Yến Thập Tam

Chương 43: Thông tỏ ngõ ngành

Giản Truyền Học nhất định sai!

Tạ Hiểu Phong tuyệt nhiên không có một lý do nào cần thiết phải gϊếŧ ông già này, mà dù có lý do, chàng cũng tuyệt nhiên không thể ra tay được!

Giản Truyền Học nói là nói một người khác cơ, rất có thể gã căn bản cũng không biết là trên đời tồn tại một ông già như thế này, gã lại càng không thể biết bài thuốc bí truyền của Hoa Đà đã được truyền lại cho đời.

Tạ Hiểu Phong thở ra một hơi nhẹ nhõm, thỏa mãn với cách giải thích của mình.

Ông già :

- Có một loại người dường như trời sinh ra đã có số may mắn hơn những người khác, và ngay ông trời cũng toàn chiếu cố đến họ một cách đặc biệt!

Ông già nhìn Tạ Hiểu Phong :

- Chàng thuộc loại người ấy đấy. Chàng khỏe trở lại nhanh hơn nhiều so với sự tưởng tượng của ta.

Tạ Hiểu Phong không thể phủ nhận điểm này và cũng không ai có thể phủ nhận nổi vì thể chất của chàng mạnh mẽ hơn những người khác rất nhiều.

Có một số điều nếu phát sinh thấy ở người khác thì là chuyện kỳ quái nhưng bất kỳ lúc nào cũng có thể thấy phát sinh ở chàng.

Ông già :

- Chỉ cần qua vài ba ngày nữa chàng khỏe lại hoàn toàn như trước!

Tạ Hiểu Phong hỏi :

- Sau đó cháu phải thay cụ đi gϊếŧ người nào đây?

Ông già :

- Đó chẳng phải là điều kiện để đổi mạng của chàng đã nói trước là gì!

Tạ Hiểu Phong :

- Như thế là cháu nhất định phải đi ư?

Ông già đáp :

- Nhất định!

Tạ Hiểu Phong cười gượng :

- Cháu từng gϊếŧ người, không để ý là gϊếŧ ai!

Ông già đáp :

- Ta biết rồi!

Tạ Hiểu Phong :

- Nhưng người này đến mặt mũi ra sao cháu còn không biết!

Ông già :

- Ta sẽ cho cháu biết mặt người ấy!

Nhìn chàng, ông già bỗng bật cười, cười rất bí hiểm :

- Chỉ cần cháu thấy người ấy rồi là không gϊếŧ không xong!

Tạ Hiểu Phong hỏi :

- Tại sao ạ?

Ông già đáp :

- Vì đáng chết!

Vẻ cười cợt của ông già vụt tắt, trong ánh mắt mang đầy đau buồn và thù hận.

Tạ Hiểu Phong hỏi :

- Cụ căm thù người ấy thật ư?

Ông già đáp :

- Ta rất căm hận, căm hận hơn bất cứ người nào kể cả trong tưởng tượng!

Ông già nắm chặt tay rồi chậm chạp nói tiếp :

- Vì suốt cuộc đời ta bị kẻ đó làm hại, nếu không vì kẻ đó thì cuộc đời ta bây giờ đã vui sướиɠ hơn nhiều!

Tạ Hiểu Phong không hỏi thêm gì nữa.

Chàng chợt nghĩ đến cuộc đời mình, cuộc đời đã qua của chàng có may mắn hay không? Hay là bất hạnh?

Bất giác chàng lòng tự hỏi lòng :

- Cuộc đời ta tại sao lại biến đổi ra như thế này?

Trong lòng con thuyền nhỏ hẹp nhưng cửa bồng lại mở to, trên sông ánh trăng rờ rỡ. Ông già nhìn ánh trăng ngoài cửa thuyền :

- Hôm nay đã mười ba rồi!

Tạ Hiểu Phong lặp lại :

- Mười ba!

Chàng cảm thấy kinh lạ vì đến giờ chàng mới biết hóa ra chàng đã mê man hai ngày ròng.

Ông già :

- Ngày kia rằm, chàng có thể thấy người ấy!

Tạ Hiểu Phong hỏi :

- Người ấy tới đây ư?

Ông già đáp :

- Kẻ đó không tới, chàng phải đi, nhất định chàng phải đi!

Tạ Hiểu Phong hỏi :

- Đi đâu ạ?

Ông già thuận tay trỏ ra ngoài thuyền, ngoài cửa bỗng bảo :

- Đi theo đường này!

Con thuyền nhẹ áp mạn cập bờ, dưới ánh trăng quả nhiên có một con đường mòn nhỏ hẹp bị cỏ mùa thu phủ kín.

Ông già bảo :

- Chàng cứ đi thẳng, tới một giải rừng phong, bên ngoài rừng phong có một quán rượu nhỏ, chàng cứ tùy ý vào đó nghỉ ngơi hai ngày.

Tạ Hiểu Phong hỏi :

- Rồi sao ạ?

Ông già bảo :

- Đợi đến đêm rằm khi trăng tròn lên cao chàng đi bằng cửa sau quán rượu theo con đường nhỏ chạy trong rừng phong thì sẽ gặp người mà ta muốn chàng gϊếŧ.

Tạ Hiểu Phong hỏi :

- Làm thế nào cháu nhận ra người ấy đúng là kẻ đó?

Ông già đáp :

- Chỉ cần chàng gặp là nhận ra ngay mà!

Tạ Hiểu Phong hỏi :

- Tại sao?

Ông già đáp :

- Vì đó là người đợi ở đó để gϊếŧ ta, chàng có thể nhận ngay ra luồng sát khí ấy!

Tạ Hiểu Phong không thể phủ nhận. Sát khí là thứ không nhìn thấy bằng mắt, không sờ được bằng tay những người như loại chàng mới có thể cảm nhận thấy.

Ông già bảo :

- Khi chàng gặp kẻ đó, kẻ đó cũng cảm nhận thấy sát khí ở chàng vì vậy nếu chàng không định ra tay thì kẻ đó sẽ gϊếŧ chàng đấy!

Tạ Hiểu Phong cười gượng bảo :

- Xem ra cháu không còn bước đường nào khác rồi!

Ông già bảo :

- Vốn là chàng dứt khoát không còn đường nào khác!

Tạ Hiểu Phong hỏi :

- Nhưng sao cụ lại biết có người ấy ở đó?

Ông già từ tốn bảo :

- Vốn chúng ta hẹn gặp nhau ở đó, nếu người ấy không chết thì ta tất chết trong tay người ấy và ước hẹn này cũng không còn chọn được đường nào khác!

Giọng ông già trầm thấp và quái lạ, ánh mắt lại lộ đầy vẻ buồn thương.

Rất lâu sau, ông già mới nói tiếp :

- Đây chính là số mệnh của chúng ta, chẳng có ai có cách nào tránh thoát!

Tạ Hiểu Phong hiểu ý ông già. Đối với một số người nào đó số mệnh thật là tàn khốc nhưng dường như ông già này không phải là người như thế.

“Chẳng lẽ ông già cũng có những hồi ức bi thương thê thảm hay sao?”

“Xưa kia ông già là người như thế nào?”

Tạ Hiểu Phong định hỏi những chuyện đó nhưng rồi lại không hỏi gì. Chàng biết là ông già nhất định sẽ chẳng nói ra, nên đến tên họ ông già chàng cũng không hỏi nữa.

Tên họ đâu có quan trọng, điều quan trọng là ông già đã cứu mạng chàng. Đối với ông già, chỉ nội điều đó là biết đủ rồi.

Ông già vẫn đăm đăm nhìn Tạ Hiểu Phong, bỗng bảo :

- Giờ chàng có thể đi được rồi đó!

Tạ Hiểu Phong hỏi :

- Bây giờ cụ muốn cháu đi?

Ông già bảo :

- Phải... Bây giờ ta muốn chàng đi!

Tạ Hiểu Phong hỏi :

- Tại sao ạ?

Ông già bảo :

- Vì cuộc giao dịch giữa chúng ta bàn xong rồi!

Tạ Hiểu Phong hỏi :

- Chẳng lẽ chúng ta không thể kết giao được ư?

Ông già đáp :

- Không thể!

Tạ Hiểu Phong gặng :

- Tại sao ạ?

Ông già đáp :

- Vì có những người trời sinh ra là không có bè bạn!

Tạ Hiểu Phong hỏi :

- Cụ là hạng người ấy ư?

Ông già đáp :

- Dù ta có phải hạng người ấy hay không nhưng chàng là hạng người ấy!

Tạ Hiểu Phong hiểu ý ông già. Hạng người ấy trời sinh ra dường như để cô độc, đó là kiểu số kiếp của họ!

Ông già chậm rãi nói thêm :

- Không ai có thể thay đổi được số phận của mình, nếu như muốn thay đổi số mệnh, kết quả chỉ càng bất hạnh hơn mà thôi!

Trong đôi mắt của ông già lóe lên ánh sáng chập chờn của ngọn lửa, ông già bảo :

- Chàng hãy nhớ kỹ câu đó, đó là lời khuyên bảo của ta rút kinh nghiệm từ không biết bao nhiêu lần đau buồn thê thảm để nói với chàng!

* * * * *

Sắc đêm không hoàn toàn đen sì mà là sắc xanh đen già độ gần với đen sì. Tạ Hiểu Phong từ cầu ván bước lên đường mòn, bước lên bờ sông ướt rượt thì chợt phát hiện ra chân mình vẫn còn rất yếu ớt.

Ông già nhắc nhở :

- Chàng phải nhớ kỹ là phải ngủ thật tốt trong hai ngày này!

Trong giọng nói của ông già dường như tràn trề sự quan tâm tha thiết :

- Vì người ấy không dễ đối phó đâu, chàng cần phải khôi phục đủ thể lực đấy!

Tạ Hiểu Phong không ngoảnh lại. Sự quan tâm tha thiết chân thành đó làm cho người lãng tử cũng thấy lòng chua xót. Tuy vậy chàng không nén nổi mà không hỏi :

- Cụ có còn cần gì nữa không?

Ông già bảo :

- Còn cần một chút vận may và một cây kiếm, một cây kiếm rất lẹ!

* * * * *

Lá thuyền nhẹ của ông già đã không thấy đâu nữa.

Dòng sông sắc lam sẫm, đêm trường sắc sẫm lam.

Tạ Hiểu Phong đi theo con đường mòn bị cỏ mùa thu phủ kín, cứ tiến thẳng về phía trước. Trong lòng chàng chẳng nghĩ ngợi gì nữa chỉ lo mau mau đi tới quán rượu nhỏ ven rừng phong. Chỉ lo sao đến ngày trăng tròn mọc.

Dưới ánh trăng tròn vành vạnh ngoài rừng phong, người như thế nào đó đang chờ chàng?

Phải chăng người đó sẽ đưa lại cho chàng chút vận may và cây kiếm lẹ chàng đang cần? Chàng cũng không dám chắc. Dù chàng là Tạ Hiểu Phong anh hùng thiên hạ vô song nhưng chàng cũng không nắm chắc.

Chàng dần dần cảm thấy người đó là ai!

Chỉ có cọp beo mới truy lần được ra tung tích của con cọp beo khác và cũng chỉ có cọp beo mới cảm thấy sự tồn tại của con cọp beo khác. Vì khứu giác của chúng là giống nhau. Trừ bản thân chúng đối với nhau ra, trên thế gian này làm gì có loài thú dữ nào dám sáp lại gần chúng, đến thỏ khôn ngoan, hồ ly ranh mãnh cũng chẳng dám lại gần.

Vì vậy chúng thường sống rất tịch mịch!

* * * * *

“Trong đời ta có bao nhiêu bè bạn?”

Tạ Hiểu Phong đang tự hỏi lòng. Dĩ nhiên chàng cũng có bạn bè, cũng có cả đàn bà. Nhưng thử hỏi có được mấy người bạn trung thành với chàng? Có bao nhiêu đàn bà chân chính thuộc về chàng?

Chàng nhớ đến Thiết Khai Thành, nhớ đến Giản Truyền Học, nhớ đến Lão Miêu Tử. Chàng nghĩ cả đến “cô bé”, cả Mộ Dung Thu Hoạch.

“Do người khác có lỗi với chàng ư? Hay là chàng có lỗi với mọi người?”

Tạ Hiểu Phong không thể nghĩ tiếp được nữa. Lòng chàng đau đến nỗi miệng phát đắng ra. Chàng tự hỏi lòng :

- “Trong cuộc đời ta, còn thêm bao nhiêu kẻ thù nữa?”

Lần này câu trả lời của Tạ Hiểu Phong tương đối khẳng định hơn một ít. Có người căm hận chàng cơ hồ hoàn toàn không vì nguyên nhân nào khác mà chỉ vì chàng là Tạ Hiểu Phong. Người hận chàng có thể quả không ít nhưng xưa nay chàng không để ý. Có lẽ chàng chỉ để ý mỗi một người. Người đó trong tim óc chàng vĩnh viễn là một bóng đen không sao xóa nổi.

Xưa nay chàng vẫn hy vọng được thấy người đó và người đó nhất định hy vọng được gặp chàng. Họ biết là sớm muộn rồi cũng có ngày hai người sẽ gặp nhau.

Nếu trên cõi đời đã có Tạ Hiểu Phong mà lại còn có Yến Thập Tam, nhất định sớm muộn gì họ cũng gặp nhau!

Khi phải gặp nhau, phải có máu của một người thấm đỏ mũi kiếm của người kia.

Đó là số mệnh của họ!

Ngày đó dường như bây giờ đã gần tới!

Rừng phong. Lá phong đỏ như lửa cháy.

Ven rừng phong quả có một quán trọ nhỏ, kèm cả bán rượu.

Người đi đường xa thông thường đều tịch mịch, chỉ cần lữ khách thấy trong lòng cô quạnh thì quán trọ nhất định phải có rượu bán. Bất kể khách sạn lớn, nhà trọ nhỏ đều như vậy cả.

Trên thế gian này thử hỏi còn có gì dễ xua tan nỗi quạnh hiu bằng rượu?

* * * * *

Chủ quán trọ là một ông già lẩm cẩm và tê liệt nhưng lại có một người vợ trẻ với đôi mắt to không có thần dường như chất chứa một sự mệt mỏi mênh mang khó nói nên lời. Trước sau buổi chiều tà nàng ta cứ ngồi ngây dại sau quầy ngây dại nhìn con đường bên ngoài dường như đang vô vọng đợi chờ chàng hoàng tử cưỡi ngựa bạch tới đón nàng đi khỏi cuộc sống nhạt nhẽo và cứng đờ này.

Kiểu sống này đâu có hợp với sức sống còn bồng bột của tuổi trẻ nhất là một khi có đôi bạn trẻ tuổi đang tràn trề sức sống dạt dào. Họ coi sóc cái quán trọ tựa hồ như người mẹ hiền từ săn sóc con mình, hết lòng hết sức, chịu vất vả buồn phiền mà không đòi hỏi một chút gì công sá cũng chẳng mong được báo đáp bất cứ gì.

Khi họ nhìn thấy bà chủ quán trẻ tuổi kia thì ánh mắt chan chứa nhiệt tình. Cũng có thể vì nhiệt tình đó mà họ đã ở lại. Tạ Hiểu Phong đã nhận thức ra điều đó rất mau.

Chàng còn phát hiện ra trong cặp mắt to và nhìn rất mênh mang kia ẩn chứa rất sâu xa một cảm giác cám dỗ khó nói nên lời.

Ngay buổi chiều lúc bước chân vào quán trọ nhỏ, Tạ Hiểu Phong đã phát hiện điều này.

Dĩ nhiên chàng còn phát hiện thêm một số điều khác nữa.

* * * * *

Lúc hoàng hôn bà chủ quán tự bưng cơm canh đặt lên bàn.

Tuy quanh năm ngồi ở sau quầy, eo lưng nàng ta vẫn rất nhỏ, áo quần mềm mại bó chặt từ hông trở xuống khiến mọi đường cong nét thẳng của cơ thể nàng ta hiện ra lồ lộ trước mắt Tạ Hiểu Phong - thậm chí cả đến phần cơ thể thần bí nhất của người đàn bà cũng không ngoại trừ!

Nàng ta đứng quay lưng về phía Tạ Hiểu Phong, chàng có thể không hề cố ý không kỵ không nhìn vào nơi đó.

Nàng ta chủ tâm làm vậy chăng? hay là vô ý? Nhưng bất kể thế nào, tim Tạ Hiểu Phong cũng đập lên rộn ràng, đập nhịp rất nhanh.

Quả thực đã từ lâu chàng không gần gũi phụ nữ nhất là loại phụ nữ như thế này.

Lúc ban đầu chàng đâu có để ý cho đến giờ chàng cũng không tin tưởng lắm.

Nhưng cái người đàn bà dung tục, uể oải xem kỹ thậm chí còn hơi bẩn bẩn nữa mà lại thực là một người đàn bà thật sự với mỗi bộ phận trên cơ thể đều gieo rắc một nguồn sức nóng nguyên thủy đủ dụ dẫn người ta phải phạm tội lỗi. Tạ Hiểu Phong đã từng nghe chồng nàng gọi tên vợ.

Ông ta gọi nàng ta :

- Thanh Thanh ơi!

Cuối cùng là “Thanh Thanh” hay là “Thân Thân” (mấy tên gọi này theo tiếng Trung Quốc cùng âm, khác nghĩa - ND)

Nghĩ đến ông già đần độn, tê liệt đè lên tấm thân tươi trẻ của nàng ta, luôn miệng gọi “Thanh Thanh”, “Thân Thân” gì đó, lòng Tạ Hiểu Phong đột nhiên rất khó chịu. Chẳng biết nàng ta đã quay đầu lại từ lúc nào đang giương cặp mắt to và mênh mang nhìn Tạ Hiểu Phong.

Tạ Hiểu Phong đâu còn là đứa trẻ con nên cũng chẳng tránh né ánh mắt của nàng ta. Một người đàn ông như chàng thông thường không che giấu du͙© vọиɠ của mình đối với phụ nữ.

Chàng cũng chỉ cười nhạt nhẽo bảo :

- Lần sau nàng có vào phòng của khách tốt nhất nên ăn mặc xiêm áo dầy dặn một chút!

Nàng ta không cười, cũng không đỏ mặt. Ánh mắt của nàng ta nhìn trở xuống, đọng ở chỗ sẽ xảy ra biến hóa trên thân thể Tạ Hiểu Phong và bảo :

- Chàng chẳng phải người tốt!

Tạ Hiểu Phong cười gượng bảo :

- Thì ta vốn không phải mà!

Thanh Thanh bảo :

- Căn bản chàng đâu muốn tôi đi thay xiêm áo dầy, mà chàng chỉ muốn tôi tuột hết xiêm áo này ra thì có!

Nàng ta quả là hạng đàn bà thô tục nhưng cách ăn nói của nàng ta lại khiến người ta không sao phủ nhận nổi.

Thanh Thanh lại bảo :

- Lòng chàng thì nghĩ thế nhưng miệng lại chẳng dám nói ra, chỉ vì tôi là vợ người ta chứ gì!

Tạ Hiểu Phong hỏi :

- Thế ra nàng không phải ư?

Thanh Thanh đáp :

- Tôi có là vợ người ta hay không thì cũng thế thôi!

Tạ Hiểu Phong :

- Cũng thế?

Thanh Thanh bảo :

- Tôi vốn tới đây để dẫn dụ chàng thôi!

Tạ Hiểu Phong ngẩn người ra.

Thanh Thanh bảo :

- Vì chàng không phải đàn bà, lại trông được lắm, và nhìn chàng cũng không giống bọn du đãng khố dây, vì tôi muốn kiếm ít tiền tiêu nên mới dùng đến cách này để kiếm tiền. Tôi chẳng quyến rũ chàng thì quyến rũ ai đây?

Tạ Hiểu Phong muốn cười mà cười không nổi. Trước kia chàng cũng từng nghe đàn bà nói những lời như vậy nhưng chưa bao giờ nghĩ là có loại đàn bà nói lời lẽ đại loại thế này về việc như thế này với thái độ như thế này. Thái độ của nàng ta nghiêm túc và thật thà cứ như một nhà buôn thật thà đang thật thà bán mua sòng phẳng.

Thanh Thanh bảo :

- Chồng tôi cũng biết việc này. Vùng này hiếm tiền, đến mình ông ấy nuôi còn chưa xong nên ông ấy đành để tôi dùng cách này kiếm tiền, thậm chí đến cả công xá của hai đứa người làm cũng phải nhờ cách này của tôi để có tiền trả!

Giá người đàn bà khác dùng thái độ này nói lời lẽ thế này về chuyện này chắc chắn sẽ làm người nghe sinh ghét.

Nhưng người đàn bà này lại khác!

Vì trời sinh ra nàng ta đã là con người như thế này, dường như trời sinh ra cũng để làm chuyện này! Cứ y như miếng thịt lợn dù sào rán kiểu gì thì cũng vẫn là thịt lợn, vẫn có thể làm cho người đang đói bụng phải ứa nước dãi.

Cuối cùng Tạ Hiểu Phong bật cười. Trong tình hình như thế này mà người đàn ông cười coi như vụ giao dịch đã thành.

Thanh Thanh đột nhiên đi tới đè cả thân hình đầy đặn lên Tạ Hiểu Phong và hông bắt đầu cựa quậy, cọ sát. Nhưng khi Tạ Hiểu Phong vươn tay ra thì nàng ta nhẹ nhàng khéo léo tránh ra xa.

Hiện giờ nàng ta mới chỉ cho Tạ Hiểu Phong “xem qua mặt hàng” mà thôi :

- Tối nay tôi sẽ tới, cửa phòng chàng mở sẵn ra và nhớ tắt đèn đi đấy!

* * * * *

Đêm.

Tạ Hiểu Phong tắt hết đèn lửa.

Trên mình chàng dường như còn vương vấn mùi son phấn rẻ tiền nhưng trong lòng chàng tuyệt không có một chút cảm giác tội lỗi nào. Chàng vốn đâu phải là người bình thường, cách nhìn nhận sự việc do đó cũng đâu có giống như người bình thường. Huống hồ đây lại là kiểu giao dịch cũ kỹ và thành thật: người đàn bà này cần sống mà!

Mà chàng đang cần đàn bà!

* * * * *

Phần lớn người trên giang hồ đều hiểu là đêm trước trận quyết chiến tuyệt đối không được gần gũi nữ sắc. Nữ sắc, đàn bà khiến thân thể người ta phải thương tổn!

Nhưng Tạ Hiểu Phong lại nhìn nhận khác hẳn. Chàng cho rằng gần gũi đàn bà không hề bị thương tổn mà lại điều hòa, hòa hợp.

Rượu vốn không được pha nước lã nhưng rượu Nữ Trinh lâu năm nhất định phải pha ít nước lạnh trước thì mới dậy hương rượu. Tình hình của Tạ Hiểu Phong cũng vậy. Trận chiến này rất có thể là trận đánh cuối cùng của chàng.

Đối thủ của chàng gặp trong trận đánh này rất có thể là đối thủ mạnh nhất trong đời chàng. Trước khi quyết chiến chàng phải để cho cơ thể mình được thả lỏng hoàn toàn.

Chỉ có đàn bà mới giúp chàng hoàn toàn thả lỏng.

“Chàng là Tạ Hiểu Phong mà!”

“Đã là Tạ Hiểu Phong tuyệt nhiên không thua được!”

Vì vậy để giành được thắng lợi, các việc khác chàng không thể kiêng cữ quá nhiều được!

* * * * *

Đến cửa sổ cũng mở toang luôn. Giấy dán cửa sổ quá dầy và thô, ánh trăng không rọi qua nổi.

Trăng sắp tròn. Trong phòng tăm tối. Tạ Hiểu Phong nằm lặng lẽ một mình trong bóng tối. Chàng chờ đợi. Nhưng chàng không phải đợi lâu.

Cửa mở ra. Ánh trăng theo ô cửa mở mà ùa vào phòng theo một bóng người dẻo quẹo như con mèo mặc áo bào rộng. Cửa lập tức đóng lại ngay, bóng người lập tức bị bóng tối nuốt chửng.

Tạ Hiểu Phong không lên tiếng, nàng ta cũng không luôn.

Đêm rất tĩnh mịch. Nàng ta đến bước chân cũng không thành tiếng, dường như tụt giầy đi chân đất lẻn vào. Nhưng Tạ Hiểu Phong vẫn cảm giác thấy nàng ta dần dần tiến lại gần giường, cảm thấy cả chiếc áo bào rộng đang tuột rơi dần trên tấm thân trần trụi của nàng ta.

Phía dưới áo bào rộng nhất định là không còn gì nữa.

Nàng ta đâu phải là loại con gái nhỏ quen làm phiền người khác và nàng ta cũng không thích làm phiền ngay cả bản thân mình.

* * * * *

Tấm thân trần trụi của nàng ta ấm nóng, mềm mại, xinh xắn nhưng lại đầy đặn.

Họ vẫn không lên tiếng.

Ngôn ngữ lúc này là thừa. Họ dùng ngay phương thức cổ xưa nhất, có tự lâu đời nhất cùng ngấu nghiến lẫn nhau.

Nhiệt tình của nàng ta quá mạnh mẽ vượt xa tưởng tượng. Tạ Hiểu Phong rất ưa thích kiểu nhiệt tình này nhưng đồng thời chàng cũng phát hiện ra đây không phải là người đàn bà gọi là “Thanh Thanh”, “Thân Thân” gì đó.

Nàng ta là ai nhỉ?

Giát giường phát ra những âm thanh khó chịu, họ liền chuyển luôn xuống đất.

Mặt đất câm tiếng, vừa lạnh vừa cứng.

Chàng đã đạt quá mức yêu cầu, tưởng tượng và cho ra hết cũng quá nhiều, vượt quá mức tưởng tượng của chàng.

Chàng đang thở hổn hển.

Đợi tiếng thở hổn hển của nàng ta ngừng, chàng mới khe khẽ thở dài.

- Là cô!

Nàng ta chậm rãi ngồi dậy và âm thanh thốt ra mang ý vị cực kỳ châm biếm chẳng hiểu là châm biếm chàng hay châm biếm mình :

- Tôi đấy!

Nàng ta bảo :

- Tôi biết rõ dù trong mộng chàng cũng không thể tưởng tượng được là tôi!

Trăng đã tròn. Nàng ta đẩy mở ô cửa sổ nhỏ ở bên giường. Mái tóc đen mượt rũ rượi đổ trên đôi bờ vai trần. Trông nàng ta dưới ánh trăng cứ như một cô gái nhỏ mới lần đầu tiên nếm thử vị phong tình.

Tất nhiên nàng ta đâu còn là cô gái nhỏ nữa.

- Tôi biết là chàng nhất định rất cần có đàn bà, mỗi khi chàng khẩn trương lo lắng chàng đều thế cả mà!

Xưa nay nàng ta đã quá hiểu chàng.

- Nhưng tôi biết chắc chắn chàng nhất định không biết là tôi!

Nàng ta khe khẽ thở dài, bảo :

- Trừ tôi ra, đàn bà thế nào đều đâu có bị cự tuyệt, nhưng chàng nhất định cứ cự tuyệt tôi!

- Vì thế cô mới làm trò như thế này chứ gì!

- Đúng, chỉ có dùng cách này tôi mới khiến chàng cần đến tôi!

- Nàng vì gì nào?

- Vì tôi vẫn còn thích chàng!

Nàng ta quay đầu nhìn thẳng vào Tạ Hiểu Phong, sóng mắt còn trong trẻo còn ướŧ áŧ còn ôn nhu hơn cả ánh trăng.

Lời nàng ta nói là thực tình.

Chàng cũng tin như vậy. Giữa hai người, họ hiểu lẫn nhau quá sâu sắc, căn bản là không nói bịa những điều tất yếu về nhau.

Có lẽ vì duyên cớ đó mà nàng ta vẫn yêu chàng mà nàng ta vẫn muốn chàng phải chết.

Vì nàng ta là Mộ Dung Thu Hoạch. Nhưng không phải là hoa lau trong gió mùa thu mà là đóa hàn mai trong tuyết lạnh mùa đông, là bông hoa anh túc trong thung lũng ấm là nụ hoa mai khôi giữa ngày hè đầy quật cường, có độc và nhất là lắm gai.

Chích như nọc ong.

Tạ Hiểu Phong bảo :

- Cô thấy là tôi đang khẩn trương lo lắng ư?