Trò Chơi Nhân Tình

Chương 1

Phòng làm việc ở trường học là một nơi rất ồn ào, và luôn có người ra vào. Đối với một người luôn cần không gian riêng tư cho mình như Lương, thì đó là một điều thật sự tồi tệ. Các thầy cô già thì luôn ghếch cái kính mắt lên rồi hỏi về cuộc sống gia đình, còn những cô giáo trẻ thì nay trầm trồ, mai lại ca ngợi và giương đôi mắt biếc, hỏi thăm về chồng cô. Chưa kể đến những thầy giáo

trẻ, thi thoảng còn có người liếc mắt đưa tình với cô dù biết chắc rằng cô đã kết hôn, cái nhẫn cưới luôn sáng bóng ở ngón tay áp út.

Lương cảm thấy bí bách và khó chịu. Nếu không vì mức lương khá tốt và môi trường làm việc cũng năng động, có lẽ cô đã chẳng tiếp tục làm việc ở đây.

Thi thoảng lại có người hỏi cô rằng, chồng chị giàu như vậy thì đi làm làm gì nữa. Họ nói rằng nều họ được như cô, thì họ sẽ ở nhà, ngồi mát ăn bát vàng và sắm vai một cô vợ ngoan ngoãn. Lương bật cười trước những lời nói đó. Không ở trong chăn làm sao biết trong chăn có rận đây?

Nếu như nhìn vào bên ngoài, ai cũng thấy đó là lộ trình cuộc đời mơ ước: kết thúc năm năm du học ở nước ngoài và quay về với tấm bằng thạc sĩ ngôn ngữ, kết hôn với triệu phú - ông chủ của chuỗi siêu thị tiện lợi ARI, Lương được cho là chẳng còn thiếu thứ gì nữa. Thế nhưng cuộc sống của cô không vui vẻ.

Lương chấp nhận kết hôn với Thái vì năm đó, bà cô bệnh nặng, muốn thấy cô lên xe hoa và chỉ định cho cô một anh chàng môn đăng hộ đối. Thái là cháu trai của bạn bà. Lương khó xử, nhưng không thể từ chối. Thế là cô trở thành người đàn bà có chồng chỉ trong chớp mắt, không tình yêu, và thật nhiều sự ràng buộc rối rắm.

Trên màn hình máy tính là dòng chữ ĐƠN LY HÔN to đùng. Con trỏ chuột còn đang nhấp nháy. Ánh sáng chói mắt chiếu thẳng vào mặt khiến cô nhíu mày. Lương cúi đầu xuống, đưa tay lên mát xa mắt một chút. Trong đầu cô suy nghĩ mông lung, chẳng rõ đây có phải thời điểm thích hợp để ly hôn hay không.

Một anh chàng ngồi xuống bên cạnh cô. Đó là Sĩ, đồng nghiệp, giảng viên một môn nào đó trong khoa mà cô chẳng nhớ nổi.

- Sao trông cô mệt mỏi vậy?

Lương nhanh chóng xóa sạch ba chữ to đùng trên màn hình. Dù sao cũng là chuyện của gia đình mình,, những người khác đều không nên xía vào.

- Không có gì. Nhà có chút chuyện thôi.

Sĩ đã kịp liếc thấy chữ “Đơn” trên màn hình. Thói tọc mạch khiến anh ta muốn biết đó là cái gì, nhưng vẻ xa cách và cảnh giác của Lương buộc anh ta phải nuốt hết những lời muốn hỏi xuống bụng.

- Đừng cố quá. Nếu mệt thì cô có thể về nghỉ mà. Dù sao chiều nay cũng không có tiết.

Sĩ vỗ vai Lương, tìm mọi cơ hội để đυ.ng chạm. Bàn tay anh ta nắn bóp đầu vai cô, sờ soạng một cách khiếm nhã. Lương bắt được cổ tay anh ta và xoắn nhẹ nó lại. Sĩ đau điếng người, há mồm ra mà không kêu được tiếng nào.

- Cảm ơn thầy đã quan tâm. Tôi có thể tự lo được cho mình.

Vài cô giáo trẻ khác bụm miệng cười. Sĩ xấu hổ, nghiến răng nghiến lợi nuốt cơn bực vào trong.

- Tôi chỉ đến để thông báo là, sinh viên của cô đang đánh nhau ở gần tòa A2 thôi.

Anh ta ấm ức nói. Lương nhíu mày, đứng bật dậy. Đánh nhau ư? Vậy thì chỉ có thể là Phan mà thôi. Dạo gần đây cậu nhóc này rất hay gây gổ với mọi người, cứ dăm ba bữa lại lên ban giám hiệu một lần. Cô lo lắng rằng cậu ta sẽ bị mời phụ huynh và thậm chí là có thể bị đuổi học. Lương ba chân bốn cẳng chạy về phía khu nhà A2.

Trò chơi nhân tình (Phần 1)-1

Thái trừng mắt nhìn cô, chỉ trích. Lương chán nản, không muốn nói đến chuyện này với anh. Cô bỏ đi lên phòng nhưng Thái đã nắm tay cô kéo phắt lại.

***

Thái ngồi bên cạnh giường. Mấy tháng nay, bệnh của bà nội Lương chuyển biến xấu. Những cơn đột quỵ xuất hiện thường xuyên hơn trước. Bà Hoài gầy hẳn đi, và xanh xao hơn, những đường gân cùng với mạch máu lộ rõ dưới làn da mỏng tang, dán chặt vào cơ thể.

Thái cầm lấy tay bà, lẳng lặng xoa trên mu bàn tay để tạo hơi ấm. Bà Hoài nhìn anh, thều thào nói.

- Bà đi rồi, cháu nhớ yêu thương con Lương. Nó là đứa cá tính, chẳng chịu ai bao giờ đâu. Người duy nhất nó nhịn chỉ có bà thôi. Cháu đừng vì thế mà ghét nó, hay mắng mỏ nó nhé.

Thái lắc đầu, vỗ lên tay cho bà Hoài yên tâm.

- Sao lại thế được. Bà phải mau khỏe lại mà sống cùng chúng cháu chứ. Còn có chắt của bà cũng chờ bà bế mà.

Bà Hoài lắc đầu. Dù Lương có biểu hiện tốt thế nào cũng chẳng qua được mắt bà. Bà biết là Lương không thích cuộc sống mà bà sắp đặt. Nhưng với tính cách của cô, bà chỉ lo cô sẽ chịu khổ. Cho nên khi bà còn sống, nhất định phải ép cô vào khuôn khổ, phải gả được cô cho người vừa có khả năng, vừa thấu hiểu. Thái là người mà bà chọn. Chuyện tình cảm của hai người chưa đi đến đâu, bà Hoài biết vậy, nên cũng không mong chờ chắt làm gì.

- Đừng tưởng bà chỉ có nằm một chỗ mà không biết gì. Con Lương nó nào chịu đẻ. Cháu đấy, phải cố lên.

Thái cười gượng. Cố cái gì mới được, khi mà cả hai đều không cùng chung một chí hướng và mục đích, không chia sẻ được trái tim. Anh nghĩ vậy, nhưng vẫn gật đầu bừa đi cho xong.

Những điều bà Hoài nói, Thái không phải chưa từng suy nghĩ. Anh không hoàn toàn yêu Lương, nhưng cả hai đã ở chung với nhau ba năm, anh có chút không nỡ ly hôn. Có người từng nói với anh rằng số ba nghĩa là kiên định. Đến cái kiềng cũng có ba chân, làm việc ở một chỗ quá ba tháng thì sẽ chẳng muốn nghỉ nữa, mà ở chung cùng nhau ba năm thì sẽ chẳng muốn xa nữa.

Điều đó đúng thật ư?

***

Lương chạy đến nhà A2 thì thấy Phan đang đứng giữa vòng vây của một đám du côn. Vài tên thúc vào bụng, vào lưng cậu. Vài tên đấm vào mặt cậu. Phan đánh trả, nhưng sức chỉ như trứng chọi đá.

Lương vội vàng xông tới.

- Này, các cậu làm gì ở đây đấy hả? – Cô quát lên. – Dám đánh nhau trong trường nữa cơ à?

Mấy tên sinh viên du côn sửng xỉa, chỉ tay vào Phan. Tên cầm đầu ấm ức gắt lên.

- Thằng này nó cà khịa em trước!

- Thì các cậu cũng không được đánh người ta như thế! Đi hết lên phòng giám thị làm kiểm điểm cho tôi!

Đám du côn bĩu môi, rời đi. Tên cầm đầu còn kịp đá vào Phan một cái cho bõ ghét. Lưỡng đỡ cậu ta dậy, đưa ra ghế đá ngồi, mua một chai nước suối và chìa ra trước mặt Phan.

- Này, cầm lấy chườm tạm đi. Rồi tôi xuống y tế lấy bông băng cho.

Lương từ phòng ý tế quay trở lại thì đã chẳng thấy cậu ta đâu. Cô mệt mỏi ngồi xuống ghế đá, thở dài. Trên ghế đá vẫn còn chai nước mà cô đưa cho Phan, trên nắp chai dán một tờ giấy nhớ có ghi chữ cảm ơn xiêu vẹo.

***

Lương đặt tờ đơn ly hôn lên bàn. Thái ngước lên nhìn cô, anh thật sự không muốn ký vào tờ đơn này một chút nào. Nhưng ngay từ đầu, cả hai đã giao kèo rằng sẽ tự động đường ai nấy đi sau khi bà mất.

- Bà vẫn còn ở đấy mà em lại làm thế này à?

Lương ngoái lại nhìn anh ta, nhún vai.

- Bà yếu lắm rồi. Các bác sĩ cũng nói rằng không qua khỏi được.

- Đáng ra em nên quan tâm đến bà hơn là đến chuyện này. Nó quan trọng đến thế sao?

Thái trừng mắt nhìn cô, chỉ trích. Lương chán nản, không muốn nói đến chuyện này với anh. Cô bỏ đi lên phòng nhưng Thái đã nắm tay cô kéo phắt lại.

- Anh nói rồi, đợi mọi chuyện xong hết đã rồi hẵng tính đến việc ly hôn được không?

Lương vùng tay ra.

- Với em, chuyện gì cũng quan trọng như nhau cả thôi. Anh không biết và không hiểu, thì không có quyền chỉ trích em.

Lương kiên quyết từ chối Thái. Đúng là anh chẳng hiểu gì hết. Anh làm sao biết được ba năm qua, trong lòng cô cảm thấy thế nào chứ.

Trò chơi nhân tình (Phần 1)-2

Sẩm tối, đèn đường đã sáng lên. Lương và Phan ngồi ở cái bàn nhựa ngay dưới chân cột điện. Trên bàn là bốn, năm lon bia rỗng không, méo mó, và hai đĩa chân gà chỉ còn lại mấy mẩu xương vụn.

***

Lương vừa đến trước tòa nhà A2 ở trường thì thấy Phan và một cô gái khác đang cãi nhau. Cô vội vàng nép vào sau bụi cây. Dường như cả hai là người yêu, và đang cãi vã. Cô gái kia có vẻ rất kiên quyết muốn bỏ đi, còn Phan thì đang níu kéo cô. Lương có thể thấy cậu chàng đau lòng đến mức nào.

Tuổi trẻ đó, Lương thầm nghĩ, cô đã không có được những năm tháng tuổi trẻ đầy sức sống và những trải nghiệm như vậy. Đó là vì ai? Người ta thèm muốn học vị của cô, thèm muốn cuộc sống của cô, nhưng họ không biết rằng để ngồi được ở đó thì cô phải đánh đổi bằng những cái gì.

Bà Hoài buộc cô phải kết hôn ngay sau khi kết thúc bốn năm đại học ở Việt Nam, muốn cô an phận làm một cô gái hiền lành, chuẩn mực, và trở thành hình mẫu cô vợ cổ điển. Là một người theo chủ nghĩa cá nhân, Lương không thể chấp nhận việc từ bỏ tương lai và cuộc sống tự do. Cô không muốn sống theo một quy chuẩn.

Cô đã kéo dài quá trình bằng cách ra nước ngoài du học, hứa với bà rằng nếu không đạt tiến sĩ thì sẽ lấy chồng. Nhưng cuối cùng, cô trượt khóa tiến sĩ năm đó, và phải trở về. Cô không thể hận bà Hoài, nhưng cô sớm đã không còn tình cảm gì với bà nữa rồi.

Tiếng bàn tay vỗ vào mặt vang lên chát chúa kéo cô lại với hiện tại. Cô gái kia tát Phan một cái, đẩy cậu ra và từ chối cái ôm níu giữ của cậu. Cô ấy bỏ đi.

Phan cúi đầu, đứng lầm lì ở một chỗ.

Lương tiến đến, vỗ vai cậu. Biết nói sao được, cô cảm thấy cậu nhóc này đang cô đơn. Những người cô đơn cần liên minh và đồng đội, hoặc đơn giản là cần ăn nhậu cho quên sầu.

- Này. Đừng có nẫu mề ở đấy. Sau trường mình có quán chân gà ngon lắm, làm vài chén nhé.

Lương nháy mắt với Phan. Cậu chàng sững sờ trước đề nghị táo bạo của cô giáo mình.

***

Sẩm tối, đèn đường đã sáng lên. Lương và Phan ngồi ở cái bàn nhựa ngay dưới chân cột điện. Trên bàn là bốn, năm lon bia rỗng không, méo mó, và hai đĩa chân gà chỉ còn lại mấy mẩu xương vụn.

- Bọn họ đúng là không hiểu gì hết. – Lương lè nhè. Cô đặt tay lên vai Phan, vỗ nhẹ mấy cái để an ủi.

Mặt Phan cũng đỏ hồng lên. Cậu ngà ngà say, nhưng vẫn biết Lương đang làm gì, và mình đang làm gì.

Lương đột nhiên cười ngu ngơ, rồi túm lấy cổ áo cậu, dí sát mặt mình vào gương mặt nóng bừng của cậu. Hơi thở đầy mùi bia phảng phất qua mũi.

- Người ta không cho tôi chơi. Tôi cứ chơi! Chúng ta chơi!

Lương tiến sát tới, chu môi ra. Phan trừng mắt lên nhìn hành động của Lương mà không biết phải làm gì. Thế này là như thế nào? Cô giáo cậu sao lại thành thế này mất rồi?

💖💖💖💖

Lương cho rằng mình đã bị kìm kẹp trong cuộc hôn nhân này quá lâu và chẳng có ai hiểu mình. Cô thật sự muốn gì? Lương có biết hành động mình đang làm sẽ gây ảnh hưởng gì đến Phan và cả Thái không?

Cô cố ý hay chỉ là vô tình, trong cơn say, muốn được buông thả bản thân khỏi những nề nếp, quy định? Thái có chấp nhận chuyện ly hôn này của Lương?