Đức Phật Và Nàng: Hoa Sen Xanh

Quyển 2 - Chương 91: Đại lễ Sitatapatra

“Khi những kẻ ngu đần bất hòa, xung đột,

Chỉ bậc học giả mới có thể phân giải;

Khi nước sông ngầu đυ.c,

Chỉ dụng cụ lọc mới giúp nước trong lại.”

(Cách ngôn Sakya)

Năm 1264 – tức năm Giáp Tý, Âm Mộc theo lịch Tạng – tức niên hiệu Cảnh Định thứ năm, nhà Nam Tống – tức niên hiệu Chí Nguyên thứ năm, triều Nguyên.

Bát Tư Ba ba mươi tuổi, Kháp Na hai mươi sáu tuổi.

- Kháp Na! – Tôi len lén thò đầu ra khỏi tấm bình phong, thấy chỉ có mình cậu ấy bước vào phòng, mới hoan hỉ gọi.

Chỉ vài thàng không gặp, Kháp Na nhìn tiều tụy, gầy đi nhiều. Cậu ấy ngẩng lên, thấy tôi đang lè lưỡi phía sau tấm bình phong, nụ cười rạng rỡ trên môi, lúm đồng tiền tinh nghịch lấp ló.

- Tiểu Lam, em đấy à? – Cậu ấy vội khép cửa lại, hăm hở lại gần. – Sao em lại hóa thành người thế?

Tôi quấn ngón tay vào sợi dây buộc tóc thả lủng lẳng dưới vành tai, ngượng ngùng đáp:

- Càng ngày tôi càng thích được mang hình dáng con người.

Một năm qua, đêm nào tôi cũng hóa thành người, xuất hiện trước mặt Bát Tư Ba. Theo thời gian, tôi đã quen dần với cách nghĩ và lời nói, cử chỉ của con người, cảm thấy đời sống mới này rất thú vị. Chả trách biết bao yêu tinh khổ công tu luyện không phải vì muốn trẻ mãi không già, mà là để có được dung mạo của con người, ggia nhập xã hội loài người.

Cậu ấy gật đầu khích lệ:

- Phép thuật của em ngày càng tiến bộ, không mệt mỏi thϊếp đi như trước đây nữa.

Trong khoảng thời gian anh em họ ở hai nơi cách biệt, mỗi lần đưa tin, tôi liền thϊếp đi vài ngày liền mới phục hồi linh khí. Nhưng đến hôm nay, phép thuật của tôi đã tiến bộ vượt mức, tôi không cần ngủ để bổ sung linh khí nữa. Điều này khiến tôi rất đỗi vui mừng.

Kháp Na nhìn tôi đăm đăm, nụ cười tỏa rạng như nắng xuân ấm áp:

- Đại ca muốn em đưa tin gì cho ta vậy?

Tôi rời tay khỏi sợi dây buộc tóc, nghiêm nghị nói:

- Lâu Cát muốn cậu về Yên Kinh ngay.

- Ta nói rồi, ta chỉ về nếu... – Rồi cậu ấy chợt biến sắc mặt, dồn ánh mắt về phía tôi, rảo bước lại gần, nắm lấy tay tôi. – Tiểu Lam, hai người... thành rồi ư?

Bàn tay cậu ấy đang run lên, lòng bàn tay lạnh toát. Tôi úp hai tay mình lên, sưởi ấm cho cậu ấy. Cậu ấy cúi xuống đuổi theo ánh mắt đang cố chạy trốn của tôi, xoay mặt tôi đối diện với cậu ấy.

- Hai má em đang đỏ lên kìa. Tiểu Lam, hãy cho ta biết sự thật, có phải hai người đã...

Làm người thật phiền phức, mọi biểu cảm đều lộ trên gương mặt, chẳng thể giấu giếm, tôi vội thanh minh:

- Đâu có. Cậu ấy... cậu ấy... – Tôi cứ ấp a ấp úng, càng nhìn vẻ nghiêm túc trong mắt cậu ấy, tôi càng bối rối, bèn cúi đầu, lí nhí. – Cậu ấy sắp chạm được vào tôi rồi.

Chúng tôi rất hợp nhau. Hằng ngày, buổi tối, việc đầu tiên sau khi về phòng của chàng là tìm kiếm tôi rồi cùng tôi ăn tối. Sau đó, chàng sẽ vừa viết lách vừa trò chuyện dông dài với tôi. Chúng tôi không khi nào hết chuyện để nói, và chàng không còn căng thẳng khi đối diện với dung mạo mới của tôi như trước nữa, giờ đây, nụ cười đã có thể nở rạng như đài sen trên môi.

Vào một tối nọ, cách đây mấy hôm, khi bầu không khí giữa hai chúng tôi đang diễn ra rất đỗi mỹ mãn thì khung cảnh ngọt ngào của ngày hôm trước lặp lại. Mặt chàng đỏ rần, hơi thở gấp gáp, chàng đột ngột cúi đầu, áp sát gương mặt tôi. Tôi có thể đoán định, chàng muốn hôn tôi (như năm xưa Kháp Na từng làm). Rút kinh nghiệm từ lần trước, tôi không tỏ ra khờ khạo nữa, tôi chờ đợi. Nhưng khi môi chàng sắp chạm vào môi tôi thì chàng đột nhiên kìm lại.

Kết cuộc ấy không biết là do sức kiềm chế của chàng thật đáng nể hay vì tôi quá ảo tưởng.

Ánh mắt da diết của Kháp Na vân du trên gương mặt tôi, những ngón tay dìu dặt, la đà trên má tôi:

- Nhưng huynh ấy vẫn chưa thực sự chạm vào em?

Tôi khép mi, khe khẽ đáp lại, xác nhận sự thật.

Cậu ấy siết chặt tay tôi rồi đột ngột buông lơi, giọng nói thấm vẻ chua chát:

- Hai người chưa thành đôi thì ta sẽ không về.

- Kháp Na, cậu không thể không về. – Tôi hốt hoảng nắm lấy cánh tay cậu ấy. – Hốt Tất Liệt đã lệnh cho Lâu Cát phải trở về Sakya, mồng Một tháng Năm sẽ xuất phát.

Kháp Na ngỡ ngàng:

- Về Sakya?

Tôi gật đầu:

- Đúng vậy, trở về quê nhà, nơi mà hai người đã cách biệt hai mươi năm.

Cậu ấy sững sờ, chừng như không phản ứng kịp, thận trọng nhắc lại từng tiếng một:

- Quê nhà...

Lưu vực sông Ili, nơi đóng quân của A Lý Bất Ca bị hạn hán nghiêm trọng. A Lý Bất Ca ra tay tàn sát, cướp bóc khiến quân và dân đều căm phẫn. Ông ta cùng đường, bị bức phải đầu hàng Hốt Tất Liệt. Đầu năm 1264, A Lý Bất Ca đến Yên Kinh, chưa đầy một tháng sau thì “qua đời vì ốm nặng”, cuộc nội chiến kéo dài suốt bốn năm của anh em họ đến đây là kết thúc.

Trong suốt bốn năm, từ năm 1260 đến 1263, Hốt Tất Liệt vừa phải lo đối phó với A Lý Bất Ca, mất nửa năm dẹp loạn Lý Thản, vừa phải ra sức xây dựng và củng cố vững chắc vương triều mới. Đây chính là sách lược sáng suốt của Hốt Tất Liệt. A Lý Bất Ca chỉ biết mặt sức phát hoại, vùng đất thuộc quyền cai trị của ông ta đã bị vắt kiệt nên ông ta mới bị đẩy vào đường cùng. Hốt Tất Liệt thì khác, ông dốc sức dựng xây, kiến lập bộ máy thống trị hoàn chỉnh cho vương triều của mình.

Vương triều mới của Hốt Tất Liệt, sau khi dẹp bỏ được mối nguy bên ngoài đã phát triển thịnh vượng. Sau bao suy tính cẩn trọng, Hốt Tất Liệt đưa ra những quyết định quan trọng: đổi tên thành Yên Kinh thành kinh đô Trung Đô, đổi niên hiệu Trung Thống thành niên hiệu Chí Nguyên. Ông đã thiết lập hàng loạt cơ cấu hành chính. Bước đầu tiên là lập ra khu Mật viện để thống lĩnh việc quân sự và chính trị của cả nước. Phong Hoàng tử Chân Kim làm Kiêm phán khu Mật viện, thống nhất việc điều phối thân quân thị vệ và quan lại vạn hộ người Mông Cổ và quân đội người Hán ở các địa phương. Hệ thống chỉ huy của khu Mật viện sẽ giúp cho quyền kiểm soát quân đội nằm gọn và nắm trong tay chính quyền trung ương.

Bước thứ hai là hủy bỏ chế độ phong đất trước đây của người Mông Cổ, các vùng đất sẽ được chia thành các tỉnh, các lộ và được quản lý thống nhất bởi chính quyền trung ương. Đất Tạng nằm trong số các lộ, các tỉnh đó. Nhưng suốt mấy trăm năm qua, vùng Wusi bị chia năm xẻ bảy, các tông phái Phật giáo đã hình thành phạm vi thế lực với sự hợp nhất giữa chính trị và tôn giáo của riêng giáo phái mình. Nếu ra sức đẩy mạnh việc áp dụng chính sách cai trị của chính quyền trung ương tại nơi đây, e rằng sẽ vấp phải sự ngăn trở kịch liệt.

Nếu muốn thiết lập hệ thống hoàn toàn mới trên đất Tạng, nhằm phục vụ mục đích thống trị vùng đất này của vương triều mới, Hốt Tất Liệt buộc phải tìm ra một người có thể nắm bắt toàn bộ cục diện Tây Tạng và có mối quan hệ khăng khít với lãnh tụ của các giáo phái lớn. Trọng trách này, ngoài Bát Tư Ba ra, không ai đảm đương nổi.

Sau khi suy xét thấu đáo, Hốt Tất Liệt đã hạ chỉ cho hai anh em Bát Tư Ba cùng trở về Sakya.

Giải thích tường tận ngọn ngành, tôi quay sang và thấy Kháp Na vẫn trầm lặng. Vẻ

mặt cậu ấy không biểu lộ chút vui mừng hay xúc động như Bát Tư Ba khi vừa nghe Hốt Tất Liệt hạ chỉ, trái lại, tôi thấy cậu ấy buồn xo:

- Suốt hai mươi năm sống trên đất Hán, khi ai đó hỏi, ta đều dõng dạc trả lời, ta là người Tạng, là truyền nhân của phái Sakya. Nhưng Sakya rốt cuộc là nơi thế nào, ta thật sự không còn nhớ nữa.