Nhục Bồ Đoàn

Chương 11

Hồi 11
Đạo chích phóng kim tiền

Trai gái thành chồng vợ.

Diễm Phương thông da^ʍ với Bán Dạ Sinh mười mấy đêm liền, cuộc tình mây mưa đang đằm thắm thì đùng cái, Quyền Lão Thực trở về làm đứt đoạn. Nàng hận không nói được, bụng nghĩ:

“Xưa nay, mình cho rằng đàn ông ở đời không thể vừa có tài học, tài mạo, lại có bửu bối tiên thiên. Vì vậy mình đành bỏ hai thứ đấu là tài và mạo, chỉ lưu ý đến mặt nɧu͙© ɖu͙© thôi. Mình đã oi con vật ngu xuẩn này như một của quý nên mới hi sinh, mà suốt ngày chịu cực, chịu khổ vì nó. Mình có biết đâu đàn ông quả có người hội đủ cả ba. Không biết còn gặp được anh ấy không, nghĩ tiếc sao trời đã sinh ra mình là một giai nhân, thế mà so với người đàn bà xấu xí ở nhà đối diện, đã hưởng đời hơn được gì. Bây giờ hối tiếc những ngày qua đã không được, còn những ngày tháng tới lẽ nào cũng đành để trôi qua vô vị. Thánh nhân có câu: “Người trí hành xử lúc nào cũng như ban ngày”. Đã làm thân đàn bà con gái, không ô danh thất tiết thì thôi, chớ tay đã nhúng chàm, thì cứ hẳn hòi, bỏ nhà mà sống, chả lẽ khuất tất trong cảnh làm vợ họ Trương mà lòng vương họ Lý mãi sao. Mình thường nói, xưa nay chỉ có kẻ nào có cặp mắt của Hồng Phất mỹ, lá gan của Trác Văn Quân mới đáng tư tình với người. Mà đã tư tình thì phải tư tình triệt để, há chẳng cuối cùng hai giai nhân ấy còn được sắc phong phu nhân đấy sao? Có thế mới xứng đáng là bậc hào kiệt trong giới nữ lưu.

Cũng có người ăn vụng không quá một hai lần đã bị trắc trở cả một đời, đến nỗi không được ggặp nhau, đành ôm mối tương tư mà chết, vậy há không đáng chê sao? Từ hồi nào đến gìờ, bí quyết của kẻ tư tình thì hai chữ “Da^ʍ” với “Bôn” vốn không tách rời bao giờ, đã muốn da^ʍ thì phải chịu bôn, còn như cho rằng không thể bôn được, thì ráng dẹp cái nghiệt chướng nơi mình đi, cố làm người trung trinh bất nhị cho xong, tại sao đem danh tiết và tính mạng ra đổi rẻ lấy thú phong lưu trong chốc lát?”

Đã có chủ ý, nàng bèn viết thơ cho Bán Dạ Sinh, hẹn cùng nhau đi trốn.

Nàng đứng ngoài cửa , đợi Tái Côn Lôn đi ngang qua, bèn trao thơ nhờ mang đi. Nàng còn sợ Bán Dạ Sinh nhát gan không dám làm gì, nôn nónh đêm ngày, suốt ngày cứ kiếm chuyện cãi vã với Quyền Lão Thực,muốn họ Quyền không chịu nổi phải bỏ vợ như Chu Mãi Thần ngày xưa vậy. Nàng lấy cớ đau ốm, tơ không quay, lụa không dệt, rau không tưới mà ngay cả việc bếp nước cũng không lo, trà hơi nguội thì nói là nước không sôi, cơm hơi khô thì nói là nấu không chín, sáng sớm đã sưng xỉa, chiều tối thì lạng nhạt, khi vào giường ngủ thì đầy đọa chồng đủ mọi cách, có khi nửa đêm kêu chồng thức dậy pha nước, nấu cháo, không cho ngủ yên, lúc giao hợp với chồng giở mánh làm kiệt tinh lực cho chóng. Thế nhưng Quyền Lão Thực cũng rán chiều chuộng, mong lấy công chuộc lỗi, ai gnờ bao nhiêu công khó ban đêm chẳng hề bù được lỗi lầm ban ngày, chỉ ít lâu một con người vạm vỡ nhu sói như cọp kia mới không đầy một tháng mà da đã muốn bọc xương, chờ chết.

Xóm giềng biết cảnh đều bất bình, nhưng vì sợ Tái Côn Lôn, nên không ai dám hở môi, Quyền Lão Thực thấy tính tình của vợ đột nhiên thay đổi khác thường thì nghi ngờ là có chuyện gì lạ, nên gạn hỏi lối xóm xem lúc mình đi vắng có gì khác trong nhà không…. Hàng xóm lúc đầu nói thác là không biết, nhưng về sau thấy Quyền Lão Thực gạn hỏi mãi thì tội nghiệp cho một người trung hậu sau này có thể chết vì tay kẻ dâʍ ɖu͙©, nên đành trả lời:

“Có, có một khách hàng đến nhà anh mấy lần. Có điều người nàythì chả ai dám động đến, vì động đến thì hậu quả chẳng khác nào như lời cổ ngữ đã dạy:

Minh thương dị đóa

Ám tiễn nan phòng

Có nghĩa:

Thương hươi trước mặt dễ tránh

Tên bắn sau lưng khó phòng

Không những không thể làm gì được, mà còn sợ tai họa khôn lường nữa.”

Quyền Lão Thực hỏi:

“Người gì mà ghê gớm vậy?”

Hàng xóm nói:

“Không ai xa lạ, chính là Tái Côn Lôn, tên trộm thần kỳ nổi tiếng trong thiên hạ. Hồi đầu hắn đi ngang qua nhà anh, sau đó thấy anh đi mua bán vắng nhà, mới đến dò la thăm hỏi. Ai ngờ, kể từ hôm đó, đêm nào nhà anh cũng có tiếng động như có người nói chuyện vậy. Nếu là người khác thì chúng tôi đã đến dò xét rồi, anh nghĩ coi ai dám động đến móng chân của hắn. Mình không gây chuyện với hắn mà hắn còn đến hỏi thăm sức khỏe, huống hồ lại chọc hắn giận, thì làm sao hắn để yên cho mình. Vả lại từ hồi nào đến gìờ, trong luật pháp đâu có chuyện xóm giềng phải bắt gian phu da^ʍ phụ, cho nên hắn tự do đi lại mười mấy đêm liền, mãi cho đến hôm anh về mới dứt.

Anh nên để bụng, sớm hôm phải đề phòng, tuyệt đối không được tiết lộ để tránh tai bay họa gởi, ngay với vợ anh cũng phải ẳn nhẫn, đừng nói ra. Chị ấy mà biết được sẽ thông tin cho hắn, chừng đó ngay cả bọn tôi cũng không được an toàn, nếu nhẹ thì cũng bị hắn hãm hại, còn nếu nặng thi có khi ngay cả tính mạng cũng khó bảo toàn.”

Quyền Lão Thực nói:

“Hắn đân có thường đến mua hàng. Nếu quý anh không nói, tôi đâu có biết, quý anh đã dặn, tôi quyết không tiết lộ. Thế nào cũng có ngày hắn rơi vào tay tôi. Khi nào bắt được hắn đem chặt đầu, nhờ quý anh giúp một tay.”

Láng giềng nói:

“Đừng có dại. Cổ ngữ có câu:

Nã tặc nã tang

Tróc gian tróc song

Có nghĩa:

Bắt trộm phải cả tang vật

Bắt gian phải bắt cả hai.

Vợ anh không nghĩ đến anh, thì giữ lại trong nhà ích gì, chi bằng bán quách lấy tiền xài, không bị mất vốn. Có điều nếu bán cho người khác, chưa chắc chịu đi, vả lại nếu Tái Côn Lôn hay được, nó sẽ nghĩ mình dứt tình nó, nó sẽ giận lên và trả thù cho coi. Tốt hơn là anh cứ bán cho hắn. Ăn trộm kiến tiền cũng dễ, hắn đã thương vợ anh biết đâu sẽ bằng lòng trả cho môt hai trăm lượng. Với số tiền đó, anh đi cưới một người nào vừa ý, như vậy vừa khỏi mang họa, vừa có được vợ mới, vừa thêm được của, có phải hơn không?”

Ai nấy bàn tán với nhau như vậy, thảy đều đồng ý thi hành kế hoạch, lại nhờ người biết ăn nói, hẹn ngày hôm sau đi tìm Tái Côn Lôn.

Lại nói về Bán Dạ Sinh, từ khi xa cách Diễm Phương thì sinh ra bệnh tương tư, suốt ngày đeo theo Tái Côn Lôn năn nỉ tìm cách cho được gần gủi nhau.

Tái Côn Lôn nói:

“Bắt cóc cô ấy thì dễ rồi, có điều phải dọn đi nơi khác, em có đồng ý không?”

Bán Dạ Sinh lúc đầu còn phân vân vì tiếc chưa gặp được hai cô gái đẹp gặp tại miểu Trương Tiên. Tuy nhiên bức thư của Diễm Phương vô cùng tha thiết khiến Sinh cầm lòng không đậu, nên Sinh quyết định cùng trốn đi với nàng.

Nhưng Tái Côn Lôn lại còn nói thêm:

“Như vậy được rồi. Có điều anh bắt cóc vợ người ta không giống như ăn trộm tiền bạc, bở tiền bạc hôm nay không có, ngày mai có lại mấy hồi, chứ còn vợ mà bị bắt đi thì chồng làm sao chịu nổi.

Huống chi lão Quyền này vốn nghèo khổ, còn bị mất vợ, lấy ai lo liệu cho mình. Con người bị dồn ép thái quá, không có gì mà chẳng dám làm.

Chi bằng đem một trăm bảy chục luợng bạc đến cho lão trước rồi hãy bát cóc vợ lão sau. Như vậy, nếu lão có mất cái này thì cũng còn cái kia an ủi. Mình làm tuy có điều hơi tổn đức, nhưng không tàn hại, lại còn giữ được sắc thái của kẻ anh hùng.”

Bán Dạ Sinh nói:

“Tính như thế là vẹn toàn. Có điều, em đi yhế này trong túi không còn tiền, không biết làm sao, e lại phải làm phiền tri kỷ, trong lòng cảm thắy không yên.”

Tái Côn Lôn nói:

“Tiền của anh đến dễ thì đi cũng dễ. Nếu anh không dám tiêu xài rộng rãi với em, thì còn gì là tình nghĩa với nhau. Để anh lo việc này cho em. Em hãy viết thơ trả lời cô ấy biết, là bắt cứ ngày nào cũng được, miễn là hôm ắy Quyền Lão Thực không có ở nhà, anh sẽ đến bắt cóc cô ấy đem về cho em. Em đừng lo.”

Bán Dạ Sinh mừng rỡ vô cùng, vội viết thư hồi âm và trao cho Tái Côn Lôn đem đi dùm.

Sau khi liên lạc với Diễm Phương, Tái Côn Lôn gói sẵn một trăm hai mươi lượng bạc đợi lúc nào để mang qua cho Quyền Lão Thực. Tái Côn Lôn cả ngày cứ trông tin mà rủi thay, Quyền Lão Thực thì lại không đi đâu nữa.

Không ngờ một hôm, có người láng giềng của Quyền Lão Thực đột ngột đến và nói:

“Độ này, Quyền Lão Thực buôn bán lỗ lã, maỗi ngày kiếm không đủ ăn không nuôi nổi vợ nên địng đen bán cho người khác. Tôi nghĩ chắc là không ai đủ tiền mua, dù có đủ cũng không nuôi nổi cô ấy. Mong anh sẵn sàng làm phước, mở lòng đại độ, cứu khổn phò nguy, một là cứu vớt cô ấy, hai là giúp Quyền Lão Thực có tiền để buôn bán qua ngày, như vậy thật là lưỡng tiện.”

Tái Côn Lôn nghe nói lòng mừng khấp khởi:

“Chuyện thật lạ lùng, mình đanh định bàn tính với hắn, thì có mai mối đến dạm bán. Đã mất tiền cho hắn, lại phải làm công việc bắt cóc nữa, sao bằng mua bán công khai với hắn, em mình khỏi cần bỏ xứ đi đâu.”

Nghĩ vậy, Tái Côn Lôn bèn hỏi:

“Thế anh ấy muốn bao nhiêu tiền nạp sính lễ?”

Người láng giềng nói:

“Ý anh ấy muốn đòi hai trăm lượng, nhưng tôi nghĩ làm gì nhiề thế, trả trên phân nửa một chút chắc chắn lá hắn bằng lòng”

Tái Côn Lôn nói:

“Nếu thế thì tôi xin gởi một trăm hai mươi lượng vậy”

Người láng giềng thấy Tái Côn Lôn ưng thuận, bèn một mặt bảo với Tái lo tiền, một mặt kiếm Quyền Lão Thực để giao dịch.

Lúc đầu, Tái Côn Lôn có ý để Bán Dạ Sinh đứng ra nhận mua còn mình và người láng giềng cùng làm trung gian, nhưngvề sau lại nghĩ:

“Dan díu với vợ của ngưòi nghèo rắc rối lắm. Họ biết tiếng mình nên không dám thưa gởi lôi thôi, chứ còn em mình thì không nên”

Vì vậy Tái tuyệt nhiên không nhắc đến tên Bán Dạ Sinh, mà chỉ nói là tự mình mua về làm vợ, thế thôi.

Quyền Lão Thực bèn làm tờ bán vợ rồi lăn tay, còn người láng giềng thì ký tên vào, xong xuôi đâu đó mới trao văn tự lại cho Tái Côn Lôn.

Tái Côn Lôn móc tiền trả đủ số, lại còn biếu mười lượng lại cho người láng giềng gọi là để thưởng công mai mối. Rồi ngay trong ngày, Tái thuê người rước kiệu hoa để rước Diễm Phương về mà không báo cho Bán Dạ Sinh biết. Đợi khi tìm được phòng, mua sắm giường màn và mua luôn cả a hoàn để hầu hạ Diễm Phương , Tái mới cho hai người động phòng hoa chúc.

Tình bạn của Bảo Thúc, lòng hào hiệp của Khổng Nhiễm cũng chỉ đến thế là cùng, tiếc một điều, đăy là mối tình bất chính, nên không thể coi đó là nghĩa khí chân chính được.

Phải chi để tình bạn ấy dành cho người có đạo nghĩa, hiệp khí ấy dùng để cứu người lúc lâm nguy thì quý biết bao.