Như Lê Hoa Đái Vũ
Tô An đợi đến trưa vẫn chưa thấy hai người ở trong phòng ra, Xuân Nhi mang theo một ngăn đồ ăn đến cho nàng, để nàng ăn trong lúc chờ đợi. Mặt trời ở Thạnh Khương tuy không chói lóa như ở Giai Kì, không khí mát mẻ dễ chịu, Tô An gắp một ít cải thảo ăn. Trong lòng nhớ nhung đồ ăn Tô Huệ nấu biết nhường nào.
– Ngươi ăn đi, ta đi hầu hạ Lý ma ma, rảnh lại đến chỗ ngươi chơi.
Xuân Nhi rất trẻ con, nàng ấy không có ai chơi cùng ở Túy Hương Lâu này nên khi thấy nàng liền bám dính, bày trò chơi cùng. Những nét sơ về Thạnh Khương nàng ấy cũng nói cho nàng biết, ngay cả về Bính Đình cô nương, nàng cũng đã biết chút ít.
Nghe rằng, Bính Đình cô nương sinh ở ven sông Hạ Thủy, gia đình làm dệt vải nghèo khổ, đông con, ấy vậy lại có được một nữ nhi nhan sắc hơn người. Năm Bính Đình bốn tuổi được Lý ma ma mua về, dạy đàn dạy hát, dạy thơ ca, nàng lấy họ Lý gọi là Lý Bình Đính. Sau đến năm mười lăm tuổi tự đổi mình thành họ Hạ, Hạ Bính Đình. Bính Đình cô nương năm nay hai mươi tuổi, nhan sắc mặn mà, mỗi ngày nàng chỉ tiếp một đến hai quan nhân, khách thường đến là Thập hoàng tử Triển Giang của Thạnh Khương quốc.
Đang ăn thì cửa phòng mở, người nam nhân tráng kiện kia đi ra ngoài, vừa đi vừa chỉnh trang lại y phục. Tô An buông đũa xuống, lấy khăn tay lau miệng rồi lật đật chạy vào phòng. Ai chứ Bình Đình cô nương rất giỏi la hét, vào trễ một chút không chừng lại hét la rầm trời.
Nàng thấy Bính Đình cô nương quấn một chiếc chăn mỏng ngồi thừ trên giường, thấy nàng bèn nói: – Ngươi mau chuẩn bị nước tắm cho ta đi, nhớ là ấm một chút.
Tô An vâng dạ chạy ra nhà bếp, nồi nước ở bếp lúc nào cũng nấu cho các cô nương tắm rửa, Tô An lấy cái gầu to múc từng vại nước nóng. Trù nương ở bếp thấy nàng bèn cười, vừa xào rau vừa nói luyên thuyên:
– Người mới à, trông ngươi trắng trẻo xinh xắn thế này chắc Bính Đình sẽ không la ngươi nhiều đâu.
– Vâng, cám ơn tẩu- Tô An cười, hàm răng trắng của nàng lấy lòng đối phương, nàng đã từng là ăn mày cơ thể không chút nào bảo dưỡng nhưng vẫn trắng nhuận. Làn da mái tóc cũng là thứ Tuyết Y khá ganh tị với nàng, những đêm ôm nhau ngủ tóc nàng hay va vào mũi, miệng Tuyết Y, nàng ấy sáng nào cũng bắt đền nàng. Nhắc đến mà nhớ rất nhiều.
Nhưng nhớ nhung cỡ nào cũng phải làm việc, nơi đây cho nàng tá túc một vài tháng đợi người của nàng tới, nàng mà không làm ắt hẳn lại phải ra đường mất. Một gầu nước nóng hơi nặng với nàng, trên đường đi lâu lâu lại nhỏ vài giọt xuống chân, nóng hôi hổi. Tô An mang về được đến phòng, cẩn thận pha nước tắm trong bồn gỗ của Bính Đình, khi thấy độ ấm vừa đủ thì hầu hạ cô nương ấy vào tắm.
Nàng ấy choàng chăn cho đến khi đến bức bình phong, sau đó tháo chăn mỏng ra, leo lên bậu gỗ rồi bước vào bồn tắm. Tô An đứng đợi ngoài bức bình phong, nghe tiếng nước rột rạt ở phía sau lưng mình.
– Vĩnh An, ngươi lấy cho ta lọ hương Tô gia trên bàn lại đây, nước không có mùi.
Bàn tay trắng nõn như búp sen của Bính Đình đưa ra khỏi bức bình phong, Tô An lật đật chạy lại bàn trang điểm của Bính Đình, thấy lọ hương của Tô gia liền lấy đưa cho nàng ấy. Không hiểu sao mọi người nói Bính Đình khó, trong khi nàng thấy Bính Đình chẳng khó chiều chút nào, có lẽ là do nàng quen chiều chuộng các phu nhân trong nhà.
Những ngày sau ở Túy Hương Lâu của Tô An cũng không phải quá khó khăn, Tô An đã gửi thư được hơn tuần, tin tức tăm hơi đâu chẳng thấy. Bính Đình cô nương cũng không la nàng quá nhiều nếu nàng không sai, còn nếu nàng sai, la nàng cũng chẳng có gì uất ức, thế nên Tô An khá yên ổn ở gần Bính Đình.
Hôm nay nàng giúp nàng ấy mài mực vẽ tranh, chữ viết của Bính Đình rất bay bổng, nàng ấy đứng đó, suy tư một lúc lại đề chữ xuống. Hai người chưa hoàn thành đề từ cho bức tranh thì khách quen Triển Giang tới, hắn ta phe phẩy quạt cười ha ha, bảo:
– Nay ta xong việc đến sớm, mỹ nhân có nhớ ta không?
Bính Đình nhìn qua nàng, nàng biết ý liền lui ra ngoài, khép cửa lại. Bên trong lại một màn ân ân ái ái, ở với Bính Đình một tuần, nàng biết nàng ấy không vui vẻ gì khi tiếp khách. Có những đêm nàng ngủ ở giường nhỏ ở góc phòng, vô thức tỉnh dậy thấy nàng ấy đang ở cửa sổ ngắm trăng, dáng hình đơn bạc. Có lẽ, đây chính là kiếp số của nàng ấy.
Sau buổi ái ân lại phải pha nước tắm cho Bính Đình, những ngày quen thuộc trong một chuỗi ngày. Chắc nàng chỉ ở lại đây hai tháng là cao nhất, cho nên nàng ráng làm, cứ đếm ngày có người tới tiếp viện cho mình.
Nàng không biết, biến cố này vốn cũng là kiếp số của nàng, phải là ngày này năm này gặp phải người này. Cả đời lưu luyến không buông. Ngày thứ mười lăm nàng ở Túy Hương Lâu, nàng vẫn như mọi ngày hầu hạ Bính Đình uống trà thì trời đổ mưa xuân, nàng ấy lấy chiếc ô hoa của mình, bung ra đi ra ngoài xem nhưng chậu hoa lan nhỏ.
Tô An cũng đi theo nàng, nhưng là đi phía sau, bóng lưng nàng ấy bạc nhược dưới cơn mưa xuân nhẹ. Nàng cảm thấy rất thê lương, sau này nàng nghĩ giá mà đừng có đi theo nàng ấy ngày hôm ấy, giá mà, giá mà.
Trường sam màu bạc của Hạ Bính Đình như trùng với màu mưa, nàng ấy cuối đầu xuống xem các cành lan của mình có bị mưa làm gãy không, xem xong lại xoay đầu lại nhìn Tô An, mỉm cười:
– Ta thích nhất là nuôi hoa.
Tô An im lặng không nói, cách nàng ấy quay đầu lại nhìn nàng quả thật rất đẹp, hệt như trong những bức tranh đắt tiền mà giới nhà giàu mua, như bức tranh mỹ nhân trên bình phong nàng đã từng thấy trong một lần vào hoàng cung. Mái tóc nàng ấy buông dài, phần đuôi tóc có vẻ dính dấp lại vì trời mưa, so với hoa, nàng ấy có xinh đẹp hơn bội phần.
– Vĩnh An, ngươi thích nhất hoa nào?
Thấy thư đồng của mình không trả lời nàng liền hỏi thêm một câu, gần nửa tháng sống chung nàng đã biết Vĩnh An là nữ bởi có lần nàng vô ý nhìn thấy. Vì vậy tâm tình trở nên dễ chịu hơn nhiều, trước đây nàng cũng có người hầu hạ là nữ, nhưng vì là nữ ở chốn lầu xanh này nên bị khách nhân cưỡng bức, sớm treo cổ chết. Từ đó về sau nàng chỉ muốn có thư đồng là nam, mà nam nhân ai cũng có điểm để nàng chán ghét, may thay đây là nữ phẫn.
– Ta thích hoa mà nữ nhân ta yêu thích, nếu nàng thích cành trúc, ta cũng thích cành trúc với nàng.
Nữ nhân của nàng cũng có người thích cành trúc mà không thích hoa, nàng cũng thế, chỉ cần các nàng thích nàng liền thích.
Bính Đình có chút sửng sốt nhưng rất nhanh lấy lại thần thái ban nãy của mình, nữ ái thượng nữ, nàng cũng biết qua. Có một lần có một khách nhân trả giá cực cao mua một đêm cùng nàng, nàng ấy là nữ nhi của thánh thượng, muội muội của Triển Giang, Triển Nghi. Lần đó giúp nàng âm thầm thu được một ngàn lượng nên nàng mãi không quên.
– Bính Đình cô nương, thập hoàng tử đã đến rồi- Xuân Nhi không thấy nàng ở phòng nên chạy ra hoa viên gọi nàng về, bộ dạng hớt ha hớt hải.
– Vâng.
Nhấc tà váy bị dính mưa lên, Bính Đình đi về phòng mình. Tô An giúp nàng chỉnh trang lại y phục rồi để nàng vào trong, cảm giác cực kì thương xót nữ nhân này, nếu nàng ấy sinh ra và lớn lên như bình thường liệu tính cách nàng ấy sẽ như thế nào? Có phải ái ân như thê tử với một người mà nàng không hề yêu không?
– Vĩnh An, trời mưa như vậy không cần ngồi ở ngoài đâu, ngươi đi qua chỗ Xuân Nhi chơi đi. Cứ theo thời gian mọi ngày mà về.
Bính Đình trong lúc Tô An đang vuốt lại mái tóc dính mưa giúp nàng, nói. Tô An hơi khựng lại rồi lại tiếp tục vuốt gọn tóc lại: – Vâng.
Sau khi cửa phòng khép lại, Tô An đi bộ lững thững qua chỗ Xuân Nhi, nàng ấy sau giờ học thơ đã rảnh rỗi hơn. Bèn mời nàng vào phòng, rót trà nói chuyện phiếm. Lý ma ma hôm nay cũng bận tiếp Tri phủ đại nhân, cho nên nàng sau khi học cũng chẳng có gì làm, ban nãy vừa định kiếm Tô An mà chưa kiếm người đã tới.
– Thư ta gửi cho ngươi chắc là đi sắp tới nơi rồi. Ngươi chuẩn bị về nhà hả? – Xuân Nhi nghi hoặc hỏi.
Tô An nâng chung trà nóng lên, nhìn những giọt mưa lất phất ở ngoài, lòng thấy vừa nặng nề lại vừa hân hoan: – Phải, ta sắp về, ngươi có muốn làm việc này không? Tại sao ngươi lại làm việc này?
– Ta? Ta sớm không cha không mẹ, Lý ma ma giữ ta ở chỗ này thì ta làm thôi. Thích hay không thích gì chứ. – Xuân Nhi cười, tóc búi bánh bao của nàng vẫn ngây thơ vô ngần.
Hai người nói chuyện phiếm được một lúc thì Lý ma ma tới, bà ta dẫn theo một người đàn ông trạc tứ tuần, thấy vậy Xuân Nhi mau chóng xua Tô An về phòng. Tô An có chút không hiểu liền hỏi lại: – Ngài ấy tại sao lại tới phòng ngươi?
– Về đi Vĩnh An, chút ta sẽ qua kiếm ngươi. – Xuân Nhi hốt hoảng.
– Tại sao vậy?
– Về đi!- Xuân Nhi hét.
Lý ma ma thấy thế bèn vuốt lưng gã đàn ông kia, chữa cháy: – Xuân Nhi còn nhỏ, ngài đừng bận tâm nhé. Còn ngươi mau cút về phòng hầu hạ Bính Đình đi, đứng đây làm gì- Bà xoay sang Tô An hét.
Bà dắt tay Tô An ra ngoài, khép cửa lại. Sau đó còn cẩn thận dặn dò: – Ngươi đừng có lắm chuyện, có tin ta đuổi ra đường không?
– Bà bắt Xuân Nhi với ông ta sao? Bà có còn là con người không vậy? – Tô An giật tay ra, định tung cửa phòng để cứu Xuân Nhi bèn bị tát vào má, cái tát đau điếng.
– Ngươi làm ầm lên làm gì? Ngươi có biết người khác bao nhiêu tuổi đã tiếp khách không? Ngươi tưởng đây là chốn thanh cao lắm à? Ngươi có tiền không? Chuộc nó ra đi! Ngươi quậy phá như vậy lần nữa ta sẽ đuổi ngươi ra đường!. Mau về mà hầu hạ Bính Đình, hôm nay tâm trạng của Triển Giang chẳng vui đâu.
Bà hừ một tiếng rồi bỏ đi, Tô An thơ thẩn, phải rồi, nàng chưa hề trải qua những chuyện như thế này. Làm sao nàng hiểu? Khi nàng không có tiền trong tay thì một chữ của nàng cũng không hề có trọng lượng. Tiếng rêи ɾỉ của Xuân Nhi vặn vẹo ám ảnh nàng, nàng bỏ đi, chạy thật nhanh về phòng.