Đồ Ngốc! Anh Yêu Em Từ Rất Lâu Rồi

Chương 16: Học Sinh Cá Biệt

Bảo Yến cũng thấy mừng khi Vân xếp loại học lực khá chứng tỏ rằng chỉ cần cố gắng vươn lên sớm muộn gì cũng đạt được điều mình mong muốn. Còn Yến lại thấy quá khó khăn, cậu ấy chưa từng nhìn thấy mình cũng đang nỗ lực. Có người bạn như Vân bên cạnh kỳ thực sẽ học hỏi được nhiều điều; nhưng sau cùng cô nàng này cũng vẫn phải đưa ra quyết định của mình.

Ngay từ đầu Yến thi vào trường này cũng chỉ làm bước đệm để sau một học kỳ sẽ chuyển lại xuống thành phố. Ban đầu khi thi vì Yến không tự tin khi thi trường dưới thành phố nên mới nghĩ đến việc đi đường vòng. Quả thật nếu là Phong còn nhớ ra Yến cũng muốn là bạn tốt với cậu thì có lẽ cô nàng sẽ không muốn chuyển đi nữa.

Cả tuần liền Yến không gặp Phong trên đường kể cả lúc đi lẫn lúc về, rồi giờ ra chơi cũng không ra ngoài mà ngồi lỳ ở trong lớp. Khi đi ngoài hành lang, Yến liếc nhìn thấy Phong rất vui vẻ. Và Yến cũng phát hiện ra thời gian này Phong luôn ở phòng sách cùng Vân.

Một ngày nọ Yến cũng đi đến phòng sách thì bắt gặp hình ảnh Phong rất dịu dàng nhẫn lại trên mặt tràn đầy sự ấm áp, còn đâu vẻ mặt hờ hững thường ngày nữa. Thì ra cậu ấy không phải là người vô tâm mà rất chu đáo dịu dàng ấm áp, và sự chu đáo dịu dàng ấy không dành cho mình.

Một chút rung động đầu đời tưởng chừng theo thời gian sẽ lung lay được cậu ấy. Vậy mà ngay cả cơ hội làm bạn bình thường còn không có này lại bị hiện thực bóp chết từ trong trứng nước, khiến cho Yến càng dứt khoát hơn với quyết định của mình.

Khi Yến chuyển đi Vân có chút buồn nhưng vẫn vui mừng thay cho bạn, dù sao thì bạn chuyển về thành phố chắc chắn sẽ tốt hơn ở đây. Vì được cô giáo xếp vào hàng ngũ học sinh cá biệt mà không bạn nào trong lớp dám chơi với Vân. Giờ đây Vân cũng chả buồn bận tâm đến những thứ không liên quan ấy nữa.

Ngày mai có cuộc họp phụ huynh riêng, cầm trên tay Vân là tờ giấy mời ghi rõ ràng dòng chữ học sinh cá biệt mà nước mắt cô nhóc không ngừng lăn dài trên mặt. Tránh mặt Phong, đi về phòng sách Vân thu dọn đồ đạc, mượn xe đạp của Nguyên rồi trở về nhà.

Buổi tối sau khi ăn cơm xong, thấy mẹ bận rộn sổ sách và chuẩn bị thực phẩm ngày mai cho bách hóa mà Vân ngập ngừng không biết nói thế nào. Phát hiện con gái dường như có tâm sự, bà Tuệ nhanh chóng kết thúc công việc rồi ngồi xuống nói chuyện cùng con:

"Con có chuyện gì muốn nói với mẹ phải không?"

Trên tay Vân lúc này đang cầm sổ liên lạc và giấy mời họp cô nhóc vừa muốn đưa cho mẹ, vừa không muốn đưa. Nhìn ra nét bối rối của con gái bà Tuệ cầm lấy xem nội dung sổ và giấy mời. Xem xong trên mặt bà hiện lên rõ rệt sự tức giận. Bà quay sang dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc hỏi Vân:

"Con có gì muốn nói với mẹ không?"

Rồi Vân cố nén sợ hãi trong lòng kể ra những áp lực bấy lâu nay mình phải chịu đựng. Cô nhóc tin rằng dù mẹ có giận thì một trận roi vào mông là xong, chứ nếu cô nhóc phải dấu kín tâm sự trong lòng thì một ngày nào đó vượt quá giới hạn cô nhóc sẽ nổi điên lên mất.

Ban đầu Vân kể về cuộc nói chuyện với bạn tổ trưởng, từng tháng xếp loại Vân cũng đã có tiến bộ hơn rất nhiều vậy mà vẫn bị xếp hạnh kiểm khá, đến thàng thứ ba liên tiếp bị như vậy thì không nhịn nổi nữa trực tiếp đi hỏi bạn tổ trưởng:

"Hà này, sao hai tháng vừa rồi tớ không mắc lỗi nào mà vẫn bị hạnh kiểm khá là sao?"

"Cái này là do cô, thực sự tớ cũng đưa nhận xét lên là bạn đã rất cố gắng và xếp loại tốt nhưng quyết định cuối cùng là ở cô."

Vân nghĩ đơn giản lắm, có thể là do cô muốn mình tốt hơn nữa nên đã vẫn giữ nguyên xếp loại tháng để Vân cố gắng hơn nữa, chỉ cần hết học kỳ mình cố gắng đạt học lực khá là ổn thôi. Chuyện không có gì đáng nói nếu như tổng kết học kỳ một Vân không bị xếp loại hạnh kiểm khá.

Vân kể ra cho mẹ nghe cuộc nói chuyện giữa Vân và cô chủ nhiệm. Trần thuật rõ ràng từng câu từ của cô chủ nhiệm, những lời nói tưởng chừng rất đỗi bình thường của cô giáo nhưng lại có lực sát thương cực kỳ lớn đối với Vân.

Có đánh chết Vân cũng không tin có chuyện đó, ai chả muốn học sinh của mình luôn tốt. Vậy mà sự thật lù lù ngay trước mắt, thậm chí Vân còn được gắn cái mác học sinh cá biệt.

Còn với thầy dạy toán chỉ vì cố gắng bảo vệ chính kiến của mình mà cãi tay đôi với thầy, bị thầy thẳng thừng đuổi ra khỏi lớp. Nghe con gái kể xong bà Tuệ nén giận, nhưng vẫn nghiêm giọng động viên con gái:

"Có lẽ là do thay đổi môi trường nên con có phần kém đi một chút, mẹ thấy con cũng cố gắng rất nhiều rồi, mẹ không quan trọng thành tích của con, con chỉ cần nắm vững kiến thức là được rồi. Cố gắng lên con nhé."

Không có trận đòn roi nào cả, không có câu mắng chửi nào cả, một lời động viên ấm áp của mẹ khiến Vân như trút được gánh nặng tinh thần khủng khϊếp suốt thời gian qua. Cô nhóc không kìm được cảm động thút thít khóc.

Cả đêm bà Tuệ trằn trọc không ngủ được, bà không khỏi xót xa một đứa bé hiểu chuyện như vậy lại bị giáo viên dạy ra thành cái dạng gì rồi. Để ngày mai khi họp phụ huynh xem giáo viên của con nói như thế nào, chứ bà không nuốt trôi cục tức này.

Hôm nay bà Tuệ đưa thực phẩm đến bách hóa sớm hơn mọi ngày, sau khi đưa xong vừa hay đến giờ họp phụ huynh cho con. Bà bước vào phòng họp ghi trên giấy mời thì thấy trong phòng còn hai vị phụ huynh nữa. Bà biết một trong hai người đó, là người cùng làng với bà lúc bà chưa đi lấy chồng.

Vị phụ huynh đó thấy bà thì cúi đầu xuống, nhưng dường như nghĩ ra điều gì đó ngẩng đầu lên thở dài hỏi:

"Chị Tuệ cũng đi họp hôm nay à!"

Bà Tuệ nghe xong không nói gì chỉ gật đầu rồi tìm một chỗ ngồi, ngồi xuống. Đúng lúc cô giáo của con vừa bước vào phòng mở lời chào:

"Chào các vị phụ huynh, tôi là giáo viên chủ nhiệm của lớp A1. Trên giấy mời đã ghi rõ nội dung cuộc họp hôm nay, tránh để mất nhiều thời gian thì chúng ta bắt đầu cuộc họp luôn, tôi sẽ tóm tắt ngắn gọn."

Nhìn giáo viên này đâu có đến nỗi nào mà lại có thể buông những lời gây tổn thương con trẻ như vậy chứ? Nghe cô chủ nhiệm nói xong hai vị phụ huynh kia chỉ biết cúi đầu, bà Tuệ không khỏi thở dài.

"Đầu tiên là bạn Huyền."

Nhắc đến tên Huyền, bà Tuệ nhìn về phía người bạn cùng làng của mình thấy cô ấy không dám ngẩng đầu lên. < Con bé đó rất ngoan và hiền lành sao có thể trở thành học sinh cá biệt được chứ? >- lúc này ngờ vực trong lòng bà Tuệ càng dâng lên cao.

"Huyền thì ngoan ngoãn chăm chỉ nhưng tôi cũng không hiểu rõ là bạn ấy trầm tính hay là tự ti nữa, về học lực học của bạn là kém nhất lớp."

"Bạn Hân thì lực học tương đối khá, tính tình có vẻ bất kham, hay cãi lại và làm ngược với giáo viên."

"Nghiêm trọng nhất là bạn Vân, cư xử không đúng chuẩn mực với giáo viên, với bạn bè thì không hòa đồng, lực học cũng tạm được."

Cô chủ nhiệm nói xong, liền mời phụ huynh ba bạn cho ý kiến. Bà Tuệ thở dài một hơn, định nói ra ý kiến của mình thì phụ huynh bạn Hân đã nói trước:

"Chỉ như vậy mà cô chủ nhiệm xếp cả ba bạn này thành học sinh cá biệt, còn rầm rộ gửi giấy mời họp riêng như thấy này xin hỏi cô chủ nhiệm làm như vậy có thỏa đáng hay không?"

"Phụ huynh bạn Hân có vẻ lạc đề rồi, hôm nay tôi cùng các vị ngồi đây là để thảo luận làm sao giúp đỡ các bạn tốt hơn chứ không phải phán xét cách làm của tôi."

Cô chủ nhiệm nén giận nói, lúc này bà Tuệ khoé miệng hơi nhếch lên cười khẩy rồi nói:

"Cô nhìn ra sự cố gắng của con trẻ, nhưng không ghi nhận động viên chúng ngay lúc đó. Xếp chúng vào hàng ngũ cá biệt cũng là cô, họp riêng phụ huynh cũng là ý của cô, cô có hành động này chẳng khác nào quăng vào mặt chúng cái tát vang dội giữa đám đông."

Phụ huynh của Huyền nghe hết thảy nhưng vẫn chỉ biết cúi đầu im lặng. Bà Tuệ cũng phải thông cảm cho bà bạn này, từ trước tới giờ vẫn có phần nhút nhát. Phụ huynh của Hân tiếp tục nói:

"Theo tôi nghĩ để lọt qua vòng sơ tuyển xếp lớp thì lực học của các bạn cũng không quá mức yếu kém, không chỉ riêng bạn Hân nhà tôi mà hai bạn Huyền và Vân cũng vậy. Có bạn thì nội tâm, có bạn thì sôi nổi tuy đôi lúc con trẻ cũng nổi loạn nhưng không tới mức phải xếp các bạn này vào nhóm học sinh cá biệt."

Cô chủ nhiệm vẫn cố chấp:

"Mặc dù so với lớp ban tự chọn thì các bạn ấy khá hơn rất nhiều, thậm chí là đứng đầu nhưng trong lớp này các bạn vẫn là yếu kém, nên rất mong các vị phụ huynh kết hợp với nhà trường cẩn thận giáo dục lại các bạn."

Vẫn là cái kiểu vừa đấm vừa xoa, bà Tuệ ước gì có thể ngay lập tức xé rách cái bộ mặt quan liêu hách dịch tự cho mình là đúng kia ra. Nhưng vì tương lai của con bà đành phải nín nhịn.

Phụ huynh của Hân cũng lắc đầu ngao ngán, nếu ông càng nói nhiều hơn thì con mình càng khó chịu. Nhìn qua tướng tá của giáo viên chủ nhiệm này cũng không phải người rộng lượng, phúc hậu. Nếu hết kỳ hai mà con vẫn bị đối xử như vậy thì ông sẽ chuyển trường cho con.