Cách ải Trạm Giang còn nửa ngày đi đường, Khương Bồng Cơ chỉ huy quân đội hành quân bằng tốc độ bình thường, Tôn Văn thì đang vội vã chạy về phía ải Trạm Giang dưới sự hộ tống của một đội nhân mã. Hai quân còn chưa khai chiến mà bầu không khí đã như nổi lên mưa to gió lớn, vừa trang nghiêm vừa ngưng trọng. Từng nhóm của đại quân Nhϊếp thị đã lần lượt đến tiền tuyến và xây dựng cơ sở tạm thời. Đứng ở ải Trạm Giang nhìn ra bên ngoài, nơi tận chân trời đều tràn đầy cờ xí đỏ thẫm nối liền nhau không dứt, giống như một đám mây rực lửa vậy.
Trên cờ xí không chỉ có chữ “Nhϊếp” mà còn có tộc văn của Nhϊếp thị nữa.
Trong biên cảnh Trung Chiếu, dân chúng bình thường đều nhận ra ý nghĩa đại biểu của chữ này và hoa văn này.
Dân chúng vùng lân cận ải Trạm Giang đã sớm nghe thấy tiếng gió mà bỏ chạy, chuyển nhà đến nơi khác sinh sống.
Ở gần chiến trường như thế, ai biết có thể bị binh lính phản loạn chém đầu nạp làm chiến công hay không?
Trước kia cũng không phải là không có chuyện như vậy. Thời buổi loạn lạc, mạng người như cỏ rác, chết rồi thì ngay cả kêu oan cũng là điều xa xỉ.
Tôn Văn đã trình lên văn thư mà tự tay Khương Bồng Cơ viết, đây là ngoại giao giữa hai quân, về tình về lý, Nhϊếp Lương cũng phải đích thân ra gặp.
Nhϊếp Lương đang ngồi trong lều, những người ngồi xung quanh đều là tâm phúc. w●ebtruy●enonlin●e●com
Những người này đều khá nổi tiếng trong biên cảnh Trung Chiếu. Khách quan mà nói, bạn thân kiêm tâm phúc của Nhϊếp Lương như Vệ Ưng lại không có cảm giác tồn tại gì.
Nhϊếp Lương xem qua nội dung văn thư, nói: “Chữ đẹp, đáng tiếc thái độ qua loa cho có lệ.”
Văn thư là do Khương Bồng Cơ tự tay viết ra, nhưng nội dung lại là người khác sáng tác hộ.
“Liễu Hi phái sứ giả tới đây lúc này là có ý gì?”
“Chắc là chạy tới thăm dò thật hư thế nào. Liễu Hi chia binh thành hai đường, áp lực vốn đã không nhỏ. Dương Đào Nam Thịnh không đủ gây sợ hãi nhưng bọn họ biết rất ít về quân ta, tự tiện khai chiến sợ là không nắm chắc được bao nhiêu phần.” Một người trả lời: “Đúng rồi, sứ giả này là ai? Tôn Văn sao? Hình như chưa từng nghe thấy tên này.”
Người nói lời này là một thanh niên tuổi đôi mươi.
Hắn cảm thấy cái tên Tôn Văn này hơi quen tai, nhưng lại không nhớ ra được đối phương là ai.
Không chỉ mình hắn mà những người khác ở trong lều cũng nhất thời không nhớ ra được.