Áp Lực
Một ngày sau linh cữu của Đoan Vương Đại Việt, Trịnh Tông đã được đưa về Cao Bình. Vô số dân chúng rơi lệ tiễn đưa. Tiếng khóc vang khắp các con đường mà linh cữu đi qua. Dương Thị Ngọc Hoan chân không tóc xõa ôm chằm lấy quan tài của con khóc nức nở. Trước cảnh mái đầu bạc tiễn đưa đầu xanh, vô số người dân Cao Bình đã chua xót không cầm được nước mắt.
Đi qua cửa đoan môn. quan viên triều đình và phủ chúa quỳ trước linh cữu khẽ nghẹn ngào khóc lóc. Cả Cao Bình dường như đều chìm trong bể nguồn đau khổ. Theo lệ cũ truyền lại, chỉ khi có tân chúa mới được phát tang, nên quan tài của Trịnh Tông được đặt tại anh khánh điện, chờ sau khi quyết định tân chúa, mới chính thức phát tang.
Song song với việc linh cữu Trịnh Tông hồi Kinh, ngôi vị chúa Trịnh đang trống ấy cũng thu hút không ít sự chú ý của mọi người. Từ khi có lệ Vua Lê, Chúa Trịnh đến nay đến nay, đây là lần đầu tiên. Trong nước xảy ra tình cảnh này, một chúa trịnh khác đang chiếm cứ đất đai rộng lớn, một chúa trịnh thì đã chết, Ngai vàng của họ Lê chỉ cai quản được vài trấn phía bắc . vô số lời bàn tán vang lên khắp kinh thành. Dù cho con trai duy nhất của Trịnh Tông, thế tử Trịnh Dương có ở đây, nhưng hắn cũng khó mà lên ngôi được. Nguyên nhân rất đơn giản, không có ai chịu đứng ra đỡ đầu để đưa hắn lên. cụ thể hơn mà nói là không có nhân vật đủ lớn mạnh nào chịu đứng ra.
Lần này linh cữu Trịnh Tông trở về, các quan viên đi cùng hắn đợt này đã không một ai có thể trở lại. cả thị vệ của hắn. toàn bị Lê Hiển Tông ra lệnh gϊếŧ sạch, số không bị gϊếŧ thì bị giam tại ngoại thành. và một số quan viên tương đối thân cận với Trịnh Tông như Hộ bộ thượng thư , Lại Bộ thượng thư, Binh bộ lang trung,,,,. trước phủ họ đều có Kim Ngô Vệ canh gác. chẳng khác nào giam lỏng.
Lúc này, trong triều bắt đầu có cách nói được lan rộng. với người đi đầu là Nguyễn Khản cùng với một số vị đại thân, kiên quyết chủ trương do thế tử còn nhỏ không thể quản lý việc trong phủ chua, Hoàng thượng ở đây ám chỉ Lê Hiển Tông, có thể thay mặt ấu chúa cai quản hộ lục phiên, nhưng ai chả biết nếu có tiền lệ này, sau này, chí ít là ở Bắc Đại Việt, họ trịnh đừng mong sống nổi. Tuy Trịnh Dương lên ngôi chúa không một ai ủng hộ, nhưng tấu chương này của Nguyễn Khản lại được gần trăm quan viên từ ngũ phẩm trở lên ủng hộ, trong đó có các trọng thần quan trọng, còn phía quân đội thì cũng được một số vị đại tướng ủng hộ.
Chẳng mấy chốc tiếng hô hào để Lê Hiển Tông cai quản toàn bộ việc nước nổi lên khắp nơi . Dù cho rất nhiều quan viên trung và hạ cấp đều hơi có ý kiến, nhưng dưới tiếng hô hào quyết liệt của bọn Nguyễn Khản, Nguyễn Phương Đĩnh, bọn họ cũng chẳng dám hó hé gì.
Cùng với cơn sóng hô hào nối tiếp nhau, Dưới sự dẫn đầu của Nguyễn Khản, bá quan đã quỳ trước cung điện của Lê Hiển Tông, với khẩu hiệu, Trong trừ lộng thần, ngoài bài phản loạn, cầu xin hắn hủy bỏ chế độ phủ chúa, vào lúc xế chiều Lê Hiển Tông cuối cùng cũng đã bày tỏ thái độ rõ ràng. Hắn thấy đức mình chưa đủ phục chúng, tài thì vẫn còn thiếu sót. Hơn nữa, chế độ Vua Lê thì trị vì, Chúa Trịnh thì cầm quyền là do tổ tiên đặt ra, hắn không dám mạo phạm, hi vọng các đại thần suy xét lại cẩn trọng, chọn ra người kế thừa ngôi chúa tốt nhất đặng giúp sức, trung hưng Đại Việt.
Lê HIển Tông tỏ thái độ không chấp nhận thực ra là lùi một bước mà tiến hai bước. Thông thường mà nói chí ít phải cự tuyệt hai ba lần gì đấy. Đấy đã là thường lệ rồi. để tỏ rõ mình là kẻ khiêm nhường, Nếu nhận ngay thì lại có vẻ không ổn
Nhưng lần đầu từ chối này có vẻ như Lê HIển Tông đã thất sách trong lúc lựa chọn thời cơ. Hắn đã tỏ ý không chịu lên ngôi vào lúc hoàng hôn. như thế này thì còn cần thêm một đêm. mà đêm này nếu dài thì ắt sẽ lắm mộng!
Trời đã sắp tối, trên con sông nhỏ chảy qua thành Cao Bình. có mấy lão già vẫn âm thầm ngồi câu cá. đợi con cá cuối cùng trong ngày cắn câu. Lý Phú Quý cũng ngồi trên một tảng đá to dưới cầu. ngồi tĩnh lặng như lão tăng. Từ bề ngoài mà nói thì lão cũng chẳng khác gì các ngư ông câu cá bên cạnh, cũng một mảnh áo bào vải xám. đầu đội mũi tre che đi nửa khuôn mặt. cái vẻ mặt háo hức của lão khi thấy phao trên nước động đậy đúng như một tay mê câu thứ thiệt.
nhưng cái khí chất từ tốn ung dung của hắn lại là thứ mà các ông lão khác không thể so bì được. Lý Phú Quý hắn ngoài danh hiệu là thương nhân buôn gạo lớn nhất nhì Kinh Thành này thì hắn chính là người đứng đầu đơn vị số 9 của Chu Tước Doanh tại bắc đại việt, mọi người đều gọi hắn là Lý Đại gia,
Chiếc phao nhỏ trên mặt nước động đậy một lúc, lại có cá cắn câu, nhưng hắn vẫn chẳng động đậy gì. Hắn am hiểu quy tắc trong câu cá. cũng giống như quan trường, sẽ không ngừng có người đến thăm dò, chỉ cần kiên nhẫn chờ đợi thì cuối cùng cũng sẽ có người không chịu nổi phải nhảy ra trước.
Cuộc chiến giành quyền chỉ huy Bắc Đại Việt mấy hôm nay không phải thế ư? Các phe lực lượng đều cùng thăm dò, chờ đợi, cuối cùng để Nguyễn Khản nhảy ra lớn tiếng ủng hộ Lê Hiển Tông lên ngôi. Nhưng Lý Phú Quý lại biết rõ, dù Nguyễn Khản kêu gọi thế nào chăng nữa, dù Nguyễn Phương Đĩnh và bộ sậu có thượng thư quyết liệt nhường nào, có quỳ mỏi gối ngoài Diên Khánh Cung, Lê Hiển Tông vẫn không thể nào nắm quyền được, bởi vì chủ tử của Lão, Điện Đô Vương Trịnh Cán điện hạ sắp tới.
Thực ra Nguyên Nhân lớn nhất mà Lê HIển Tông không dám tự ý phế bỏ cả gia tộc của Trịnh Tông tại đây là do hắn con e ngại Trịnh Cán. Đây cũng chính là nguyên do thật sự mà Lê Hiển Tông đã lần đầu tiên tuyên bố sẽ không tiếp nhận việc tru diệt lộng thần lúc chiều. Lê Hiển Tông muốn tranh thủ chút ít thời gian để có thể tiến hành đàm phán cùng Trịnh Cán.
Trên mặt Lý Phú Quý lộ nụ cười lạnh lùng. Lê Hiển Tông tính tới tính lui, nhưng hắn đã đánh giá quá thấp Trịnh Cán, hắn cho rằng, bỏ ra một chút lợi ích là có thể khiến Trịnh Cán ủng hộ hắn diệt đi tông tộc của chính trịnh cán hắn hay sao,
Chiếc phao nhỏ trên mặt nước lại nhúc nhích, xong lại bị kéo mạnh xuống dưới nước. Lý Phú Quý nheo mắt lại, hắn lập tức nhanh tay lẹ chân kéo xẹt một phát, một con cá bị hắn lôi khỏi mặt nước. Lý Phú Quý lại cười tít mắt. năm xưa mình thật sáng suốt khi đi theo chủ tử, nếu không giờ này chắc hẳn mình chỉ giống con cá này, thoi thóp chờ chết.
Lúc này, từ bờ bên kia chạy đến quản gia của hắn. vừa chạy vừa ra dấu tay bới Trương Quân, ý là trong nhà có người đến tìm hắn. Lý Phú Quý chào đám bạn già rồi đi lên, vừa đi vừa hỏi: “ Lý Hoài Nhân có tin gì”
Lý Hào Nhân đáp: “Bẩm lão gia. Người đưa tin của Đại Thống Lĩnh đến, ra lệnh đêm nay lập tức hành động, .”
“ Được lắm”
Trong lòng Lý Phú Quý nổi lên một trận kinh sợ, Kế hoạch lần này của Điện Đô Vương quả thật quá độc rồi.
Cùng lúc với Lý Phú Quý nhận được tin báo, Hoạn quan Lê Hoài An, một cao phẩm thái giám thân cận của Lê Hiển Tông chịu ủy thác của Lê Hiển Tông đi đến đại doanh quân Trịnh Cán để cầu kiến Vị Điện Đô Vương của Nam Đại Việt.
Nhưng Lê Hoài An lại không gặp được Trịnh Cán như mong muốn, hắn đợi trước cửa doanh đã khá lâu, nhưng binh sĩ đứng gác vẫn không chịu để hắn đi vào. Lê Hoài An lại một lần nữa hô lên: “Xin hãy bẩm báo với vương gia, Hoàng thượng có việc quan trọng muốn thương lượng cùng vương gia.”
Lúc này trong doanh xuất hiện lửa sáng, doanh môn cuối cùng cũng được mở. chỉ thấy hàng ngàn binh sĩ trong doanh trại cùng ùa ra, hàng quân đi trước tiên tay cầm đuốc lửa chiếu sáng cả doanh trại. Đoàn quân bao vây thành một hình bán nguyệt, một thiếu niên mắt cao mày sáng, mặc áo bào tía chậm rãi đi ra. Hóa ra chính là Trịnh Cán mà hắn cầu kiến mà không được.
Lê Hoài An ngỡ ngàng, một hồi sau hắn mới ấp a ấp úng nói: “Trịnh Vương Gia, ngươi.. .ngươi thế là ý gì?”
Trịnh Cán chỉ thẳng vào mặt hắn: “Ngươi muốn đến thuyết phục ta để ta từ bỏ tông tộc của mình đúng không?”
“Vương gia chắc đã hiểu nhầm, là thế tử tuổi còn nhỏ, quân thần hi vọng bỏ trống lục phiên vài năm đợi thế tử khôn lớn thành người thì mới giao vương vị lại cho người. Hoàng thượng bất đắc dĩ mới phải nhận lời.”
“Câm mồm!”
Trịnh Cán giận dữ quở: “ngươi nghĩ ta là trẻ con ba tuổi ư mà định dùng lời lẽ dối trá này lừa ta? Huynh trưởng của ta chết một cách mờ ám, việc này ta nhất định phải tra? Ta nói cho các ngươi biết, chỉ cần một ngày còn có ta. thì các ngươi đừng hòng!”
Nói dứt lời. Trịnh Cán chỉ thẳng tay, các binh sĩ cùng xoành xoạch lên đạn súng tay, nòng súng vô tình nhằm thẳng vảo Lê Hoài An và tùy tùng của hắn.
Lê Hoài An bị khí thế của quân đội làm cho ngỡ ngàng, hắn sợ quá lùi liền ra sau vài bước, hắn vẫn liều mạng khoát tay giải thích: “Vương gia đã hiểu nhầm rồi! thật sự đã hiểu nhầm! Đoan Vương chết không liên quan đến hoàng thượng, hoàng thượng không muốn bỏ lục phiên đâu, nhưng thật sự là do quần thần đã thỉnh nguyện..
Trịnh Cán không chịu nghe giải thích của hắn. hắn cất ngang lời của Lê Hoài An nói: “Ta đếm đến ba. nếu ngươi còn không chịu cút về, thì đừng trách ta sẽ dùng đầu người của ngươi để làm đáp án phức đáp cho Lê Hiển Tông. Một!”
Sắc mặt Lê Hoài An đại biến, tùy tùng của hắn cũng sợ quá không ngừng lùi dần ra sau.
“Hai!”
Lê Hoài An vội vã quay lưng bỏ chạy, phóng như
bay về phía xe ngựa đang dừng ở xa xa.
Lúc này, Trịnh Cán hét lên một tiếng ngăn hết lại: “Đứng lại!”
Lê Hoài An phát hoảng đứng sững lại không dám động đậy. chỉ nghe Trịnh Cán lạnh lùng nói: “Ngươi về nói với Lê Hiển Tông rằng, nếu hắn không cho ta câu trả lời thích hợp. ba ngày nữa đại quân của quả nhân sẽ đánh về Cao Bình, nói hắn hãy tự mà suy nghĩ lấy!” thù gϊếŧ cha của qua nhân, quả nhân đã rộng lượng với hắn, tuy cha của quả nhân có chuyên quyền, nhưng chết thảm như vậy, nay hắn lại ra tay với huynh trưởng của quả nhân, quả nhân sẽ không để yên đâu”
Lê Hoài An thầm thở dài một tiếng, đầu cũng không quay lại phóng thẳng một mạch vào bóng tối, khuất dần khuất dần.
Trịnh Cán dõi theo hướng xe ngựa của Lê Hoài An cho đến khi nó chìm hẳn vào màn đêm biến mất mới hừ mạnh một tiếng, hắn quay đầu lại ra lệnh: “Truyền mệnh lệnh của ta. đại quân lại tức nhổ trại, tiến về phía Cao Bình!”
Trong Diên Khánh Cung, mấy đại thần ủng hộ Lê Hiển Tông đều đã có mặt. Lê Hiển Tông trầm mặt nghe Lê Hoài An báo cáo lại, khi hắn nghe nói Trịnh Cán sẽ san phẳng cao bình, mặt mày hắn giận tím tái, buộc miệng chửi rủa: “Khốn kiếp? Năm xưa ai đã cho hắn mãng bào , Là ta! Là ta đã đối xử tốt với cha con hắn thì hắn mới có được đại quyền như ngày hôm nay. Bây giờ hắn đắc ý rồi thì lại vong ơn bội nghĩa ư?.”
Nguyễn Khản bên cạnh vội khuyên răn: “Hoàng Thượng bớt giận. Trịnh Cán tuy cũng có chút ít thực lực, nhưng chúng ta cũng có quân đội ủng hộ, không phải hoảng sợ. Và quan trọng hơn nữa là chúng ta có được sự ủng hộ của hàng trăm đại thần trong triều, tông thất cũng ủng hộ thái thượng hoàng, cho tên Trịnh Cán kia to gan cỡ nào cũng không dám chọc giận chúng nhân. Ngày mai bọn thần cũng sẽ hành sự theo đúng kế hoạch ban đầu. Nếu Trịnh Cán dám đến, ta sẽ cho hắn có đi không có về!”
Nguyễn Phương Đĩnh đứng đó không nhịn nổi, đứng ra nói: “Hoàng Thượng cũng đừng quên ba vạn đại quân của Nông Quốc Sơn. Hắn ủng hộ Trịnh Bồng nên mới vào Kinh hộ giá. Tuy hắn không tỏ thái độ gì, nhưng thần cho rằng. nếu hắn ủng hộ hoàng thượng thì sáng hôm nay hắn đã đứng ra ủng hộ. Vậy nói rõ hắn vẫn có phần nghiêng về phía Trịnh Bồng. Nếu hắn liên thủ với Trịnh Cán thì sẽ rất bất lợi với ta.”
Nguyễn Khản có phần không vui nói: “Trịnh Cán là dòng thứ, Trịnh Bồng là dòng trưởng, liệu bọn chúng sẽ liên thủ ư?”
“Không nhẽ ngài không biết ư? Nếu Trịnh Cán hứa hẹn với Trịnh Bồng sẽ cho hắn tiếp quản vương vị của Trịnh Tông tại đây, thì sao?”
Nguyễn Khản mặt đỏ bừng. đúng là lão đã bỏ sót mất vấn đề đó,
( Trịnh Cán sắp tiến tới nhất thống toàn miền Bắc, từ nay sẽ chính thức vào mạch chính của truyện, thực sự là Trịnh Nguyễn Tranh Hùng. mong anh em tiếp tục ủng hộ bằng cách, chia sẻ cho mọi người trên facebook cùng đọc ạ, tác giả xin trân trọng cảm ơn)