Tố Nữ Kinh

Chương 2

Chương 2: Tố Nữ Phương
TỐ NỮ PHƯƠNG

Hoàng Đế hỏi Tố Nữ: Đàn ông thụ khí, âm dương đều bằng nhau. Khi đàn ông hành dương, thường bị bệnh ở tai và mắt trước, gốc đó là tốt, mà liệt dương không dấy cứng lên được, khí lực suy nhược, không khỏe mạnh, giám hỏi con đường chữa cái đó?

Tố Nữ đáp: Cái mà Đế hỏi, mọi người cũng có như thế, âm dương làm thành thân người, tất cả đều do đàn bà, chết non tổn thọ, nam tính phải vận dụng hạn chế. Cho nên không thể chuyên tâm ham nữ sắc, phạm cái đó thì kiệt sức, tình đó thất thương, không thể không suy nghĩ, thường phải xem xét cẩn thận, đó là đạo trường sinh vậy. Bệnh đó đã làm, nên lấy thuốc để chữa. Nay phạm gọi là thất thương:

Thứ nhất là kỵ ngày hối sóc của tháng (đầu và cuối tháng), thượng huyền, hạ huyền, ngày vọng (rằm), sáu ngày Đinh, để hợp âm dương (tức là giao hợp), hại cái tinh của con, làm cho người ta gặp địch mà không đánh được, có lúc một mình thì lại dấy cứng lên, nướ© ŧıểυ đỏ vàng, tinh trống rỗng tự ra, hoặc chết.

Thứ hai là kỵ khi sấm chớp gió mưa, âm dương mờ mịt, chấn động trời đất, mặt trời mặt trăng không sáng, lấy để giao hợp âm dương, sinh ra con cuồng hủi, hoặc có điếc mù, câm ngọng thất thần, phủ thường nhầm lẫn lung tung, tâm ý không yên, tự nhiên vui sợ không thường, nằm mê việc buồn không vui.

Thứ ba là kỵ khi vừa mới ăn no, sức của lúa gạo (cốc lực) chưa hành, trong dạ dày đầy căng, ngũ tạng đang đợi hưởng, lúc này đã hợp âm dương, sáu thứ vừa mới tổn thương (lục tân tổn thương), nướ© ŧıểυ phải đỏ, hoặc trắng hoặc vàng, thắt lưng và cột sống đau đớn, đầu và cổ truyền nhau cứng ra, hoặc thân thể phù thũng, bụng trên chướng đầy, hủy hình chết non, đó thường là con đường chết non.

Thứ tư là kỵ vừa mới tiểu tiện tinh khí nhỏ yếu, vinh khí không chắc, vệ khí chưa tản ra, lúc này đã hợp âm dương, làm cho người ta hư phiếm, âm dương bế tắc, tuyệt đường ăn uống vì không biết ngon, bụng chướng đầy kết, ức (? ức: ngực, nỗi lòng) không yên, nhầm lẫn lung tung hoặc vui giận thất thường, giống như lên cơn điên.

Thứ năm là kỵ vừa mới đi bộ và làm công việc nặng nhọc, thân thể mệt, vinh khí không định, vệ khí chưa tản ra, đã hợp âm dương, tạng khí cùng khô, làm cho khí trong người phiếm (chạy lung tung), thở hít khó khăn, môi miệng khô khan, thân thể ra mồ hôi, thức ăn chất bột không tiêu hóa (cốc bất tiêu hóa), bụng trên đầy chướng, đau buốt trăm nơi, nằm ngồi không yên.

Thứ sáu là kỵ vừa mới tắm gội xong, đầu thân và tóc còn ẩm, làm việc nâng vác nặng, mồ hôi ra như mưa, đã hợp âm dương, tất gió lạnh làm hại, bụng dưới đau cấp, thắt lưng và cột sống đau cứng, tứ chi đau buốt, ngũ tạng chờ hưởng, công lên đầu hoặc sinh ra lậu lịch (ra máu nhỏ giọt dầm dề).

Thứ bảy là kỵ không nói chuyện với con gái, dươиɠ ѵậŧ cứng nhiều, đang lúc đó đã hợp âm dương, không nghĩ đến giữ lễ, khí cấp làm cho thấy trong dươиɠ ѵậŧ đau hại, ngoài thì rung động cơ thể, trong thì tổn hại tạng phủ, kết tóc tắc tai, mắt nhìn mờ mờ, trong tim sợ hãi, phảng phất mừng không đâu, như cành cây giã ở trong ngực cách, ho ngược khí lên, trong thì tuyệt, thương ở trung, nữ tuyệt mềm yếu, thân thể không giữ.

Phạm vào một thiên đó, hình chứng đã rõ ràng, sống yểu thần lạc, chữa cái đó có bài thuốc.

Hoàng Đế hỏi Cao Dương Phụ rằng: Tôi biết Tố Nữ, biết rõ kinh mạch tạng phủ trống rỗng hay đầy đủ, đàn ông có ngũ lao thất thương, đàn bà có âm dương cách bế, ra khí hư trắng đỏ, hoặc tuyệt sản không có con, đàn ông thụ khí âm dương giống như nhau, duyên do của bệnh đó do đâu mà có? Cho nên muốn hỏi, mời nói hết cho.

Đáp rằng: "Câu hỏi thật là sâu sắc thay! Đàn ông có ngũ lao lục cực thất thương, bệnh đều có nguồn gốc bởi gì đó, và hình trạng của nó".

Đế nói rằng: "Tốt thay! Bệnh thất thương, mừng vui muốn ông nói tất cả".

Đáp rằng:

1 – Một là âm hãn (vùng dươиɠ ѵậŧ và túi dái có mồ hôi).

2 – Hai là âm suy.

3 – Ba là tinh trong.

4 – Bốn là tinh ít.

5 – Năm là phía dưới vùng âm ẩm ngứa.

6 – Sáu là tiểu tiện nhiều lần mà ít.

7 – Bảy là dươиɠ ѵậŧ mềm teo, hành sự không như ý mong muốn.

Bệnh hình là như thế, gọi đó là thất thương.

Hoàng Đế nói: "Thất thương là như thế, chữa bệnh đó như thế nào?".

Đáp rằng: Có thần dược cho bốn mùa tên là Phục linh, xuân thu đông hạ, chữa theo bệnh hình, lạnh thì thêm thuốc nóng, ôn thì lấy mát kiêm, phong thì gia phong dược, theo sắc và mạch khi chẩn mà bình bàn, theo bệnh mà gia thuốc, tất như kinh này.

Ba tháng mùa xuân nên lấy Cánh sinh hoàn (Cánh sinh là Phục linh), chữa đàn ông ngũ lao thất thương, dương suy mất đi còn nhỏ, dưới túi dái mọc mụn, lưng dưới lưng trên đau đớn, không ngửa cúi được, hai bánh chè đầu gối khi lạnh khi nóng mà ngứa, hoặc có lúc phù thũng, khó bước đi, mắt gặp gió thì chảy lệ, nhìn xa mờ mờ, ho ngược khí lên, mình mẩy vàng vọt, chung quanh rốn căng co, đau dẫn tới bàng quang, tiểu tiện ra máu, dươиɠ ѵậŧ đau tổn hại, có khi có đái rơi rớt mà buốt, mồ hôi làm cho áo đỏ hoặc vàng, hoặc làm mê sợ hãi, miệng khô lưỡi cứng, khát muốn uống nước, ăn được không như thường, hoặc khí lực không đủ, từng lúc từng lúc khí ngược lên, ngồi phạm bảy điều kỵ, đã thành lao thương, bài thuốc đây trị bệnh đó rất nghiệm.

1. Phục linh 3 phân. Nếu không tiêu thức ăn, thêm 1 phần 3 số đó.

2. Xương bồ 4 phân. Nếu tai điếc, thêm 1 phân.

3. Sơn thù du 4 phân. Nếu thân ngứa, thêm 1 phần 3 số đó.

4. Khô lâu căn 4 phân. Nếu nóng khát, thêm 1 phân.

5. Thỏ ti tử 4 phân. Nếu mềm mà ngứa, thêm một nửa số đó.

6. Ngưu tất 4 phân. Nếu cơ quan bất lợi, tăng thêm gấp đôi số đó.

7. Xích thạch chi 4 phân. Nếu nội thương thêm 1 phần 3 số đó.

8. Can địa hoàng 7 phân. Nếu phiền nhiệt, thêm 1 phần 3 số đó.

9. Tế tân 4 phân. Nếu mắt mờ, thêm 1 phần 3 số đó.

10. Phòng phong 4 phân. Nếu phong tà, thêm 1 phần 3 số đó.

11. Thự dự 4 phân. Nếu âm ẩm ngứa, thêm 1 phần 3 số đó.

12. Tục đoạn 4 phân. Nếu có trĩ, tăng gấp đôi số đó.

13. Sà sàng tử 4 phân. Nếu ít hơi, thêm 1 phần 3 số đó.

14. Bá thực 4 phân. Nếu ít sức, tăng gấp đôi số đó.

15. Ba kích thiên 4 phân. Nếu mềm yếu, thêm 1 phần 3 số đó.

16. Thiên hùng 4 phân, bào Nếu có phong, thêm 1 phần 3 số đó.

17. Viễn chí bì 4 phân. Nếu sợ hãi không yên, thêm 1 phần 3 số đó.

18. Thạch hộc 4 phân. Nếu mình đau, tăng gấp đôi số đó.

19. Đỗ trọng 4 phân. Nếu tuyệt dương đau thắt lưng, thêm 1 phần 3 số đó.

20. Thung dung 4 phân. Nếu mình đau, tăng gấp đôi số đó.

Có hai mươi vị, giã rây, trộn mật làm viên, như hạt ngô đồng, trước khi ăn thì uống ba viên, ngày ba lần, sức tăng dần không biết, lấy đến khi biết làm mức, cũng có thể tán uống bột, lấy nước trong của cháo uống bằng phương thốn chủy, bảy ngày thì biết, mười ngày thì khỏi, ba mươi ngày thì dư, khí bình, uống lâu dài thì già cũng trẻ lại, kiêng thịt dê, thịt lợn, và ruột của nó, kiêng nước lạnh và kiêng thù du, su hào, cỏ tranh sống.

Hoàng Đế lại hỏi rằng: Ba tháng mùa hạ lấy bài thuốc nào? Mừng vui muốn ông nói tất cả.

Đáp rằng: Nên lấy bài "Bổ thận Phục linh hoàn" để chữa đàn ông nội hư, không ăn uống được, đột ngột hay quên, buồn rầu không vui, hận giận không thường, hoặc thân thể phù thũng, nướ© ŧıểυ đỏ vàng, tinh chảy ra dầm dề, đau cắn ở bàng quang, não đau lạnh bại, duỗi thẳng ra mà không đi được, khát muốn uống nước, bụng trên chướng đầy, đều phạm vào bảy điều kỵ đã nghi ở trên, phải có cách chữa cái đó, tùy mức độ của bệnh, dùng phương như sau:

1 – Phục linh 3 lạng. Nếu ăn không tiêu tăng gấp đôi.

2 – Phụ tử 2 lạng, bào. Nếu có phong, tăng 1 phần 3 số đó.

3 – Sơn thù du 3 lạng. Nếu mình ngứa, tăng 1 phần 3 số đó.

4 – Đỗ trọng 2 lạng. Nếu đau lưng, tăng 1 phần 3 số đó.

5 – Mẫu đơn 2 lạng. Nếu trong bụng có hơi di động, thêm 1 phần 3 số đó.

6 – Trạch tả 3 lạng. Nếu có thủy khí, thêm 1 phần 3.

7 – Thự dự 3 lạng. Nếu có đầu phong, tăng gấp đôi số đó.

8 – Quế tâm 6 lạng. Nếu nhan sắc không đủ, thêm 1 phần 3 số đó.

9 – Tế tân 3 lạng. Nếu mắt nhìn mờ mờ, thêm 1 phần 3 số đó.

10 – Thạch hộc 2 lạng. Nếu âm ẩm ngứa, thêm 1 phần 3 số đó.

11 – Thung dung 3 lạng. Nếu thân mềm yếu, thêm 1 phần 3 số đó.

12 – Hoàng kỳ 3 lạng. Nếu đau mình, thêm 1 phần 4 số đó.

Có mười hai vị, giã nhỏ, rây, trộn mật làm viên, to như hạt ngô đồng, trước khi ăn uống bảy viên, ngày uống hai lần, kiêng các thứ hành sống, rau sống, thịt lợn, nước lạnh, đánh chén cạn bầu.

Hoàng Đế lại hỏi rằng: Cách chữa mùa xuân hạ, đã nghe và nghiệm thấy tốt, vậy ba tháng mùa thu lấy bài thuốc nào?".

Đáp rằng: Nên lấy "Bổ thận Phục linh hoàn", chữa con trai thận hư lạnh (nói gọn ở dưới), phương dùng như sau:

1 – Phục linh 3 lạng.

2 – Phòng phong 2 lạng.

3 – Quế tâm 2 lạng.

4 – Bạch truật 2 lạng.

5 – Tế tân 2 lạng.

6 – Sơn thù nhục 2 lạng.

7 – Thự dự 2 lạng

8 – Trạch tả 2 lạng.

9 – Phụ tử 2 lạng (bào).

10 – Can địa hoàng 2 lạng.

11 – Tử uyển 2 lạng.

12 – Ngưu tất 3 lạng.

13 – Thược dược 2 lạng.

14 – Đan sâm 2 lạng.

15 – Hoàng kỳ 2 lạng.

16 – Sa sâm 2 lạng.

17 – Thung dung 2 lạng.

18 – Can khương 2 lạng.

19 – Huyền sâm 2 lạng.

20 – Nhân sâm 2 lạng.

21 – Khổ sâm 2 lạng.

22 – Độc hoạt 2 lạng.

Có hai mươi hai vị, giã, rây, trộn mật làm viên, to như hạt ngô đồng, trước bữa ăn uống năm viên, gặp khi thì lấy rượu uống xuống, kỵ đánh chén các thứ hành sống, đào, mận, thịt chim sẻ, rau sống, thịt lợn, su hào, cỏ tranh.

Hoàng Đế lại hỏi: "Xuân, hạ, thu đều có phương hay, vậy ba tháng mùa đông lấy phương gì mà chữa?".

Đáp rằng: Nên lấy "Thùy mệnh Phục linh hoàn", chữa ngũ lao thất thương, hai mắt mờ mờ, gặp gió thì chảy nước mắt, vùng cổ cứng lạ, không thể xoay chuyển, bụng trên đầy, chi trên và ngực sườn lạnh, dẫn xuống đến thắt lưng, biểu lý đau đớn, không thể thở hít, ăn uống thì ho ngược lên, mặt và mắt vàng vọt, tiểu tiện buốt nhỏ giọt, tinh trong mà tự ra, dươиɠ ѵậŧ mềm mà không dấy lên được. Khi gặp việc không đối được, ống chân buốt đau, hoặc ngũ tâm phiền nhiệt, thân thể phù thũng, mồ hôi trộm chảy ra, tứ chi co rung, hoặc hoãn hoặc cấp, nằm mộng sợ hãi, thở hít ngắn gấp, miệng khô lưỡi khan, giống như khát nước, thoắt vui lung tung, hoặc buồn rầu rêи ɾỉ, thuốc đó chủ chữa chứng đó, bổ mọi thứ tuyệt, làm cho người ta béo trẻ khỏe về trí lực, ăn uống tăng gấp nhiều lần, trừ hết bách bệnh, phương như sau:

1 – Phục linh

2 – Bạch truật

3 – Trạch tả

4 – Mẫu lệ

5 – Quế tâm

6 – Mẫu lệ (ngào)

7 – Mạn kinh tử

8 – Thự dự

9 – Đỗ trọng

10 – Thiên hùng

11 – Nhân sâm

12 – Thạch trường sinh

13 – Phụ tử

14 – Can khương

15 – Thỏ ti tử

16 – Ba kích thiên

17 – Thung dung

18 – Sơn thù du

19 – Cam thảo (chích)

20 – Thiên môn đông (bỏ lõi)

Có hai mươi vị, mỗi vị hai lạng, giã, rây, lấy mật trộn làm viên, to như hạt ngô đồng, uống trước khi ăn năm viên, uống với rượu đều được, kiêng các loại rong biển, rau tùng, cá chép, hành sống, thịt lợn, chuốc rượu.

Hoàng Đế lại hỏi: "Thuốc theo bốn mùa, đều đã nghe đủ, thuốc đó bốn mùa uống thông nhau được không?"

Đáp rằng: Có thuốc tán dùng cho bốn mùa là "Phục linh tán", không tránh hàn nhiệt, nhưng nếu uống nó lâu dài, có thể sống dài mãi mãi, già thêm trẻ lại. Phương dùng như sau:

1 – Phục linh

2 – Chung nhũ (nghiền)

3 – Vân mẫu phấn

4 – Thạch hộc

5 – Xương bồ

6 – Bá tử nhân

7 – Thỏ ti tử

8 – Tục đoạn

9 – Đỗ trọng

10 – Thiên môn đông (bỏ lõi)

11 – Ngưu tất

12 – Ngũ vị tử

13 – Trạch tả

14 – Viễn chí (bỏ lõi)

15 – Cam cúc hoa

16 – Sà sàng tử

17 – Thự dự

18 – Sơn thù du

19 – Thiên hùng (bào)

20 – Thạch vi (bỏ lông)

21 – Can địa hoàng

22 – Thung dung

Các vị bằng nhau.

Có hai mươi hai vị, giã rây làm tán, lấy rượu uống bằng phương thốn chủy, ngày uống hai lần, hai mươi ngày thì biết, uống trên trăm ngày, thể khí cứng khỏe, uống lâu dài đến tuổi tám mươi chín mươi, lại như trẻ nhỏ, kiêng chuốc rượu và các vật như thịt dê nấu, cá chép, thịt lợn, su hào, cỏ tranh.

Cao Dương phụ nói rằng: Phương trong kinh do thần tiên tạo ra, cái đó uống để chữa bệnh, đều đã bàn xong, như là chỗ đã nói, theo mở rộng ra, từ đó đến đây không bệnh không chữa, không sinh chẳng cầu. (Cùng lấy ra từ trong quyển thứ hai mươi lăm Cổ kim lục nghiệm)

Phục linh phương: (Từ đây trở xuống theo Thiên kim yếu phương, quyển thứ hai mươi mốt, phụ lục)

– Phục linh, (năm cân, nấu với nước than 10 lượt, nước tương 10 lượt, nước trong 10 lượt).

– Tùng chỉ, (năm cân đun……, mỗi lần đun 40 lượt).

– Sinh Thiên môn đông, (năm cân, bỏ lõi, bỏ bì thật khô, tán bột).

– Ngưu tất, (ba cân, luyện 30 lần)

– Bạch mật, (ba cân, đun cho hết bọt).

– Thứ lạp (ba cân, luyện 30 lượt).

Có sáu vị, tất cả đều giã, rây, lấy cái âu bằng đồng để trên nước sôi, trước hết cho tô thứ, thứ đến lạp, mật, cạn rồi cho thuốc, đảo nhanh không dừng, cốt làm cho thật đều, cho vào trong bình để dành, đậy kín không cho lọt hơi vào.

Trước hết một miệng không ăn, muốn không ăn trước hết cần ăn chất ngon sạch, làm cho cực no, sau đó tuyệt thực, tức uống 2 lạng, hai mươi ngày sau uống 4 lạng, lại hai mươi ngày sau uống 8 lạng, rõ ràng thứ tự lấy đến họng làm mức.

Đợt thứ hai, lần đầu lấy 4 lạng, hai mươi ngày sau 8 lạng, lại hai mươi ngày sau 2 lạng.

Đợt thứ ba, uống, lần đầu lấy 8 lạng, hai mươi ngày sau 2 lạng, hai mươi ngày sau 4 lạng, hợp lại 180, thuốc thành từ sau tập quán làm 3 viên, đem phụ không uống, cũng vẫn thường được lấy tô mật ngâm vào trong rượu ngon một thăng uống càng tốt.

Khi hợp thuốc cần chọn ngày vượng tướng của bốn mùa, đặc biệt kỵ những ngày hình, sát, yếm, và tứ kích mộc phế rất hung, đó là phép Bành Tổ.

Phục linh cao phương (Thiên Kim Dực gọi tên là Ngưng linh cao)

– Phục linh (sạch, bỏ vỏ) – Tùng chỉ (24 cân).

– Tùng tử nhân, – Bá tử nhân (mỗi thứ 12 cân).

Có bốn vị đều theo đúng phép luyện; Tùng, bá nhân không luyện, mà giã, rây, mật trắng hai đấu bốn thăng, cho vào âu bằng đồng đun trên nước sôi, lửa nhỏ, đun 1 ngày 1 đêm, hôm sau bỏ thuốc xuống, quấy, khi được, đun nhỏ lửa 7 ngày 7 đêm thì dừng, viên như quả táo nhỏ, mỗi lần uống 7 viên, ngày uống 3 lần, muốn tuyệt cốc, ăn đến no là được, nhẹ mình, sáng mắt, không già, (sau phương đó, một bản có Phục linh, Thung dung, Tô hạnh, Địa hoàng Tô là ba phương, mọi bản đó đều không, lại Thiên Kim Dực đã có, nay lại không chép thêm).