Thứ Nữ Công Lược

Chương 364: Chuyện mùa xuân [xuân sự] (thượng)

Editor: Hoa Hạ Tuyết Nguyệt

Thu Hồng thấp giọng nói: “Vẹt của Đại tiểu thư, nghe nói biết nói chuyện.”

“Xì” Văn di nương cười nói: “Chẳng lẽ có con vẹt không thể nói chuyện sao?”

“Nhưng mà nó còn biết đọc thơ ạ!”

“Đọc thơ?”

Văn di nương ngẩn ra.

“Vâng! Là đọc thơ.” Thu Hồng gật đầu, “Tiểu Hoàng Anh nói, thơ của

con vẹt kia vài ngày trước đọc là ‘Xuân miên bất giác hiểu, xứ xứ văn đề điểu ’ (1), mấy ngày này còn đọc ‘Đào hoa đàm thủy thâm thiên xích,

bất cập Uông Luân tống ngã tình’ (2).”

[chú giải Nguyên văn: (1) 春眠不觉晓,处处闻啼鸟

Đây là hai câu thơ đầu trong bài thơ “Xuân hiểu” của Mạnh Hạo Nhiên

Chữ Hán : 春晓

春眠不觉晓,处处闻啼鸟。

夜来风雨声,花落知多少。

Phiên âm: Xuân hiểu

Xuân miên bất giác hiểu, xứ xứ văn đề điểu.

Dạ lai phong vũ thanh, hoa lạc tri đa thiểu.

Dịch nghĩa: Buổi sớm mùa xuân

Giấc ngủ đêm xuân không biết trời sáng,

Nơi nơi đều nghe tiếng chim hót.

Đêm qua trong gió mưa,

Chẳng hay hoa rụng nhiều hay ít.

Thơ: Mùa xuân ban mai

Giấc xuân không buồn thức,

Khắp nơi chim ríu rít.

Đêm qua gió mưa về,

Hoa rụng nhiều hay ít.

(dịch giả: Lâm Xương Diệu. Nguồn Wikipedia.)

(2) 桃花潭水深千尺,不及伦送汪我情

Đây là hai câu thơ cuối trong bài thơ “Tặng Uông Luân*” của Lý Bạch

*Uông Luân: bạn của Lý Bạch

Chữ Hán: 赠汪伦

李白乘舟将欲行,忽闻岸上踏歌声。

桃花潭水深千尺,不及汪伦送我情。

Phiên âm: Tặng Uông Luân

Lý Bạch thừa chu tương dịch hành,

Hốt văn ngạn thượng đạp ca thanh.

Đào Hoa đàm thủy thâm thiên xích,

Bất cập Uông Luân tống ngã tình.

Dịch Nghĩa:

Lý Bạch cưỡi thuyền tính sắp sửa ra đi,

Bất chợt trên bờ có tiếng bước chân theo nhịp hát.

Nước đầm Đào Hoa sâu hàng ngàn thước,

Không sánh bằng tình Uông Luân tiễn ta.

Thơ: Tặng Uông Luân

Sắp đi Lý Bạch ngồi thuyền,

Trên bờ chân giậm nghe liền tiếng ca.

Nước đầm nghìn thước Đào Hoa,

Uông Luân, tình bác tiễn ta sâu nhiều.

(Bản dịch của Tản Đà. Nguồn trantiensinh7777.blogspot.com)

Văn di nương ngây người.

Thu Hồng còn nói: “Lúc nãy con vẹt kia còn đọc ‘Lưỡng cá hoàng ly

minh thúy liễu, nhất hàng bạch lộ thượng thanh thiên’ nữa đấy ạ.”(3)

[chú giải Nguyên văn: (3) 两个黄鹂鸣翠柳,一行白鹭上天

Đây là hai câu thơ trong bài “Tuyệt cú tứ thủ kỳ 3” của Đỗ Phủ

Chữ hán: 绝句四首其三

两个黄鹂鸣翠柳, 一行白鹭上青天。

窗含西岭千秋雪,门泊东吴万里船

Phiên âm:

Tuyệt cú tứ thủ kỳ 3

Lưỡng cá hoàng ly minh thúy liễu,

Nhất hàng bạch lộ thượng thanh thiên.

Song hàm Tây Lĩnh thu thiên tuyết,

Môn bạc Đông Ngô vạn lí thuyền.

Dịch nghĩa:

Hai con chim hoàng anh hót trong hàng liễu biếc,

Một hàng cò trắng bay vυ't lên trời xanh.

Song cửa ngậm tuyết núi Tây Lĩnh đã nghìn năm,

Ngoài cửa đậu những con thuyền của Đông Ngô xa tới muôn dặm.

Thơ: Tuyệt cú bốn bài kỳ 3

Hai cái hoàng anh kêu liễu biếc,

Một hàng cò trắng vυ't trời xanh.

Nghìn năm tuyết núi song in sắc,

Muôn dặm thuyền Ngô cửa rập rình.

(bản dịch Tản Đà. Nguồn thivien.net)]

Văn di nương xoa xoa mồ hôi trên trán: “Vậy, vậy Phu nhân có biết không?”

“Biết ạ!” Thu Hồng cười nhẹ nói: “Phu nhân nói, con vẹt này thế nào

chỉ toàn nói tiếng Thương Châu vậy. Để Đại tiểu thư dạy nó nói tiếng Yên Kinh đi. Khiến Đại tiểu thư dạy nói đỏ bừng cả mặt. Chừng mấy ngày nay

còn chưa có cho con vẹt ăn nữa.”

“Phu nhân biết là tốt rồi. Phu nhân biết là tốt rồi.” Văn di nương thở phào nhẹ nhõm.

Mà lúc này Thái phu nhân đang nhìn Từ Từ Dụ cử chỉ tự nhiên phóng khoáng của khẽ gật đầu.

“Đã gặp cha con rồi?”

“Gặp rồi ạ.” Từ Tự Dụ thân thủ thẳng tắp đứng ở trước mặt Thái phu nhân, ôn hòa nói.

Thái phu nhân hỏi thăm hắn tình hình ở Nhạc An thế nào.

Từ Tự Dụ nhất nhất trả lời, giọng điệu nói chuyện không cao không

thấp, không nhanh không chậm, có phong thái ung dung thản nhiên đặc biệt chỉ có của công tử thế gia.

Thái phu nhân lại khe khẽ gật đầu lần nữa.

Từ Tự Dụ liền sai Văn Trúc mang quải trượng Hoàng Dương Mộc tiến vào: “Tôn nhi làm lúc nhàn hạ khi ở Nhạc An.” (quải trượng: gậy chống của

các cụ già)

Đỗ ma ma vội vàng tiến lên phía trước nhận lấy rồi đưa cho Thái phu nhân.

Thái phu nhân vuốt ve quải trượng, tươi cười trên mặt tràn đầy vui mừng, rồi phân phó Ngụy Tử bày tiệc.

Từ Tự Dụ nói cảm ơn, lại hỏi thăm sức khỏe của Thái phu nhân.

Thái phu nhân cười ha ha cùng hắn nhàn thoại, đợi đến khi tiểu nha

hoàn quay lại báo: “Cơm đã bày xong”, Từ Tự Dụ tiến lên trước dìu Thái

phu nhân đi sang phòng phía đông ăn cơm.

Thập Nhất Nương trong lòng than nhẹ một tiếng.

Bất quá mấy tháng ngắn ngủi, nụ cười của Từ Tự Dụ thận trọng hơn, đối đãi với mọi người cũng khiêm tốn hơn, rõ ràng mới chỉ là một đại nam

hài mười hai tuổi, mà lại có phong thái của người từng trải, giống như

một vị khách nhân xa lạ tới chơi, mà không phải hài tử xa nhà trở về.

Mà Từ Lệnh Nghi đối với những biểu hiện thay đổi của Từ Tự Dụ rất hài lòng: “Đi ra ngoài một chuyến, đã hiểu biết không ít. Xem bộ dạng này,

chuyện mang hắn ra bên ngoài vẫn là đúng đắn a.”

Quan điểm nhìn nhận vấn đề giữa nam nhân và nữ nhân rất ít có sự đồng nhất.

Thập Nhất Nương cũng không bày tỏ ý kiến.

Từ Lệnh Nghi hỏi thăm hành tung của Từ Tự Dụ: “Đi thăm qua Tần di nương rồi?”

“Đi rồi ạ.” Thập Nhất Nương nói, “Uống chén trà, nói chuyện, sau đó liền đi tới chỗ của Nhị phu nhân rồi.”

Từ Lệnh Nghi khe khẽ gật đầu. Ngày thứ hai khi Từ Tự Dụ đến vấn an

liền căn dặn hắn: “Khương tiên sinh gửi thư đến nói, ông ấy lưu lại cho

con vài bài tập, đối với con tham gia thi đồng vô cũng hữu ích. Tuy là

lễ mừng năm mới, nhưng cũng không được quên bài tập. Đừng cô phụ một

mảnh kỳ vọng của Khương tiên sinh mới là lẽ phải!”

Từ Tự Dụ cung kính đáp ứng: “Vâng”, sau đó liền quay về phòng đóng

cửa khổ đọc ( chăm chỉ học và làm bài). Trong thời gian Tết âm lịch trừ

lúc buổi chiều đi tới chỗ Thái phu nhân và Thập Nhất Nương vấn an, thì

không ra khỏi cửa viện một bước.

Thập Nhất Nương vì có tang trong người, Tết xuân năm mới liền dẫn Từ

Tự Giới ở trong phòng dạy chữ, nhảy dây trăm cái hoặc là chơi trò bật

dây thừng, thỉnh thoảng vào bếp làm chút đồ ngọt cho Từ Tự Giới ăn,

khiến Từ Tự Giới vui mừng không thôi, đi đường đều sôi nổi hoạt bát hơn.

Từ Tự Truân thì bị Từ Lệnh Nghi mang theo bên người xã giao với các

tân khách lui tới. Lúc đầu hắn rất là hưng phấn, buổi tối khi đến chỗ

Thập Nhất Nương thỉnh an liền mi phi sắc vũ (mặt mày hớn hở) kể hắn đã

gặp những người nào, nói những chuyện gì, chuyện gì thú vị đặc biệt.

Nhưng chưa đến mấy ngày, ngủ dậy liền cảm thấy mệt mỏi. Cho đến đúng

tháng giêng, dứt khoát chạy đến chỗ Thập Nhất Nương ăn trưa, ngủ trưa,

sau đó mè nheo không nguyện ý đi nữa, nói muốn dạy cho Từ Tự Giới biết

chữ.

Thập Nhất Nương vốn là cảm thấy Từ Tự Truân tuổi còn nhỏ mà làm

chuyện của người lớn có chút không thích hợp, mấy lần ra mặt giữ lại Từ

Tự Truân. Mà Từ Lệnh Nghi nhìn thấy Từ Tự Truân vừa đến chỗ Thập Nhất

Nương liền tinh thần linh hoạt gấp trăm lần, cùng mình ra ngoài như cây

cà gặp sương muối, thì nơi nào còn nhìn không ra. Nói với Thập Nhất

Nương vài câu: “Con hư tại mẹ”, xoay người cũng theo hắn ra ngoài. Từ Tự Truân càng chơi càng vui. Mỗi ngày sáng sớm đến đây, cho đến khi tối

thắp đèn mới rời đi, không phải cùng Từ Tự Giới nhảy dây trăm cái, thì

là cùng Từ Tự Giới đi ra hậu viện đốt lửa, còn xin Thập Nhất Nương cho

hắn làm xương ốc bào ngư ăn, chơi đến vui vẻ, liền ở phòng Từ Tự Giới

nghỉ ngơi.

Thái phu nhân thấy hắn mỗi lần từ chỗ Thập Nhất Nương trở về đều sắc

mặt hồng nhuận, mặt mày cười vui vẻ, cũng nhắm một mắt mở một mắt cho

qua.

Tần di nương nhìn thấy liền ở trước mặt Thập Nhất Nương nhỏ giọng thì thầm: “Năm mới này, Nhị thiếu gia ngày ngày đóng cửa ở trong nhà khổ

luyện như thế thì làm sao mà chịu đựng được a? Cũng cần phải có lúc nghỉ ngơi, đến nhà bằng hữu thân thích đi lại mới phải!”

Kể từ khi Từ Lệnh Nghi nổi nóng vì nàng càm ràm (lảm nhảm) chuyện Từ

Tự Dụ không có người hầu thân cận bên cạnh, Tần di nương ở trước mặt Từ

Lệnh Nghi cũng không dám nhắc lại chuyện của Từ Tự Dụ nữa, đổi lại ở

trước mặt Thập Nhất Nương thì nói dông nói dài.

Thập Nhất Nương làm bộ không nghe thấy. Nhưng thời gian dài, cũng

không chịu được nàng ta mỗi ngày nói một lần. Chỉ có thể nói: “Nhị thiếu gia khắc khổ ra sức học hành, cũng là vì tiền đồ tương lai công danh

gấm vóc, nhà cửa vinh quang. Tần di nương không vì Nhị thiếu gia động

viên hắn thì thôi, sao lại có thế nói ra nhưng như thế. Há không phải là muốn kéo Nhị thiếu gia thoái hậu? Hơn nữa đây cũng là ý tứ của Hầu gia. Lẽ nào ngươi để cho Nhị thiếu gia ngỗ nghịch phụ thân hay sao?”

Tần di nương đâu có chịu đựng được cái mũ to mà Thập Nhất Nương chụp

cho như vậy, vội vàng quỳ xuống dập đầu: “Nô tỳ là người không có đọc

qua sách, không hiểu được những đạo lý lớn này.Vẫn xin Phu nhân tha thứ

cho sự ngu dốt của nô tỳ.”

Nếu không hiểu những đạo lý lớn này, thế nào lại làm cho sợ đến phải quỳ dập đầu cầu xin tha thứ?

Thập Nhất Nương không muốn cũng nàng nhiều lời. Lệnh cho Lục Vân đỡ

nàng đứng lên, nói: “Qua tết nguyên tiêu này, khí trời dần dần ấm áp

lên. Ta vài ngày này, vừa phải bận rộn việc năm mới, vừa phải bận việc

trong Hỉ Phô, quần áo và vớ giày (bít tất) của bọn nhỏ không khỏi có

chút sơ sót. Ta thấy lần trước Tần di nương làm cho ta vài đôi vớ giày

cũng không tệ lắm, liền nhờ ngươi làm cho Giới ca mười mấy đôi vớ giày

nhé! Thời điểm tháng hai nhị long sĩ đầu, cũng có thể mang đi đạp

thanh.”

Vừa nói số lượng tất giày, lại nói thời gian giao tất. Cứ như vậy, nàng không có thời gian mà suy nghĩ vớ vẩn đi?

Tần di nương trên mặt hiện một tia kinh ngạc, vội vã khom lưng cúi đầu đáp “Vâng”.

Thập Nhất Nương liền bưng trà

Ba vị di nương đều đã lui xuống.

Tần di nương kéo tay Văn di nương: “Tuy nói là đồ của hài tử, nhưng

đóng đế giày, mặt giày thêu, không khác với người lớn. Bất quá hơn một

tháng thời gian, ở đâu ra có thể làm khoảng mười đôi tất giày đây. Ta

biết Ngọc Nhi phòng muội muội thêu thùa may vá tốt, không bằng giúp ta

làm mấy đôi.” Sau đó phúc thân, “Ta chỗ này vô cùng cảm kích.”

Văn di nương thế nào lại tham gia vào chuyện này?

Mặt nàng làm ra vẻ khó xử: “Tỷ tỷ là không biết. Năm trước Phu nhân

đem tất giày, áo xuân của Đại tiểu thư đều giao cho ta. Người thêu thùa

của ta đều không nhanh nhẹn, đang lo lắng đến lúc đó giao nộp không được sai sót, muốn mượn Thúy nhi trong phòng tỷ tỷ giúp đỡ một chút đây!

Không nghĩ đến Phu nhân đem tất giày của Ngũ thiếu gia giao cho tỷ……….”

Tần di nương nghe thấy vậy liền thất vọng, ánh mắt không khỏi hướng tới Kiều Liên Phòng.

Kiều Liên Phòng dẫn nha hoàn rẽ vào đường hẹp của các phòng bên cạnh.

Văn di nương nhìn thấy xoay chuyển ánh mắt, đem Tần di nương kéo đến

một bên, giảm thấp âm thanh nói: “Hay là, chúng ta xuất ra một ít tiền,

để cho mọi người thêu thùa làm giúp?” “Cũng phải” Văn di nương cười nói, “Ta thấy, tỷ tỷ không bằng một mặt làm, một mặt lại tìm người hỗ trợ.

Thuyền đền đầu cầu tự nhiên thẳng.”

Tần di nương nghe thấy vậy ánh mắt lóe sáng, rồi trở lại ảm đạm:

“Này, việc này không tốt cho lắm? Nếu để cho Phu nhân biết được, chẳng

phải là ta đối với nàng bất kính!”

Tần di nương cũng không có biện pháp tốt hơn. Tinh thần có chút chán nản gật đầu, dẫn tiểu nha hoàn về phòng.

Vừa mới ngồi xuống, Thúy Nhi đã quay về.

Trong tay còn cầm một hộp thức ăn thếp vàng đỏ thẫm (sơn son thếp vàng

Tần di nương nhìn tinh thần liền phấn chấn: “Như thế nào?”

Đáy mắt Thúy Nhi nháy lên một tia bất đắc dĩ, nhưng trên mặt vẫn nở

nụ cười: “Nhị thiếu gia nói món sữa bơ trộn thịt chim bồ câu non mà di

nương làm ăn rất ngon ạ. Chỉ là thiếu gia người, hôm nay muốn dùng thời

gian đọc sách, không có thời gian ăn những bữa này, bảo di nương lần sau đừng tặng đồ nữa. Đợi thiếu gia khảo thí xong thi đồng rồi hãy nói.”

( khảo thí: thi, thi cử; mình tóm tắt thế này chế độ thi cử của

phong kiến chia ra gồm: thi đồng = thi ở làng, thi hương = kỳ thi sơ

khởi nhất, nếu đỗ sẽ có thể làm quan nhỏ, tiếp đến thi hội, cao nhất là

thi đình đỗ gọi là Trạng nguyên).

Tần di nương nghe vậy thở phào nhẹ nhõm, mặt đầy ý cười nói: “Ngươi

đi nói với Nhị thiếu gia, ta đều nghe theo ý của người. Bảo người không

cần nóng vội. Vạn nhất thi không đỗ, đến lúc đó cùng Hầu gia nói chuyện

một chút, đi ấm ân cũng là giống nhau.” (Nguyên văn: Đi ấm ân huệ

cũng là giống nhau, “ấm” ý chỉ ân huệ của ông cha truyền lại, thời đại

phong kiến do cha ông có công với triều đình mà đem lại quyền lợi cho

con cháu được đi học và bổ nhiệm làm qua. Đại khái ý của Tần di nương

nói đến là nếu Tự Dụ không thi đỗ thì còn có cha là Hầu gia lo cho. Con

ông cháu cha mà ^^!).

Thúy Nhi gật đầu ưng thuận, rồi đem hộp thực đưa cho tiểu nha hoàn đứng bên cạnh giữ.

Tần di nương mở hộp, cầm chìa khóa rương hướng nàng vẫy tay: “Ngươi

đi mở rương của ta, tìm rồi cầm Thất ngọc đới bạch ra đây___ Phu nhân

bảo ta làm tất cho Ngũ thiếu gia.”

Thúy Nhi nghe xong thì giật mình: “Cái kia chính là cống phẩm a. Vốn

là Hầu gia thưởng cho người, người vẫn tiếc không dùng đến. Ngũ thiếu

gia năm nay mới năm tuổi, có thể có chút quá xa xỉ hay không …..Không

bằng người giữ lại làm tất cho Nhị thiếu gia!”

“Nếu như là phân phó của Phu nhân,” trên khuôn mặt ngọt ngào của Tần

di nương xuất hiện một tia lãnh ý không hài hòa cho lắm, “tự nhiên phải

là đồ tốt nhất. Huống chi Ngũ thiếu gia của chúng ta bây giờ được Phu

nhân nuôi bên người, Hầu gia nhìn thấy, cũng sẽ vui vẻ!”

Coi là như vậy, Ngũ thiếu gia cũng là ghi nhớ tên của Đồng di nương,

ngay cả mẹ ruột có thân phận thấp kém hèn mọn là ai cũng đều không biết. Nuôi hắn lớn như vậy (Nguyên văn: Như vậy mang hắn), vạn nhất Phu nhân

sinh con ruột, Ngũ thiếu gia chẳng phải cùng với Nhị thiếu gia giống

nhau, trên không trên, dưới không dưới.

….Nhưng Thúy Nhi nhìn thấy Tần di nương đã cúi đầu ở trong giỏ thêu

tìm giấy ra vẽ mặt giày, liền không nói nhiều lời, chỉ nhẹ giọng đáp

“Vâng”, cầm chìa khóa đi mở rương.

Mất thời gian hai ngày đi đến đưa tất giày, Từ Tự Giới mang vào rất vừa vặn.

“Tay nghề thêu thùa của Tần di nương thật là khéo.” Thập Nhất Nương

cười nhìn Từ Tự Giới mang giày mới tất mới ở trên giường đi qua đi lại,

trước mặt Từ Lệnh Nghi khen ngợi Tần di nương, “Sau này giày tất của

Giới Ca Nhi liền làm phiền Tần di nương hao tâm tổn phí nhiều nhiều

rồi.”

“Không dám để Phu nhân khích lệ.” Tần di nương mặt mày cúi thấp, khóe mắt đánh giá Từ Lệnh Nghi “Ngũ thiếu gia đi vừa là tốt rồi!”

Từ Lệnh Nghi đang nhìn Từ Tự Giới mang vẻ mặt đắc ý giơ chân lên khoe giày mới tất mới trước mặt Từ Tự Truân, khẽ mỉm cười.

Tần di nương cảm thấy tâm có chút nguội lạnh.

Nàng vẫn còn nhớ khi Từ Tự Dụ nhỏ tuổi, nàng dùng thâm cẩm hồng cũng

là cống phẩm làm cho Từ Tự Dụ một đôi tất, Hầu gia nhìn thấy chỉ cau

mày. Còn dặn nàng từ sau không được làm như thế nữa…….Nhưng giờ đến lượt Từ Tự Giới, liền cái gì cũng không nói là sao?

Nghĩ ngợi một lúc, Tần di nương nghe thấy âm thanh ôn hòa của Thập

Nhất Nương: “Chỉ là tiểu hài tử ở trong nhà, đi tất này dễ dàng trượt

chân. Tần di nương sau này vẫn là dùng vải bông làm tất cho Giới Ca đi!”

Nàng hồi phục lại tinh thần, đang muốn thanh giọng đáp ứng “Vâng”,

lại thấy Từ Lệnh Nghi phân phó tiểu nha hoàn truyền lời cho Lâm Ba:

“……….Bảo hắn đi cùng Bạch tổng quản nói chuyện một chút, Ta nhớ năm

trước trong cung ban thưởng mấy xấp vải vân nghiêng Gia Định, dệt thành

hình dáng ‘thủy lãng thắng tử’, cũng không tệ lắm. Mang đến cho Giới ca

làm tất đi!”