Lại nói về Lâm, buổi sáng hôm ấy sau khi giải quyết xong công việc, anh quay lại thì đã quá trưa. Anh lao xe như bay trên đường vì sợ đến muộn sẽ khiến Nhung phải chờ lâu. Sáng nay anh theo đám đàn em đi bắt nợ ở 1 doanh nghiệp nhỏ, đến sòng bạc của anh chơi song định quỵt tiền. Năm lần bảy lượt, vì anh nể hắn ta cũng có máu mặt nên nhiều lần để
yên, lần này căng quá rồi, nếu không xử đẹp thì hắn sẽ không biết điều mà ngược lại còn hống hách nữa.
Bởi vậy nên anh về muộn, đến bệnh viện anh tìm hết cả các phòng khám mà chị hay khám nhưng không thấy chị đâu. Nghĩ giờ này chắc Nhung đói bụng nên đi ăn trưa hoặc mua sắm gì đó vì lúc sáng anh có đưa tiền cho chị, anh lại tức tốc chạy ra ngoài, đi tìm hầu hết các quán ăn gần bệnh viện, các con phố lân cận, tìm từng một cửa hàng thời trang hay phụ kiện, không bỏ sót nơi nào, chỉ sợ chị bị lạc. Nhưng tuyệt nhiên không thấy đâu cả.
Anh đói lả người vì xong việc về định đưa chị đi ăn, giờ người không thấy đâu cả, anh thì đói meo. Anh hận mình vì muốn kiểm soát chị kỹ quá nên không cho chị sử dụng điện thoại. Giờ thì hay rồi, chẳng biết làm thế nào để tìm kiếm chị đây. Nghĩ 1 lát, anh hy vọng chị đã quay về nhà rồi, nhưng anh thật ngốc, chị là lần đầu tiên đến đây, đường xá hoàn toàn không biết gì, sao có thể biết mà về nhà anh được chứ. Nhưng anh vẫn hy vọng, mở điện thoại ra, Lâm bấm số ông bảo vệ:
A lô, ông chủ ạ!
Vẫn là câu nói quen thuộc của bác bảo vệ mỗi khi Lâm gọi đến. Lâm không chờ được mà hỏi luôn:
Nhung có về nhà không?
Dạ không thưa ông chủ.
Chẳng phải sáng nay ông đưa cô ấy đi khám bệnh sao ạ?
Vậy là xong rồi. Nhung không về nhà, 1 ý nghĩ chợt xuất hiện trong đầu Lâm, hay là cô ấy bỏ trốn. Đúng vậy, rất dễ, trên đời này chẳng có cái gì mà không thể xảy ra được cả. Thấy Lâm im lặng, bác bảo vệ hỏi tiếp:
Sao thế ông chủ?
Có chuyện gì phải không ạ?
Mọi chuyện còn chưa rõ ràng nên Lâm không biết trả lời sao, đành nói:
Không có gì...
Và Lâm tắt máy. Anh như phát điên lên, đứng giữa đường anh bực tức lấy chân đá vào xe cộc cộc khiến người đi qua chú ý. Vẻ mặt anh cau có, người thì mệt mỏi, Lâm ngồi vào xe và đi đến 1 nhà hàng ăn bình dân. Ăn tạm gì đó rồi mới tính tiếp, Lâm đăm chiêu, không ngờ trong thời gian ngắn như vậy mà có đến 2 người đàn bà dám bỏ trốn. Là như nào??? Anh quá dễ dãi nên bị đám đàn bà đó coi thường vậy sao??
Lòng tự ái dâng lên tận cổ, Lâm bực mình gọi ra 3 lon bia, anh uống một lúc hết cả ba, no bụng không còn ăn được gì nữa. Bụng đói, tâm trạng căng thẳng lại sử dụng đồ uống có gas nên Lâm choáng váng, anh thấy khó chịu vô cùng, cảm giác như không thể làm chủ được mình nữa. Lâm sợ hãi thứ cảm giác này, anh bấm điện thoại gọi đàn em đến và đưa mình đến khách sạn nghỉ ngơi.
Tưởng anh bị ốm, họ chuẩn bị cháo và thuốc cho anh uống, dù mệt nhưng nằm xuống Lâm không thể ngủ được, đầu óc cứ căng như dây đàn. Ngần bỏ đi anh không truy cứu, nhưng Nhung thì khác. Với chị, anh đã đối xử với chị như thế nào? Có chỗ nào chưa tốt sao? Anh đâu để chị thiếu thứ gì? Chị cần gì anh đều có thể đáp ứng được, tại sao chị lại dám bỏ anh mà đi???
Anh thật không hiểu nổi, anh có gì không tốt, không lẽ người đàn ông như anh không để lại chút tình cảm gì với chị sao? Không lẽ anh không bằng người chồng cũ bê tha của chị à???
Càng nghĩ Lâm càng tức, tại sao lại có thể như vậy chứ? Anh không hiểu nổi. Chính anh cũng không biết tại sao anh lại dằn vặt bản thân mình như vậy khi chị bỗng nhiên biến mất. Không lẽ, là anh đã để hình bóng của chị vào trái tim mình rồi sao? Một người đàn ông bôn ba chốn giang hồ, xã hội nhiều năm qua, bóng hồng không thiếu, song họ lại không khiến anh lưu luyến hay vấn vương điều gì. Tại sao chị lại khiến anh có cảm giác đó, chị vừa mới rời khỏi anh không lâu, bản thân anh đã tự dằn vặt mình đến thế này rồi??
Nhung... Anh đã yêu em rồi sao?
Lâm nghĩ và tự hỏi bản thân mình như thế. Biết tìm chị ở đâu đây? Chị có thể đi đâu được nhỉ??? Dù rất muốn được tìm ra chị ngay lúc này, song công việc của anh rất bận rộn, anh không thể bỏ đó mà đi, việc ở sòng bạc và nhiều tổ chức ngầm khác, nếu không có sự quản lý của anh chắc chắn sẽ rất phức tạp. Bởi vậy, công việc tìm kiếm chị anh giao cho 1 số đàn em của mình thăm dò, hầu hết các bến xe lớn nhỏ gần nơi anh ở anh đều cho người kiểm tra. Nhưng không thu lại được kết quả gì.
Cuối cùng anh nghĩ đến phương án tìm chị ở quê nhà, nơi mà ngày trước anh tìm đến bắt nợ anh Hậu. Đàn em của anh cũng về nhà chị một lượt, đến nơi nhà đóng cửa, họ theo lệnh mà làm nên đạp tung cửa nẻo tìm kiếm trước sau song không thấy dấu vết nào chứng tỏ chị ở nhà, bởi quần áo hay đồ dùng của chị đều không còn gì cả. Nhà không có người ở, họ ra về tay không. Không tìm được Nhung, Lâm thất vọng lắm, nếu không về nhà thì chị có thể đi đâu được, hay là chị đi làm đồng nên ban ngày không có nhà???
Nghĩ thế, anh cho người theo dõi nhà chị mấy ngày, cả đêm lẫn ngày xem có ai ra vào không? Anh Hậu đi chơi đêm về thấy có người cứ quan sát nhà mình từ phía xa, anh sợ quá, tưởng có người đến đòi nợ nên anh Hậu sợ quá, mấy ngày liền không dám về nhà, anh toàn vật vờ ở bờ, ở bụi cây nào đó rồi ngả lưng như chết. Làng xóm thấy có người cứ đứng ở trước nhà chị thì cũng nghĩ chắc họ đến đòi nợ anh Hậu, không ai nghĩ rằng đám người này muốn tìm chị Nhung.
Người ta đồn nhau cả làng biết chuyện có người đi ô tô đến nhà anh Hậu đòi nợ, nhìn tướng mấy người đàn em dữ dằn thì họ đoán già đoán non rồi truyền tai nhau, phen này thằng Hậu bị nó bắt nhà cửa, không cẩn thận mất mạng như chơi. Tin đồn đến tai bố mẹ anh Hậu, ông bà ta sợ quá, sợ họ bắt con trai nên đánh tin để anh về bên đó ở, kẻo mất mạng.
Rồi chuyện có người đi ô tô đến mai phục nhà anh Hậu cũng đến tai chị Nhung. Bố mẹ chị cũng biết chuyện này, bởi hằng ngày mẹ chị đi chợ bán rau nghe người ta đồn thổi nên bà biết cả. Bà nghĩ bụng:
May mà cái Nhung nghe lời bà, bỏ về bên nhà sớm, không thì... giờ này đến khổ với bọn đòi nợ!
Riêng chị Nhung thì khác, chị đoánn chắc đám người kia không phải đến để bắt nhà, mà chắc chắn có lý do khác, vì căn nhà đổ nát đó họ cũng không thèm chú ý tới. Chắc chắn là người của Lâm, chị bỏ trốn nên anh cho người về tìm chị đây mà. Chị sợ hãi, chỉ sợ anh tức giận bắt được mà bắt chị về căn nhà đó thì chị khổ. Chị sợ anh không yêu chị, về đó chị không được tự do nữa, khó khăn lắm chị mới được thoải mái thế này.
Chuyện này chị biết hết nhưng lại làm ngơ, vờ như không biết gì, không tâm sự điều gì với mẹ chị cả. Chuyện ly hôn đang được xử lý, chắc ít bữa nữa là xong. Khi nào có giấy triệu tập ra tòa thì lúc ấy coi như giải quyết triệt để. Chị không thể ở nhà thêm nữa, chị phải đi kiếm việc làm thôi, nếu không, với tình trạng này, có ngày Lâm lục tung làng xóm lên mà tìm chị mất. Sớm muộn gì anh cũng sẽ biết thôi.
Nghĩ là làm, chị xin phép bố mẹ cho chị theo đám thanh niên trai gái đi ra đầm phá làm thuê, hàng ngày theo thuyền ra biển, sống những ngày ngư dân chài lưới. Đấy là khu vực ven biển, quê chị giáp biển nhưng không nhiều lắm, có những căn nhà được nhà nước xây dựng để cán bộ quản lý đê điều đến ở mỗi khi có mưa to gió lớn, nước lũ tràn về. Bình thường họ ít ở nên đám người làm thuê như chị sẽ ở tạm trong 1 căn phòng nhỏ ở đó.
Căn nhà khá lớn, bên ngoài còn có lán để xe, đàn ông con trai ngủ ngoài lán, phụ nữ được ưu tiên ở trong nhà. Hàng ngày cứ hơn 12h đêm mọi người theo thuyền đánh bắt ra biển, công việc của cánh đàn ông là kéo lưới và gỡ lưới, chị em phụ nữ phân loại thành phẩm thu được, như tôm, cá, sò, mực... phân chia thành những loại khác nhau. Từ to đến bé, trời sáng thuyền cập bến thì sẽ bán lại cho dân buôn. Công việc tuy vất vả nhưng khiến chị thấy thoải mái và quên đi được ưu phiền, tiền công cũng cao nữa.
Có điều, giãi nắng dầm sương, nước da trắng bủng beo do ở trong nhà nhiều ngày nay thay thế bằng làn da ngăm ngăm, đậm đà hương vị gió biển. Tuy nhiên không vì thế mà nhìn chị xấu đi, nét đẹp rắn rỏi của người lao động càng khiến cho chị thêm hấp dẫn. Đám đàn ông cùng làm có người chưa vợ còn mê chị như điếu đổ, dù biết rằng chị đã có chồng và dính lùm xùm bao nhiêu chuyện ở quê. Không biết đó là tình cảm thật lòng của người đó, hay chỉ là thứ cảm xúc nhất thời, trai tân mạnh khỏe, muốn lợi dụng đàn bà nạ dòng để thỏa mãn ham muốn đây?
Cậu thanh niên đó tên TẠ. ở quê các cụ hay đặt tên Tấn, Tạ, Yến, Gạo, Sò, Ngao cho dễ nuôi. Mà không ngờ ứng với cái tên Tạ đó, cậu ta rất khỏe, người cứ lăm lăm như vâm, nhìn dáng điệu cậu ấy kéo lưới, đẩy thuyền rất thuần thục. Người đàn ông có sức vóc như vậy thì chị em phụ nữ... à nếu có vợ thì cậu ấy sẽ gánh vác được việc nặng trong gia đình. Nhìn Tạ, tự nhiên chị nghĩ đến anh Hậu, anh ta trái ngược hoàn toàn với Tạ, người cứ như đót mùng tơi, xanh xao yếu rớt ra. Lắm khi chị bày cỗ trước mặt mà anh ấy cũng chẳng làm ăn được gì. Chán ngắt!
Trai gái mà phải lòng nhau quả thực là điều khó giấu giếm nhất, Tạ cảm thấy mình ngày càng thích chị Nhung. Mỗi lúc nấu ăn tập thể, Tạ luôn tranh chân đi gánh nước sạch từ ủy ban về giúp chị, rồi nấu nướng cũng vây quanh để phụ 1 tay. Nhìn cái cách cậu ta chân thành giúp đỡ Nhung biết được cậu ấy là người thật thà. Nhưng yêu thì không thể!
Vì chị còn chưa dứt khoát bỏ chồng, giờ lại mang tiếng đi đánh đĩ, người làng cùng nhau, nếu như chị mà có qua lại với Tạ, chắc chắn mọi người sẽ cười vào mặt chị, nói chị lẳиɠ ɭơ, gạ gẫm trai nhà lành. Rồi bố mẹ cậu ta chưa chắc đã cho hai người đến với nhau, dù gì cũng là trai tân chưa vợ, lại kém tuổi chị nữa. Càng nghĩ càng thấy sự kết hợp này không có hậu.
Mà hơn cả, chị đã có người đàn ông ở trong lòng mình, dù không nói ra nhưng thú thực hàng đêm trước khi ngủ, chị luôn nghĩ về người đó. Biết anh ấy đến tìm nhưng chị lại lẩn tránh, tự mình cự tuyệt cảm xúc của chính mình. Đôi lúc lao động mệt mỏi chị cũng muốn buông xuôi lắm, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, vẫn nên cố gắng thì hơn. Có duyên đấy, nhưng sợ ông trời bất công, anh ở 1 giai cấp khác, chị thì... gần như là tận cùng của xã hội. Có sự cân bằng nào để nối tiếp câu chuyện tình cảm trong mơ mà chị vẫn nghĩ đây???
TruyenHD