Trịnh Nguyễn Tranh Hùng

Chương 38: Kỳ Thi Quốc Gia

Kỳ Thi Quốc Gia

- Huy Bá lão đệ, tân pháp cũng đã thực thi rồi, bước đầu thu được kết quả, chúng ta cũng có cái mà báo lên, nhưng còn thu thuế thì sao, bản quan cảm thấy vẫn chưa tìm được điểm mấu chốt

Ngồi oai nghiêm trên chiếc ghế gỗ lim sau án thư, Bùi Danh Toại có phần hơi lo lắng hỏi. Kể từ khi lão nhậm chức Trấn Thủ An Quảng, tới nay cũng đã gần một tháng, mắt thấy cuối năm đã đến gần mà số thuế chinh thu xem ra còn thiếu nhiều, khiến lão không khỏi cảm thấy gấp gáp, tiến trình quan lộ của lão chinh là dựa vào việc cải cách lần này, ba nhà lớn của An Quảng đã kê khai đầy đủ và đóng tất cả số thuế còn thiếu trong nhiều năm qua rồi, nhưng còn một số nhà nhỏ vẫn rất ngoan cố, mặc dù lão có quyền hành trong tay, nhưng không thể chém đầu tất cả bọn họ đươc, lão đưa tay xoa xoa thái dương, việc này cũng thật là đau đầu nhức óc.

Án Sát Sứ, Nguyễn Huy Bá ngồi phía hữu ung dung đưa chén trà lên miệng nhấp một ngụm rồi mới trả lời:

- Đại nhân, theo ta thừa dịp đang cải cách thể chế, chúng ta cứ cứng rắn quăng một mẻ vet sạch bọn chúng.

- Quét sạch, phải gϊếŧ nhiều như vậy sao?

Bùi Danh Toại hỏi lại, gϊếŧ nhiều người mà nói, mang cho lão áp lực rất lớn.

Nguyễn Huy Bá mỉm cười, nhìn qua sắc mặt của thượng ty là hắn biết lão đang lo lắng điều gì.

Lão liền đứng lên tiến lại án thư mà nói:

- Đại nhân, trên có chính sách, dưới cũng có đối sách, nếu ngài không nhanh chóng làm ra quyết định, chỉ sợ một phần mười thuế cũng không thu được, lúc đó chớ nói chức quan này không giữ được, mà tính mạnh e rằng…

Thanh âm của Nguyễn Huy Bá vang lên điểm ra một số chỗ hơn thiệt, Bùi Danh Toại nghe xong trong mắt tinh quang lóe lên, lão đã bắt được vài ý tưởng,

Thời nào cũng vậy, Trên đề ra chính sách, phía bên dưới cũng sẽ có cách để ứng phó, ví dụ như triều đình muốn mở kho lương của tỉnh này để giúp tỉnh khác, mà vị đứng đầu tỉnh này lại không muốn, vậy thì hắn phải làm thế nào, không thể ngang nhiên kháng chỉ, nhưng mềm dẻo thì không phải không có cách, hắn sẽ ra lệnh cho đám quan phụ mẫu các địa phương dâng tấu, nói năm nay mất mùa giá lương thực tăng cao, rồi trong tỉnh có mã phỉ, cần lương thực để duy trì tiễu trừ, tóm lại nếu triều đình cần hai mươi vạn lượng, gã vẫn sẽ thu đủ hai mươi vạn, nhưng chỉ nộp lên năm vạn mà thôi, còn lại dĩ nhiên là quan lớn ăn lớn, quan nhỏ ăn nhỏ. Cho nên muốn hoàn toàn thu đủ thuế, Bùi Danh Toại chính là cần tìm cách ngăn đám hào môn, địa chủ nghĩ ra đối sách chống đối.

Nguyễn Huy Bá lại nói tiếp

- Điện hạ và các vị đại thần triều đình đề ra tân pháp, bất quá có ba mục, thứ nhất là cải cách thể chế giáo dục và quan lại, thứ hai là cải cách về ruộng đất thuế phú. Thứ ba là thống kê hộ khẩu, huấn luyện tân binh. Đại nhân ngài xem xét xem, nên bắt đầu từ chỗ nào cho phải.

Bùi Danh Toại gật mạnh cái đầu. Nguyễn Huy Bá chỉ cần nói một lời là đã đúng ngay chỗ yếu hại, điện hạ và các đại thần trong triều đề ra rất nhiều trương mục, nhưng tổng hợp lại cũng chỉ có ba điểm này là chính yếu nhất, cải cách giáo dục và quan lại cố nhiên là xâm phạm lợi ích của nho giáo và quý tộc, Cải cách ruộng đất và thuế phú cũng xâm hại lợi ích của đám người đó, thống kê hộ khẩu cái này lại càng ác, coi như chặt đứt căn cơ quyền lực của bọn chúng, không có gia binh bọn chúng sẽ dễ bị xử lý hơn, vì mâu thuẫn này rất ít người ủng hộ chính sách mới, có chăng vì triều đình mở ra hải cảng thông thương với bên ngoài, xét trên mặt lợi ích, bọn chúng chỉ chịu bỏ ra một phần mà thôi, muốn đám quý tộc toàn tâm ủng hộ tân pháp còn rất xa xôi.

Nhưng điện hạ đã cho lão quyền tiền trạm hậu tấu, cái quyền này lão có thể làm được một số điều mà bản thận Trịnh Cán dưới danh nghĩa người đứng đầu Đại Việt không thể làm được.

Bản thân lão qua một thời gian tiếp xúc tân pháp có thể nhìn ra những chính sách này củng cố triều đình từ mọi phương diện, chèn ép quan thân hào cường, cố nhiên cũng là cho dân giàu nước mạnh.

Chỉ bất quá trời thì cao mà hoàng đến thì ở xa, tân pháp bất quá chỉ thực sự có hiệu quả ở Phủ Phụng Thiên và một vài vùng xung quanh kinh thành mà thôi, đi xa hơn nữa, không có ai giám sát, thực hiện, tất nhiên bị tập đoàn hào môn, quý tộc ngăn chặn, hoặc chúng biến tấu sao cho có lợi cho chúng, ở nơi khác thì lão không biết, nhưng ở An Quảng mà nói dưới quyền hành tiền trảm hậu tấu, lão vẫn còn cơ hội. Lão gõ gõ vào bàn mỉm cười

- ha ha ha, Án Sát Sứ nói đúng. Mau truyền lệnh bản quan, lệnh cho quan lại các châu phủ toàn lực thực thi chính sách mới, kẻ nào chống đối lập tức bắt lại, Hơn nữa ngươi đích thân đi một chuyến thông báo cho ba nhà, Đoàn diêm vận, Vĩnh Xương Bá, và Thẩm ngự tiền hãy toàn lực phối hợp, sau này cảng biển mở ra, không thiếu chỗ tốt của bọn chúng.

- Hạ quan hiểu!

Nguyễn Huy Bá vừa lui ra khỏi trấn thủ phủ vừa gật gù cái đầu, đại nhân đi nước cờ này tuyệt diệu nếu ba thế lực lớn này ủng hộ, trở lực coi như hoàn toàn biến mất. lại thêm đại quyền chém trước tâu sau, tin rằng lần này sẽ có rất nhiều oan hồn đầu một nơi, mình một nẻo.

-----------

Sau buổi nói chuyện giữa hai vị quan đứng đầu An Quảng vài ngày, Trịnh Cán lại ra thêm một đạo lệnh chỉ, bổ dụng Thị lang bộ Hộ, Tham tụng, kiêm Quốc tử giám Tư nghiệp Phan Lê Phiên (1) làm Bố Chính Sứ An Quảng. vì sao lại chọn người này thì Trịnh Cán cũng đã suy sét rất kỹ . thứ nhất Bố Chính Sứ Là một ty thuộc bộ Hộ và lãnh trọng trách tại cấp dinh, trấn và tỉnh, ty Bố chính phụ trách các vấn đề tài chính, hành chính như thuế khóa, đinh điền, đê điều, hộ tịch lẫn trọng trách truyền đạt chính sách và chủ trương của triều đình. Vậy nên Phan Lê Phiên xuất thân là Thị Lang Bộ Hộ, là Tư Nghiệp Quốc tử giám, lĩnh trọng trách này cũng coi như tương đối phù hợp, hơn nữa Thị Lang và văn giai chánh tam phẩm, mà Bố Chính Sứ cũng là chánh tam phẩm, điều này chỉ coi như luân chuyển chức vụ, và điều quan trọng nhất, trong lịch sử mà Lê Huy ở thời hiện đại đã đọc Phan Lê Phiên vì ủng hộ Trịnh Cán lên ngôi chúa mà bị cách hết chức tước, sau này cũng không đầu hàng Nguyễn HUệ mà đi theo Lê Chiêu Thống sang Trung Quốc, thực sự đáng mặt trung thần, Trịnh Cán tin rằng, ba người Bùi Danh Toại, Nguyễn Huy Bá và Phan Lê Phiên sẽ thực thi triệt để chính sách mới của hắn, tạo điều kiện để toạn diện thi hành trên toàn quốc

…………….

Dưới Quyền hành Trịnh Cán ban cho Bùi Danh Toại bắt đầu triển khai hành động.

Dưới sự giúp sức của hai vị thuộc cấp, lão cững rắn thi hành tân pháp khiến cho tất cả thế lực trong trấn thảy đều chú ý: trước hết lão bố cáo rõ tội danh phản loạn của đặng mậu lân, kết tội đám Nguyễn Thành Long , Lê Quang….. tư thông với phản loạn mưu đồ bất chính, có ý chống đối triều chính mới. Vị Bố Chính Sứ mới ra lò xuất thân chính là tiến sĩ năm đing sửu (1757) lập tức làm một bài văn biền ngẫu ca tụng tân pháp và Trịnh Cán cho dán khắp các thôn xóm, thêm nữa lại sai thuộc cấp đi tuyền truyền đến từng nhà, Cuối cùng cả ba liên danh hạ tối hậu thư, hạn cho đám hào môn cố lại trong mười ngày phải triệt để đo lại ruộng đất, thống kê đầy đủ hộ khẩu, nộp đủ số thuế đã nợ nếu không nhất nhất theo luật xử tội.

Chuyện này chưa đáng là gì, nhưng chuyện mà làm cho người ta kinh hãi đó là, tối hậu thư ban ra buổi sáng, thì ngay buổi chiều, dân chúng An Quảng đã thấy vị quản gia của Vĩnh Xương Bá, ôm sổ sách và khế ước đến nha môn sở tại, rồi ngay sau đó lại đại quan Diêm vận An Quảng người được phong Chỉ Huy Sứ Cẩm Y Vệ,thụ Trung Vũ tướng quân, càng khoa trương hơn, hắn đích thân đi đến nha môn trình diện, tỏ vẻ hết sức ủng hộ tân pháp, dường như còn chưa đủ giật gân, ngay chiều hôm đó Nhất Đẳng Tử Tước, Ngự Tiền Tam Phẩm Đệ Nhất Đới Đao Thị Vệ Thẩm Mộc Phong cũng sai gia nhân ôm sổ sách đi đến nha môn, hắn cũng tỏ vẻ toàn gia tộc sẽ hết lòng ủng hộ điện hạ thực thi tân pháp Những chuyện này được khách qua đường truyền tai nhau, khiến cho trong toàn quốc oanh động không nhỏ.

Chuyện chém gϊếŧ phản loạn, chinh thu lương thực tạm thời để sau hãy nói, bởi vì hôm nay chính là ngày mà muôn người đang háo hức chờ đợi , chính là ngày Điện đô vương điện hạ tổ chức kỳ thi quốc gia, tìm ra nhân tài đích thực. mà kỳ thì thi này bất cứ ai đều có thể dự thi, không cần biết có đỗ thi hương thi hội hay không, chỉ cần qua một bài kiểm tra đơn giản ở địa phương là được. vì kỳ thi này, Trịnh Cán đã ra lệnh tận lực tuyên truyền cho nên số sĩ tử đến dự thi ở mỗi điểm có thể nói là nhiều không đếm xuể. từ xưa tới nay chưa từng có.

Trịnh Cán viết chiếu mở kỳ thi, bao gồm sáu mục nho gia, binh pháp, cầm quân đánh trận, toán học, địa lý, luật pháp, hành động này hoàn toàn phá lệ cũ. Trước kia phải qua mấy đợt thi tuyển mới được ra làm quan, nên mới có câu mười năm đèn sách, còn bây giờ bất cứ ai, chỉ cần qua được kỳ thi này đều có cơ hội làm quan., hơn nữa môn thì không chỉ giới hạn trong nho học mà mở rộng ra rất nhiều, đãm sỹ tử làm sao mà không hưng phấn, kể như không có tài ở mảng này, triều đình sẽ lại trọng dụng ở mảng khác, ai ai cũng đều có cơ hội, vậy nên nếu đám sỹ tử nghèo này thực sự muốn làm quan, nhất định cũng không phải khổ công đèn sách gì, cứ thi tốt kỳ thi này là được, cố nhiên đây mới chỉ là bước đầu Trịnh Cán còn dự định đưa thêm nhiều cải cách vào giáo dục.

Những thí sinh dự thi này phần lớn xuất thân bần hàn, đi xa cũng không có bao nhiêu lộ phí. Chủ yếu là dựng lều ở ngoài thành. Thế nhưng cũng có không ít đệ tử gia cảnh giàu sang quyền thế vung tiền như rác.

Xung quanh phủ phụng thiên và quốc tử giám mọc lên vô số quán trọ, khách điếm, kỳ xá mọc lên như nấm, có kẻ nhanh chóng phát lên chỉ trong một đêm.