Chờ Tôi Có Tội

Quyển 3 - Chương 109

Dù mẹ đã qua đời, chỉ còn hai cha con sống nương tựa vào nhau, nhưng tính nát rượu và bạo lực của người bố vẫn không hề thay đổi. Thực chất công việc của bố anh ta khá tốt. Ông ta là quan chức nhà nước, công tác trong lĩnh vực xây dựng và phá dỡ công trình. Hai người sống trong căn nhà ba phòng ở rộng thênh thang, ông ta cũng rất sảng khoái đưa tiền cho Trần Chiêu Từ. Nhưng đứa con trai nhỏ bé càng ngày càng trầm lặng, luôn một mình đi mua cơm ăn, mua vở bài tập, nhỏ xíu đã biết mua quần áo ở những hàng ven đường để mặc.

Ở nhà, Trần Chiêu Từ giống như một người tàng hình vậy. Đặc biệt là những khi ông bố uống rượu say khướt về nhà, anh ta sẽ đóng chặt cửa phòng, chốn vào một góc đọc sách. Song vẫn có những lúc, ông bố xông vào đánh đập cậu ta.

Từ nhỏ, thành tích học tập của Trần Chiêu Từ đã bình bình, không tốt cũng chẳng xấu, nhưng trong mắt thầy cô giáo, anh ta tuyệt đối là một học trò ngoan ngoãn. Học tập nghiêm túc, làm việc nhanh nhẹn mà lại cẩn thận, luôn nghe lời thầy cô giáo, từ nhỏ đã rất hiểu chuyện. Bạn học gặp khó khăn, anh ta cũng sẽ hết lòng giúp đỡ. Không được coi là nhân vật có sức ảnh hưởng lớn, song mọi người chẳng ai ghét nổi anh ta.

Năm bảy tuổi, bố anh ta tìm về một người phụ nữ. Ban đầu hai người không nhận giấy kết hôn, thường xuyên quấn lấy nhau trong nhà. Người đàn bà đó cũng là một con hàng nghiện rượu, tham tiền, mê hưng vinh, còn không biết liêm sỉ. Ông bố lại thường xuyên say rượu, có những khi Trần Chiêu Từ tan học về nhà bắt gặp cảnh hai người đó mây mưa không biết xấu hổ, ông ta chỉ chửi anh ta một câu: “Mày cút vào kia!” Rồi sau đó lại tiếp tục dày vò người phụ nữ dưới thân. Còn cô ta thì chỉ dùng chăn che chắn cơ thể, ngẩng đầu nhìn anh ta một cách phong tình vạn chủng. Trong mắt Trần Chiêu Từ, cái nhìn ấy giống như đang khoe khoang, lại giống như lời mời gọi dâʍ đãиɠ.

Cho tới khi Trần Chiêu Từ lên Sơ trung, thời gian ở nhà rất ít. Ông bố cũng không bận tâm, ông ta và người đàn bà đó đã nhận giấy kết hôn vì cô ta mang thai. Đối với ông bố vĩnh viễn yêu bản thân hơn con cái mà nói, dù thỉnh thoảng trong lòng cũng sẽ có chút áy náy, tự trách bản thân khi nhìn thấy đứa con trai hiền lành nhưng không quá ưu tú mà người vợ trước để lại, song nói cho cùng nó cũng chỉ là đồ dư thừa mà thôi. Thậm chí có những lúc ông ta còn cảm thấy, may mà vợ trước chết sớm, chết một cách yên lành an ổn, nếu không ông ta làm sao có thể gặp được một người phụ nữ tâm đầu ý hợp lại phong tình vạn chủng như hiện tại cho được.

Ông ta thậm chí không hề nghĩ đến người vợ trước đã từng đồng cam cộng khổ, góp nhặt tiền cùng mình mua căn nhà này. Về sau, bà vợ hai yêu chơi bời hơn yêu gia đình nhìn trúng căn nhà với giá trị ngày càng gia tăng cùng thân phận công chức nhà nước của người đàn ông này, đã thì thầm không biết bao lời bên gối ông ta. Thế là ông bố càng ngày càng không vừa mắt đứa “con trai trưởng hèn nhát và quái đản” của mình.

Trần Chiêu Từ hiểu rất rõ điều này. Trong suốt thời gian cô độc một mình, anh ta đã đọc rất nhiều sách, nào là lịch sử, chính trị, xã hội học; cũng đọc qua tâm lý học và kinh tế. Anh ta không nhất định đều đọc hiểu hết, hoặc giả do đọc quá nhiều sách ngoài lề, nên cũng chỉ thi vào trường đại học Hoài Thành nằm ngoài top 500 các trường đại học danh tiếng mà thôi. Nhưng nội tâm anh ta tràn đầy kỳ vọng, ôm mộng lớn chứ không giống ông bố của mình.

Thành phố Hoài Hóa là vị trí đắc địa của Tương Tây, đã từng đấu tranh với quân Nhật, là nơi diễn ra cuộc tranh chấp giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc, sau thời kỳ kiến quốc còn từng quét sạch thổ phỉ. Chiến tranh đã để lại tất cả 19 động không kích và đường hầm bí mật. Tất nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế, qua từng lớp tre già măng mọc, hiện tại chỉ còn tìm được và sử dụng được 8 nơi. Trần Chiêu Từ biết được tất cả những điều này qua văn kiện của bố. Anh ta rất hứng thú với từng giai đoạn chiến tranh, đi xem hết tám căn hầm, quen thuộc đến nỗi giống như sân sau nhà mình vậy. Từ nhỏ, anh ta đã là một đứa bé nguyện giấu nhẹm tâm tư và bí mật, những địa đạo kia chính là vườn hoa bí mật trong thành phố rộng lớn này, chỉ thuộc riêng về một mình anh ta mà thôi.

Bước vào đại học, ấn tượng Trần Chiêu Từ mang đến cho mọi người cũng không khác biệt quá nhiều so với hồi trung học: hiền lành, nhút nhát, lương thiện, mọi người không quá thích cũng tuyệt đối không phòng bị anh ta. Ngoài ra, nhiều năm đọc sách khiến anh ta mang khí chất văn nhã. Anh ta không giỏi giao tiếp với phái nữ, càng không biết cách lấy lòng người khác, thường né tránh những cô gái có ý với mình nên vẫn luôn độc thân.

Mãi cho đến đại học năm ba, anh ta gặp được Chúc Tâm Nhã là sinh viên năm nhất của trường bên cạnh.

Chúc Tâm Nhã học cao đẳng chuyên nghiệp tài chính và kinh tế, tỉ lệ nam nữ là 1:9. Người ta thường nói, nữ sinh trường này không những xinh đẹp mà còn vô cùng bạo dạn. Thường có đủ các loại xe hạng sang với đủ màu sắc đỗ đầy cổng trường. Nếu so sánh thì nữ sinh trường đại học Hoài Thành ít nhiều cũng sẽ cảm thấy mất mặt.

Trần Chiêu Từ cũng không hiểu vì sao bản thân lại chọc phải Chúc Tâm Nhã. Anh ta chỉ vì làm thêm nên mới đi qua trường này mấy lần, cô gái đó đã đi theo anh ta. Chúc Tâm Nhã và anh ta là hai kiểu người hoàn toàn khác nhau. Cô ấy nhỏ nhắn, lanh lợi nhưng luôn trang điểm với phong cách chẳng ăn khớp chút nào so với độ tuổi, thành tích học tập nát bét, bạn bè ở khắp mọi nơi, vừa mở miệng cười là bốn phương tám hướng đều sẽ nghe rõ mồn một. Vậy mà cô ấy lại cứ một lòng chung tình với anh chàng thư sinh thanh tú này, lập chí phải theo đuổi anh ta.

Ban đầu, Trần Chiêu Từ trốn như trốn dịch, song cô ấy vô cùng mềm dẻo. Sáng đưa cơm, tối đi tản bộ dưới kí túc xá nam sinh, thu hút không biết bao nhiêu tiếng huýt sáo và ánh mắt của mấy cậu con trai. Còn cô ấy sẽ vừa đắc ý vừa kiêu ngạo hất tóc, quay ra huýt sao trước cửa sổ phòng Trần Chiêu Từ.

Mấy bạn cùng phòng đều lấy làm thích thú, duy chỉ có Trần Chiêu Từ nhíu mày: “Tôi không thích kiểu con gái như này.”

Trần Chiêu Từ tưởng rằng chẳng bao lâu nữa là cô ấy sẽ từ bỏ thôi. Ai ngờ một tháng trôi qua, đúng là cô ấy ngừng lại thật. Dù sao cũng là con gái, không thể vất hết mặt mũi ở kí túc xá nam sinh được. Thế nhưng tin nhắn và cuộc gọi thì không ngừng khủng bố anh ta.

Sáng gửi: “Chiêu Từ, hôm nay lại có tiết Toán cao cấp, em chẳng muốn đi học tí nào. Vì nghe không hiểu.”

Trưa gửi: “Bữa trưa em chỉ ăn chút cơm, em phải giảm cân. Eo béo ra 5cm rồi.”

Tối gửi: “Chiêu Từ, phải nhớ em đấy. Nhưng không được nghĩ đen tối đâu nhé!” Còn kèm theo một tấm ảnh tự chụp của cô ấy.

Sáng sớm ngày hôm sau, Trần Chiêu Từ đen mặt đi giặt ga giường.

Hai người chính thức bắt đầu từ khi nào nhỉ? Có lẽ là vào buổi sáng của ba tháng sau đó. Chúc Tâm Nhã bị cảm, mấy ngày liền không thể đi học, đến hơi sức nhắn tin quấy rối Trần Chiêu Từ cũng hết sạch. Vậy nên, khi Trần Chiêu Từ xách phích nước ấm xuất hiện trước kí túc xá nữ sinh đã khiến tất cả mọi người kinh ngạc đến rớt cằm.

Chúc Tâm Nhã thều thào chỉ vào anh ta: “Anh… anh…”

Trần Chiêu Từ đỏ bừng mặt, cất giọng nói cứng ngắc vì ngượng: “Uống nhiều nước ấm, nhớ ăn cháo và đừng ăn đồ cay. Nghỉ ngơi cho tốt.”

……

Sau nữa, trong mắt người ngoài, quan hệ giữa hai bọn họ hoàn toàn đảo lộn. Sáng sớm mỗi ngày, dưới kí túc xá nữ cao đẳng chuyên nghiệp tài chính và kinh tế có nhiều thêm hình bóng lặng lẽ của một chàng trai. Anh ta bắt đầu mang bữa sáng, đưa đón cô ấy đi học và tan học, bọn họ cùng nhau đến canteen ăn cơm, gần như lúc nào cũng có đôi có cặp. Chúc Tâm Nhã vui như mở cờ trong bụng, cái đuôi hồ ly hứng khởi quay tít, ngày nào cũng ôm tay Trần Chiêu Từ khoe khoang khắp chốn.

Hầu hết mọi người đều cho rằng tính cách hai người khác biệt quá lớn. Lần yêu đương này của Chúc Tâm Nhã oanh oanh liệt liệt, song trước kia cô ấy chính là kiểu người thay bạn trai như thay áo, bạn trai không phú cũng quý. Đã quen ăn heo cá, liệu có chịu nổi cuộc sống ngày nào cũng ăn chay như hiện tại không đây?

Thế nhưng điều mà bọn họ không nhìn thấy chính là, bên hoa dưới trăng, trong những đêm thâu thanh tịnh, chàng trai ôm cô gái, tóc mai gần kề, thì thầm tha thiết, hai người khó lòng kìm chế chính mình.