Xuyên Thành Chị Dâu Của Nữ Chính Trong Truyện Ngược

Chương 64: Chương 64

Editor: Gà

Trần chưởng quầy hỏi Minh Nguyệt thật kĩ: “Ngươi hỏi chưa, mỗi ngày người bên Lệ Xuân Viện ăn gì?”

Thanh lâu ở Ninh Chấu khá nhiều, Minh Nguyệt Lâu và Lệ Xuân Viện vẫn luôn đối đầu với nhau.

Trái lại, Minh Nguyệt Lâu không hề quan tâm đến việc này, đồ ăn thôi mà, muốn ăn đi mua là được, khuỷu tay heo kho hai mươi văn một cân, thịt bò bốn mươi văn một cân, những món khác rẻ hơn một chút.

Dù ăn nhiều cũng tốn bao nhiêu đâu, mỗi ngày ba bốn mươi văn là đủ ăn rồi.

Minh Nguyệt ngăn lại: “Chưởng quầy, Lệ Xuân Viện thay chủ nhân bán thịt kho, thứ bọn họ ăn chỉ là những nguyên liệu còn thừa lại thôi mà, chúng ta muốn ăn thì tự mình bỏ tiền ra mua, cần gì phải làm phiền đến chủ nhân chứ.”

Minh Nguyệt không muốn Trần chưởng quầy đi tìm Cố Diệu, trước mặt Cố Diệu nàng luôn cảm thấy không thể ngóc đầu lên được, các nàng là nữ tử phong trần còn Cố Diệu là quý nhân.

Ngày trước tiết kiệm được khá nhiều tiền, bây giờ không cần phải bảo trì vóc dáng, vừa được ăn thịt vừa kiếm được tiền, như vậy nàng đã rất hài lòng rồi.

Trần chưởng quầy bất mãn: “Có thịt ai còn muốn bán đậu phụ chứ.”

Cũng vì nàng ta ngại mùi thịt quá hấp dẫn khiến các cô nương không kiềm chế được mà ăn nhiều, nhưng bây giờ làm buôn bán đúng đắn, còn ai sợ ăn nhiều.

“Ta đi gặp phu nhân biết đâu sẽ có chuyển biến, một cân thịt ba mươi văn, ngươi có bao nhiêu gia sản đủ cho mỗi ngày đều được ăn thịt, không định tính toán cho tương lai của mình sao?”

Các cô nương trong bàn đều trầm mặc, nào có ai muốn sa vào chốn phong trần đâu, tất cả đều là bất đắc dĩ, vốn nghĩ sẽ sống như vậy cả đời, giờ được chuyển sang bán đậu phụ đã an định cuộc sống.

Những người đến mua đậu phụ không còn nhìn các nàng bằng ánh mắt khác thường, có lẽ sau này sẽ được gả cho người khác, hay cho dù không gả đi vẫn có thể tìm một cái sân mà dưỡng già.

Chưa tính đến cái khác, nhưng bán thịt kho chắc chắn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn bán đậu phụ.

“Chưởng quầy, con sẽ đi với người.” Minh Nguyệt ăn hết đĩa thịt, nàng thu dọn xong rồi đi cùng Trần chưởng quầy đến phủ thủ thành.

Trương Tiên Ngôn đang dọn đất trồng rau, lão nói: “Phu nhân về Lĩnh Nam rồi, không ở đây.”

Trần chưởng quầy giao lại xưởng đậu phụ cho Cảnh Phong quản lý, dẫn Minh Nguyệt ngồi xe đến Lĩnh nam.

Cố Diệu đang đưa người đi hái dưa chuột.

Không biết có phải vì dùng nước pha linh tuyền để tưới không mà dưa chuột từ trong phủ thủ thành cho đến bên ngoài thành đều rất sai quả.

Dẫu vậy ham nhiều chưa hẳn đã tốt, một giàn dưa chuột quá nhiều trái ngược lại sẽ không thể phát triển.

Cho nên liền hái một đợt cắt thành khúc ngâm chua, bổ sung món mới cho các tướng sĩ.

Giờ đã gần cuối tháng năm sắp sang tháng sáu, trời nóng nực mà được ăn ít rau trộn thì không còn gì bằng, cũng nhờ vậy nên món kho ở Ninh Châu bán mới đắt khách đến thế.

Công thức thịt kho ban đầu nàng đã bán cho Triệu chưởng quỹ, không thể dùng tiếp nên nàng đã sửa đi sửa lại mấy lần để đổi thành một công thức mới, thêm hai vị ngọt và cay vào món kho bán ở Ninh châu.

Tuy kiếm được ít tiền hơn nhưng không thể mất uy tín, Cố Diệu vẫn còn phải biết ơn Triệu chưởng quỹ vì năm ngàn lượng bạc ấy.

Đặt vò dưa chuột muối vào trong sân, Cố Diệu đứng lên xoa eo: “Ấu Vi, muội nghỉ một lát đi.”

Từ Ấu Vi đáp: “Muội không mệt, tẩu tử, chiều nay om trứng vịt muối sao?”

Gà vịt ngày càng nhiều, trứng đẻ ra đếm không xuể.

Cứ cách vài ngày các tướng sĩ sẽ được ăn một cái trứng gà, trực tiếp ăn trứng vịt có hơi tanh cho nên Cố Diệu muốn ướp muối chúng.

“Ừ, lát nữa ăn cơm xong ngủ trưa một giấc rồi chiều dậy làm.”

Từ Ấu Vi thật sự cảm thấy ra ngoài làm việc còn thú vị hơn ở trong phòng đọc sách, vẽ tranh, dĩ nhiên nàng cũng thích đọc sách, dù sao mỗi người vẫn nên có một ưu điểm riêng.

Nay trong nhà chỉ còn Từ Yến Nam phải đọc sách mỗi ngày.

Lão thừa tướng cứ đúng giờ mẹo sẽ thức dậy, Từ Yến Nam không thể dậy muộn hơn sư phụ nên cũng thức dậy giờ này, luyện quyền cước cùng Phó tiên sinh nửa canh giờ, ăn sáng xong bắt đầu đọc sách.

Một chồng sách đặt trên bàn gần như chôn vùi Từ Yến Nam, đọc sách từ sáng đến trưa, buổi chiều Phó Tấn Sinh sẽ giảng bài, buổi tối luyệt thư pháp một canh giờ nữa.

Đó là toàn bộ sinh hoạt của cậu nhóc trong một ngày.

Từ Yến Nam biết nhà mình khó khăn, bởi vì huynh trưởng và mấy người trong nhà đều nói rất nghèo, nó càng phải học hành chăm chỉ hơn.

Nó muốn lớn lên sẽ kiếm được thật nhiều tiền cho huynh trưởng, tẩu tử, trưởng tỷ và mẫu thân có một cuộc sống đủ đầy.

Tuổi Từ Yến Nam tuy còn nhỏ nhưng vẫn nhớ trên đường lưu đày gian nan cỡ nào, nay ca ca phải đi đánh trận ăn không đủ no, nó nhất định phải chăm chỉ đọc sách.

Cơm trưa là dưa chuột xào trứng, canh trứng, đậu que xào thịt và thịt heo kho màu đỏ mận.

Từ Yến Chu và Sở Hoài vội trở về ăn cơm, người một nhà lại quây quần chung một bàn.

Đang trong bữa ăn Từ Yến Nam chợt nói: “Tẩu tử, đệ sẽ ăn ít một chút, huynh trưởng và Sở Hoài ca ca mệt mỏi nửa ngày, để bọn họ ăn nhiều thêm đi.”

Nhất thời Cố Diệu có chút chột dạ, bọn họ quả thực trải qua cảnh nghèo khó một thời gian, sau đó đến Lĩnh Nam xét phủ thủ thành đã dư giả hơn nhiều.

Từ Yến Nam nghĩ như vậy là do Từ Ấu Vi tiêm vào, vì nó còn nhỏ nên đọc sách một lát đã bắt đầu sao nhãng không tập trung, lúc lên lớp vẫn luôn thất thần.

Phó tiên sinh thương không nỡ nói nặng, Từ Ấu Vi đành làm người ác: “Trong nhà nghèo lắm, A Nam đệ phải cố gắng đọc sách, cả nhà chúng ta đều trông cậy cả vào đệ.”

Từ Yến Nam tuổi nhỏ nhưng không ngốc: “Nhà mình bữa nào cũng ăn thịt mà.”

Không có món chính thì cũng là thịt bằm.

Từ Ấu Vi ngồi xổm xuống nhìn vào mắt cậu nhóc: “Đó là vì đệ còn nhỏ phải ăn nhiều mới lớn được.

Nhà nghèo nhưng không thể để trẻ con bị đói, chẳng phải lúc chúng ta còn ở trong nhà tranh vẫn có thịt ăn sao?”

Từ Yến Nam nghi hoặc: “Nhưng bây giờ đâu nhà tranh nữa.”

“Đây không phải nhà chúng ta, đệ xem quần áo chúng ta mặc giống người có tiền không, A Nam, ngay cả lời tỷ nói đệ cũng không tin sao?” Từ Ấu Vi lã chả nước mắt chực khóc.

Quần áo của mọi người trong nhà đều là vải bố, mặc rách sẽ vá một miếng vải chắp vào vì lúc làm việc không cần phải mặc đẹp.

Cố Diệu và Từ Ấu Vi không cài trâm cài hoa, mặc dù có bảo thạch trân châu nhưng sợ mất nên các nàng dứt khoát không dùng.

Nhìn qua thực sự rất nghèo.

Từ Yến Nam vội nói: “Tỷ tỷ, tỷ đừng khóc, đệ sẽ chăm chỉ đọc sách mà.”

Từ đó cậu nhóc Từ Yến Nam vẫn luôn tin rằng nhà bọn họ không có tiền.

Sáng tinh mơ huynh trưởng đã phải ra ngoài khuân bao cát, mỗi ngày Sở Hoài ca ca đều đi chuyển gạch, tẩu tử và tỷ tỷ nó đi làm thuê cho nhà người ta, ngoài tiền chi tiêu cho các bữa ăn thì hoàn toàn nghèo khó không có một xu.

Cố Diệu nhìn khuôn mặt non nớt của Từ Yến Nam, xoa xoa cái đầu nhỏ: “Không sao, A Nam ăn nhiều một chút, đệ còn nhỏ phải cao thêm nữa, huynh trưởng của đệ và những người khác không cần ăn nhiều.”

Từ Yến Nam nghe vậy cảm thấy bát cơm nặng trịch: “Đệ nhất định sẽ cố gắng đọc sách, sau này kiếm tiền nuôi cả nhà.”

Từ Ấu Vi bưng bát cơm cổ vũ: “A Nam phải học tập thật tốt.”

Từ Yến Nam gật đầu thật mạnh: “Đệ biết.”

Từ Yến Chu không quan tâm lắm, cứ thế này cũng tốt, đỡ cho lúc đọc sách lại mất tập trung.

Lư thị hơi xót, Từ Yến Nam năm nay đã lên sáu, nháy mắt nửa năm nữa thôi nó đã lên bảy cũng nên hiểu những chuyện xảy ra trong nhà.

Một bữa cơm này Từ Yến Nam ăn vô cùng nặng nề, nó còn quá nhỏ không biết tới bao giờ mới kiếm được tiền, mới giúp huynh trưởng của nó thoải mái một chút.

Cậu nhóc gắp thịt vào bát cho huynh trưởng và Sở Hoài ca ca: “Ăn nhiều mới có sức, các ca ca chịu khó chờ đệ lớn lên thi đậu Trạng Nguyên sẽ kiếm được tiền, lúc đó các huynh không cần phải đi khiêng bao cát, chuyển gạch nữa.”

Cố Diệu chế biến món thịt rất ngon, béo mà không ngán, ăn cùng với cơm vô cùng thơm, nhưng lúc này Từ Yến Chu chỉ cảm thấy nghẹn ngào.

Từ Yến Chu: “…”

Cố Diệu: “Vậy phải cảm ơn A Nam rồi, mỗi ngày ca ca khiêng bao cát rất mệt đó.”

Từ Yến Chu cũng nói: “Đúng vậy, bây giờ trời đang nóng nên làm việc rất mệt, A Nam ngủ trưa xong thì ngoan ngoãn đọc sách nhé.”

Từ Yến Nam nhét cơm vào miệng, gật đầu thật mạnh.

Xuân buồn ngủ hạ mệt mỏi, trời càng ngày càng nóng bức, tinh thần của các tướng sĩ cũng không yên.

Mỗi ngày phải luyện binh, vừa nóng vừa mệt.

Từ Yến Chu nằm trên giường nhìn Cố Diệu đi tới mở cánh cửa sổ cạnh giường ra, buổi trưa có nắng và gió, nằm nghỉ ngơi rất thoải mái.

Hiềm nỗi trên sập chỉ có một người nằm, không có Cố Diệu, Từ Yến Chu chẳng thể thoái mái.

Có mấy lần Cố Diệu đi Ninh Châu Từ Yến Chu không thể ngủ được, vừa suy nghĩ vừa lo lắng.

Chàng gọi: “A Diệu…”

Bên kia không có động tĩnh, chàng ngồi dậy bước qua bế Cố Diệu về giường, ôm người ngủ một buổi trưa.

Ngủ được nửa canh giờ, Từ Yến Chu đến quân doanh, chàng đã lên kế hoạch đầu tháng sáu sẽ xuất binh tiến đánh Dự Châu.

Sang tháng sáu, khí hậu càng ngày càng nóng khiến khẩu vị của mọi người đều thay đổi.

Cố Diệu liền bảo ma ma phòng bếp làm rau trộn, bây giờ rất sẵn rau củ, dùng dưa chuột và đậu trộn đều với dầu vừng cùng dấm chua, vừa giải nhiệt lại hao cơm.

Bầu trời dần trở nên u ám, những đám mây màu xám đằng chân trời chồng chéo lên nhau đè nặng khắp tầng không.

Ngày ba tháng sáu, dân chúng đang làm việc và nghỉ ngơi như thường lệ, phía tường thành đột ngột vang lên một hồi kèn lớn.

Đại Sở xuất binh tấn công Lĩnh Nam, khi mật thám phát hiện thì binh mã Đại Sở chỉ còn cách Lĩnh Nam không quá tám dặm.

Từ Yến Chu lập tức điểm ba vạn binh đến Dự Châu nghênh chiến, tình hình hai quân chiến đấu vô cùng cam go, khó phân thắng bại.

Tướng quân dẫn đầu binh mã Đại Sở không phải Trấn Viễn Hầu mà là Chu Ninh Sâm.

Vốn dĩ Dự Châu chỉ còn hơn một vạn binh mã, nhưng lúc này đã tăng thêm ba vạn.

Chu Ninh Sâm điều quân từ Kinh Giao đến muốn đánh một trận lớn đoạt lại Lĩnh Nam, nhưng mọi thứ không như mong muốn, Từ Yến Chu dùng thời gian ba ngày đánh quân Đại Sở lùi về Dự Châu.

Chu Ninh Sâm hạ lệnh thủ thành, Từ Yến Chu công thành không được buộc phải rút quân.

Con đường nối liền Dự Châu và Lĩnh Nam chiến hỏa kéo dài, đất đai đều bị nhuộm đỏ, cỏ cây cháy vàng, trên mặt Từ Yến Chu trúng vài vết kiếm nay đã kết vảy.

Chàng hỏi: “Tử thương bao nhiêu?”

Sở Hoài báo: “4321 người bị thương, chết 313, thi thể đã được đưa về Lĩnh Nam an táng.”

Từ Yến Chu gật đầu: “Trị thương trước, hạ lệnh lui binh.”

Khó khăn lắm mới đánh đến thành Dự Châu lại phải lui binh, dẫu Từ Yến Chu không cam tâm nhưng công thành đã bại, bọn họ không thể tiếp tục hao tổn binh lực, tốt nhất nên nghỉ ngơi chỉnh đốn.

Chàng tiếp tục hỏi: “Đại Sở thương vong bao nhiêu?”

Sở Hoài thở dài: “Bị thương tám ngàn, chết gần một ngàn.”

Đây mới chỉ là ước tính tạm thời của Sở Hoài, con số có lẽ còn lớn hơn nhiều.

Tuy Đại Sở giữ được Dự Châu nhưng sớm muộn gì Dự Châu cũng sẽ thất thủ.

Ngày hôm qua Chu Ninh Sâm mới đến Dự Châu chỉnh binh, hôm nay đã xuất trận, y hỏi: “Thương vong bao nhiêu?”

Trấn Viễn Hầu đáp: “Bị thương 8623 người, chết 1257 người, đã cho các tướng sĩ đi băng bó vết thương.”

Chu Ninh Sâm quan sát bản đồ: “Ừ, cố gắng dưỡng thương.”

Năm vạn binh đánh không lại ba vạn, chẳng hiểu ăn cái gì, có điều bảo vệ được Dự Châu tính ra vẫn mạnh hơn trước.

Y nói: “Nếu Lĩnh Nam chưa thất thủ, cảnh tượng sẽ không như thế này.”

Địa thế Lĩnh Nam cao dễ phòng thủ, khó tấn công, muốn đánh Lĩnh Nam khó như lên trời.

Hơn nữa phía sau Lĩnh Nam là Vân Thành, ở giữa bị Ngọc Khê Sơn chặn lại, Chu Ninh Sâm không biết phải đánh bằng cách nào.

Trấn Viễn Hầu quỳ trên mặt đất nói: “Thần có tội, xin hoàng thượng trách phạt.”

Chu Ninh Sâm đến, tảng đá trong lòng Trấn Viễn Hầu cuối cùng cũng rơi xuống.

Hắn trấn thủ hơn bốn tháng, đầu tiên là Túc Châu thất thủ, sau đó liên tiếp là Uyển Thành, Tấn Châu lần lượt bị đánh chiếm, Tương Dương không còn, nhân lúc mấy ngày mưa to Từ Yến Chu lại đánh vào Lĩnh Nam, cuối cùng Ninh Châu cũng mất.

Đại Sở liên tiếp mất hai mốt tòa thành, nếu thật sự mất luôn Dự Châu, Từ Yến Chu sẽ tiến vào Từ Châu và Ngu Thành, Thịnh Kinh nguy hiểm, Đại Sở khắc vong.

Chu Ninh Sâm nói: “Ngươi quả thực có tội nhưng phải đợi khi chiến trận kết thúc mới có thể trừng phạt, đứng lên trước đi.”

Trấn Viễn Hầu đứng dậy, hắn vẫn cúi đầu một hồi lâu mới hỏi: “Hoàng thượng, tiếp theo phải làm gì?”

Từ khi Chu Ninh Sâm lệnh Trấn Viễn Hầu lui binh về Lĩnh Nam y đã có ý định ngự giá thân chinh, bảo vệ được Lĩnh Nam đồng nghĩa với việc bảo toàn Thịnh Kinh.

Thế nhưng Lĩnh Nam và Giang Nam gặp mưa lớn, Từ Yến Chu lại đột ngột xuất binh đánh Đại Sở không kịp trở tay, nay chỉ còn cách đoạt lại Lĩnh Nam sau đó từ từ thu phụ những nơi bị mất.

Y đáp: “Đánh mạnh vào Lĩnh Nam.”

Trấn Viễn Hầu can gián: “Hoàng thượng, chi bằng đánh Ninh Châu trước?”

Từ Yến Chu đã chọn đánh Ninh Châu trước, Trấn Viễn Hầu không thể không thừa nhận Từ Yến Chu là một vị tướng trời sinh, bất cứ lúc nào cũng có thể đánh úp bất ngờ.

Chu Ninh Sâm không quan tâm: “Một tòa thành nhỏ, mất rồi thì thôi.

Trấn Viễn Hầu thở dài: “Nhưng đánh Lĩnh Nam…”

Chu Ninh Sâm cau mày không vui: “Vậy theo ý của hầu gia nên thế nào? Chẳng lẽ tiếp tục tử thủ giống hầu gia, chờ Từ Yến Chu tiến vào?”

Làm sao y không phân biệt được đánh chỗ nào tốt hơn, nhưng nếu Lĩnh Nam vẫn còn thì mọi chuyện đã khác.

Trấn Viễn Hầu lúng túng không nói nên lời, sắc trời bên ngoài cửa sổ đã chuyển sang âm u, những ngày tháng sáu dễ thay đổi như một đứa trẻ, có lẽ sắp mưa to.

Trấn Viễn Hầu thành khẩn: “Là thần vô dụng để mất Lĩnh Nam.”

Chu Ninh Sâm đầy một bụng lửa giận: “Đêm nay thay phiên trực, phái người đi tìm hiểu quân tình, vạn lần không thể xem nhẹ.”

Y sợ Từ Yến Chu sẽ đột nhiên tập kích.

“Thần tuân chỉ.”

Xế chiều mưa bắt đầu trút xuống, mới đầu chỉ là mưa phùn sau đó chuyển thành mưa to, màn mưa bao trùm khắp nơi không thể phân biệt được phòng ốc ở phía xa.

Các hạt mưa to bằng hạt đậu xen lẫn những hạt mưa đá nhỏ.

Quả nhiên họa vô đơn chí.

Quân lính Vân Châu cắm trại trong rừng cây ở ngoại thành cách Dự Châu ba mươi dặm, trời đổ mưa phùn xua tan cái nóng mùa hạ.

Chu Tước Vệ đã trở về sau chuyến thu thập tin tức Dự Châu, đây tuyệt đối là một tin tốt.

Trong giọng nói của Giang Nhất xen lẫn vui sướиɠ vì trận mưa đá ở Dự Châu rất lớn: “Đại tướng quân, phía Dự Châu mưa to còn có cả mưa đá, hướng gió đang thổi về phía nam.”

Từ Yến Chu đứng lên, những ngày mưa dầm thế này chân chàng sẽ hơi đau nhức, đi lại trong doanh trướng hai phòng rồi tiếp tục quan sát bản đồ Dự Châu.

Là một thời cơ tốt, Từ Yến Chu quyết đoán truyền lệnh: “Xuất binh.”

Cách đó ba mươi dặm mưa không quá nặng hạt, vài bụi mưa phùn đánh vào mặt lạnh buốt, gió từ phương bắc lùa tới cơ hồ muốn đẩy đoàn người bọn họ về phía trước.

Gió thổi ầm ầm, tiếng kèn vang dội.

Dọc đường đi đánh tan quân do thám cho đến tận cổng thành, các tướng sĩ Vân Châu dùng cây gỗ cứng phá mở cổng thành, đội quân khác dựng thang trèo lên tường thành, thế như chẻ tre.

Mưa quá lớn, kèm theo mưa đá bên trong khiến hai mắt quân Đại Sở không thể mở lên được, chớ đừng nói chi đến bắn tên chính xác.

Bọn họ phải gắng hết sức chống trả, trái lại quân địch rất dễ dàng kề đao lên cổ bọn họ.

Cổng thành vừa bị phá, mọi việc đằng sau đều trở thành chuyện đương nhiên.

Đại Sở bị đánh trở tay không kịp, tiếp tục lui binh.

Chu Ninh Sâm một thân kim giáp đứng trong màn mưa, dáng vẻ vô cùng chật vật.

Phía chân trời xẹt qua một tia chớp bạc chiếu rõ gương mặt trắng bệch của Chu Ninh Sâm, y nhìn Từ Yến Chu cũng đang đứng trong làn mưa lớn đằng xa, tay chàng cầm ngân thương, cung tiễn, mặt mày sắc bén.

Chu Ninh Sâm mím chặt môi, chậm rãi lau nước mưa trên mặt.

Một lát sau, chân trời vang lên một tiếng sấm rền.

Trấn Viễn Hầu đội mưa đứng phía trước bảo vệ Chu Ninh Sâm, đao kiếm không có mắt, nhất định không được sơ suất làm tổn hại long thể, hắn khẩn cầu: “Hoàng thượng, lui binh đi.”

Trời biết Chu Ninh Sâm có bao nhiêu không cam lòng lui binh, nhưng Dự Châu đã bị phá, y khó nhọc nói: “Lui binh đến Từ Châu.”

Chu Ninh Sâm đội mưa nước cùng mưa đá lui binh đến Từ Châu, bốn vạn tướng sĩ từng bước đạp lên bùn lầy, chật vật kể sao cho hết.

Đầu tóc Chu Ninh Sâm ướt nhẹp, hứng chịu mưa cả đường sắc mặt đã tái nhợt, ngồi trên ngựa lung lay muốn ngã, đến được Từ Châu lúc tảng sáng.

Y cảm thấy trán mình nóng hổi, đang định nói gì đó nhưng cơ thể đã không thể chống đỡ thêm, trực tiếp ngã từ trên ngựa xuống.

Trấn Viễn Hầu kinh hãi kêu lên: “Hoàng thượng! Truyền quân y!”

Trời sáng, mưa cũng ngừng.

Bên Dự Châu như một đống hỗn độn.

Sở Hoài quan sát chung quanh một hồi rồi nói với Từ Yến Chu: “Đại tướng quân, nơi này đã có bọn ta.”

Sắc mặt Từ Yến Chu không tốt lắm.

Đại phu Vân Thành đã từng nói trên người chàng có vết thương cũ, gặp trời trở gió hay đổ mưa các khớp xương sẽ đau nhức.

Dưỡng bệnh mấy tháng, những ngày tuyết rơi không hề xảy ra chuyện gì, thế mà lúc này lại vô cùng đau đớn.

Từ Yến Chu gật đầu: “Trấn an dân chúng, mưa đá sẽ gây hại mùa màng, mời Trương Tiên Ngôn đến đây xem có biện pháp gì không.

Những căn nhà bị dột mưa phải phái người đi tu sửa, bắt giữ tù binh trước xử lý sau, phái binh canh giữ cửa thành.”

Sở Hoài gật đầu: “Xin tướng quân yên tâm.”

Từ Yến Chu đáp một tiếng: “Ngươi vất vả rồi.”

Chàng cưỡi ngựa quay lại Lĩnh Nam, phủ thủ thành có người canh cổng, thấy vậy vội vàng chạy đến.

Hiện đang là giờ mẹo, phỏng chừng trong nhà chỉ có Từ Yến Nam đang thức.

Từ Yến Chu muốn nấu nước nóng tắm một chút, chàng vào phòng lấy quần áo, nhưng vừa mở cửa đã thấy ánh nến vẫn sáng trên bàn.

Ngọn nến chỉ còn thừa lại một khúc ngắn, bao quanh bởi nước nến, Cố Diệu đang ghé vào bàn ngủ, dưới ánh lửa là gương mặt hồng hào say giấc.

Từ Yến Chu theo bản năng thả nhẹ động tác, chàng đứng lặng ở cửa, bộ áo giáp đè nặng trên người, nhưng chẳng hiểu thế nào chàng lại cảm thấy chân mình đã bớt đau.

Chàng liếʍ môi sau đó lặng lẽ bước vào khoác tấm áo lên người Cố Diệu, do dự không biết có nên ôm nàng về giường hay không, trên người chàng bây giờ vừa ướt vừa lạnh sợ rằng sẽ đánh thức Cố Diệu.

Trong lúc Từ Yến Chu đang phân vân, Cố Diệu đã tỉnh.

Nàng vừa thẳng lưng, chiếc áo trên người liền rơi xuống, Cố Diệu vô thức chộp lại, sau đó chạm vào bàn tay lạnh lẽo của Từ Yến Chu.

Từ Yến Chu nở nụ cười: “A Diệu, nàng tỉnh rồi sao, ta đã trở về.”

Trên mặt Cố Diệu có vài ấn đỏ vì bị cấn tay áo, trước mắt là một mảng màu xanh lá, Từ Yến Chu duỗi tay kéo quần áo lên nói với nàng: “A Diệu, đã đánh thắng Dự Châu.”

Cố Diệu chớp hai mắt, giọng nói hơi nhỏ, không biết là tự nói với bản thân hay đang nhắc nhở Từ Yến Chu: “Tay huynh lạnh quá.”

***

Tác giả có lời muốn nói.

Từ Yến Nam: Không biết từ lúc nào nhà ta trở nên rất nghèo, ca ca khiêng bao cát, tỷ phu đi chuyển gạch, tẩu tử trồng rau mướn còn tỷ tỷ phải thêu hoa bán cho người ta.

Nhưng mỗi ngày đều được ăn thịt, ăn cơm.

Về sau…

Từ Yến Nam: Lương tâm của các người không thấy đau sao?