Chuyện của Kiến Khang, Cảnh Tịch dự định sau khi quay về kinh thành sẽ giải quyết sau. Hạn định một tháng sẽ về nay đã lố ngày không ít, đoàn người bắt đầu rồng rắn quay về. Mất năm ngày mới có thể về tới kinh thành. Khi đi rầm rộ, khi về lại lặng lẽ, đoàn người tiến vào bên trong cung, sau đó tin tức hoàng thượng trở về lan truyền ra, người người lại sắm sửa y quan chuẩn bị lên tấu triều.
Vốn các tấu văn được Cảnh Tịch giải quyết không ít, nhưng toàn là những tấu văn quan trọng, vì vậy nên khi về tới điện Cần Khải, nhìn một núi tấu văn Cảnh Tịch liền hoảng hốt. Nhưng điều này cũng không ngoài sở liệu của Cảnh Tịch, vì nàng đi tới hơn hai tháng, không thể nào không nhiều chuyện xảy ra.
Phía A Quang báo cho nàng, Lã gia nghe hoàng thượng theo dõi mình đã lặng yên không động, còn chuyện làm sao Lã gia biết nàng đang theo dõi, nàng cũng không biết. Trước đây làm ở mảng lịch sử – đời sống, nàng đã viết qua một vài bài về Tịch vương, nhưng tuyệt nhiên không biết đến sự tồn tại của Lã gia, Điềm vương có ảnh hưởng gì đến Cảnh Tịch. Nhưng nàng đề phòng trước vẫn hơn.
Giải quyết các tấu văn trên bàn không phải việc một ngày có thể xử lí xong, Cảnh Tịch làm từ sáng đến tận chiều, sau đó đi thỉnh an thái hậu. Phượng Tường điện cách điện Cần Khải không xa, cũng không gần, Cảnh Tịch mặc hoàng bào vẫn chưa thay ra, đi bộ sang. Xuân Phúc công công hầu hạ nàng đi, theo sau là Nhược Vân, Nhược Thủy.
Phượng Tường điện sơn son thϊếp vàng, uy nghiêm mà lộng lẫy, Cảnh Tịch đã bước qua bậu cửa không biết bao nhiêu lần. Cảnh Tịch thời hiện đại không có người thân, bạn bè của nàng cũng chỉ là Nhan Linh, nàng không biết chết đi bao nhiêu năm như thế, có ai tưởng nhớ đến một người như nàng?
Nhưng ở thời cổ đại này đây, nàng xa rời hoàng cung hai tháng, có một người thấy nàng lệ đã hoen mi, là mẫu hậu của nàng, Thi thái hậu. Tình cảm của bà dành cho nhi tử thật sự khiến Cảnh Tịch cảm động. Kiếp này, nàng thay Cảnh Tịch bồi bà. Mà nàng không biết Cảnh Tịch đã từng sống như thế nào trước đây, Cảnh Tịch là kiếp trước của nàng, hay Cảnh Tịch chỉ là một người giống nàng y đúc.
Càng trưởng thành, Cảnh Tịch càng giống nàng ở thời hiện đại, đôi mắt này, chiếc mũi này, cả đôi môi, y hệt nàng như một khuôn đúc ra. Nàng thật sự hoài nghi đây chính là tiền kiếp của mình, có lẽ đến đây cũng là duyên phận đã an bài cho nàng, có lẽ, có lẽ.. một ngàn từ hiện ra như thế. Cảnh Tịch nắm lấy tay của thái hậu, vỗ vỗ tay bà.
– Không phải con đã về rồi sao? Mẫu hậu đừng khóc.
Cảnh Tịch dỗ dành bà, nàng vẫn đều đặn viết thư gửi về, chỉ sợ bà ở nhà sống không an hảo, bệnh tật quanh thân.
– Con đó, nói đi một tháng mà đi tới tận bây giờ. Phụ hoàng của con lo đến đầu bạc trắng rồi, thấy con về ông ấy muốn gặp con, nhưng lại giận con nên không ra. Con mau đi dỗ dành ông ấy đi.
– Phụ thân cũng giận con sao?- Cảnh Tịch thở dài, sau đó mỉm cười, có lẽ quan tâm cũng là một điều chỉ có kiếp này nàng mới cảm nhận được.
Nói chuyện một chút, Cảnh Tịch vén rèm đi sâu vào nội điện Phượng Tường, đi xuyên qua hành lang gấp khúc. Nhược Vân nói với nàng:
– Hoàng thượng, coi chừng đường trơn.
Chưa kịp nghe hết câu Cảnh Tịch đã trượt chân chới với té, Nhược Vân ngay lập tức giơ tay cho nàng nắm lấy, gắt gao dùng sức giữ Cảnh Tịch không ngã xuống sàn.
– Vẫn là nên cẩn thận, đường khá trơn.
Nhược Vân nói, vẫn như cũ hạ thấp đầu đi sau Cảnh Tịch. Nhược Vân càng ngày càng ít nói, khi Cảnh Tịch nói điều gì đó nàng chỉ cười, còn Nhược Thủy thì ngày càng nói nhiều, mùi hương trên người càng lúc càng đậm, càng lúc càng chọc người chán ghét.
Phụ hoàng của nàng đang nằm trên trường kỷ dưới mái đình, vừa nằm vừa phe phẩy quạt, đây là dáng vẻ nhớ con đến bạc trắng đầu của mẫu hậu nàng nói sao? Thật khoa trương! Cảnh Tịch cười một tiếng rồi bước vào bên trong đình, thấp người thỉnh an ngài.
Chỉ nghe hừ một tiếng, quả thật là phụ hoàng đang giận nàng.
– Phụ hoàng, người còn giận con sao? Con chỉ là đi về trễ thôi.
Lại hừ một tiếng, tiếng quạt phẩy nghe từng tiếng phanh phách.
– Đừng giận con mà.
Ông rốt cuộc cũng chịu quay đầu lại nhìn Cảnh Tịch, thấp giọng mắng.
– Ngươi! Ta đã bảo là đi một tháng rồi về, để ta cùng mẫu thân ngươi đi du ngoạn. Ngươi dắt thê tử đi du sơn ngoạn thủy vui như vậy lại không nhớ đến hai cái thân già này. Thật là con gả đi rồi chỉ hướng về ngoại nhân. Hừ!
Tâm nguyện của ông là được đi du sơn ngoạn thủy cùng thê tử của mình, ấy vậy mà trước khi đi còn phải "canh chừng hoàng cung" hai tháng cho Cảnh Tịch du ngoạn cùng thê tử mình trước. Thật sự chọc người tức giận.
Người trong thiên hạ ai cũng biết câu "Nam Cảnh sủng thê", đế vương của Nam quốc cùng đế vương Cảnh quốc đều yêu sủng nữ nhân của mình đến tận trời. Hậu cung ba ngàn, chỉ độc sủng một người. Cũng bởi vì tình yêu đó, có thể vì vậy Cảnh Tịch mới phải mang danh hoang da^ʍ vô độ, thê thϊếp vô số.
Cảnh Tịch thấy thật oan ức, thê tử nàng cũng chỉ có bốn người. Nàng cũng không có hoang da^ʍ vô độ như sách sử nói.
– Được rồi, được rồi, thưa phụ hoàng. Không phải nhi thần về rồi sao, người có thể dẫn thê tử đi du ngoạn rồi nha.
Có lẽ một ngày nàng cũng như thế, vứt hết công việc triều đình qua một bên, lui về ở ẩn. Cùng thê tử của mình ngắm tế thủy trường lưu. Nàng cũng sẽ giống phụ hoàng, không mang quyền vị lên người, chỉ là một hảo tướng công đối với các nàng. Nàng thật sự mong đến ngày như thế, có điều, nếu nàng chỉ sống tới ba mươi hai tuổi, liệu có thể chăng?
Cảnh Tịch là sống đến năm ba mươi hai tuổi rồi mất, hay là sống tới ba mươi hai tuổi giả vờ mất để ở ẩn? Nàng cũng không biết.
Sau khi nói chuyện với thái thượng hoàng và thái hậu, Cảnh Tịch lại đi bộ về điện Thái Hòa. Trời đã ngả về chiều tối, nàng ngồi trên ngai vàng nhìn xuống một mảnh cô độc. Có lẽ nàng phải ngồi trên chiếc ghế này đến mười mấy năm nữa, thật dài đằng đẵng. Tâm không còn náo nức, hồi hộp như năm nàng mười bốn tuổi ngồi vào ngai vàng nữa, chỉ thấy một mảnh thê lương.
Buổi sáng, Cảnh Tịch lâm triều lần đầu tiên kể từ khi hồi cung. Nàng lại ngồi trên ngai vàng nhìn xuống, thấy một người với hai cọng râu quen thuộc, là Ngô tri phủ. Nàng cho triệu ông vào cung, lần này gọi ông vào vì nàng muốn "hóa rồng" cho ông.