Độ phì nhiêu của ruộng là một vấn đề quan trọng và rất khó giải quyết, nó kìm hãm việc sản xuất nông nghiệp từ trong gốc rễ.
Cho dù là đồng ruộng phì nhiêu cũng không thể chịu nổi việc trồng trọt không gián đoạn, sớm hay muộn cũng sẽ bị thoái hóa do thiếu thốn độ phì nhiêu.
Để có thể phát triển liên tục, chỉ có thể lựa chọn dừng canh tác, ngừng trồng trọt, để độ phì nhiêu của đồng ruộng được khôi phục.
Một khi dừng canh tác, điều này cũng có nghĩa là không thể sản xuất lương thực, chắc chắn sẽ gây ra áp lực lớn về lương thực. Mấy năm nay, Khương Bồng Cơ liên tục đánh giặc, để giữ được nguồn cung ứng, chỉ có thể vừa khai khẩn ruộng hoang vừa liên tục canh tác. Về lâu về dài, hành động này không giác gì uống rượu độc giải khát.
Phong Nhân gật đầu nói: “Ý của Tông Quang là?”
“Không biết là ai đã viết ra cuốn sách này, nội dung có chí khí lại mới lạ, vãn bối mới thấy lần đầu.” Đậu Hi chỉ vào bản thảo và nói: “Cho dù người khác sẽ cảm thấy cuốn sách này bay bổng và không thực tế, nhưng vãn bối lại cảm thấy suy nghĩ của người này rất có trật tự, có lẽ là được viết ra từ tay một danh sĩ nghề nông. Người này muốn dùng sức người để bổ khuyết cho độ phì nhiêu của đồng ruộng, kế hoạch rõ ràng lại cụ thể, phần lớn đều hợp lý và có thể thực hiện. Rất nhiều người dân đều không biết phải lợi dụng độ phì nông thế nào, người biết thì lại không rõ nên dùng lượng bao nhiêu mới phù hợp, lại càng không biết phải sử dụng thế nào mới có thể khiến đồng ruộng đạt lợi ích tối đa... Suy nghĩ của người này tinh tế tỉ mỉ, không chỉ suy nghĩ tới tất cả các điểm mà còn vạch ra được từng trình tự khá tỉ mỉ và rõ ràng...”
Nói tới những chuyện này, Đậu Hi chậm rãi lên tiếng, có vẻ không thể dừng lại nổi.
Ruộng tốt vốn dĩ được cho là ruộng tốt, sản lượng cao hơn những đồng ruộng bình thường, tất nhiên là do độ phì nhiêu của ruộng cao.
Nếu dùng ngoại lực tác động vào độ phì nhiêu của đồng ruộng, không cần phải dừng canh tác cũng có thể khiến cho đồng ruộng duy trì được độ phì nhiêu cực cao, lo gì không thu hoạch được nhiều hơn?
Đậu phủ cũng là một phú hộ bản địa khá lớn ở Dương Sơn, bản thân Đậu Hi lại là con cháu Nông gia, vô cùng quen thuộc quy trình canh tác ruộng đất, để nâng cao sản xuất, anh ta thường xuyên nghiên cứu những nội dung về phương diện này, bản thân anh ta cũng tổng kết ra được những kinh nghiệm canh tác. Chính vì điều này mà sản lượng từ đồng ruộng dưới danh nghĩa của Đậu phủ luôn cao hơn nhiều so với bên ngoài. Nhưng nếu so sánh phương pháp của Đậu Hi với nội dung ở trong bản thảo thì lại giống như ngọc trai bì với trăng sáng vậy.