Trịnh Nguyễn Tranh Hùng

Chương 194: Tổng Đốc – Tuần Phủ

Tổng Đốc – Tuần Phủ

Mười ngày sau, Trên đại điện,  Tri huyện Tiên Yên đã chạy đến được kinh thành, từ khi nhận được thánh chỉ triệu tập của triều đình. Vũ Nham hắn đã ngày đêm đi không nghỉ, cũng may từ An Quảng đến Thăng Long chính là một con đường lớn được triều đình làm đầu tiên cho nên tốc độ rất nhanh, chỉ phải thay có mấy con ngựa là đã đến được, lúc này Trịnh Cán đang ngồi trong đại điện, gọi hắn vào kiến giá.

“ Tri huyện Tiên Yên Vũ Nham, tham kiến hoàng thượng, Hoàng thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế”

“ Trẫm miễn lễ, bình thân”

Chờ hắn đứng dậy, Trịnh Cán mới hỏi:

“ Vũ Nham, trẫm hỏi khanh, Khoai tây này từ đâu mà có”

Vũ Nham đáp:

“ Hồi bẩm Hoàng thượng, Loại củ này là do, năm trước gia nô của nhà mẫu thân thần đi biển, cứu được ba người, bọn họ rõ ràng là người giống chúng ta nhưng lại vẫn nghĩ rằng đây là triều Lê,. Ta hỏi hắn từ đâu mà đến, hắn chỉ nói là hắn họ Trần nhiều năm trước, cả gia đình hắn vượt biển đi buôn bán, không may bị đắm tàu, cha mẹ hắn được một tàu buôn của ngoại bang cứu vớt, hắn chính là sinh ra ở một đại lục xa xôi, mấy năm gần đây, cha hắn hy vọng có thể chết quê nhà, nên bọn hắn tìm đường trở về, Tình huống cụ thể thần cũng không hỏi nhiều, bởi vì bọn họ bộ dạng khả nghi, thần lo lắng xảy ra vấn đề liền vẫn giữ họ lại huyện, loại củ kỳ dị này chính là lễ vật bọn họ tặng.

Trịnh Cán thầm nói quả nhiên, chỉ có vượt biển mà đến mới có thể có khoai lang, hỏi:

“ Bây giờ bọn họ ở đâu.”

Vũ Nham, đáp:

“Bẩm Hoàng thượng,  sau khi điều tra xong xuôi, thần đã thả bọn họ về quê cũ,.

“Vậy quê bọn họ ở đâu”

“ Hoàng thượng, bọn họ quê ở ngay bên cạnh Tiên Yên chúng ta, Hôm nay thần mạo muội, đưa cả họ vào kinh để Hoàng thượng xét hỏi”

Trịnh Cán vô cùng vui mừng,:

“ Khanh làm tốt lắm, trẫm sẽ ban thưởng sau, mau truyền bọn họ”

Tên thái giám truyền chỉ vội vàng chạy giật lùi ra ngoài, hắn cất giọng the thé gào lên:

“ Hoàng thượng khẩu dụ, Truyền toàn gia họ Trần vào cung tấn kiến”

Cứ như vậy theo cách truyền miệng,  khẩu dụ của Trịnh Cán đến được dịch quán, chưa đầy nửa canh giờ sau, ba người trông dáng vẻ vạm vỡ, một già hai trẻ đã vào đến đại điện:

“ Chúng thảo dân, tham kiến Hoàng thượng, Hoàng thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế”

Trịnh Cán gật đầu:

“ Trẫm miễn lễ”

Đoạn lại hỏi:

“ Các ngươi xa cố quốc đã lâu, giờ đây trở về liệu đã quen chưa”

Lão già có lẽ là cha của hai người trẻ kia lại quỳ xuống nói:

“ Hồi bẩm Hoàng thượng, chúng thảo dân xa quê đã lậu, nay được trở về dù là không quen, nhưng được hít thở không khí quê hương quả thực là sảng khoái”

“ Trịnh Cán cườì:

“ Tốt lắm, ta hỏi ba cha con lão, có phải ba người đến từ châu mỹ”

Lão già kia ngạc nhiên:

“ Bẩm Hoàng thượng, chúng thần đến từ một lục địa gọi là america ”

Trịnh Cán lại hỏi:

“ Ở đấy có nước mỹ chứ”

Đến lúc này thì lão già có vẻ hơi sợ, Trịnh Cán làm vua ở đây mà biết chính xác chuyện bên đó, chẳng lẽ có quỷ, ngơ ngẩn một lúc lão vẫn đáp:

“ Bẩm Hoàng thượng quả là có ạ, “

“ Vậy các người từ vùng nào đến đây”

“ Hoàng thượng chúng thần đến từ miền bắc  Hispaniola của xứ La isabela”

Trịnh Cán lại hỏi:

“ Vậy các ngươi biết tiếng anh chứ”

Lão già lại trả lời:

“ Hồi bẩm Hoàng thượng, thần biết tiếng anh , hai con trai thần còn nói được tiếng tây ban nha và tiếng bồ đào nha”

“ Tốt rất tốt”

Trịnh Cán gật gù:

“ Thôi được, cái đó nói sau, hiện tại trẫm muốn hỏi các khanh một việc này, củ khoai tây mà các khanh mang về ở bên đó, sản lượng là phương pháp trồng thế nào”

Lão già kia nói:

“ Hồi bẩm hoàng thượng, cái đó là lương thực chính của dân bản địa, họ thường nấu súp khoai tây, hoặc có đôi khi là khoai tây chiên”

“ Vậy ngươi nghĩ, Đại Việt ta trồng được không”

“ Hồi bẩm Hoàng Thượng, chúng thần từ khi về đây vẫn trồng, nếu được chăm sóc đúng cách, sản lượng cũng không tệ, chỉ có điều vùng này nóng, nếu không bảo quản cẩn thận, rất dễ bị mọc mầm”

Trịnh Cán lại gật đầu:

“ Được rồi, giờ trẫm muốn ba khanh hiệp trợ trẫm trong việc trông khoai tây này, các khanh thấy thế nào, trẫm sẽ phong quan tước cho các ngươi”

Ba người không ngờ sẽ được phong quan, cả đám vội phục lạy tạ ơn không ngớt

“ Tạ chủ long ân, chúng thảo dân sẽ cố hết sức”

Trịnh Cán quay sang nói với thái giám của Thượng Bảo tự:

“ Thảo thánh chỉ của trẫm, Phong ba cha con họ làm tư nông thiếu khanh, coi sóc việc chế tạo giống mới cho triều đình, ngoài ra các ngươi đều tinh thông thủy tính như vậy, hãy nêu ra những kiến nghĩ của các ngươi với thủy quân của Trẫm, ngày mai sẽ có quan viên của Thủy Trại đến gặp các ngươi”

……………

Trịnh Cán đang nghĩ cách đề bá tính đón nhận củ Khoai tây này thì cơ hội đã rất nhanh đến. mấy tháng sau trong trong buổi thượng triều. Lúc này Trịnh Cán đang cầm một bản tấu chương, biểu tình đột nhiên biến đổi, nhíu mày, đặt tấu chương lên trên bàn, trầm mặc hồi lâu nói:

- Trấn Thủ Thanh Hoa, truyền đến tấu chương, nói nơi này một tháng nay không có mưa, khả năng sẽ ảnh hưởng đến thu hoạch năm nay, bách tính đều đang rất lo lắng, chư vị ái khanh có ý kiến gì không?

Trong lúc nhất thời triều đình vô cùng yên lặng. Bởi vì hai mùa thu đông thiếu mưa, hơi nước bốc hơi càng nghiêm trọng. Nếu mùa xuân nhiều mưa, xuất hiện tình hình hạn hán, ý nghĩa ba mùa thu, đông, xuân sẽ liên tục khô hạn, chuyện này sẽ mang đến nguy hại trí mạng đối với cây nông nghiệp. Vì vậy mới có câu nói mưa xuân quý như dầu.

Thanh Hoa một tháng không có mưa, đã là tình hình hạn hán cực kỳ nghiêm trọng.  Đối mặt với câu hỏi của Trịnh Cán, văn võ trong triều đều trầm mặc.

Lúc này Lê Hữu Trác bất ngờ đứng ra nói:

- Bệ hạ, tình hình hạn hán như vậy chỉ ở Thanh Hoa hay tuyệt đại bộ phân khu vực phương nam.

Trịnh Cán nói:

- Chỉ có ở Thanh Hoa, những nơi khác cũng không có tình trạng này.

Nghe nói như vậy, văn võ cả triều cũng thở phào nhẹ nhõm. Thanh Hoa có lãnh thổ không nhỏ, nhưng so với lãnh thổ Đại Việt cũng chưa đáng là bao. Mặc dù ruộng đồng có thể mất mùa, nhưng dựa vào thu hoạch của những nơi khác, đủ để bù đắp thiếu hụt của bách tính Thanh Hoa. Huống chi năm nay phía bên kia dãy trường sơn được mùa, thu hoạch sẽ tăng bội, ứng phó với tình hình hạn hán của một châu huyện hoàn toàn dư dả.

Tư Nông Tự Khanh Vương Chính Đức tiến lên nói:

- Đối mặt với tình hình hạn hán lần này, vi thần cho rằng phải thực hiện ba chuyện. Thứ nhất, dán bố cáo, trấn an dân tâm. Thứ hai, nghiêm ngặt đốc thúc thương nhân địa phương, cấm trữ hàng lương thảo, lên giá cố định. Thứ ba, vận chuyển lương thực đến kho thóc gần Trấn Thanh Hoa, để có thể cứu đói bất cứ lúc nào. Việc vận chuyển có thể giao cho Vận sứ lo liệu.

Trịnh Cán gật đầu:

“ Nhân nói đến chuyện vận lượng, có kẻ dám mang thóc và của cải trong quốc khố đi bán, các khanh nói xem nên trị tội như thế nào”

Lời này vừa dứt, trong triều oanh động không nhỏ, kẻ nào dám to gan đến như thế, chờ cho mọi người lắng xuống, Trịnh Cán mới nói:

“ Tiểu thuận tử, đọc bản điều tra của đại lý tự và cẩm y vệ lên cho bá quan nghe”

Tiểu thuận tử, tiến lên trước, lậy trịnh cán rồi mới đọc:

Ngày mồng 6 tháng…. Năm Vĩnh Hòa thứ…., Đại Lý Tự, Đô Sát Viện, liên danh cùng với Cẩm Y Vệ điều tra án buôn lậu lương khố, Văn Hoài Viễn lợi dụng là con nuôi của Bùi Danh Toại, tham ô hơn năm vạn thạch lương thực, lại câu kết cùng với Trấn Thủ Thượng Lào Lê Viên dùng voi chiến của quân đội vận chuyển về kinh thành bán với giá thấp bằng một nửa giá thị trường, trên lệnh chỉ còn có chữ ký và ấn đóng của trấn thủ….. lại phát hiện ra bọn chúng sổ sách giả, tham ô ngà voi, châu báu, trong kho lớn PakNga bán cho thương nhân miến điện…..

Mỗi lần Tiểu thuận tử đọc đến đâu, bá quan lại ồ lên đến đó, tham ô lương khố, sử dụng quân đội vào việc tư, lợi dụng chức vụ, bán hạ  giá, bất kể tội nào cũng đáng chém đầu, vậy mà bọn này phạm vào cả”

Chờ Tiểu Thuận Tử đọc hết Trịnh Cán mới nói:

“ Trẫm đã cho bắt hết các kẻ có liên quan, bây giờ theo các khanh nên trị tội thế nào”

Nhất thời dưới bá quan văn võ xôn xao một trận, kẻ cho rằng, cần chém đầu thị chúng, kẻ cho rằng, cần tru di tam tộc, cãi nhau loạn cả lên, Điện tiền thị vệ phải quát mãi đám đông mới yen tĩnh lại:

“ Thế nào, Lê Quý Đôn khanh nói trước xem”

Lê Quý Đôn bước lên nói:

“ Bẩm Hoàng thượng, tội này đáng chém đầu, tịch biên gia sản”

Trịnh Cán gật đầu, nhưng không nói gì, Nguyễn Hữu Chỉnh, cầm thẻ bài tiến lên nói:

“ Hồi bẩm Hoàng thượng, theo như hạ thần thấy, nếu như chém đầu, ta mới trị được ngọn mà chưa có trị được gốc”

Trịnh Cán cười:

“À lời này nên hiểu như thế nào đây”

Nguyễn Hữu Chỉnh nói tiếp:

“ Để xảy ra việc tày trời như vậy, nguyễn nhân chính là do Trấn Thủ là quyền thần phong cương đại lại, nắm cả quyền quân chính, dẫn tới chuyên quyền, trong địa hạt mà trấn thủ quản lý, thì không có ai chế áp, cho nên kiến nghị của thần chính là nhân cơ hội này Hủy bỏ chế độ trấn thủ”

Oanh động, tuyệt đối oanh động, hủy bỏ chế độ Trấn Thủ, cái này khó rồi, trừ khi là thay đổi triều đại, nếu không kẻ nào đưa ra chủ ý này tất bị trấn thủ các nơi dìm chết. Trịnh Cán cũng lắc đầu,

“Hủy bỏ trấn thủ, cái này khó đấy, trẫm sợ biến loạn”

Nguyễn Hữu Chỉnh vâng dạ, nhưng trong lòng thầm nghĩ, hoàng thượng đóng kịch cũng thật giỏi, tiếp sau là đến ai đây. Lão còn chua nghĩ hết, thì Phạm Đình Hổ đã bước ra. Từ khi theo Trịnh cán đến này, từ quốc tử giám Phạm Đình Hổ đã vĩnh thăng lên đến Thái Thường Tự khanh hàm chánh tam phẩm, quan tước không hề nhỏ, hắn bước ra thi lễ rồi nói:

“ Bẩm Hoàng thượng, thần có ý này, vẹn cả đôi đường”

Trịnh Cán giả bộ vui mừng nói:

“Khanh mau nói”

“ Thần cho rằng, trước hết tạm chưa bỏ chế độ trấn thủ trên toàn đế quốc, việc trước mắt chỉ cần hủy bỏ chế độ trấn thủ ở Thượng Lào, thay bằng chế độ Tổng Đốc và Tuần Phủ (1). Còn các địa phương khác, đợi các vị ấy, cáo lão hồi hương, chúng ta sẽ bỏ chế độ trấn thủ ở đó”

(1) Tổng đốc (chữ Hán: 總督) là một chức quan của chế độ phong kiến trao cho viên quan đứng đầu một vùng hành chính gồm nhiều tỉnh thành. Tổng đốc coi mọi mặt về dân sự hành chính, ngoại giao trong địa hạt mình quản lý. Chức Tổng đốc được áp dụng tại Trung Quốc  và một số nước Đông Á lân cận Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Tổng đốc chịu trách nhiệm chính một tỉnh và quản lý kiêm nhiệm một vài tỉnh

Tuần phủ là chức quan đứng đầu một tỉnh, chức quan xếp vào thuộc bộ Hộ.. Tuần phủ có quyền bổ nhiệm, bãi miễn các chức quan dưới quyền mình trong địa hạt do mình quản lý, có quyền lãnh đạo về hành chính tài chính, ngoại giao của tỉnh,. Tuy nhiên, ở những nơi có chức tổng đốc, thì tuần phủ vẫn phải theo chỉ đạo của tổng đốc. Ở nhiều nơi, tổng đốc có thể kiêm luôn chức tuần phủ.