[Giun sán Không Phải Răng Sún]: Các bác thử nghĩ xem, dân du mục sẽ bỏ qua cơ hội kiếm ăn
ngon lành cành đào thế này hả?
Đương nhiên là không thể.
Bắc Cương có nuôi thỏ và dế, nhưng số lượng rất ít, vì đa phần họ dành cỏ để nuôi ngựa.
Giờ ngựa hiếm rồi, cỏ để không như vậy cũng phí, sao không nuôi thêm hai loài vật có thể kiếm lời là dế và thỏ chú?
Chỉ cần giật dây các hộ chăn nuôi của Bắc Cương nuôi thỏ và dê thì kế hoạch của Khương Hồng Cơ đã thành công một nửa rồi.
Theo lối mòn của cổ nhân, họ không thể hiểu được cái cốt lõi của “âm mưu” này, thậm chí khi đối mặt với mối nguy hại mới hiểu được.
Vì cổ nhân ngu ngốc ư?
Đương nhiên là không, đó là do sự khác biệt giữa hai thời đại mà thôi.
Nói thẳng ra thì cốt lõi của âm mưu này là phá hủy cân bằng sinh thái.
Cân bằng sinh thái là gì?
Trong một quần thể sinh vật cùng hệ thống sinh thái, các nhân tố đối lập hình thành quan hệ thiên địch và đạt tới một mức độ cân bằng ổn định.
Vài ba con thỏ, con dế sẽ không gây ảnh hưởng quá lớn đến sinh thái của vùng thảo nguyên, thảo nguyên hoàn toàn có đủ thời gian và năng lực để tự khôi phục.
Nhưng nếu xuất hiện số lượng lớn thỏ và để trong thời gian ngắn thì sao?
Khả năng ăn cỏ của chúng rất khủng khϊếp, còn có thể cắn sâu tận rễ.
Một khi chuyện đó xảy ra, thảo nguyên sẽ nhanh chóng bị thoái hóa.
Nhưng Bắc Cương cũng không phải hạng ngu xuẩn.
Khi sức phá hoại của thỏ và dê quá rõ rệt, uy hϊếp đến sự tồn tại của ngựa thì họ không thể không nghĩ cách khắc phục.
Nếu họ ngu hết thuốc chữa thì phương Bổng Cơ sẽ nhắc nhở họ đúng lúc.
Nói cách khác, đến lúc đó, Bắc Cương không thể không tập trung khắc phục hậu quả mà đàn thỏ và dễ gây ra, đó chính là mục đích của Khương Đồng Cơ.
Vừa không phá hủy môi trường sinh thái của Bắc Cương, vừa có thể khắc chế sự phát triển của kỵ binh Bắc Cương, khiến chúng phân tâm, đúng là một mũi tên trúng hai đích.
“Tạm thời đừng để lộ chuyện này ra ngoài” Khương Bồng Cơ nói: “Cứ cho nó là việc làm ăn thông thường đi, dù sao thu đông hàng năm chúng ta đều cần thu mua rất nhiều lông dê. Vậy nên qua Bắc Cương thu mua lông dê cũng không khiến người khác nghi ngờ gì?
Đối với kẻ đi săn thì “kiên nhẫn” là phẩm chất quan trọng nhất.
Kẻ đi săn ưu tú như Khương Đồng Cơ thì không thiếu thứ này.
Vệ Từ cụp mắt: “Mọi việc đều nghe theo sắp xếp của chủ công” Kế hoạch có lợi hại đến mức nào nhưng nếu ngay từ đầu đã bị bại lộ mục đích thì cũng vô dụng.
Theo lời kể của cô, Vệ Từ biết bên cạnh cô có rất nhiều nguy cơ, người để cô tin tưởng hoàn toàn là rất ít, sao anh có thể phụ lòng chủ công của anh đây?
Dưới sự chứng kiến của một trăm năm mươi nghìn người xem, Khương Hồng Cơ và Vệ Từ đã hình thành một sự ăn ý nào đó.
Bắc Cương bị hai kẻ như vậy nhắm đến, ai cũng có thể đoán được kết cục của chúng.
Trước khi Vệ Từ đi, Khương Hồng Cơ lại nhắc nhở anh: “Tử Hiểu đừng quên bức tranh mà ta bảo nhé, cố hết sức vẽ đẹp vào, ta tin tưởng vào tài năng của huynh”
Có ai còn nhớ Khương Đồng Cơ mời Vệ Từ qua để làm gì không?
Cô nhờ Vệ Từ vẽ cho cô một bức tranh, làm nổi bật công dụng của gạch xanh, như vậy cô mới có thể đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gạch xanh này cho các chư hầu khác.
Vệ Tử cũng không để cô phải thất vọng, ngay ngày hôm sau đã trình lên một bức tranh cuộn.
“Đã vẽ xong rồi sao? Nhanh quá!”
Cô vừa nói vừa mở bức tranh ra, phát hiện nét mực không mới, không phải mới về mấy ngày gần đây.
Khương Bồng Cơ hỏi kỹ mới biết, sở thích của Vệ Từ khá nho nhã và một trong số đó là vẽ tranh.
Thành phần người xem đa dạng, làm đủ các ngành nghề, rất nhiều người hoạt động trong ngành hội họa và các công việc liên quan. Khi thấy tác phẩm của Vệ Từ, họ có hơi mất bình tĩnh, bình luận sôi nổi phát biểu sự nghi ngờ của bản thân mình.
[Gà Tần Cocal: Trước mấy mẹ cứ đồn thổi vệ mỹ nhân tinh thông cầm kỳ thi họa, giờ mới biết không phải chém gió. Cơ mà các bác có thấy lạ chỗ nào không? Tôi là tôi cứ thấy dị dị thế nào ấy.
[Trứng Xào]: Dị gì cơ? Tôi chỉ thấy tranh ổng vẽ đẹp vãi chưởng thôi.
[Sườn Giấm]: Nghe mọi người nói vậy, tôi cũng thấy bức tranh này hơi quái quái thật... kiểu đẹp quá đà ấy?
Mỗi người một câu, Khương Đồng Cơ còn mở toàn bộ bức tranh ra cho họ xem rõ ràng hơn. Họ cảm thấy, dường như họ đã phát hiện ra bí mật gì đó.
[Làm Người Không Được Mất Gốc]: Tôi học mỹ thuật tạo hình, cũng nghiên cứu chút ít về hội họa truyền thống. Tuy lịch sử của Streamer và chúng ta không giống nhau nhưng vẫn có rất nhiều nét tương đồng, một trong số đó là hội họa. Nghệ thuật hội họa cổ đại của người Hoa chúng ta không câu nệ sự tương ứng về mặt tạo hình, giống thực mà lại không giống thực, thiên hướng theo đuổi ý cảnh chứ không phải tả thực. Nhưng mọi người nhìn kỹ tranh của Từ mỹ nhân xem, có sự lập thể sinh động đúng không? Mà phong cách còn thiên về tả thực, quái là quái chỗ đó.
Bình luận này vừa xuất hiện liền nhận được sự tán thành từ rất nhiều người, đương nhiên cũng có một số người bày tỏ nghi ngờ.
[Sáu Trừ Sáu Bằng Không]: Tuy là khuynh hướng tả thực, nhưng phong cách vẫn đậm chất Hoa quốc lắm, tôi ngắm nãy giờ cũng không có cảm giác lại căng gì hết, ngược lại còn thấy hợp nữa cơ... Nếu mọi người nghi ngờ Từ mỹ nhân là người xuyên việt thì hơi ảo đấy.
Khương Bồng Cơ khẽ nhíu mày, ra mặt giải thích cho Vệ Từ. [Streamer V]: Lúc trước khi còn ở Lang Nha, tôi và Vệ Từ từng trao đổi qua về hội họa, chắc là cuộc nói chuyện khi ấy cũng ít nhiều gì ảnh hưởng đến anh ta chăng?
Người xem thấy vậy thì đồng loạt bấm like, khen ngợi Khương Bổng Cơ không chỉ giỏi đánh giỏi nói giỏi làm, mà còn hiểu biết về nghệ thuật nữa.
Khương Hồng Cơ cuộn lại bức tranh của Vệ Từ, đôi mắt khẽ híp lại như hồ ly.
Vệ Từ không biết chuyện gì đã xảy ra, chỉ cảm thấy lạnh hết sống lưng.
Ngày ấy, gió thổi rất lớn, cờ hiệu bị gió giật phần phật.
Đội quân xuất phát, Khương Bồng Cơ dẫn quân xuất chinh, hơn mười nghìn binh mã xuyên qua nền tuyết trắng tinh như trải dài đến tận đường chân trời.
Trung Chiếu.
Trung Chiếu là quốc gia mạnh nhất trong năm nước Trung Nguyên, cả về mặt phát triển kinh tế hay diện tích lãnh thổ.
Đồng Khánh có sáu châu hai mươi mốt quận, Trung Chiếu thì có mười châu và ba mươi ba quận!
Nhưng là dê đầu đàn trong năm nước, những năm gần đây, Trung Chiếu cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Thế gia, ngoại thích và hoạn quan đấu đá không ngừng, những thế lực sĩ tộc khác thì sợ bóng sợ gió, không dám ho he gì chuyện triều chính, cũng không dám nói chuyện đời sống dân sinh, càng không dám nghiên cứu đạo lý thống trị... Chỉ sợ vạ miệng mà mất luôn mạng.
Những đấu đá ấy chỉ là thứ yếu mà thôi, với dân chúng mà nói, những thứ ấy vẫn quá xa vời, chỉ có một việc liên quan mật thiết đến họ. Khi dân tị nạn đề cập đến chuyện này đều tỏ ra khinh bỉ tột cùng.
Hoàng hậu Trung Chiếu Đỗ thị là quý nữ nhà quyền quý.
Dân gian đồn đại rằng người có sắc đẹp tựa thiên tiến, tài hoa và đức độ độc nhất vô nhị, tuy là phụ nữ nhưng có thể phản bác lại đại nho đương thời, phân tranh cao thấp.
Khi lên làm hoàng hậu, người lấy bản thân mình làm gương, bày tỏ nguyện vọng to lớn rằng muốn giáo hóa mọi phụ nữ trong thiên hạ, khổ tâm nghiên cứu nhiều năm trời và viết nên bốn quyển thánh ngôn kinh điển: Nữ giới, Nội huấn, Nữ luận ngữ và Nữ phạm tiệp lục. Bốn quyển sách này được đại nho và các sĩ tử tôn sùng, được xưng là Nữ Tứ Thư, rất thịnh hành ở Trung Chiếu, quý nữ, phu nhân sĩ tộc đều rất hâm mộ, mỗi người đều có một bộ.
Có người khen đương nhiên cũng có người chế.
Nhưng đối mặt với làn sóng của cả quốc gia, một vài tiếng phản đối chế bôi ấy không khác gì muối bỏ biển.
Trung Chiếu, trong một trấn nhỏ ngoài hoàng thành.
Trong tiệm trà, một người mặc áo xám ngồi cạnh bàn, bên tay đặt một vật dài được bọc kín vải.
Nghe thấy nhóm người bên cạnh bàn tán về một quả phụ vô liêm sỉ đi tằng tịu với người khác, bị người ta bắt được rồi thả trôi sống, trong mắt người đó hiện lên ý cười châm chọc, bỏ lại hai đồng tiền rồi đứng dậy, rời khỏi tiệm trà: “Ha... xem chừng vẫn là chết quá ít người, ai nấy cũng đều rảnh rỗi cả thế này.” >