Con Đường Tôi Đi

Chương 11: Chuyện Đó Vẫn Xảy Ra

Thời gian này Huệ Vân quá bận rộn suy tính cho những việc sắp tới nên gần như quên luôn chuyện phải làm quen lại với Tùng Anh, ngày ngày ngoài việc học tập, chăm chỉ làm thêm còn thời gian là cô nàng lại tự nghiên cứu mô hình cửa hàng thực phẩm sạch và trang trại tự cấp cho cửa hàng thậm chí còn lên kế hoạch tỉ mỉ cho việc xây dựng trang trại. Phải chuẩn bị sẵn sàng mọi việc chờ khi có tiền đền bù là thực hiện luôn.

Khi kỳ nghỉ hè đến Vân xin phép bà chủ phòng trà cho về quê nghỉ ngơi một tuần. Hôm nay theo vẫn nhất quyết kéo mẹ bằng được xuống nhà ông bà ngoại, vì hôm nay có sự kiện rất đặc biệt dù có bận rộn đến đâu thì Vân cũng phải ép buộc bản thân luôn nhớ. Vân rất muốn kéo cả bố cùng đi nhưng sợ càng đông người lớn càng dễ hỏng chuyện. Sở dĩ trước đây ông không qua khỏi là vì chưa kịp thời phát hiện, lúc mọi người phát hiện ra ông thì đã đánh mất đi cơ hội vàng cứu chữa.

Mới sáng sớm ngày hôm nay ba mẹ con đã có mặt tại nhà ông bà ngoại, con gái và các cháu về chơi nên ông bà vui như Tết đến vậy. Ông ra vườn bắt ngay con gà vào làm thịt và còn nấu thêm vài món ngon mà ngày trước mẹ Vân vẫn còn ở nhà yêu thích. Ký ức trong lòng lại dội về dào dạt, cái thời gian vui vui vẻ vẻ này trước đây quá ngắn ngủi bất giác khoé mắt Vân cay cay rồi tràn ra một giọt lệ. Mẹ nhìn thấy liền hỏi:

"Con sao vậy?"

"Con không sao, chỉ là bị bụi bay vào mắt mà thôi."

Nghe Huệ Vân trả lời xong bà Thanh thấy không có bất thường gì nên cũng không để tâm nhiều đếnHuệ Vân nữa. Ăn trưa xong Vân đưa thuốc cho ông uống, nhất định ông phải uống viên thuốc này ngay bây giờ nếu không e rằng không kịp. Nếu khi bị đột quỵ mà kịp thời uống viên thuốc này cơ hội cứu sống rất cao, còn nếu uống thuốc trước khi bị đột quỵ thì khả năng phục hồi lại sau đột quỵ là hoàn toàn và không hề để lại di chứng. Nên Vân nhất định phải giám sát cẩn thận việc ông uống viên thuốc này:

"Ông ơi mau uống viên thuốc này đi, là thuốc bổ tốt lắm ông ạ."

Vân đặt viên thuốc vào tay ông rồi đưa chén trà đang cầm trên tay cho ông sau đó đứng bên cạnh chờ ông uống thuốc. Thấy cô cháu gái giỏi giang của mình làm như vậy ông cũng không nỡ để cháu nó buồn nên nhanh chóng uống viên thuốc đó xuống. Sau bữa trưa mọi người nghỉ ngơi nói chuyện phiếm một lát rồi đi ngủ trưa, Huệ Vân thấy ông định trải chiếu nằm đất cho mát thì không đồng ý nằng nặc bắt ông nên nằm trên ghế dài cho bằng được.

Thấy ông thiu thiu ngủ bấy giờ Vân mới yên tâm nằm xuống trong lòng Vân lúc này mới bắt đầu thấy hỗn loạn. Đây chẳng phải là cô đang cố tình nghịch thiên đấy sao, mà người nghịch thiên thì thường không có kết cục tốt đẹp. Biết trước cứu được mà không cứu mới là kẻ máu lạnh vô tình, nếu như đã có cơ hội tại sao lại không tận dụng. Nghĩ đến đây Vân lại không thấy sợ hãi nữa, thậm chí Vân còn nghĩ đến sự trở lại của bản thân mình há không phải là sự nghịch thiên đó sao.

Viên thuốc là Vân nhờ người tìm mua từ Trung Quốc về, Vân đã nhờ trong một trong những người chủ cũ mua giúp mình một viên, nếu đủ tiền cô muốn mua dự phòng cho mỗi người trong nhà hai viên nhưng cái này rất đắt và khó mua. Nhưng nếu không cố gắng mua sớm e rằng vài năm sau nữa không mua nổi. Có lẽ là do tác dụng thần kỳ của thuốc này nên giới nhà giầu mới ráo riết săn lùng. Nghe nói trong đời chỉ uống hai viên là có tác dụng thôi, còn đến viên thứ ba uống vào chỉ lãng phí thuốc quý.

Cả buổi trưa nghỉ ngơi vẫn không tài nào ngủ được, trong lòng thì buồn chồn không biết hôm nay có được như ước nguyện cứu được ông ngoại hay không? Vân đã chuẩn bị cho ngày hôm nay cả chục năm nay rồi, dù dược hay không thì bản thân cũng đã cố gắng hết sức rồi sẽ không thấy hối tiếc điều gì cả. Bà Thanh thấy con gái hôm nay lạ lắm nhưng cũng không quan tâm được nhiều như vậy bà còn phải lo cho đứa bé cũng đủ mệt nhoài người rồi, khi đặt lưng xuống là ngủ luôn được.

Vân đang nằm giường chợt cảm giác được có một bóng đen vụt qua trước mắt, cô nhóc vội vàng ngồi vùng dậy nhìn về phía ông ngoại. Ông đang cầm trên tay chén trà bất chợt chén trà rơi xuống đất. Vân biết cái khoảnh khắc kinh khủng kia đã xảy ra, Vân vọt nhanh đến cạnh ông đỡ lấy ông nhẹ nhàng đặt nằm xuống ngay ngắn cẩn thận, mắt ông từ từ an bình nhắm lại. Sắp xếp cho ông ngoại xong xuôi Vân gọi mẹ dậy.

"Mẹ, mau dậy đi, ông bị ngất có lẽ là do ông bị trúng gió, mẹ gọi cấp cứu đến thì nhớ nói là người bệnh bị đột quỵ."

Bà Thanh nghe thấy hai từ trúng gió thôi mà đã loạn hết cả lên rồi, vội vàng chạy đi gọi nhờ điện thoại cho xe cứu thương đến. Bà ngoại của Vân sợ quá vội vàng lao đến định gọi ông ngoại dậy thì Vân lao nhanh tới cản lại:

"Bà đừng chạm vào ông, để bác sĩ xử lý."

Bà ngoại ngẩn người khi cô cháu gái mới hơn mười lăm tuổi lại tản ra một cỗ uy áp, khi đứa cháu gái nhỏ này nói khiến bà cụ nhất thời phải dừng lại hành động của mình. Trước khi xe cứu thương đến nhà các cậu mợ và các dì đã tập trung đông đủ ở nhà ông bà. Vân phải chật vật canh chừng nhất định không cho ai động vào ông nếu không thì bao công sức của mình đều đổ sông đổ biển.

Xe cứu thương đến, bác sĩ cũng phải ngạc nhiên khi gia đình xử lý người bệnh rất tốt. Sau khi dọn bàn ra ngoài hai cậu giữ cáng hai người mặc áo trắng dài đưa nhẹ nhàng chuyển ông ngoại qua cáng. Cậu cả đi theo xe.

"Mẹ ở lại trông em, để con đi cùng cậu."

Vân vội vàng đuổi theo cậu ra xe không quên quay lại nói với mẹ một câu. Vân đi xe sắp đi hết con đường làng, ra khỏi đường làng là tỉnh lộ, còn chừng một cây số thì ra đường tỉnh lộ lúc này Vân lạnh lùng lên tiếng nói với bác sĩ như kiểu ra lệnh.

"Bác cho ông cháu xuống thẳng viện tỉnh."

Vị bác sĩ đang lưỡng lự thì vẫn nói tiếp:

"Mọi chi phí vận chuyển cháu sẽ thanh toán đầy đủ, nên bác yên tâm còn xe cứu thương này nhất định phải đi xuống viện tỉnh nếu không xảy ra vấn đề gì bác không gánh nổi trách nhiệm đâu."

Vị bắt sĩ già nghe Vân uy hϊếp cũng không khỏi tức giận hỏi:

"Dựa vào đâu chứ?"

"Dựa vào việc nhà cháu xử lý rất tốt người bệnh trước khi các bác đến. Hơn nữa quãng đường từ nhà cháu đến viện tỉnh cũng bằng đến quãng đường từ đến bệnh viện huyện nếu ở bệnh viện huyện không xử lý được bấy giờ mới chuyển tuyến thì e rằng quá muộn. Bệnh nhân đột quỵ cần nhất là thời gian."

Nghe Vân nói vậy vị bác sĩ cứng họng không nói thêm được câu gì nữa, những lời Vân nói không sai chút nào cả, ngay cả từ đột quỵ cô bé này nói cũng đúng, từ này vô cùng mới mẻ, hầu hết mọi người đều Tương là trúng gió nên đã xử lý sai, khi người bệnh được đưa đến bệnh viện thì đã vô phương cứu chữa. Ông quay lại đằng sau báo cho lái xe đi thẳng xuống bệnh viện tỉnh. Khi ông ngoại được đưa vào phòng cấp cứu Vân mới thở phào nhẹ nhõm quay sang nhìn vị bác sĩ kia nói:

"Đây là thẻ sinh viên của cháu, bác giữ lấy rồi quay về trước đi, sáng ngày mai cháu sẽ đến bệnh viện huyện thanh toán tiền cho bác. Còn bây giờ tiền cháu mang theo chỉ đủ đóng viện phí cho ông cháu dưới này mà thôi."

Vị bác sĩ kia nhận lấy thẻ sinh viên nhưng chưa có rời đi ngay, ông rất muốn biết tình hình người bệnh sẽ thế nào vì ông tò mò khi thấy người nhà của bệnh nhân này rất đặc biệt. Người lớn chưa nói câu gì mà đứa trẻ mới khoảng mười lăm mười sáu tuổi này đứng ra quyết định toàn bộ mọi chuyện.