Đế Vương Luyến

Quyển 2 - Ngoại truyện: Hậu tử hậu tôn

Vì Ngữ Ngưng đã giúp Huyền Cơ một lần, vậy nên Ngữ Ngưng đem chuyện mình muốn nhờ, nhờ Huyền Cơ. Kiếp trước sau khi Cảnh Tịch mất, vì không có hậu tử hậu tôn thế nên các nàng đều phải tuyệt mệnh, không còn động lực để sống nữa. Lần này tương ngộ, Ngữ Ngưng không muốn các nàng lại dính phải chuyện như vậy nữa.

Một cuộc họp nội bộ lại diễn ra, Ngữ Ngưng nói: – Thật ra lần này chị họp là muốn thông báo với mọi người, chị muốn sinh con.

– Chị hai muốn sinh em bé!- Nhã Thư là người đầu tiên kinh ngạc hét lên, chị hai nàng từ trước đến giờ đều không thích ràng buộc vướng bận, bây giờ lại đòi sinh em bé.

Ngữ Ngưng gật đầu, tối qua nàng đã nói vói Cổ Tịch, bây giờ chỉ việc thông báo cho mọi người. Bảo Ni gật gù, suy nghĩ một chút liền nói: – Cũng tốt, kiếp trước Cảnh Tịch không con không cháu, cũng buồn tẻ. Nếu vậy em cũng sinh, được không?

– Được, dù sao nhà chúng mình cũng có điều kiện nuôi dưỡng- Ngữ Ngưng đương nhiên đồng ý việc sinh con của các nữ nhân khác.

Vì Mạn Hy là nữ cảnh sát, lại chưa có chồng, nàng sợ nếu mang tiếng xấu không thể công tác được nữa. Nàng hơi cúi đầu suy nghĩ một chút, nàng rất muốn sinh cho Cổ Tịch một đứa trẻ, không muốn như kiếp trước.

Như hiểu hết những gì Mạn Hy nghĩ trong đầu, Ngữ Ngưng mỉm cười, trấn an nàng ấy: – Tâm di nếu cũng muốn thì không cần nghĩ nhiều đâu, con sắp xếp một chút là được.

– Em cũng muốn- Bác Nhã rụt rè giơ tay lên, nàng cũng muốn có con vói Cổ Tịch.

Nhã Thư nghe vậy cũng cao hứng nói: – Em nữa, em cũng muốn.

– Rồi rồi, ai muốn cũng được. Quan trọng là Huyền Cơ sắp xếp tất cả- Ngữ Ngưng đem mọi sự dồn cho Huyền Cơ, trong phút chốc mười con mắt nhìn mình, Huyền Cơ thấy hơi run sợ.

Vì chuyện sinh con này không phải của riêng Ngữ Ngưng, nàng phải mang chuyện này hỏi qua cha mẹ một tiếng. Như phản ứng của bậc cha mẹ bình thường, họ không đồng ý chuyện Ngữ Ngưng không chồng mà có con. Ngữ Ngưng ra sức thuyết phục họ, dù sao nàng cũng đã ba mươi tư, nếu không tìm được chân mạng thiên tử thì sẽ hết khả năng sinh con, nói mãi nói mãi họ cũng xuôi tay, nhưng với điều kiện giao lại Tiết gia cho họ quản lý. Ngữ Ngưng có thể toàn tâm toàn ý tịnh dưỡng sinh con.

Nhưng tới lượt Nhã Thư thì không đơn giản như vậy, nàng khóc, nàng nháo cha mẹ cũng không đồng ý. Cha mẹ xem nàng là trẻ con muốn bắt chước chị mình, còn nhỏ vắt mũi không sạch, không cho nàng có con. Nhã Thư khóc náo lên thì bị nhốt vào từ đường, quỳ cả ngày trời chưa được ra khỏi phòng.

Ngữ Ngưng thấy thế bèn tựa vào cửa nhìn Nhã Thư, mặc dù nàng cũng muốn nói giúp Nhã Thư một tiếng trước mặt cha mẹ, nhưng nàng sợ nếu nàng càng nói sự việc càng vỡ lỡ ra. Nàng sợ vở kịch mà cả gia đình nàng đang diễn lại phải hạ màn vì cha mẹ nàng.

– Em ráng chịu đựng một thời gian đi.

Nhã Thư thấy Ngữ Ngưng khuyên bảo nàng nàng liền khóc nháo lên, không thể chịu được khi Ngữ Ngưng được đồng ý còn nàng thì không, vì chị ấy lớn hơn nàng ư? Nhã Thư thấy mình cũng chững chạc không kém Ngữ Ngưng cơ mà.

– Huhu.. em muốn có con..

– Ráng chịu đựng đi, mai mốt chị hai nói giúp em.

Những tháng sau đó là một đoạn thời gian tích cực của Cổ gia, Ngữ Ngưng rốt cuộc cũng thụ thai, Mạn Hy cũng vậy, Bảo Ni và Bác Nhã chậm hơn hai nàng một hai tháng. Trong nhà phút chốc có đến bốn bà bầu, chỉ riêng việc mua thêm nôi với quần áo cũng đủ chất đầy một phòng kho. Cổ Tịch chật vật thật sự, tối đến các nàng không ngủ được liền mếu khóc đòi nàng dỗ, người thì ốm nghén đến gầy người, người thì tính tình gắt gỏng, kẻ thì đυ.ng tới là khóc, kẻ thì không thèm ăn uống.

Biệt thự Cổ gia biến thành nơi tập hợp các bà bầu, Cổ Tịch không được nghỉ ngơi nữa, nàng đi xem các quán ăn của mình xong liền phải quay về chăm vợ. Ngữ Ngưng hay bị chuột rút trong thai kì, còn Mạn Hy thì hay nhịn ăn, Bảo Ni rất hay cau có, còn Bác Nhã thì đυ.ng tới liền khóc. Nàng nghĩ không biết vì sao nàng đồng ý chủ kiến này của Ngữ Ngưng, đáng lẽ ra nên sinh đẻ giãn cách mới đúng.

Ngày dự sinh của Mạn Hy sau Ngữ Ngưng hai mươi ngày, Cổ Tịch lựa chọn bệnh viện của Huyền Cơ, còn chọn người tốt nhất đỡ đẻ cho hai nàng. Phải nói trong những tháng thai kì hành hạ Cổ Tịch một, những ngày gần sinh hành hạ Cổ Tịch mười. Những cơn báo động giả của Mạn Hy, những lần phải thông báo gấp cho bác sĩ rồi lại xin lỗi, không phải.

Ngữ Ngưng thuận lợi hạ sinh một cặp long phụng thai, nàng đặt tên là Phi Nguyệt, Phi Thiên, không phải nguyệt cũng không phải thiên, ý bảo con có thể sống như con mong muốn, bình bình đạm đạm. Mạn Hy sinh được một nam hài, nàng đặt tên là Trung Khải, hi vọng con vừa có thể tài giỏi, vừa có thể trung thành.

Một tháng sau cũng là lúc Bảo Ni sinh một đứa nhóc không giống nàng hoàn toàn, mái tóc đen, chiếc mũi cao, tất cả đều như tạc từ Cổ Tịch. Nàng đặt cho nam hài tên Vĩnh Khang, ý muốn con có thể vui vẻ cả đời, vui vẻ mãi mãi. Bác Nhã sinh ra một nữ hài, nàng đặt tên con là Gian Nguyệt, sáng như trăng ở trong mây, 'kiểu nhược vân gian nguyệt'.

Trong nhà không có bốn bà bầu nữa, chuyển thành có năm đứa nhỏ. Những giây phút giải trí cuối tuần của gia đình biến thành đại hội giữ trẻ, một đứa khóc, đứa còn lại sẽ bắt nhịp khóc theo. Hai bà vυ' giúp việc cũng không giúp nổi, Ngữ Ngưng giữ hai đứa một lúc đầu tóc cũng phờ phạc hẵn ra. Nàng chưa bao giờ làm việc gì nặng đến như vậy, đương nhiên chịu không nổi.

Cổ Tịch thấy các nàng đều mệt mỏi bèn đem năm đứa nhỏ bỏ chung một phòng, không khóc thì thôi, khóc thì mệt não, Cổ Tịch phải hai tay bồng hai đứa dỗ cho nín. Trong vòng sáu tháng, Cổ Tịch từ xinh đẹp ngời ngời biến thành người không ra người, quỷ không ra quỷ, Bối Vịnh Thi đi ăn bắt gặp nàng trong quán còn giật mình hỏi thử xem có phải Cổ Tịch không.

Phải sau đó hai năm, cuộc sống của Cổ Tịch mới vào vòng quay cố định, con cái cũng không nháo nữa. Ngữ Ngưng và Mạn Hy đều đi làm lại, ở nhà Cổ Tịch kiêm luôn chức vụ quản gia, những đứa trẻ hai tuổi nhi nha nhi nhô chạy qua chạy lại rượt đuổi nhau, Cổ Tịch ngồi trên ghế nhìn các con, chẳng biết là phúc, hay là họa.

– Phi Thiên! Con đánh em Khải là sao? Ê, Gian Nguyệt, con mà leo nữa đừng trách mami phạt nhé!- Cổ Tịch đứng lên đi lại chỗ Gian Nguyệt bồng con bé xuống.  Chưa kịp bồng xong đã thấy Vĩnh Khang đỡ Phi Nguyệt leo lên trên. Hắc tuyến một trận trên đầu Cổ Tịch, nàng vội vã bế Phi Nguyệt xuống, mắng Vĩnh Khang: – Con làm vậy té chị thì sao?

Chưa gì đã nghe tiếng Gian Nguyệt ở bên kia khóc ré lên, đầu gối bị té trở nên đỏ ửng. Cổ Tịch thầm than trong lòng, không ổn rồi, Nhược Vân về mà phát hiện thế nào nàng cũng toi mạng. Thế nên Cổ Tịch bế con lên tay dỗ dành không cho con khóc nữa, nhưng nàng không thể nào giấu những vết trầy hay bầm của con, tối nào cũng bị mẹ bọn nhỏ la cho một trận.

Tối về, Ngữ Ngưng mang theo một túi đồ ăn cùng Bác Nhã đi vào bên trong nhà, nghe tiếng mẹ về, Phi Thiên, Phi Nguyệt vòi phải chạy ra cổng đón. Ngữ Ngưng thấy con đến bèn đưa đồ ăn tối cho giúp việc, nàng hai tay bế hai đứa lên. Mặc dù bế cả hai đứa con rất khó khăn, nhưng nàng bế mãi, bế mãi cũng thành quen.

– Phi Thiên, Phi Nguyệt, nhớ mẹ không?

– Mẹ.. mẹ.. nhớ.. – Phi Nguyệt xoa xoa má Ngữ Ngưng, y y nha nha nói nhớ nàng. Dù bên ngoài sóng gió cỡ nào, Ngữ Ngưng đều thấy không nặng nề nữa, nàng có con, có Cổ Tịch bên cạnh, vậy là quá ổn.

Không ai biết tổng tài của Tiết thị lại có tới hai đứa con, Tiết Ngữ Ngưng hai tay bê hai đứa con, nhìn hệt như một bà nội trợ kiểu mẫu. Bác Nhã đứng bên cạnh trêu Phi Nguyệt một chút, nàng vừa khều đôi má bánh bao của Phi Nguyệt vừa nói vu vơ: – Nguyệt Nhỏ chắc hôm nay ngủ rồi, không ra đón em. Coi Nguyệt Lớn nịnh mẹ Ngưng chưa này, ngày nào cũng ra đón mẹ.

Bác Nhã đi về phòng, thấy Gian Nguyệt đang ngủ ngon lành trên giường, nàng mỉm cười đi lại vuốt tóc con bé, âu yếm nhìn con mình. Nhìn một lượt thì phát hiện chân bị bầm đen, Bác Nhã hít một hơi, hét: – CỔ TỊCH KIAAAAAA!!!!