Tuyển Tập Nam Cao

Sống mòn - Phần 2

Anh thử hỏi bọn học trò xem. Chắc cũng có nhiều đứa nhà rộng rãi. Thứ nghĩ ngợi một lát rồi tặc lưỡi:

Kể ra thì cũng hơi phiền. Tôi ngại nhất là cái việc khuân đồ đạc đi.

Đồ đạc thì anh bảo chúng mình có quái gì?

Chính vì thế mà tôi ngại.

San hiểu ý y. Y ngẫm nghĩ một chút rồi cũng bảo:

Nhất là chúng mình lại chẳng thằng nào có lấy một bộ quần áo mặc nhà cho nó ra hồn. Chăn màn cũng chẳng ra hồn.

Chính vậy đó. Mấy cái chăn như chăn của ăn mày mà khuân đến nhà người ta thì cũng ngượng. Họ thấy ngài ngại đi. Và Thứ lại trách San:

Thế mới biết chỉ chúng mình ở với nhau như trước là dễ chịu. Ai bảo anh cứ khăng khăng trả lại nhà? Nhưng San bảo:

Thì ai không biết vậy? Nhưng anh tính không trả lại nhà thì chúng mình lấy tiền đâu?… Chúng mình chỉ còn có hai thằng, không chịu nổi. Nếu chịu nổi thì bây giờ chúng mình lại đi thuê nhà, thuê thằng ở, có khó khăn nỗi gì? Nếu anh tính đủ thì anh cứ làm chủ đi. Tôi còn mười đồng mỗi tháng thì tôi xin đưa cả cho anh.

Thứ cười…

Ngày hôm sau, Thứ hỏi học trò xem có anh nào ở gần trường mà nhà rộng rãi. Chẳng anh nào đáp lại y. Y không hiểu rằng đó là chúng khiêm tốn mà thôi. Y khó chịu, buồn buồn. Y rất yêu học trò và cần được biết rằng chúng đã yêu y. Có lần y đã dọa chúng rằng y sắp xuống dạy lớp trẻ con để cho cô giáo hay là một người nào khác thay y dạy lớp nhất, lớp nhì, cố ý thử lòng chúng xem sao. Y sung sướиɠ khi thấy hầu hết chúng đều lộ vẻ tiếc y và hoặc khẩn khoản, hoặc nũng nịu nài y xem bao giờ cô giáo ấy lên. Chỉ có hai đứa bạn ngồi bàn trên cũng ngước đôi mắt đen lay láy và long lanh những tia vui lên để nhìn y. Mấy đứa ấy xưa nay cũng rất ngoan, rất lễ phép với y. Chẳng có gì tỏ ra rằng chúng ghét y. Nhưng chúng có vẻ thích cô giáo dạy. Và Thứ đã buồn nản suốt cả chiều hôm ấy. Lần này cũng vậy, thấy cả lớp ngồi im, y tự hỏi sao chúng lại hững hờ với y đến thế?

Thứ bàn với thằng Mô. Mô bảo:

Cậu hỏi cha mẹ chúng nó, chứ hỏi chúng nó thì chúng nó biết gì?

Đã đành, nhưng cũng phải bảo chúng nó hỏi qua ý kiến bố mẹ chúng nó xem họ có bằng lòng không đã chứ! Họ không bằng lòng mà mình cứ đến hỏi họ sinh khó nghĩ.

Thế thì cậu thử hỏi thằng Tuệ xem. Ông bố nó làm chánh hội. Nhà nó cũng nhà gạch hẳn hoi. Hai cậu có ở trọ thì cũng phải ở trọ những nhà như thế.

Thứ hỏi Tuệ. Y thất vọng ngay. Nhà thì rộng rãi nhưng mà có hai người chị. Hai cô đều trên dưới hai chục tuổi mà lại chưa chồng cả. Thứ không ưa những nhà lắm đàn bà. Mình phải giữ gìn hơn, mất cả tự do. Huống chi đây lại là hai cô gái chưa chồng. Mà lại đúng hai cô. Thứ và San cũng hai người. Y đã đoán trước ra những lời bàn tán của những người con trai quanh đấy. Cũng chẳng sao, miễn là mình giữ được lòng mình. Nhưng Thứ không tin hẳn ở San. Y cũng không muốn cho ai có thể ngờ, dù chỉ ngờ vực bâng quơ. Y rất tinh vi. Hồi mới lấy vợ, y đã phải đau đớn khá nhiều vì những ngô nghê rất không đâu. Y ghen với bất cứ người đàn ông nào có dịp ở gần Liên. Y ghen với anh hàng xóm, với những người làm, với cả thằng ở nhà Liên. Ghét cái tật chung của những anh con trai quá yêu, mới bắt đầu yêu. Biết đâu hai cô gái mà y và San định đến trọ nhà lại đã chẳng có nhân tình hay ít ra, có những anh chàng yêu vụng nhớ thầm. Y và San rất có thể đứng thành kẻ thù của những người mà họ rất không ngờ.

Một điều chắc chắn rằng hai người con gái ấy có một ngày phải lấy chồng. Biết đâu hai người chồng ấy sau này lại không chỉ vì nghĩ ngày trước, có lần, đã có hai thằng đàn ông trẻ tuổi, cùng bằng trạc ấy, trọ ở nhà vợ của họ khi vợ họ chưa lấy họ, mà mất ăn mất ngủ? Biết đâu Thứ đã chẳng vô tình làm hư hỏng cái hạnh phúc yêu đương của những người rất yêu đương? Thứ chẳng hạn, y sẽ sung sướиɠ biết bao nhiêu, nếu những khi gần gũi Liên, sự ngờ vực không nhoi nhói trồi ra như một mũi kim trong một cái bọc nhung. Nó làm cái tình yêu của y bao giờ cũng pha lẫn chua cay. Nó khiến y yêu một cách đau khổ vô cùng. Nhiều lần, đang ôm ấp Liên, một ý nghĩ chợt lóe ra, ấy thế là đột nhiên mặt y co rúm lại, y nghiến chặt răng, mắt nẩy lửa, hai cánh tay phũ phàng riết chặt lấy người yêu. Những lúc ấy thật tình y muốn lay, muốn lắc, muốn vò tan, xé nát, nghiến ngấu người yêu, nuốt tọt người yêu đi cho hả. Hỡi ôi! Thứ đã đau đớn quá nhiều vì sự nghi ngờ. Y muốn tránh cho những người khác nỗi đau đớn vô ích ấy…

Thứ hỏi Mô xem còn nhà nào khác không. Mô kể ra luôn bốn năm nhà. Nhưng nó kể ra để lần lượt gạt đi cả. Theo ý nó thì mấy nhà ấy, chẳng nhà nào tiện cho Thứ và San. Nhà thì quá chật chội, bẩn thỉu, tồi tàn. Nhà thì rặt những đàn bà. Phần nhiều đều ăn uống xềnh xoàng, sợ các ông giáo ăn sang, cánh nánh không muốn để cho hai ông trọ. Thứ cười chua chát:

Mày tính cơm nước thế nào mà chúng tao ăn chả được! Cơm nhà mày mà còn nuốt được nữa là!…

Mô cũng bật cười:

Đã đành rằng vậy, nhưng họ biết đâu. Người ngoài ai biết mình kham khổ thế nào, mà cũng không nên để cho họ biết.

Mặt nó tần ngần rồi mân mê cái đòn gánh, nói:

Thưa cậu, con không phải như con sen, thằng nhỏ nhà người ta, đem chuyện của chủ nhà đi nói với mọi người. Con xin thề với cậu, nội quanh đây có ai biết con ở với cô giáo, mỗi tháng công có một đồng, là con phải tội. Ai cũng tưởng công con ít ra mỗi tháng ba, bốn đồng. Tội gì mình để cho người ta nhòm vào ruột? Thật chính con, con cũng giữ tiếng cho cô giáo nhiều. Lúc làm bếp, bao giờ con cũng đóng cửa, không để ai vào. Đi chợ, bao giờ con cũng mang cái bị đi. Cậu tính chỉ có mấy mớ rau với vài bìa đậu thôi chứ có quái gì! Cầm một tay cũng hết thừa. Nhưng con phải cho vào bị, xách về, để không ai biết mình mua ít, mua nhiều ra sao. Người ta biết, người ta cười chết! Nhiều khi bà thợ giặt hay bà Ngọt thấy con chẳng mua gì, chỉ mua mấy mớ rau rồi về, các bà ấy hỏi thì con lại bảo: “Nhà hãy còn nhiều thức ăn mua tối qua”. Có khi các bà ấy hỏi sao không mua thịt, con bảo: “Nhà tôi không ai ưa ăn thịt, nhiều bữa có đĩa thịt lợn đem lên, lại đem xuống, còn nguyên”.

Thứ hơi đỏ mặt. Y cố cười thật to, làm như chỉ thấy trong những lời Mô một câu chuyện ngộ nghĩnh, buồn cười. Thật ra thì y xấu hổ vô cùng. Y tưởng tượng ra nét mặt của bà Ngọt, bà thợ giặt, những bà láng giềng khác, bàn tán to nhỏ với nhau về những ông giáo với cô giáo bên trường. Cái môi nứt nẻ, bết quết của bà Ngọt bĩu ra. Bà thợ giặt cười một cái cười nặng nề, làm những cục thịt ở mặt nổi hết cả lên. Bà béo thì làm bộ không tin để những bà kia tức mình, phải nói quả quyết hơn, đem những chứng cớ rõ rệt ra. Rồi một bà chẩu môi, rên lên, hạ một câu bình phẩm thế mà bấy lâu nay không ai biết, cũng mang tiếng ông giáo với bà giáo, quần áo là, sơ mi trắng, thắt ca vát, giầy tân thời, thứ Năm, Chủ Nhật diện ngất, tưởng mà mỡ lắm, thế mà kì thực bụng chứa đầy rau muống luộc!… Tiếng cười vỡ lở ra ằng ặc, hi hi, hô hố… Thứ nóng bừng cả mặt. Y chợt nhớ đến Tư, đến một buổi tối nhờ có San khuyến khích và ủng hộ, y đã đánh bạo theo Tư, trong một cuộc chợ phiên, đến đôi mắt nhí nhảnh và tiếng cười nghịch ngợm của Tư hôm ấy. Y nhớ đến một vài thiếu nữ quen mặt khác, sáng sáng các cô cắp rổ hay xách làn mây đi qua trước cửa trường, y vẫn làm ra vẻ bạo dạn, ra đứng hiên gác nhìn họ để được thấy họ rất tự nhiên. Những lúc ấy chắc mặt y cũng phải vênh váo lắm đấy chứ chẳng chơi đâu! Rõ thật dơ! Giáo khổ trường tư mà cũng đòi nhìn mắt gái tân thời! Liệu lương có đủ tiền cho người ta mua phấn đánh không. Bụng toàn rau muống luộc đấy, ai mà còn chẳng biết! Thứ tưởng tượng ra những lời nói chanh chua ấy. Y thấy mình lố vô cùng. Và y biết chẳng bao giờ y còn dám nhìn Tư lần nữa. Hơn thế ấy, y sẽ phải cúi mặt trước đôi mắt ranh mãnh của Tư, y sẽ phải lảng vào nhà, giấu mặt đi, khi thoáng thấy Tư đằng xa, hay bóng dáng một thiếu nữ người ở vùng này, đi tới. Một cục gì nghèn nghẹn ở cổ y. Y không khát, y nhắc chén nước lên, nhấp từng ngụm nhỏ như một người uống trà tàu, đôi mắt đờ đẫn nhìn bức tường đen mốc nhà bên cạnh. Y làm như đang nhấm nháp, đang phân tích, ngẫm nghĩ cái hương vị của chén trà. Nhưng thứ nước y đang uống không phải là trà tàu. Nó chẳng có một chút hương vị gì… Nó chỉ là nước lã đun sôi đổ vào chai mà cả bọn vẫn thường tự dối mà khen là thanh đạm, vệ sinh, uống nước lã đun sôi là một cách giữ sức khỏe tốt nhất. Nhắp chén nước, vừa nghĩ đến cái vị nhạt phèo của đời y. Làm đến chết người đó, chỉ để được ngày vài bữa cơm rau đổ vào mồm, rồi đêm ngủ một mình, tưởng nhớ đến vợ con. Trong khi ở nhà quê cũng vậy, làm đến chết người, cũng chỉ vì mỗi ngày mấy bữa cơm, ngoài ra, chẳng hề có một cái lạc thú gì khác nữa, chẳng có một cái hy vọng gì hơn nữa. Cuộc đời như thế kéo dài đã mấy năm rồi. Nó còn kéo dài ra năm năm, mười năm, hai mươi năm… biết đến bao giờ? Thứ hoảng hốt nhận ra rằng đời y rất có thể cứ thế này mãi mãi, suốt đời. Hoảng hốt như là y mới nhận ra cái điều thất vọng ấy lần đầu. Thì xưa nay y vẫn ngấm ngầm hy vọng vào một cái gì mãi đó ư? Y vẫn cho rằng cuộc đời hiện tại của y chỉ là một cuộc sống tạm bợ mà thôi. Y vẫn đợi chờ một cái gì, một cuộc đổi thay. Căn cứ vào đâu? Thứ mở to đôi mắt, sợ hãi, nhận ra rằng bao nhiêu năm nay y đã sống như mơ ngủ vậy. Ôi chao! Còn cách gì có thể thay đổi được đời y? Y không đánh bạc, không mua vé số, không có vốn để đi buôn, cái đời công chức, có lẽ chẳng hơn cái đời y được bao nhiêu, mà lại có phần bó buộc hơn, chán nản hơn. Y chán ngay từ lúc

chưa vào. Vậy thì y còn có thể[1] … Mẹ của y, người đàn bà mắn con ấy. Y có sáu đứa em thì ba đứa sẽ phải cưới vợ, ba đứa phải gả chồng, rồi lại phải giúp cho chúng có nghề nghiệp, có cơ sở làm ăn. Y là con cả. Y đã được học nhiều. Cái bổn phận của y cố nhiên là phải to tát lắm. Y có rất nhiều gánh nặng. Càng nhìn xa, y càng thấy đời y càng ngày càng thắt chặt vào, càng chật chội thêm. Y chỉ có thể khổ hơn thế, không có thể sướиɠ ra. Hết việc nọ đến việc kia, toàn những việc phải tiêu. Y đúng như một con ngựa còm, cứ vừa mới ỳ ạch qua cái dốc này thì lại đến ngay dốc khác. Tương lai sầm tối. Thứ vụt đã lại đã biến thành con người thực tế hơn. Y không còn dám nghĩ gì đến những thú vui, những hy vọng cao xa. Y chỉ còn dám nghĩ đến cơm áo hằng ngày của vợ con. Giả sử như y không đi dạy học được thì sao? Cố nhiên là y sẽ phải ăn nhờ cơm vợ, cơm con. Nhưng vợ y sẽ làm gì cho cả nhà đủ gạo ăn? Khổ lắm, nghĩa là cả nhà y sẽ đói, sẽ chết đói nữa, là thường lắm. Vậy thì y đi dạy học cũng còn là phúc đấy. Y quên hết cả những cái thiếu, cái khổ, cái buồn, cái nhục. Trước mắt y toàn những cái lo. Y thành nhút nhát hơn. Y quý đồng tiền. Y lại thấy ngại đi tìm nhà trọ khác. Ở chỗ khác, y sẽ phải trả nhiều tiền hơn bây giờ, có thể gấp hai. Số tiền gửi về nhà quê, số tiền để dành sẽ hụt đi. Vợ con y sẽ khổ thêm. Mà biết đến bao giờ y mới sạch công nợ, có được một số vốn con con để đỡ lo một chút? Vả lại ở nhà quê, vợ, các con y, bố mẹ y chả ăn uống khổ sở hàng đời người rồi hay sao, còn có bao giờ được no xôi chán chè lấy hai bữa, lấy vài tháng còn có bao giờ họ biết mùi thịt cá luôn, hay cũng chỉ cơm hẩm cá hiu thôi? Vậy thì y được như hiện nay cũng là đủ lắm rồi. Tại sao y lại muốn sung sướиɠ một mình trong khi cả nhà còn đói khổ? Y nhớ đến một lần y ở Hà Nội về quê. Hồi ấy vợ chồng y mới ăn riêng. Cái cảnh riêng tây còn là một sự chưa quen đối với y. Chưa bao giờ y nghĩ rằng có một ngày, gia đình y và gia đình bố mẹ y lại là hai gia đình khác hẳn nhau. Bởi vậy lúc ăn cơm, khi thấy bà, bố mẹ và các em ngồi một mâm, y thấy ngường ngượng mà lại buồn buồn. Khó chịu như là ở mâm y lại có một đĩa cá kho, còn mâm kia chỉ toàn là rau. Y cau mặt khẽ trách Liên. Liên chưa kịp trả lời thì bà mẹ y nhận thấy, đã cười và đáp hộ Liên:

Dào ôi! Nhà chẳng có đâu. Chúng tôi ở nhà thì đến cơm cũng chẳng có mà ăn, còn có tiền đâu mà sắm thức ăn? Mọi khi nó cũng chỉ có rau không. Đây là hôm nay, cụ Bá thấy nói con rể cụ về, sợ con rể cụ xưa nay chỉ ở tỉnh thành, chịu kham khổ không quen nên bảo vợ mày đem về cho mày một đĩa cá kho đấy chứ! Nó chẳng mua đâu mà mắng nó.

Y chép miệng:

– Hừ! Khéo vẽ!… Ăn thế nào mà chẳng được.

Rồi y bảo lấy một đĩa nữa, xé đĩa cá ra, bỏ sang mâm kia một nửa cho bà và các em ăn với. Nhưng mọi người nhao nhao phản đối. Bà mẹ gắt lên:

Thôi! Để đấy mà ăn. Chúng nó thì đến ăn cơm với tương cũng còn nhẵn cả nồi đấy, lọ là phải thức ăn ngon! Có thức ăn ngon cho bọn chúng nó ăn thì đến nồi mười cơm cũng chẳng xuể!

Thì mẹ cứ để cho chúng nó ăn, mẹ cũng xơi nhân thể.

Nhưng bà cụ đã vội và nốt bát cơm, buông đũa đứng lên.

– Thôi, tôi ăn xong rồi. Mỗi người có vài vực cơm, nhiều nhặn gì mà phải cá?

Thứ hơi phật ý. Y tưởng như bà và mẹ mỉa mai. Nhưng nghĩ cho kỹ, thì có lẽ các cụ chỉ nhường nhịn

đó thôi. Các cụ sợ nếu các cụ nhận ăn một lần thì lần sau, có món ăn gì Thứ cũng lại chia cho. Nhà quá đông người. Nếu muốn mua thức ăn cho chồng mà vợ Thứ cứ phải mua cho đủ mọi người ăn thì y lấy đâu ra tiền mà mua như vậy? Huống chi đĩa cá kho lại là của ông bố vợ Thứ cho y. Ông cho y thì để y ăn, người khác ăn vào, mang tiếng. Thứ đoán như vậy, cái lý luận ngấm ngầm của những kẻ quê mùa ấy. Y thấy họ thận trọng quá nhiều đối với một đĩa cá kho. Một đĩa cá kho, giá trị chỉ độ nửa đồng hào, mà to tát đến thế ư? Y nhớ đến những bữa ăn hàng, y tiêu tốn đến hàng đồng và thấy lòng ân hận. Suốt một bữa cơm, y nghĩ vẩn vơ. Y chẳng còn biết gì ngon. Và nếu không trông thấy mặt Liên buồn buồn, hai mắt nhìn xuống như có ý tủi thân, thì có lẽ y đã chẳng chạm đũa vào đĩa cá… Buổi chiều hôm ấy, y còn được dịp nghĩ ngợi nhiều hơn. Vừa mới chập tối, bà y đã đi nằm. Bà mẹ, đang ngồi nói chuyện với y ở đầu hè, đột nhiên cũng đứng lên:

Kìa! Nó đã dọn cơm kia kìa! Đi mà ăn cơm! Bà chực lảng vào buồng, Thứ hỏi:

Nhà chưa ăn kia à?

Chưa, lát nữa mới ăn

Bà mẹ y vừa nói vừa tủm tỉm cười. Mấy đứa em y ngồi gần đấy cũng tủm tỉm cười. Y chợt đoán ra.

– Ở nhà không ăn.

Bà mẹ đáp, sau một thoáng ngập ngừng:

Không. Chúng nó ăn khỏe, ăn dồn cả vào một bữa cho đỡ lách ca lách cách. Đằng nào cũng chỉ có bằng ấy gạo; chia ra hai bữa thì cũng thế.

Thứ thấy lòng sầm tối lại. Vợ y đặt trước y một cái mâm con, trên lỏng chỏng có một bát cơm l*иg, một đôi đũa, một cái bát con và đĩa cá kho trưa còn thừa lại. Cơm là cơm nguội. Mọi ngày Liên cũng chỉ ăn một bữa thôi. Nhưng biết chồng từ bé đến nay, chưa phải ăn một ngày một bữa bao giờ, bữa trưa y đã lấy thừa ra một suất cơm. Lúc xới cơm, y đã xới ba lượt đầy, l*иg lại, cất đi. Đó là bữa tối cho Thứ… Thứ thấy vô lý quá. Trong hai vợ chồng y, nếu có người nào cần phải ăn hơn thì người đó phải là Liên: Liên đã phải luật quật suốt ngày, lại phải lo đủ sữa để nuôi con. Vả lại, ngoài Liên ra, lại còn bà Thứ, già ngoài bảy mươi tuổi rồi mà vẫn đang còn nằm nhịn đói kia. Lại còn mẹ y, cũng luật quật suốt ngày và cũng có con thơ. Lại còn cha y, bữa trưa ăn ba lượt cơm như mọi người thì mới đầy được một góc dạ dày. Lại còn các em y, chưa đáng phải chịu những cay cực của đời và tạng phủ đang cần được tẩm bổ nhiều để đủ sức lớn lên; chúng gầy guộc, ngơ ngác, nhút nhát, buồn rầu, có lẽ chỉ vì phải nhịn đói, phải vất vả, phải mắng chửi suốt ngày, ngay từ cái lúc mà đáng lẽ chúng phải được ăn no rồi chạy nhẩy nhởn nhơ, mặt trong trẻo và lòng vô tư lự. Thứ đang độ trẻ trung. Y không phải lao lực như bất cứ ai trong nhà. Y lại cũng được no mãi rồi, bây giờ có đói một vài bữa cũng không sao, mà có lẽ cũng là sự công bình. Ấy thế mà tại sao y lại cứ cần phải ăn, phải no một mình như vậy? Thứ suy rộng ra và chua chát nhận ra rằng cái sự buồn cười ấy lại là một sự rất thường, chẳng riêng gì trong một nhà y, mà có lẽ chung cho khắp mọi nơi. Bao giờ và ở đâu đâu thì cũng thế thôi. Thằng nào đã chịu khổ quen rồi thì cứ thế mà chịu mãi đi! Mà thường thường những kẻ ăn nhiều nhất, hưởng nhiều nhất thì lại chính là những kẻ không cần ăn một tí nào hoặc không đáng hưởng một ly nào cả. Anh

chẳng cần nhích chân, nhích tay làm một việc gì ư? Phần anh tất cả những cái gì ngon lành, béo bổ ở trên đời! Còn cái thằng phu xe nó đang thở hồng hộc vì vừa mới kéo anh qua một quãng đường dài hăm lăm cây số ngần kia, nó chỉ đáng hưởng một bữa ba lượt cơm gạo vàng và một cái đầu cá diếc của một mụ hàng cơm toét mắt và cạu nhạu. Vô lý quá!… Thứ nhìn qua bát cơm l*иg để cho y. Chẳng còn được bao nhiêu mà bõ chia cho mọi người ăn. Y nghĩ xem những người nào đáng ăn hơn. Y chạy vào, mời bà dậy xơi cơm. Bà cụ không ăn và khi Thứ cố nài thì bà cụ kêu đầy. Ông bố, bà mẹ thì cố nhiên không đời nào chịu ăn rồi. Những đứa em lớn, dù có đói cho chết, cũng chẳng dám ăn. Vả lại cũng không thông. Y đành gọi hai đứa em bé nhất. Bà mẹ đã vội vàng gạt ngay đi.

Thôi! Còn ít để anh ăn. Trưa chúng nó ăn nhiều rồi. Một tí cơm ấy mà cả chúng nó ăn nữa thì không bõ dính răng!

Còn nhiều đấy, con chẳng ăn hết đâu, mẹ cứ để cho các em ăn.

Khốn, nhưng rồi chúng quen đi thì chết đấy! Cứ bắt chúng nó nhịn cho quen chứ!

Úi chào!…

Y cố bắt các em ăn. Nhưng cũng chẳng đứa nào chịu ngồi ăn. Chúng chối đây đẩy và chạy cả. Nhưng y biết chúng vừa chạy mà nuốt nước bọt. Có lúc nào chúng nghĩ đến được ăn một bữa thật là no? Y cực quá. Y ngồi thần mặt, buông đũa, quên cả đường ăn. Y chợt nhận ra bà y, mẹ y, vợ y, các em y thật là khổ không kém gì mình phải khổ. Quả thực lúc ấy, y muốn được nhịn đi cho bà, cho mẹ, hay vợ, hay các em, hay là ngay cả con ở nữa, ăn thay. Nhưng mà không thể nhường cho ai. Y cũng không thể ngồi ăn, không hiểu sao y thấy thèn thẹn, không muốn cho ai đoán được rằng y thương bà, thương mẹ, thương vợ, thương các em quá đến nỗi không ăn được. Y đành một mình lủi thủi ngồi ăn. Nhưng y vừa ăn, vừa nghĩ ngợi gần xa thế nào mà nước mắt ứa ra. Miếng cơm nghẹn lại, y phải duỗi cổ ra để nuốt đi. Và thiếu một chút nữa là y đã òa lên khóc…

Những kỉ niệm ấy, biết bao nhiêu lần, đã trở về trí óc y. Chúng trở về mỗi khi y định thực hành hay là sẽ thực hành xong một cái mộng ăn chơi. (Hỡi ôi! Đó chỉ là một bữa chả bánh đa hay một buổi chớp bóng ban ngày, thu nửa tiền!… ). Chúng trở về để can ngăn y hay nghiền nát y. Biết bao nhiêu lần, đang đi đến một tiệm ăn, y sực nhớ đến bà, mẹ, vợ, em mà lại thấy chân rời rã, bước ngập ngừng hơn một chút, rồi đột nhiên quay gót lại. Biết bao nhiêu lần, giữa một bữa ăn vui do một người bạn có tiền mời, hình ảnh một cụ già nuốt nước bọt thèm hay một đứa em lấm lét nhìn trộm nồi cơm để ước lượng xem nó có còn hy vọng gì được thêm một lượt xới nữa chăng, đột nhiên hiện ra, khiến y đang ăn uống ngon lành, bỗng ngẩn mặt, thẩn thơ, mân mê cốc rượu để trên bàn và thở dài khe khẽ. Lúc này đây, những hình ảnh ấy lại hiện ra. Thứ ảo não buồn. Y trách y về từng việc từ hôm lĩnh lương tới giờ mà y đã dám tiêu phí gần đây: mấy hào lấy vé hạng ba xem chớp bóng, lại tiền thợ húi đầu, một bánh xà phòng, một bộ quần áo giặt là, một đồng bạc bánh chưng hôm nọ… Tất cả món tiền ấy, góp lại chẳng đủ cho vợ ăn nửa tháng đó ư? Y tiếc xót xa. Y tự bảo rằng: không những y chẳng nên đi đâu cho đỡ tốn kém hơn, mà y lại còn phải tiêu sẻn đi nhiều. Y sẽ bỏ cái lệ ba xu xôi mỗi sáng đi. Y sẽ ít đi phố để tránh những lúc hứng đi ăn hàng hay uống nước chanh. Y sẽ đưa quần áo thưa hơn. Có lẽ y sẽ bỏ cả tờ báo hàng tuần vẫn đọc chiều thứ Bảy hay buổi sáng Chủ Nhật. Tiền! Cần phải có tiền trước đã!… Y quay lại nhìn Mô, Mô thấy y mải trầm ngâm, đã cầm lấy cái bút của Oanh và đang ngoẹo đầu, ngoẹo cổ, vạch những chữa a, chữ b xiên vẹo lên những chỗ trống của một tờ báo cũ. Nó toét môi, cười:

Cậu trông con viết có đẹp không?

Mày học đến đâu rồi?

Con học hết cả phần vần rồi, đã biết đánh vần, nhưng viết thì chưa biết. Nó xoay ra nửa đùa nửa thật.

Con phải cố học cho đọc được, viết được để viết thư cho cậu Đích, nói cho cậu Đích bảo cô giáo cho con đồng bạc.

Mày học được thì ích vào thân mày, chứ cậu Đích được gì mà mày bắt cậu ấy phải cho mày đồng bạc?

Thưa cậu, con bảo: “Con xin… ”, chứ con có dám bắt đâu? Chả cái hôm cậu Đích còn ở nhà, cậu Đích bảo con: “Bao giờ mày đọc được báo, viết được thư thì tao thưởng cho đồng bạc”.

Thứ chẳng nói gì, Mô ngừng lại một lát, rồi lại bĩu môi:

Con nói thật với cậu chứ đợi lúc cậu Đích cho con đồng bạc ăn quà thì con cũng đến chết già rồi, còn ăn gì được nữa. Vả lại, dẫu cậu Đích có gửi thư về bảo cho, thì cô giáo cũng chả cho nào!… Thôi thì con học cho biết viết để mà biên tiền chợ.

Nó cười hùng hục. Thứ cũng cười để khỏi lộ vẻ lạnh lùng. Thật ra thì y đã hơi khó chịu vì cái giọng mỉa mai ấy. Mô chê Đích và Oanh, đã đành rằng làm tăng giá trị cho y. Xưa nay y vẫn xử rộng rãi với Mô. Mỗi tháng y vẫn cho nó dăm hào. Khi sai nó trả tiền giặt hay mua thức gì còn năm ba xu, một vài hào, y thường cho nó luôn. Nhưng cho rồi y vẫn thường tiếc ngấm ngầm. Bởi vì, những số tiền cho lặt vặt ấy, góp lại, trong một tháng, có thể thành đến hàng đồng. Thế mà y có thể chắc chắn rằng những đứa em đói rách của y chẳng hạn, chúng sẽ run lên và tưởng như mình ngủ mơ, nếu được người ta đặt cả một đồng bạc vào tay. Mà có riêng gì chúng nó đâu! Một lần bà mẹ y ở chợ về, kiểm tra lại tưởng đã đánh rơi mất một đồng, hay trả nhầm lẫn cho ai. Và đến lúc bà lục lại tất cả các túi, lại tìm ra, thì bà rú hẳn lên, mắt sáng ngời, mặt đỏ bừng, cười sằng sặc một tiếng cười khoái trá không sao hãm được. Đồng bạc có tầm thường như y vẫn làm ra bộ rẻ rung nó quá thế đâu? Y thấy cũng to, cũng đáng cho y phải xít xoa… Và đã hơn một lần, y nghĩ rằng mình không nên hào phóng quá với Mô. Nếu y không thể bỏ hẳn hay rút bớt số tiền vẫn cho Mô, có lẽ chỉ vì tự ái đó thôi. Y không muốn Mô coi mình giảm giá đi. Nhưng để bù vào chỗ quăng ra để giữ thể diện kia, thường thường y vẫn phải làm khổ y một cách đáng thương. Y nhịn món nọ, rút món kia, đi bộ hàng ba, bốn cây số, để tránh một cái vé xe điện năm xu, rồi trở về mệt nhoài ra nằm thẳng cẳng cho đã. Có lẽ vì lâu nay đã cố giữ thể diện với Mô, cố giữ cho được Mô khỏi nghĩ xấu về mình, bỗng bây giờ lại nghĩ quanh và thấy tức tối với Mô. Thấy Mô mỉa mai Đích và Oanh, y cười nhạt ngoài mặt nhưng trong lòng thì y nghĩ ngay rằng: “Thôi đi cậu! Người ta chẳng dại như tôi! Được tiếng tốt với cậu thì cũng đau ruột lắm!… ”.

Mô chủm mỏ, lắc đầu, nói tiếp:

Chịu! Nội đời con, con chưa thấy ai kiệt như cô giáo. Trong tay lúc nào cũng có bạc trăm mà cấm chi li đi đâu một xu. Ăn uống khổ hơn nhà thuyền thợ.

Thứ vẫn chỉ cười nhạt, chẳng nói gì. Mô tưởng Thứ không tin. Nó sừng sộ bảo:

Thật! Con nói dối cậu, con chết bằng này tuổi! Nhà bà thợ giặt, nhà bác Hải làm ở Ô mền, còn ăn uống sang gấp mấy nhà ta. Thịt, cá luôn. Nhất là nhà thằng Bình, mở cái hiệu thợ cúp khổ ở chỗ kia kìa. Thưa cậu, nhà cửa nhà nó chỉ có thế đấy thôi, thế mà chó tây nhà nó ngày nào cũng được ăn thịt bò tử tế.

Cái ý nghĩ một anh thợ cạo vẫn nhận của y dăm xu diêm thuốc cho thêm, mà cũng chơi chó nòi và nuôi chó bằng thịt bò như một ông chủ đồn điền, khiến Thứ phải bật cười. Mô cũng cười theo. Thứ hỏi:

Chó tây nhà nó ăn thịt bò thì mỗi ngày hết mấy hào?

A, thưa cậu, có sáu xu.

Thịt bò mà chỉ có sáu xu?

Vâng, thịt bò nhà da ấy mà! Ở những cái da mới đưa vào, còn dính những cái thịt bò, người ta nạo ra, thằng Bình khoán cho một người làm trong ấy, mỗi ngày sáu xu, để người ta đem chỗ thịt vụn ấy về cho chó tây nhà nó.

Kể ra thế thì cũng rẻ. Sao mày không bàn ngay với cô giáo nhà mày, lấy tháng cái thịt bò ấy về mà ăn?

Gớm! Gớm! Thế thì cậu khinh cô giáo con quá.

Mô ngửa mặt lên cười rồi lại nghiêm nét mặt và hạ giọng nói cho thấp xuống.

Thưa cậu, không phải là con nói đùa, nhưng cứ kể ăn uống như nhà ta thì không được bằng những nhà thuyền thợ thật. Đại như dưới nhà bà cụ nhà con thật là nghèo nhất hạng rồi, thế mà ăn cũng còn được hột gạo ngon hơn, mà thức ăn chẳng có gì thì cũng phải có bát canh, bát riêu, đĩa tôm, đĩa tép, lúc đói trông thấy còn muốn nuốt, chứ không đến nỗi như cơm nhà này. Hai cậu không liệu thế nào mà cứ ở đây mãi thì chịu làm sao được?

Mày bảo còn liệu làm sao?

Hay là hai cậu lại thuê nhà?

Tiền đâu?

Thứ tặc lưỡi một cái rồi nói tiếp:

Với lại cô mày chịu được thì chúng tao cũng chịu được. Mô có vẻ cụt hứng:

Vâng, đã đành rằng thế, nhưng tội gì hai cậu khổ?

Tội gì! Tội không có tiền! Chỉ tại không có tiền đó thôi. Có nhiều tiền thì chẳng thiếu gì nơi sung sướиɠ.

Mặt y chua chát và giọng y gay gắt. Mô cười nhạt. Nó tìm cách lảng:

Thôi, con đi sang nhà thợ giặt là nhờ cái áo. Thưa cậu, cậu có quần áo đưa không ạ?

Quần áo hở?… Có lẽ không.

Và Thứ giơ tay lên, bĩu môi “ồ” một tiếng lúc lắc đầu vẻ tởm lợm và chán nản. Chẳng có cớ gì chính đáng. Y ngồi xuống ghế. Y khẽ đập tay xuống bàn một cái, ngồi thừ ra một lúc, như chú ý một ý nghĩ gì vụt đến. Đó cũng chỉ vẫn lại là bộ điệu. Y vẫn thường có những phút thích đóng kịch một mình như vậy, chẳng để làm gì cả. Rồi y nhấc cái bút giơ tay với lấy tập vở học trò ở cạnh bàn bên trái, bắt đầu làm việc. Y đặt một quyển vở trước mặt, nhìn cái bìa sách. Hoàng Thị Thu… Hoàng Thị Thu… Y vừa giở một quyển ở ngay trên cùng…

VII

San vừa về đến nhà, mới kịp ném quyển vở và cái bút xuống bàn, đã quay ra, hỏi Thứ đang nằm đọc sách ở trên giường.

– Anh đã đến thăm nhà thằng Phong chưa?

Y cởϊ áσ tây, khoác tạm lên vách ghế, rồi ngồi xuống ghế, lúi húi tháo giầy. Thứ đặt quyển sách xuống giường. Nhưng y ngần ngừ, chưa vội trả lời. Y có vẻ như bị sách hút hết cả tâm trí rồi nên sau khi ngừng đọc, còn phải chậm chạp lờ đờ một lúc lâu. Sự thật thì y đang lưỡng lự, không biết có nên nói dối hay không, hay cứ thật thà. Thật thà thì y đã không dám bấm chuông nhà Hải Nam.

Cụ Hải Nam là một tay thầu khoán, kiêm lái gỗ, kiêm chủ đồn điền, giàu có tiếng ở vùng này. Ngôi nhà đồ sộ của cụ ở đầu làng, khiến Thứ và San, mỗi lần đi qua, lại nghĩ đến dinh cơ của những vị tể tướng về hưu trong các truyện Tàu. Như thế là do lối kiến trúc một phần, nhất là do cái cổng sơn son thếp vàng với những chữ đại tự rất to và những câu đối dài thườn thượt. Một phần nữa do hòn núi giả, những chậu cây, những cái đôn sứ ở ngay chỗ cổng vào. Nhưng có lẽ cũng là do cái vẻ kín cổng cao tường nữa. Trong nhà Hải Nam còn đến bốn, năm cô con gái đến thì cả rồi nhưng vẫn chưa chồng. Họ chẳng làm gì mà cũng ít khi ra đến bên ngoài. Họ có vẻ cấm cung. Chính vì thế mà họ gợi ít nhiều ý nghĩ tò mò và những mơ ước rất không đâu trong đám những người nghèo mà còn trẻ tuổi. Đứa con trai út của Hải Nam, con vợ bé, lên bốn, năm gì đó, học San. San thường hay xoa đầu bẹo má luôn và tẩn mẩn hỏi nó chuyện nọ, chuyện kia. Một hôm Thứ bỗng đùa San thử hỏi nó xem có thể trọ ở nhà nó hay không. Cố nhiên là San cũng chỉ coi đó là một câu nói đùa thôi. Nhưng y cứ hỏi Phong. Thằng bé ngay lòng về hỏi lại cha. Và buổi chiều hôm ấy khi San chẳng còn nghĩ gì đến câu hỏi lúc sáng ngày, thì nó lên bàn giấy bảo San:

Thưa thầy, thầy con bảo; mời thầy, tối hôm nay lên nhà con chơi, để thầy con nói chuyện. San hơi sửng sốt:

Tôi ấy à?… Phong có hiểu việc gì không? Thầy định hỏi gì? Thằng bé ngẩn mặt ra một lúc, rồi hỏi lại:

Thưa thầy, có phải sáng hôm nay thầy bảo con hỏi xem nhà có thể để cho thầy trọ…

A, phải rồi!… Thế Phong hỏi rồi, phải không? Thầy bảo sao?

Thưa thầy, thầy con bảo: được, tối hôm nay mời thầy lên chơi, để thầy con nói chuyện…

Tan buổi học, San cố lấy vẻ mặt và giọng nói thản nhiên bảo Thứ, như bảo y một việc rất bình thường.

Tôi hỏi được chỗ trọ cho chúng mình rồi đấy. Lát nữa, anh thủng thỉnh đi chơi lên mạn Hải Nam, tạt vào đấy, cho cụ Hải Nam nói chuyện, xem thế nào.

Thứ mở thật to đôi mắt nhìn San:

Trọ ở nhà Hải Nam ấy à?

Phải ạ! Cụ Hải Nam có một thằng con học chúng mình đấy ạ!

Ai chả biết nhưng mình trọ nhà ấy làm sao được?

Sao không được. Người ta bằng lòng rồi đấy.

Ừ, thì người ta bằng lòng. Nhưng lương anh mỗi tháng được bao nhiêu. Anh thử hỏi thằng Mô xem! Anh nên nhớ bếp nhà người ta sáng nào cũng phải đạp xe đạp đi Hà Nội sắm thức ăn đấy nhé! Họ ăn uống như trời ấy!

Thì mình càng sướиɠ chứ sao?

Sướиɠ! Nhưng nếu họ lấy mỗi tháng ba chục đồng?

San nhăn răng ra cười:

Thì chúng mình lại thôi, chứ gì? Thứ bĩu môi, chế nhạo:

Thôi!… Nói dễ nghe chưa! Đến nhà người ta hỏi trọ rồi đến lúc người ta nói đến số tiền, lại thôi! Sao mà anh thôi tài thế? Tôi thì tôi xin chịu. Xin để nhường anh đi.

San biết mình đuối lý, chỉ cười nhạt, không cãi lại. Nhưng chợt y nghĩ lại ra một điều. Y ôn tồn bảo

Thứ:

Không, anh ạ… Tôi chắc người ta cũng không lấy mình nhiều quá thế đâu! Làm gì người ta chả biết? Giáo khổ trường tư thì gϊếŧ ai ra tiền mà trả mỗi tháng ba chục bạc? Vả lại người ta thiếu gì tiền? Người ta cho anh trọ để cầu lợi đâu? Cụ Hải Nam có vẻ rất săn sóc đến việc học của thằng Phong. Có

lẽ cụ ấy cho chúng mình trọ, là nghĩ đến việc học của nó nhiều hơn nghĩ đến tiền.

Đã đành, nhưng người ta cũng phải lấy đến đủ của người ta.

Nhưng ngộ người ta lại muốn mình ở để kèm thêm cho thằng Phong ở nhà, thì sao? Rất có thể người ta không lấy đồng nào cả…

Nhưng lại cũng rất có thể người ta đòi mỗi tháng ba chục đồng. Hà hà! Anh thật là người lạc quan!

Thì anh cứ gặp người ta xem nào!

Thôi để nhờ anh.

Tôi thì còn nói quái gì! Tôi không có thì giờ. Ăn cơm chưa xong là tôi đã sửa soạn đi học rồi. Anh thì cứ thong thả độ bảy, tám giờ đến nhà người ta cũng được. Vả lại anh hơn tuổi, trông đứng đắn mà nói năng cũng đứng đắn hơn tôi, lại thạo xã giao, nên anh đảm nhận lấy việc này là phải. Tôi nói thật, chứ chẳng nịnh anh làm gì đâu!

Tôi cũng lạy cả nón cái sự thật thà của anh!

Cả hai cười xòa. Nhưng trước khi đi học, San lại nhân lúc Thứ đứng một mình ngoài hiên gác, lại bên y, đứng đắn và khẩn khoản bảo y:

Thôi, anh ạ!… Tôi lạy anh, lát nữa anh chịu khó lên nhà Hải Nam một tí. Ở đấy thì sướиɠ lắm. Thế nào hai chúng mình cũng được cả một buồng. Lại có điện hẳn hoi, làm việc đêm tiện lắm. Mà tôi chắc người ta không lấy tiền của anh đâu. Anh có thì giờ. Anh chịu khó dạy thằng Phong nó học thêm. Người ta thấy con người ta học hành tấn tới thì người ta phải quý anh. Rồi anh xem! Mỗi lần nghỉ, anh muốn về quê, cụ Hải Nam sẽ sai đánh ô tô của cụ ấy cho anh về đấy. Anh nghe tôi một tí nào, chúng mình đang cần chỗ trọ. Có chỗ cho mình trọ, mà mình không trọ thì trọ ở đâu? Mà cho ngay người ta đòi nhiều tiền nữa, anh cũng không sợ kia mà! Anh cứ nhận lời, nói: xin để cho dăm ba bữa nữa rồi mình sẽ dọn lên. Ý thế rồi dăm, ba bữa nữa, mình cứ lờ đi, bảo thằng Phong về nói chuyện: “bây giờ dưới trường lại rộng rồi, hay thầy giáo ở luôn đấy cho tiện… ”. Như vậy thì đã sao?…

Thứ nể San, vả lại y cũng không muốn tỏ cho San biết y nhút nhát, kém ngoại giao. Xưa nay y vẫn để cho San tin rằng y linh lợi và tháo vát lại đã trải đời, đã từng giao tiếp với đủ loại người và cố nhiên là phải biết nói năng hoạt bát và đĩnh đạc. Có khó khăn gì là cái việc gặp một người như cụ Hải Nam, để nói chuyện về một việc tầm thường như cái việc San trao cho Thứ điều đình? Vả lại còn gì thường hơn cái việc ông đốc một trường tư đến thăm bố mẹ học trò? Chỉ có vậy mà Thứ không dám đến ư?

San sẽ dòm vào tận ruột y và biết thừa ra thì y cũng chẳng bạo dạn, chẳng thành thạo gì cho lắm. Y nhớ đến hai tiếng “hãi người” ngày xưa mà bà y, bố mẹ y vẫn dùng để mắng y, bởi vì y chỉ ru rú ở nhà, chẳng dám đi đâu, chẳng dám đến nhà ai, mà giá có đến chơi nhà ai cũng tìm cách lảng đi, bởi chẳng biết nói năng với người ta như thế nào. Y đã ngấm ngầm khổ sở rất nhiều vì cái tật hãi người. Y cố sửa nó từ lâu. Mấy năm ở Sài Gòn, y đã cố tạo cho y một cá tính khác hẳn cá tính cũ của y. Y ra ngoài thật nhiều, tìm những cuộc hội họp, những chỗ đông người, cố ý bẻm mép, ầm ĩ, trâng tráo, nghênh ngang, và luôn luôn tự bảo mình không bao giờ nên sợ lố? Y cũng chữa mình được ít nhiều. Nhưng y nghiệm ra rằng y chỉ có thể bạo dạn được ở những nơi chẳng có người nào biết y thôi, hay là những khi y thuộc

vào một bọn đông. Lẻ loi và ở những chỗ người ta nhẵn mặt mình, y vẫn thấy nhút nhát, vụng về, ngượng nghịu, y vẫn hãi người như xưa. Khổ cho y là y lại biết rõ hơn ai hết đó là một cái nỗi kém cỏi, một sự đớn hèn. Và y luôn cáu kỉnh với mình, mạt sát mình. “Ăn không nên đọi, nói không nên lời” thì còn làm được trò trống gì ở đời này? Tại sao y lại ít tự tin đến nỗi rụt rè lúng túng, tự hạ ngay cả với những kẻ mà y biết về học vấn cũng như về đức hạnh, kém y trông thấy?… Ờ, mà còn phải nói ai, hãy nói ngay cụ Hải Nam. Mặc dầu cụ là một người kiếm ra tiền được bạc muôn, mặc dù cậu là một chủ thầu lái gỗ và cả chủ đồn điền nữa, cụ đã hẳn là một người xuất chúng chưa? Cả vùng này đều biết rằng hồi ngoài hai mươi tuổi, cụ chỉ mà một cậu bồi. Cậu bồi hình như đã được lòng bà vợ An Nam của một ông chủ người Âu. Thế rồi đột nhiên ông chủ chết một cách bất ngờ, bà chủ được hưởng thụ cả một gia tài hơn một vạn đồng. Bà lấy cậu bồi. Sẵn tiền, lại sẵn cái tài giao thiệp của bà, đôi vợ chồng mới ăn lên như diều gặp gió. Tiền đẻ ra tiền. Khi người ta qua được cái bước đầu, gặp đôi ba việc phát tài rồi, thì hình như cái chuyện làm giàu không phải là chuyện khó. Người ta nói ra tiền, ngồi chơi cũng ra tiền. Tiền đến một cách rất tự nhiên, chẳng cần phải tốn một tí mồ hôi, nhiều khi cũng chẳng cần đến cài tài suy tính, xếp đặt của con người nữa. Nó đều như máy vậy. Cụ có giỏi giang tài cán gì cho lắm? Nói về học thì cụ Hải Nam chỉ đọc nổi chữ quốc ngữ thôi. Nói đến tài thì có lẽ tất cả cái tài của cụ Hải Nam là quyến rũ được một mụ đàn bà giảo quyệt, lẳиɠ ɭơ. Nói về đức hạnh thì cụ lại càng đáng khinh bỉ lắm. Quay quắt, lừa lọc, tàn nhẫn, phụ bạc, dâʍ đãиɠ… cụ có thừa. Bây giờ thì tuổi già đã đến rồi. Cụ đã thành một ông già điềm tĩnh, đạo mạo gần như thể hiền lành, công việc mặc các con, hằng ngày hưởng cái thú an nhàn với mấy cây cảnh, mấy chị hầu non và lũ con, lũ cháu. Người ta sẵn lòng quên cho cụ những cái bất lương của cái thời sôi nổi ngày xưa. Tiền của mấy người con làm nên, cũng như mái tóc bạc như tơ đã khiến người đời nhìn cụ bằng những con mắt kính cẩn hơn. Cụ giao du toàn với những người mặt lớn, tai to. Nhưng có phải vì thế mà cụ đột nhiên thành một vĩ nhân mà mỗi khi tới gần Thứ phải hồi hộp, phải tái người, phải run rẩy và khép nép, cố làm cho mình nhỏ đi đâu? Thứ phải biết trọng mình. Y phải tự bảo y rằng: với cái học, cái nhân cách, cái nghề nghiệp cao quý của y, y rất có thể ngước mặt nhìn cụ Hải Nam hay bất cứ ai một cách đàng hoàng, không có lý gì phải sợ người ta cả. Y sẽ đến nhà Hải Nam… Y mới định thế thì cả một cái mộng phong lưu đã từ từ diễn ra qua khối óc y. Y tưởng tượng ra, theo những mơ ước ngấm ngầm của lòng y, căn phòng xinh xinh y sẽ ở với San… Những bữa điểm tâm, bồi đem vào tận phòng riêng. Những bữa ăn trưa, ăn chiều với cả gia đình cụ Hải Nam, hay là dễ chịu hơn, với những người trẻ tuổi thôi… Những buổi chiều ngồi uống trà ở ngoài hiên, nhìn xuống mặt hồ… Những câu chuyện thân mật và dí dỏm của những cô con gái cấm cung… Những cái mùi xoa do họ thêu giùm… Những bó hoa do họ đem vào… Những buổi tối có trăng cùng họ dạo chơi hay đùa nghịch ở trong vườn… Những ngày nghỉ cùng họ diện xe hơi đi thăm các đồn điền của cụ Hải Nam… Và cố nhiên, cả một cuộc luyến ái với một, hay hai, ba cô trong một lúc… Nhưng nghĩ đến đấy thì Thứ lại phải sực nhớ đến Liên. Lòng y nguội lạnh ngay. Cả một đoàn người gầy guộc, xanh xao, rách rưới, lôi thôi: bà, mẹ, các em… lại hiện ra. Thứ thấy mình đã ích kỷ, đã đê tiện, đã hèn. Y lại thấy cả rằng y đã quá viển vông trong những mộng của y. Cụ Hải Nam và những con cháu cụ có bao giờ sẽ trọng y đến thế không? Họ chỉ là những kẻ giàu, rất hợm của, rất khinh người. Họ sẽ đánh giá y bằng những quần áo, đồ đạc của y và sẽ khinh y. Vả lại y sẽ vui lòng đóng góp cái vai con nhà giàu, ăn chơi và phù phiếm thế ư? Không! Y phải biết trọng y. Những hạng người như y phải nhận chân lấy cái giá trị của mình. Họ có quyền được tự kiêu. Bởi vì cái giai cấp của y, cái giai cấp cần lao, chỉ hơn người ở cái chỗ được tự hào rằng mình hoàn toàn sống bằng sức làm việc của mình và được quyền khinh tất cả những cái gì không phải là mồ hôi, nước mắt… Thứ thấy mình bình tĩnh hơn, vững dạ hơn, thấy y có quyền khinh cái giàu sang của cụ Hải Nam. Y khinh cả bọn con gái cấm cung mà vừa lúc nãy đấy y đã mơ ước. Liên còn đáng yêu hơn, đáng quý hơn nhiều. Cái lối sống trong nhà cụ Hải Nam không hợp với y. Vậy thì y còn đến nhà cụ làm gì nữa?

Tuy nghĩ vậy, vào khoảng tám giờ, y vẫn mặc quần áo ra đi. Có lẽ chỉ để có thể trả lời San rằng y đã có đến nhà cụ Hải Nam. Y định rõ ngay từ đầu cái thái độ của y. Y sẽ mềm mỏng nhưng mà không tự hạ, nhũn nhặn nhưng không để người ta có thể hiểu lầm y là một anh chàng xu nịnh khúm núm, trước cửa quyền, lễ phép nhưng không dùng cái giọng của một người bề dưới. Nghĩa là y sẽ đối đáp với cụ Hải Nam như một kẻ ngang hàng nói với một kẻ ngang hàng. Y sẽ kính cẩn, bởi vì cụ đã là một người già. Nhưng nếu cụ lại cứ tưởng cụ là to, khinh y là một anh giáo quèn trường tư, chẳng qua như những thầy kí cụ thuê, mà dùng cái giọng kẻ cả với y, thì y sẽ khinh khỉnh lại ngay chẳng thèm quy lụy thằng nào và có thể quay mông đít vào mặt những thằng giàu hợm hĩnh và lên mặt. Y nghĩ như vậy. Nhưng mới bước chân đến đường, tim y đã bắt đầu đập mạnh rồi. Lạ quá! Y thừa biết rằng cụ Hải Nam không thể đánh y, cũng không thể bỏ tù y. Thế mà y vẫn như sợ sợ. Y biết trước rằng lúc cúi chào cụ Hải Nam, thế nào mặt y cũng tái đi và tiếng nói của y cũng run run. Mà như vậy thì cụ Hải Nam sẽ cười thầm y mất… Y thở hít mấy hơi dài để trút cái cảm giác nặng nề đang đè ở ngực y. Phố vắng câm. Trời tối. Dân thợ thuyền cần dậy sớm đã tắt đèn, đóng cửa nhà họ cả rồi. Con đường nhựa, dưới vòm cây tối đen thăm thẳm, như một dòng sông chảy trong hang. Thứ lủi thủi, chẳng trông gì và cúi đầu nghĩ ngợi. Y nghĩ sẵn những câu để đối đáp với cụ Hải Nam. Đến khi ngẩng đầu lên, y ngơ ngác nhìn quanh và nhận ra mình đã đi qua nhà Hải Nam một quãng rồi. Y khẽ cười nhạt và quay trở lại. Tim y bắt đầu đập mạnh. Những bước chân y tự nhiên ngập ngừng, chậm chạp hơn. Đến trước nhà Hải Nam, y vẫn không ngừng lại, chỉ nhìn vào. Cổng đóng rồi. Một chút ánh sáng lọt qua các khe, các lỗ ở, không đủ chĩa ra đường. Cái cổng lù lù, trông hiu quạnh và vắng lặng như một cái cổng thành cổ vào một giờ khuya khoắt lắm. Thứ sinh ngờ cái đồng hồ ở nhà mình. “Có lẽ muộn rồi, không phải mới tám giờ!”. Y nghĩ vậy và thấy người nhẹ hẳn đi. Y toan đi thẳng về nhà. Nhưng mới được mấy bước, y đã tặc lưỡi, ngoặt lại, bước hẳn lại cổng nhà Hải Nam. Y trông thấy cái bấm chuông rồi nhưng chưa vội bấm chuông. Y ghé mắt vào khe cổng, nhòm vào bỗng giật mình: có ai đứng sừng sững nhìn ra cổng. Nhưng không phải, đó chỉ là một pho tượng lớn, một pho tượng đàn bà khỏa thân. Thứ hơi nóng mặt lên. Y quay ra, nhìn ngược, nhìn xuôi như sợ có một người nào đi tới, bắt gặp y. Rồi y lại nhòm vào. Y nín thở như làm một việc gì vụиɠ ŧяộʍ. Người mỹ nữ uốn éo cái thân hình lõα ɭồ dưới ánh đèn xanh dịu giữa những chậu cây, đôn sứ ngang hàng với hòn núi giả. Thứ thấy làm lạ rằng tận đến bây giờ y mới biết có vật ấy ở đây mà ngay giữa cổng vào! Thì ra chưa bao giờ y dám nhìn lâu, nhìn thẳng vào ngõ nhà Hải Nam. Y chỉ liếc qua. Muốn giữ vẻ nghiêm trang nhà giáo của y, thường thường y vẫn đi ngoài phố mặt ngay đơ, đôi mắt nhìn thẳng về đằng trước. Qua nhà Hải Nam càng thấy phải làm ra thế… Thứ nhìn rất tò mò, hồi hộp. Mới đầu lòng y xôn xao lên. Nhưng những cảm giác xôn xao chìm xuống dần dần. Sau cùng, Thứ buồn buồn thì đúng hơn. Ánh đèn xanh tỏa xuống, hiu hắt lạnh lùng. Những cây cảnh trong giấc ngủ, rầu rầu. Cả đến hòn núi giả cũng rầu rầu. Đằng sau tất cả những cái ấy, cái lối đi vắng ngắt chạy dài mãi vào trong. Đằng trước dãy cửa to, cửa nhỏ đóng cả rồi, như ở một cái nhà thương. Vắng lặng, một con tắc kè kêu. Thứ tưởng như một tiếng chuông réo, sẽ ầm ĩ lắm, giữa sự quá im này. Y sẽ làm cho người ta phải ngạc nhiên, phải xôn xao, như tiếng kêu báo động giữa đêm khuya, trong một đồn binh. Y sẽ làm rộn người ta lắm. Y nhìn lên cái bấm chuông, do dự. Y không bấm. Y quay ra, đi về…

Bây giờ y sẽ nói với San thế nào đây. Y giụi mắt, ậm ừ. San chợt đoán ra, cười nhạt hỏi y:

Anh lại chưa lên, có phải không?

A!… Lên rồi chứ!…

Giọng Thứ khàn khàn, ngần ngại, không có vẻ tin mình lắm. San ngờ vực. Y hỏi, để cho Thứ có thể gỡ mình:

Cụ ấy đi vắng, có phải không? Thứ vẫn ngần ngừ:

Tôi không biết.

San cười xị ra lỗ mũi với vẻ không bằng lòng:

Thế là cái quái gì? Chẳng thà anh cứ nó phắt ngay ra anh chưa lên nhà cụ ấy.

Tôi lên rồi.

Hừ!

Nhưng không vào.

Thế thì nói làm gì? Thà anh cứ nằm kễnh ra ở nhà mà đọc sách, đi làm gì cho mất thì giờ? Lên mà không vào thì lên làm gì?

San gay gắt, Thứ cười xin lỗi:

Tôi thấy người ta đóng cửa rồi!

Anh ngốc! Nhà người ta lúc nào không đóng cổng. Mình bấm chuông chứ lại…

Ấy, thì tôi đã tạt vào, toan bấm. Nhưng nhìn vào trong thấy im lặng quá. Im như họ ngủ rồi… Y ngập ngừng một chút, rồi thêm:

Với lại… Nói thật ra thì tôi cũng không thích trọ nhà Hải Nam.

Y viện những lý lẽ của y ra. San chẳng buồn nghe, y chỉ bảo:

– Vậy thì thôi! Chẳng đi đâu nữa là xong chuyện!

Y quay vào bàn, giở sách kêu soàn soạt. Y cáu lắm. Thứ cúi mặt ngượng nghịu và hối hận. Y cũng hơi cáu nữa. Y muốn văng lại San, nhưng nín được. Muốn lấy lại vẻ tự nhiên, y lại nằm xuống, cầm sách, làm như đọc. Y không đọc. Y ngẫm nghĩ. Càng ngẫm nghĩ càng thấy tức với mình, tức với San. Y hậm hực mãi. Và sau cùng thấy cần phải mạt sát một người nào. Y mạt sát cụ Hải Nam.

Cái lão già thối đến thế là cùng! Thối nát đến thế là cùng! Đặt một tượng khỏa thân trơ trẽn bên cạnh một hòn non bộ! Chửi nghệ thuật! Khiêu da^ʍ! Đểu cáng! Tự nhiên tôi có những ý nghĩ không tốt về lũ con gái cấm cung nhà nó. Chắc chúng nó phải có cái tâm hồn hư hỏng, đĩ thõa, dâʍ đãиɠ ngấm ngầm, ghê gớm lắm. Đã ăn không, ngồi rồi, tẩm bổ nhiều mà lại ở một cái hoàn cảnh thối tha đến thế!…

San mỉm cười:

Chó sói và giàn nho. Lòng tự ái của Thứ gầm lên:

Nho! Nho gì? Nho thối ấy à? San vẫn mỉa mai:

Thì cố nhiên! Thối bởi vì cao quá.

Anh nói đúng. Quả nhiên có thế thật: thối chính vì cao quá. San vỗ tay xuống đùi cười hô hô

Phải rồi! Tôi biết mà!

Y khoái chí vì tưởng Thứ ngớ ngẩn không hiểu y mỉa mai. Nhưng Thứ vừa xoay tay, vừa cố nói lấp tiếng cười của San đi.

Im đã nào! Anh dốt lắm. Anh để tôi cắt nghĩa cho anh hiểu.

Tôi hiểu rồi! Những quả nho chín quá, chín rành rành ra đấy rồi, không còn chê xanh vào đâu được. Bởi thế cho nên anh chàng chó sói đành phải chê là thối.

Và San lại cười to hơn. Không cãi lại cái mồm bô bô cũng thằng cha ấy được! Thứ đã kinh nghiệm nhiều lần, biết thế. Y đành để cho San cười chán rồi mới bảo:

Nói với anh, tức lạ! Anh đã không hiểu gì, lại hay đánh trống lấp, không để cho người ta nói. Tôi bảo chúng nó thối nát chính vì cao quá, là có suy nghĩ, chứ chẳng phải nói liều. Tôi hỏi anh: tại sao con gái ở nhà quê ít hư mà phần nhiều chỉ con gái nhà giàu ở tỉnh thành mới hay hư chứ?

Đột nhiên, mặt San đổi khác. Nụ cười trở nên gượng gạo rồi nhạt hẳn. Đôi mắt nhìn xuống, có vẻ như suy nghĩ. Một thoáng sau, chúng lại ngước lên, nhìn thẳng vào mặt Thứ, với một vẻ rụt rè, nửa như chế nhạo. Y không bô bô nữa. Bằng một cái giọng nhỏ nhẹ nhưng gãy gọn, y hỏi Thứ:

– Anh có chắc con gái nhà quê ít hư không?

Nét mặt Thứ cũng đột nhiên biến đổi. Đôi mắt Thứ lúng túng tránh cái nhìn của San. San lại tiếp:

– Như chính vợ mình chẳng hạn?

Thứ thấy nong nóng ở tai. Mặt y đã đỏ rồi chăng? Y không ngờ San lại có thể bất nhã với y như vậy. Y tức run người. Cả chuyện xưa lại trở về trong trí nhớ, rõ rệt như mới xảy ra hôm trước.

Y thấy y vừa mới qua một trận ốm dài, đang dưỡng bệnh ở nhà quê… Một buổi chiều, San đến thăm

y… San ngập ngừng khuyên y nên cưới vợ ngay đi…

Tại sao? – Thứ tái mặt và hỏi vậy. Đôi mắt nảy lửa.

Bởi vì… bởi vì… San cúi mặt và bỏ tiếng ta, dùng tiếng Pháp – Người ta lừa dối anh…

Thứ choáng váng người. Y có cảm giác như chỉ còn cái đầu y là nặng, còn tất cả người y đều nhẹ bỗng, y bấp bênh ở trên không, mọi vật quay lộn, chập chờn, y hoa mắt, chẳng còn nhìn gì rõ. Nhưng lòng y vẫn sáng suốt như thường. Y vẫn đủ sáng suốt để hỏi San, ép San phải nói, và nghe hết đầu đuôi câu chuyện. Cũng chẳng có gì nhiều. Liên có tình với một thằng công tử bột ở trong làng, một thằng mà sự kém người chưa cưới của Liên về đủ mọi phương diện đã rành rành, một gã con trai lêu lổng và bịp bợm. Chúng thường đánh bạc với nhau, đùa bỡn với nhau tại nhà một người anh rể, Liên cho tiền nó luôn luôn. Và trong một đám hội rất đông người, Liên đã dám công nhiên ném một cái quạt mới mua cho nó… Thứ tưởng như mình có thể chết ngay hoặc điên người. Y đã xao xác suốt một đêm, khóc suốt đêm. Y đã nghiến răng, nguyền rủa rất nhiều ngày. Rồi rất nhiều ngày, y đã tự vò xé lòng mình một nỗi băn khoăn khổ hơn tất cả những nỗi khổ của lòng người ta gọi là bán tín bán nghi. Y đã cầu cho Liên đủ mọi nỗi khổ, nỗi nhục ở trên đời. Y đã ao ước chính y có thể cầm dao mà gϊếŧ chết Liên. Ấy thế rồi lại vẫn cưới Liên, ngay sau đấy ít lâu. Chỉ vì y vẫn còn thấy yêu Liên mà bà và bố mẹ y thì quyết bắt y cưới Liên cho bằng được. Sau đám cưới, được gần gũi Liên, biết tính nết Liên, dần dần nhận ra rằng Liên không thể là một người như y vẫn ngờ, tất cả câu chuyện của San không đúng một phần nào. Y đem những bằng chứng ấy, hỏi lại San, San cũng nhận rằng câu chuyện của mình sai, nhưng lại dùng những câu nói lấp lửng, những vẻ mặt nước đôi để tỏ mình nhất định không tin Liên vô tội. Đôi bạn giận ngầm nhau vì đấy. Riêng về phần Thứ, mỗi lần phải nói chuyện vợ mình ở trước mặt San, y vẫn khổ tâm đối với San, thì vợ y chả là một cái nhục của y đó ư? Có lẽ San cũng hiểu thế, nên từ ngày ở chung với Thứ, chưa lần nào y hỏi thẳng Thứ về chuyện vợ con. Sao lần này y lại chợt giở chứng, sỗ sàng đến thế?

Thứ không nhìn San, đáp:

Vợ chúng mình có hư, cũng bằng bốn cô con gái nhà giàu chỉ biết ăn rồi đánh phấn, tô môi, ướm hết quần áo nọ đến quần áo kia, ra đường thì khoác tay với những kép ôm đàn tây, chải đầu sừng, ở nhà thì chỉ ve vẩy đi ra lại đi vào, không nằm ghế xích đu đọc tiểu thuyết tình thi lại soi gương uốn éo, ưỡn cái ngực, ngoáy cái mông, hay nhún nhảy vừa hát tây vừa khiêu vũ. Vợ chúng mình có hư cũng còn biết nuôi con và nếu không bận bịu vì con thì cũng còn kiếm nổi miếng mà ăn, chẳng chịu phải bám mình vào kẻ khác.

Y đã phải cố làm ra vẻ bình tĩnh, ôn tồn. Sự tức giận vẫn còn rung lên trong tiếng nói. San nghe chăm chú lắm, y vặn Thứ:

Thế sao trong mười gái trụy lạc thì có đến chín người là gái quê, gái nhà nghèo?

Anh bảo thế nào là trụy lạc?

Cô đầu, gái nhảy, gái giang hồ chẳng hạn, những kẻ sống về nghề son phấn.

… Chứ không phải nhờ sức làm việc của đôi tay hay của khối óc mình mà sống? Nếu như vậy thì

chẳng cứ gì cô đầu, gái nhảy, gái giang hồ mới trụy lạc, phần nhiều lại toàn là con hay vợ nhà giàu cả. Vợ, con nhà nghèo phải làm việc mới có ăn, mà khi người ta còn làm việc, khi người ta chỉ kiếm ăn bằng sức làm việc thôi, thì gọi người ta là trụy lạc làm sao được?

San ngây mặt ra, lẳng lặng nhìn Thứ một lúc lâu. Nói rằng nhìn, nhưng thực ra thì đôi mắt y vắng cái nhìn. San đang mải nghĩ gì. Một lúc sau y mới lại hơi mỉm cười bảo Thứ:

Thế thì chắc anh thích nghèo? Thứ chua chát hỏi:

Anh chưa nghèo bao giờ hay sao? Và y tiếp:

Nếu anh đã nghèo qua một vài lần thì ít ra anh cũng phải biết rằng cái nghèo chẳng có ích cho ai. Nó làm tiêu mòn sức lực, héo hắt tâm hồn. Nó khiến người ta thành bủn xỉn, nhỏ nhen, ích kỷ, sát bờ đất. Nó tạo nên thành những con người nô ɭệ.

San cười hở cả lợi, kêu lên:

Thế thì có trời mới hiểu anh muốn gì! Giàu thì anh chê là trụy lạc. Nghèo thì anh chê là ích kỷ, nhỏ nhen, nô ɭệ. Vậy thì ý anh thế nào?

Rất rõ ràng. Tôi chỉ yêu sự làm việc và những người làm việc mà thôi. Theo ý tôi thì phải diệt cho hết những kẻ ngồi không hưởng những thức của kẻ khác làm ra mà chẳng làm ra được cái gì. Ai cũng phải làm, ai làm cũng phải được no đủ, tự do, mà chỉ những ai làm mới được no đủ, tự do.

Lại cái thuyết mọi khi của anh! Nhưng này! Tôi hỏi thật anh… Chúng mình hãy gác cái nghĩa hai chữ hư hỏng theo cái nghĩa chính đáng hai chúng mình thường hiểu. Chỉ nói theo cái nghĩa thông thường của mọi người thôi. Nghĩa là… nói trắng ra ngay thế này cho tiện: có bao giờ anh nghĩ rằng trong lúc chúng mình đi vắng thế này, vợ chúng mình ở nhà có thể có nɠɵạı ŧìиɧ không?

Thứ ngạc nhiên nhưng cố làm ra vẻ lạnh lùng:

Chưa bao giờ tôi nghĩ thế bởi vì tôi không hay nghĩ lôi thôi đến những chuyện ấy làm gì. Nhưng tôi tưởng sự ấy cũng là thường.

Nghĩa là có thể xảy ra được lắm, phải không? Ờ, thế bây giờ tôi lại hỏi anh thế này, không có gì, nhưng tôi chỉ nói thí dụ thôi đấy nhé, thí dụ bây giờ đột nhiên anh nghe tin vợ anh nɠɵạı ŧìиɧ thì anh nghĩ thế nào?

Thứ thấy nhói trong tim một cái và đột nhiên khó thở. Nhưng y vẫn cố thản nhiên:

Chẳng nghĩ thế nào.

Không, tôi không nói rằng anh nghĩ đến sự bỏ vợ, hay đâm chết vợ, hay tự tử, hay bỏ nhà đi. Chúng

mình có con rồi. Chúng mình nghĩ đến con… Tôi chỉ hỏi anh xem anh có cáu gì không? Cáu suông thôi…

Tôi tưởng chả có gì đáng cáu. Theo ý tôi, thì cái việc kia cũng chỉ là một nhu cầu sinh lý như ăn uống, như tất cả những nhu cầu sinh lý khác. Nghĩa là tự nhiên và rất bình thường. Có cái gì đáng cho mình để ý quá đâu? Khi người ta đói quá.

San không cãi lại. Nhưng nét mặt y, nhất là đôi mắt lững lờ, chẳng có vẻ gì tán thành với ý Thứ. Tuy vậy, sau một thoáng ngập ngừng y cũng bảo:

Tôi thì tôi cũng nghĩ như anh vậy. Nhưng tôi tưởng mình gặp cái thằng nó chim được vợ mình, thế nào mình cũng hơi khó chịu.

Có như vậy thật. Hơn thế nữa, tất cả những ý nghĩ táo bạo Thứ vừa đem ra, có phải là những ý nghĩ thật của y đâu? Nói cho đúng thì có lẽ đó là những ý mà y vẫn muốn theo đuổi, nhưng chưa bao giờ đã có thể bắt lòng theo. Lấy lý trí mà suy thì cái việc vợ nɠɵạı ŧìиɧ không đáng cho chồng đau đớn, ghen tuông nhưng Thứ vẫn thấy mình đau đớn, ghen tuông, ngay từ lúc mới nghĩ đến sự nɠɵạı ŧìиɧ. Y làm bộ không quan tâm, chỉ vì tự ái mà thôi… Nhưng tại sao hôm nay San lại thắc mắc về cái vấn đề nɠɵạı ŧìиɧ như vậy? Một ý ngờ vụt đến trong óc Thứ, y nhìn soi mói San. San cúi mặt. Và Thứ vụt nhớ đến cái buổi chiều San hấp tấp về quê, câu nói nửa kín nửa hở của y, sự thay đổi tính nết… những đêm không ngủ hay ngủ rồi mà buột miệng rên lên… sự tiêu tiền phung phí hơn khi trước… A! Hẳn là San đã có điều gì bất mãn về vợ y đấy. Thứ lại nhớ đến một câu San bảo Thứ mới cách đây có mấy hôm: “Anh có cách gì cho tôi đi thật xa không? Hay là gần cũng được, nhưng cần một chỗ nào, nếu tôi định giấu thì nhà không thể nào biết được…”. Và Thứ chợt nhận ra rằng San có vẻ bị nỗi đau đớn ngấm ngầm nung nấu đã nhiều: đôi mắt thâm quầng, da xám như gio, cái nhìn mệt mỏi và đờ đẫn… Chuyện gì mà San đến nỗi phải ốm người đi như vậy…

Sự im lặng đã gần như trở nên khó chịu. Chợt tiếng những bước chân nặng nề lên thang gác, cho đôi bạn một cớ để quay ra. Mô lên để mắc màn. Tuy đi trên gác và căn nhà chẳng rộng gì, nó cũng bước những bước bình bịch, hùng dũng như bước của nhà binh. Sàn gác bị rung. Cái tủ bị rung theo và những cái cốc, chén để trên mặt tủ, chạm vào nhau, kêu lách cách. Thứ thấy ở Mô một cái gì trẻ, mạnh và đẹp lắm. Người nó ngay ngắn, đôi vai rộng, cái ngực vạm vỡ nhô ra. Cái vui rạng rỡ trên nét mặt hơi ngờ nghệch, nụ cười hồn nhiên nở trên môi, nó có vẻ kiêu ngạo vì cái tuổi hai mươi và cái thân hình lực sĩ của mình…

San hỏi nó:

Mày chưa về nhà mày kia à? Gan thật! Tao chịu mày! Nó tủm tỉm cười:

Thưa cậu sao kia ạ?

Có vợ mà đến bây giờ vẫn chưa cần về.

Nó toét mồm cười hi hí, như xấu hổ:

Thưa cậu, có cần gì cái nhẽ đó? Con thiết tưởng làm giai, về cái đường vợ con, chẳng nên ham mê lắm.

Thế mày lấy vợ làm gì?

Ồ thưa, thưa cậu, thế chẳng lẽ làm cái thằng con giai mà lại không có vợ? Người ta lấy vợ cả thì con cũng phải lấy, chứ con có cần gì đâu!

Úi chà…

Mô cười hùng hục. Thứ và San mỉm cười. Thứ dậy, tránh ra ghế, để cho Mô mắc màn.

San bỗng nảy ra một ý, y hỏi Thứ:

A! Thế này này, anh ạ… Chúng mình bảo ngay thằng Mô nó bảo bà cụ nhà nó cho mình trọ… Có được không, Mô?

Thưa cậu, nhà lá hai cậu ở sao được?

Được, nhà gì cũng được. Ở nhà quê chúng mình, tao vẫn ở nhà lá đấy chứ nhà gạch đâu?

Đi làm thì bà cụ nhà mày với vợ mày cũng phải ăn cơm chứ! Bà cụ ăn thế nào thì chúng tao ăn thế. Cả nhà ăn cùng một mâm…

Thưa cậu, thế thì coi không tiện.

Sao không tiện?

Vâng, nhưng nhà chật lắm! Chỉ vừa kê được hai cái giường, một cái của bà con, một cái của vợ chồng nhà con.

Mặc kệ mày! Mày làm sao được thì làm!

Thưa cậu, cái ấy để tùy hai cậu chứ con biết làm sao được?

Thế mày bảo chúng tao ở đâu bây giờ?

Hay là hai cậu lại thuê nhà?

Ừ, thuê nhà thì cũng được nhưng còn ăn thì sao?

San vẫn thế, rồi tự trả lời:

Tao bảo mày!… Mày xem có cái nhà nào rộng rộng, đủ cho bốn năm người ở, thuê một cái, rồi bảo bà cụ nhà mày dọn đến cho chúng tao trọ với. Chúng tao chịu cả tiền cho. Thế là được chứ gì?

Vâng, cậu cứ để con bàn với bà con xem.

San cố ép:

Chẳng phải bàn gì nữa. Chúng tôi mặc cậu! Cậu làm sao cho chúng tôi có chỗ ở, chỗ ăn thì làm!

Không đâu ạ! Thưa cậu, con đã biết đâu mà dám nhận?

Mặc cậu! Mặc cậu! Chúng tôi không biết…

Thưa cậu!…

San vừa lắc đầu, vừa nhắm nghiền hai mắt, nhất định không nghe gì khác nữa. Mô động mở mồm chực cãi. San đã vội vàng nói lấp đi, không cho cãi. Mô đành cười.

VIII

Thứ và San cho việc ép Mô xếp chỗ ăn, chỗ ở cho họ chỉ là chuyện đùa. Không ngờ Mô lại để ý nhiều. Cố nhiên không phải chỉ vì muốn tận tâm với hai cậu mà thôi. Còn vì lợi ích riêng của nó. Nó hỏi họ rất kỹ càng về việc tiền nong…

Thưa hai cậu, hai cậu định tìm người thổi cơm tháng cho hai cậu thế thì mỗi tháng hai cậu định cho như thế nào?

Thứ nhường việc tính toán ấy cho San. San đã chẳng làm nội trợ mãi rồi đấy ư? Y tất nhiên phải hiểu rõ hơn Thứ, mỗi tháng hai người sẽ tiêu thụ hết mấy đồng bạc gạo, mấy đồng bạc thức ăn, mấy đồng bạc mắm muối, nước non, củi lửa… Y cười bảo:

Tính thì biết thế nào mà tính? Chúng mình có đi chợ đâu mà biết? Cái ấy thì cứ để thằng Mô nó hỏi bà cụ nhà nó cho.

Không, hai cậu định cho như thế nào thì cứ bảo, để con còn phải tính…

Mô bảo thế. Và nó nói trắng ra như thế này:

Chẳng giấu gì hai cậu… Bà con cũng già rồi. Đi xe cát thì kể cũng kiếm ăn được, nhưng vất vả. Giá nhận thổi cơm cho hai cậu được thì con bảo bà con ở nhà cho nhàn thân một chút. Rồi bà con cũng buôn vài thức quà bánh, hoa quả, ra cột đèn ngồi, để kiếm thêm mỗi tháng vài đồng. Miễn sao đủ cho một mình bà con ăn, không phải ăn tiền nhà con đi làm…

Thế nghĩa là bà cụ nhà nó sẽ làm một việc buôn bán đặc. Có lợi thì làm, không có lợi thì cụ đi xe cát.

San biết thế thì sẽ xót ruột cho mình lắm, mà rút lại thì không tiện, nên hỏi Thứ:

Anh nghĩ thế nào? Thứ nhún vai

Tùy anh… Tôi biết gì?

Y có vẻ bực mình. Hình như y muốn bảo: “Anh khỏe bới chuyện ta thì bây giờ anh liệu lấy!”… Liệu, tức là từ chối hay trả rẻ, để cho thằng Mô khinh và cười thầm mình trong bụng. Hay là trả thật đắt, cho vừa lòng nó, rồi có buốt ruột thì cố cắn răng lại mà chịu vậy, chẳng còn trách ai được nữa. San làm thì y chịu, Thứ không dự gì vào đấy! Không những thế, Thứ còn có quyền oán San…

San cười nhạt, bảo Mô:

Tao tưởng bà cụ nhà mày có thể vẫn đi làm cũng chẳng phiền gì.

Thưa cậu, thế thì ai thổi cơm cho?

Lúc trưa về… Khi nào nghỉ làm, hãy thổi cơm.

Nhưng thường thường trưa bà cụ nhà con lại không về, thổi cơm ăn ngay ở bờ sông. Xa thế mà những đi cùng về thì hết ngày chứ còn gì?

Thế vợ mày?

Nhà con thì nó về đấy, nhưng về muộn lắm. Vả lại, đi chợ vào lúc nào được? Mà không đi chợ thì lấy đâu ra thức ăn? Mà ngay có gửi được thức ăn cũng không có thì giờ mà nấu nướng.

Thức ăn thì cần gì? Miễn là có cơm thì được. Chúng tao không đòi thức ăn đâu mà sợ.

Thưa cậu, cậu thì cậu nghĩ thế, chứ chúng con thì lại phải nghĩ khác. Đã nhận cơm nước cho hai cậu thì phải dọn cho ra hồn một mâm cơm.

Không ra hồn cũng được. Chúng tao bằng lòng chỉ ăn cơm không thôi kia mà!

Thưa cậu, thế thì hai cậu cần gì phải đi đâu cho tốn tiền? Hai cậu cứ ở đây. Ở đây cũng có cơm rau chứ gì!

Mô cười, nhưng cái cười chẳng được tươi cho lắm. Khi nói câu vừa rồi, cái cổ nó gân lên. Nó có vẻ nhiếc thầm San: “ Muốn ăn ngon nhưng lại không muốn mất tiền”. San đỏ mặt, hất tay một cái, nói như người giận dỗi.

Thôi, thế này này… Chẳng nói lôi thôi gì nữa… Lương tao mỗi tháng chỉ có mười hai đồng bạc đấy thôi. Tao đến tiêu hết cả mười hai đồng là cùng thôi, chứ gì?

Mô chẳng nói sao, San ngừng một lúc rồi lại bảo:

Mỗi tháng mỗi người chúng tao đưa chục bạc. Hai người hai chục bạc. Mô ngây mặt ra, như nhẩm tính:

Hai mươi đồng thì tiền nhà đã mất độ bốn đồng rồi… San tiếp thật nhanh:

Với vài đồng tiêu lặt vặt, nghĩa là còn độ mười bốn đồng tiền ăn cho hai người.

Mô ngẫm nghĩ một lát rồi chợt hỏi:

Hai cậu định cho mười bốn đồng nguyên tiền ăn có phải không?

Phải rồi.

Vâng, biết vậy. Thế thì thế này này. Con nhận thổi cơm thôi, còn mọi thứ nhà cửa, giặt dịa, dầu đèn… mặc hai cậu cả.

Được rồi, mày cứ lấy mỗi tháng mười bốn đồng còn mặc chúng tao. Nhưng phải tìm cho chúng tao cái nhà.

Vâng, nhưng ấy là con mới nhận tạm thế thôi, chứ chưa dám nói chắc với hai cậu. Để con còn hỏi lại bà con đã…

Thứ, và có lẽ cả San thầm mong cho bà mẹ vợ nó không bằng lòng nhận. Nhưng hình như mẹ con nhà nó đã bàn đi bàn lại, trù liệu đâu vào đấy cả rồi. Nó chỉ còn đòi cho biết số tiền. Số tiền xét ra có thể nhận được rồi, lập tức nó đi hỏi nhà cho Thứ và San. Ngày hôm sau, nó bảo:

– Con thuê được nhà rồi đấy. Có ba đồng một tháng. Tối hôm nay, mời hai cậu xuống xem.

Cái nhà ở thụt vào mãi trong làng. Từ ngoài đường nhựa có một cái ngõ gạch đi vào. Ngõ vào đến nhà ấy vừa cùng. Nhưng vòng đến sau nhà, một cái ngõ khác trũng hơn, kề một đầu lên cái ngõ kia và chạy sang tận mặt kia làng, vắt hai sợi râu đỏ của nó lên cái sườn xanh rì của một con đê lớn. Cái lối đi bẩn thỉu và rác rưởi! Lẫn rác mục, lá khô phủ trên mặt, dầy đến nỗi người ta đi thấy lún chân. Thứ và San đã đi qua đấy một vài lần, nhưng chưa bao giờ trông thấy cái nhà, có lẽ chỉ vì đến đây họ còn mải chăm chú nhìn mặt đất để tránh những thứ dơ bẩn nhan nhản ở lối đi. Vả lại cái nhà liền sát một cái chuồng ngựa đua to, ở đầu trong. Cái chuồng ngựa với những con ngựa cao lớn, nở nang, chải chuốt và kiêu hãnh như bộ binh phục mới, những con ngựa thở phì phì và đập chân kêu bôm bốp, choán hết cả sự chú ý của người ta. Người ta chỉ trông thấy cái chuồng ngựa mà thôi. Nó nuốt hết cái nhà. Đứng bên ngoài mà trông, ai cũng tưởng cái nhà là một phần chuồng ngựa.

Dừng lại trước cái cổng thấp lè tè đυ.c ngay vào một bức tường sau, Thứ hỏi San:

Thế ra chỗ này cũng còn một cái nhà ư?

Tôi cũng không ngờ đấy.

Mô đã vào trước để bảo người ta xích chó. Nó chậm ra. Hai nhà giáo nhìn quanh. Họ có vẻ hơi thất vọng. Nghe lời Mô tán tụng sự sạch sẽ của cái nhà sắp thuê, họ không đòi thấy những cái mà họ đang phải thấy. Đó là những đám cỏ rậm um ở sát chân tường, những vũng nước đen, những chỗ đất phủ rêu nhầy nhầy, những đống rác lù lù, bừa bãi. Một mùi khai khai, khăn khẳn bốc lên. Cả hai người cùng nhun mũi, nhưng chẳng người nào nỡ nói ra. Thứ trầm ngâm bằng cái vẻ quen thuộc của y. San khe khẽ cười vô cớ. Họ rất sợ tỏ ra mình là những người khó tính. Có mỗi tháng ba đồng bạc mà đòi sang trọng làm sao được?

Mãi San mới dám rụt rè nói nhỏ một ý nghĩ của mình:

– Chắc nhiều muỗi lắm?

Y dùng tiếng Pháp. Thứ cũng dùng tiếng Pháp, khẽ nhún vai, đáp lại:

– Có lẽ…

Vừa lúc ấy thì Mô ra:

– Mời hai cậu vào.

Một cái đầu trọc lốc cũng từ sau lưng nó nhô ra.

Chào hai ông ạ! Mời hai ông vào trong này. Mô khẽ giới thiệu với Thứ và San:

Ông chủ.

Vừa kịp, Thứ và San đang lúng túng, không biết nên chào lại người ấy bằng gì cho phải. Y mặc độc mộc trọi một cái quần đùi đen, một cái áo cánh vải ròng rọc, mới cài có hai khuy. Có lẽ thấy khách đến, y mới mặc vội vàng cái áo vào. Y vừa xun xoe mời khách, vừa cài nốt mấy cái khuy trên. Quần áo thì thế mà người da đen thui, nặng nề, cục mịch. Da, có lẽ vì suốt đời cởi trần nên rất loãng, rất thô. Hai mắt kèm nhèm, trán chau chau. Chân đi bình bịch. Thứ và San phải hơi cúi xuống để chui qua cổng. Mới bước vào một cái nhà ngang, mặt trước trông hốc hác như quán chợ. Đó là nhà bếp. Bếp ở liền ngay cạnh cổng. Phía trong còn rộng, nhưng chẳng thấy kê đồ đạc gì, toàn thúng mủng.

Tạt chéo qua một cái sân nhỏ, lát gạch, có tường hoa, bể nước ở bên ngoài, họ tới cửa giữa ngôi nhà chính. Kiểu nhà xây ở quê nghĩa là thế nào cho xong chuyện thì thôi. Không có hàng hiên, ba khoang cửa ở tít mãi ngoài, thành thử một cái hè con cũng không có nữa. Đó là cái lỗi của chủ nhà tham muốn cho cái lòng nhà được rộng. Thứ để ý đến bốn con số “1935” ở trong lòng cái khung vữa hình chữ nhật, ở bên trên cửa giữa. Thì ra cái nhà này, làm cũng chưa lâu lắm. Được cái nền cao, cao hơn sân những hơn một thước tây. Không như cái bếp ở đằng đầu, chỉ cao hơn sân bằng hai hòn gạch đặt lên nhau. Đằng này phải có đến ba cái bậc để cho người ta lên…

Ông chủ cắm đầu, lút cút đi như chạy, huỳnh huỵch chạy vào nhà trước. Thứ và San, vừa đi vừa cố ý nhìn, khoan thai, đủng đỉnh theo sau. Mô bao giờ cũng rất lễ phép khi có người ngoài, rón rén và kính cẩn đi đằng sau hai cậu. Thành thử chủ đã vào nhà tám đời rồi, khách mới tới những bậc lên. Họ cũng chưa lên vội. Ông chủ lại lút cút chạy ra, nói như quát vào tai.

Mời hai ông vào!… Mời hai ông cứ vào!… Chó xích rồi!…

Vâng ạ!…

Thứ và San vào nhà. Gian giữa, trừ mấy cái giường thờ, án thư kê ở bên trong, phía ngoài chẳng có gì. Chủ mời khách lại bộ bàn ghế lim kê ở mạn ngoài một gian bên. Một người đàn bà, chắc bà chủ đang ngồi với ba đứa trẻ trên bộ ghế ở mạn trong, mải mốt ẵm đứa nhỏ nhất, đứng lên. San và Thứ cúi chào:

Bà ạ.

Cháu không dám ạ! Lạy hai ông!

Bà vội vàng đáp lại. Cái giọng mềm mỏng. Câu chào quá ư lễ phép đối với những người còn trẻ quá, khiến Thứ nhìn bà ta hơi kỹ, tuy vẫn nhanh chóng và kín đáo. Bà khác hẳn chồng. Chẳng đẹp đẽ gì hơn

– kể chồng ấy, vợ ấy cũng xứng đôi! – nhưng lại cao ngồng và mảnh khảnh, chứ không trùng trục, vai u, thịt bắp như ông chồng. Nếu ông chồng là một con gấu thì bà chính là một con cò ruồi. Bà giục hai đứa con lớn – đứa năm, sáu tuổi, đứa lên mười, mười một vẫn ngồi yên, hếch mắt lên nhìn hai ông khách mới vào.

– Đứng lên, con!

Và vẫn cái giọng khoan thai ấy, bà bảo chồng:

– Thắp cái đèn lên! Cái đèn búp măng đâu rồi?

Ông chồng gần chúi hẳn người vào gầm bộ ngựa tìm và hỏi toang toang:

Ơ hay! Cái đèn búp măng đâu rồi? U em!…

Bà tớn tác:

U em đâu rồi?… Con! Chạy ra bảo u em thắp đèn!… Mau, con!…

Thấy họ rối rít cả lên, hò ổng om sòm mà vẫn không có được một cái đèn, Mô có vẻ ngượng lây. Nó làm như nó cũng về phe với chủ nhà, phe phải tiếp Thứ và San. Nó nháo nhác, nhìn chỗ nọ, chỗ kia. Thói quen nghề nghiệp, nó nóng nảy muốn trông thấy cái đèn ở một chỗ nào, để cầm vội lấy, đem lại bàn, bật diêm thắp hộ. Ông chủ thì vẫn lục sục dưới những gầm bàn, gầm ghế và thỉnh thoảng gọi u em như quát. Bà chủ đã phải hơi gắt tiếng. Thứ vội bảo:

– Thưa ông, thôi ạ!… Còn sáng chán!

Y nhã nhặn thì đúng hơn. Thật ra thì trong nhà đã nhá nhem rồi. Bên ngoài cái cửa sổ sau, màu xanh của bức giậu găng tây dâng lên đến lưng chừng cửa sổ, đã thẫm lại thành đen. Không gian xám tro. Và tít ngoài xa, đằng sau những đám mây loáng thoáng như những mạng nhện đen, trên một nền trời bằng lặng, mấy vết máu đỏ chết, cứ chết dần, đổi sang màu tím thẫm. Trong nhà tối hẳn, bà chủ bực mình, phải ẵm con đi mãi ra phía cửa, chực đi tìm u em, thì u em đã vào. Một vật lù lù, lặng lẽ như một đυ.n rạ biết đi. Bà chủ hỏi:

U em đấy à? Đi đâu mà gọi mãi không lên thế? Đèn đâu?

Đây ạ! Tôi đi mua dầu.

Hèn nào!… Thắp lên!

Nhưng u em chậm quá. Mô nhanh nhẹn cất lấy và ông chủ lại cất lấy ở tay Mô…

– Cậu đưa tôi!

Ông bật diêm châm đèn. Thứ và San vẫn đứng. Mô nhận ra điều ấy trước nhất. Nó kéo hai cái ghế…

– Mời hai cậu ngồi chơi.

Bà chủ mời theo. Ông chủ cũng hấp tấp mời theo vợ, như quát vào tai khách. Thật tình thì Thứ và San muốn đứng. Bàn, ghế trông cục mịch và không được bóng. Chắc là ít khi dùng đến, ít khi lau chùi, và bụi bám khá nhiều. Đó là những điều mà người ta không thể nói toạc ra. Họ đành cảm ơn và ngồi vậy. Họ vẫn không quên lễ độ, họ xin phép trước. Còn Mô vẫn đứng. Ông chủ thì chỉ chiếc ghế còn bỏ không mời nó.

– Cậu Mô ngồi đây chơi.

Cố nhiên là Mô không dám…

– Ông chủ để mặc con…

Bà chủ hiểu tôn ti trật tự hơn. Bà mời Mô ngồi ghé bên chiếc ngựa. Thứ bảo Mô mới ngồi. Ông chủ nhà nhắc cái tích lên, do dự một thoáng, rồi lại đặt cái tích xuống bàn. Có lẽ ông lưỡng lự, không biết nên cứ mời khách uống nước ấy hay lại gọi đun nước khác. Bà chủ nhắc:

Anh thằng Học rót nước ra, mời hai ông xơi nước. Ông chồng rót nhưng vừa rót vừa phàn nàn:

Nước nguội cả rồi…

Chiếc vòi không chịu chảy. Ông đặt tích xuống bàn, mở vung tích ra xem. Ông nhìn quanh như muốn tìm một cái gì. Chẳng thấy gì, ông lại nhắc tích lên ghé miệng vào vòi ầm ầm thổi. Rồi ông lại rót. Phen này thì vòi nước chảy. Nhưng cũng lịn rịn chậm chậm. Ông lại thổi rồi lại rót, rồi lại thổi. Hai ba lần như thế, chiếc chén nước mới đầy. Ông nhắc một chén đặt trước mặt Thứ và một chén đặt trước mặt San:

Mời hai ông xơi tạm chén nước nguội. Ông đưa cho Mô một chén:

Cậu Mô xơi nước.

Không ai uống. Thứ và San kêu không khát. Mô nhìn hai cậu, tủm tỉm cười. Nó có ý tỏ cho hai cậu biết nó cũng nhận thấy lối rót nước ghê tởm của chủ nhà và những chiếc chén hạng rẻ tiền, trông như cáu bẩn. San và Thứ tảng lờ như không trông thấy nụ cười của nó. Họ nhìn đi, sợ chủ nhà để ý và sinh ngượng. Nhưng ông đã đang thông cái điếu thuốc lào rồi. Ông khẽ nhắc cái bóng đèn lên rồi dóm…

Thứ nói thẳng vào việc ngay:

– Thưa ông, thấy…

Y muốn giữ thể diện cho Mô (ông chủ gọi nó bằng cậu kia mà!… ) và gọi bằng anh nhưng thấy ngượng mồm. Y bèn gọi tên không.

Thưa ông, thấy Mô nói chuyện ông còn thừa một căn nhà không ở đến, muốn cho thuê…

Vâng, cậu Mô cũng đã nói chuyện với tôi…

Chủ và khách qua lại với nhau độ mười câu như vậy. Cuộc điều đình kết liễu. Chủ nhà định để lại cho người thuê nhà một gian cạnh của nhà ngoài…

Nguyên chỗ nhà ngoài này những ba gian. Hai ông ở gian đằng kia. Nhà tôi ở gian đằng này với cái buồng ở đằng này. Còn gian giữa, tôi để giường thờ, nhất định phải để không rồi. Như vậy là đã có gian giữa ngăn đôi biệt tích hẳn ra. Tha hồ rộng rãi mà cũng tiện.

Đã đành! Nhưng San và Thứ vẫn thích ở buồng hơn. Họ viện lẽ rằng đêm phải học khuya, thắp đèn khuya, không muốn vì sáng đèn mà nhà chủ không ngủ được…

– Vâng, thế thì hai ông ở buồng cũng được. Để tôi khuân những đồ đạc của tôi ra.

Nhưng bà chủ chợt nói gì nho nhỏ với chồng. Ông ngần ngừ một chút rồi hỏi lại San và Thứ:

– Hay là hai ông ở nhà ngoài?…

Họ đưa mắt nhìn nhau như để hỏi ý kiến nhau, thì ông chủ đã vội cắt nghĩa thế này:

Chẳng nói giấu gì hai ông… Nhà có nuôi con lợn, con gà, chuồng lợn ở đằng này, tôi phải ở buồng này để trông coi cho tiện.

Thưa ông, thế buồng đằng kia.

Vâng, hay hai ông ở buồng đằng kia?

Vâng, nếu tiện thì hay lắm.

Tiện thì tiện lắm. Buồng ấy tôi vẫn bỏ không.

Thế thì còn gì bằng nữa.

Hai vợ chồng ông chủ nhìn nhau. Trong cái nhìn của họ, Thứ nhận thấy có một vẻ gì như lưỡng lự không đành.

Thứ sinh ngờ. Ông chủ cười cười, bảo:

Nhưng giá hai ông ở nhà ngoài vẫn hơn cả. Chả gì bằng nói thật. Ở trong buồng thì đến mùa bức, chắc là không được mát.

Thưa ông, không có cửa sao ạ?

Có… cũng có hai cửa sổ, nhưng… Bà chủ như hơi gắt với chồng:

Thì cứ mời ngay hai ông vào buồng xem. Nếu được thì hai ông ở… Thưa hai ông, cái gì nhà cháu cũng hay nói thật. Ở trong buồng thì không được thoáng như ở nhà ngoài. Nhưng nếu hai ông muốn ở buồng cho tĩnh mịch để xem sách thì xin tùy ý. Còn nhà cháu thì thế nào cũng được. Gian nhà ngoài cũng rồi, buồng cũng rồi. Hai ông ở đâu thì cũng thế thôi. Hai ông ở gian nhà ngoài thì căn buồng ấy bỏ không, chứ đâu có ai thuê, nhà cháu cũng không cho thuê nữa. Vậy mời hai ông vào xem cho cẩn thận. Rồi hai ông định thế nào cũng được. Còn như nhà cháu ép hai ông ở nhà ngoài cũng không dám ép mà bảo hai ông ở trong buồng cũng không dám bảo. Cái ấy thì xin cứ tùy hai ông cả.

Thứ hơi khó chịu. Cái giọng ngọt xớt này thế mà ghê gớm lắm đấy! Y nghĩ vậy. Người đàn bà không được thật thà như người chồng. Y cũng không tốt bụng như chồng. Y không muốn khuyên gì. Đó là một cách giữ kẽ về sau. San và Thứ muốn ở đâu thì ở, nhưng sau này đừng có kêu ca gì hết. Thứ lại càng sinh ngờ vực. San quay sang y, bảo:

Hay là ta xin phép ông bà vào buồng xem qua xem thế nào? Ông chủ đã nhanh nhảu đứng lên:

Vâng, mời hai ông vào xem…

Ông cầm đèn đi trước. Ông đi còn nhanh hơn lúc nãy. Nhưng lần này là cố ý. Ông muốn vào buồng trước một chút để còn sửa soạn. Khi Thứ, San và thằng Mô vào đến buồng, thì ông đã mở tung hai cánh cửa ra rồi. Quả nhiên, cũng hai cái cánh cửa sổ hẳn hoi, một cái ở đằng trước, một cái ở đằng sau. Nhưng chỉ một cái mở được thôi. Cái đằng trước mở thì cũng mở được đấy, nhưng mở ra cũng chẳng ích gì. Nó nhòm thẳng vào bức vách đầu hồi cái nhà lá quay mặt về mặt bếp. Bức vách ấy gần sát cửa sổ trước căn buồng. Trông chướng phè phè. Thành thử mặt sau căn buồng lại có vẻ như là mặt trước… San chỉ cho Thứ mỗi cái lỗ đυ.c mãi tít trên đầu hồi, khẽ bảo:

Kể thì cũng đủ lối cho không khí ra vào. Thứ mỉm cười:

Thừa đủ. Chúng mình có hai người, và xưa nay sẻn không khí mãi, quen rồi. Mô gõ tay vào bức tường hồi, bàn:

Giá chỗ này đυ.c một cái cửa sổ nữa thì phải.

Vâng, kể ra giá đυ.c thêm cái cửa sổ ở chỗ ấy thì đẹp lắm, nhưng tức một cái chỗ này lại liền chuồng ngựa quá.

Ông chủ trả lời như vậy. Rồi ông vội thêm ngay:

Với lại thế này cũng đủ lắm rồi. Hai cái cửa sổ lại cái cửa ra vào mở ra nhà ngoài. Được cái cửa ra nhà ngoài cũng gần ngay với cái cửa nhà ngoài ra sân…

Tối hôm ấy, lúc Mô lên để mắc màn, nó và Thứ và San lại bàn tán về chuyện thuê nhà, San hỏi:

Ông ta làm gì thế, hở Mô? Trông cái tướng thế mà giàu!

Thưa cậu, vợ chồng ông ta chỉ chuyên môn làm đậu.

Làm đậu phụ bán cho người ta ăn ấy à. Eo ôi! Thế mà người ta cũng dám mua ư?

Thưa cậu, sao mà không mua ạ?

Trông cái mắt ông ấy, tao đã đủ ghê chết cha rồi!

Thứ bật cười:

Ồ, mà không hiểu sao mắt bà ta cũng vậy. Hai vợ chồng cùng toét.

Thế thì anh trông còn sót đấy. Tôi còn thấy cả u em cũng toét nốt, mới chết người ta chứ! Sao mà họ khéo tìm người thế!

Khéo rồi chúng mình ở đấy ít lâu cũng sinh toét nốt. Tôi sợ lắm.

Mô có vẻ không bằng lòng họ chế giễu như vậy. Nó cười ngượng nghịu. Và nó bảo:

Thưa cậu, thế mà nhà cửa nhà ông ta sạch lắm, không mấy nhà được sạch bằng. Con đã xem kỹ lắm rồi. Đừng nói gì đến sân, nhà, ngay cái chuồng lợn nhà ông ta cũng sạch như lau. Mỗi ngày ông ấy đổ nước mấy lần. Cả đến cái chuồng tiêu. Hai cậu chưa biết cái chuồng tiêu nhà ông ấy đấy. Buồn cười lắm. Mỗi lần xong việc, có một cái vung bằng nắp gỗ để đậy lại, cho khỏi có mùi xông lên…