học!"

Mấy giờ ông chú Thạch lên tiếng hỏi:

"Vậy lương cụ thể là bao nhiêu? Sao không nói cho chúng tôi một con số rõ ràng để chúng tôi nắm được rõ!"

Ông Hoàng Nguyên mỉm cười rồi từ tốn giải thích:

"Lương tối thiểu vùng là mức lương mà nhà nước tính toán cho từng vùng và hằng năm được tăng lương theo lộ trình. Vì phải thảo hợp đồng đầy đủ và rõ ràng nếu như đặt ra một con số cố định thì người thiệt thòi sẽ là gia đình của cô chú!"

Ông chú Thạch gật gù nói tiếp:

"Tôi hiểu rồi! Nếu các con tôi đi học không có nhu cầu về đây làm việc cậu vẫn trả lương trong quá trình chúng nó đi học chứ?"

Ông Hoàng Nguyên vẫn kiên nhẫn giải đáp thắc mắc:

"Đương nhiên rồi, các em nhà chú học ngành nông lâm ngư nghiệp hoặc y dược cổ truyền và hay bất cứ ngành nghề nào nếu có ý định làm việc cho cháu thì cháu sẽ đều trọng dụng các em ấy. Hoặc không có ý định đi làm việc cho cháu thì cháu vẫn trả lương cho các em ấy đến lúc ra trường. Mọi đảm bảo quyền lợi và cam kết của gia đình chú cháu sẽ cho luật sư thảo rõ ràng trong hợp đồng nên cô chú cứ yên tâm!"

Dường như vẫn chưa giải tỏa được mọi nghi vấn trong lòng mà ông chú Thạch vẫn còn lưỡng lự. Ông Hoàng Nguyên rất tinh ý nhìn ra sự lưỡng lự của ông chú Thạch thì bèn lên tiếng hỏi:

"Chú còn gì băn khoăn muốn hỏi sao?"

Ậm ừ một lúc rồi ông chú Thạch cũng quyết tâm nói ra:

"Tôi chỉ còn hai vấn đề nữa: Thứ nhất, các con tôi nếu thấy lương của cậu trả thấp hơn bên ngoài muốn rời khỏi thì lúc đó phải làm sao? Thứ hai, việc thuê đất thuê rừng nhà chúng tôi nếu năm mươi năm nữa tôi không còn vậy tương lai của mảnh rừng này sẽ ra sao?"

Cháu xin giải thích cụ thể thế này, khi cháu trả lương thấp chứng tỏ tài lực của cháu không đủ để giữ chân các em thì nhất định để các em ấy đi nơi khác. Còn việc năm mươi năm sau thì cháu nghĩ trước tiên chú cứ phân chia đất rừng giống như làm di chúc ấy, sau thời gian năm mươi năm người tiếp quản hợp đồng sẽ giải quyết việc giao trả đất hoặc tiếp tục thuê đất là thỏa thuận của thế hệ sau. Chú có biết vì sao cháu không mua của chú mà chỉ thuê thôi không? Vì cháu tin tưởng sắp tới gia đình chú sẽ là đối tác tốt nhất đồng hành cùng cùng cháu nên làm như vậy chính là lễ đầu tiên mời chú gia nhập ngôi nhà nông trại của gia đình cháu!"

Sau một thôi một hồi giải thích và thuyết phục cuối cùng gia đình nhà ông chú Thạch cũng đồng ý. Để tránh mọi việc giải quyết không triệt để ông Hoàng Nguyên giao toàn bộ thủ tục pháp lý cho vị luật sư của mình giải quyết. Việc của ông bây giờ là thuê đội khảo sát và thiết kế nông trại, rồi tìm một đơn vị thi công ông cũng rất hy vọng mọi việc sẽ thuận buồm xuôi gió.