Âu Dương Chính Lan

Chương 11: Long tuyền nhất xuất tà ma khiếp - Đế địa Âu Dương diệt hoạn quan

Sáng ra, phu thê Chính Lan thức dậy thật sớm lo việc điểm tâm và hóa trang. Tố Bình mở túi bảo bối, lấy ra ba chiếc mặt nạ mỏng như cánh chuồn và hộp phấn màu. Chỉ sau vài khắc, Chính Lan biến thành một lão nhân lục tuần, tóc hoa râm. Tố Bình cắt tóc mình làm râu giả cho chàng. Còn nàng và Thi Mạn dịch dung thành hai hán tử trung niên, da mặt sạm nắng.

Thi Mạn bảo Hồng Quan Kim Xà giải tán xà trận. Ba người lên ngựa đi về hướng bìa rừng. Ra gần đến đường quan đạo, đã thấy người xe qua lại tấp lập.

Đó là đám khách thương hồ cùng các xe hàng, đang vội vã đi đến bến đò để vượt sông Hoàng Hà. Chính Lan vui mừng nhận ra lá đại kỳ của Phi Ưng tiêu cục. Họ cũng đang hộ tống một xe tiêu nhẹ đi lên hướng Bắc. Lão nhân cao lớn cỡi Bạch Mã, đi cạnh tiêu xa, chính là Tổng tiêu đầu Phi Ưng Kiếm Dương Mẫn, anh em cô cậu của nhạc phụ chàng Giang Tô đại hiệp Du Huỳnh!

Trụ sở của Phi Ưng tiêu cục đặt ở Hoàng Châu, sanh ý không lấy gì làm thịnh vượng. Hôm đám cưới Chính Lan, Dương lão có theo Giang Tô đại hiệp đến dự.

Quí Thành Lâm thấy lão là biểu thúc của Trại Tây Thi Du Mỹ Kỳ, liền ngỏ ý giao toàn bộ việc áp tải hàng hóa của Quí gia trang ở mấy tỉnh Giang Nam cho Phi Ưng Kiếm. Lão ta vui mừng khôn xiết, càng biết ơn cháu rể Hồng Nhất Điểm. Bọn Chính Lan phi ngựa ra, chạy đến gần Dương Mẫn.

Chàng hạ giọng gọi :

- Dương biểu thúc! Tiểu tế là Chính Lan đây!

Phi Ưng Kiếm bán tín bán nghi, nhìn chàng với vẻ e ngại. Chính Lan mỉm cười nhắc nhở :

- Hôm ấy! Biểu thúc đã tặng cho tiểu tế và Mỹ Kỳ một cặp chim ưng bằng bạch ngọc!

Việc này người ngoài chẳng thể biết được, Phi Ưng Kiếm mừng rỡ nói :

- Lão phu ghé Từ Châu, nghe đồn hiền điệt tế áp tải Thiên Niên Hà Thủ Ô đi Bắc Kinh, dọc đường chạm trán Hồng Hồ thập bát trại và Đào Hoa cung, lòng vô cùng lo lắng. Không ngờ hiền điệt tế vẫn còn ở đây!

Chính Lan giới thiệu hai ái thê và hỏi :

- Biểu thúc hộ tống tiêu xa đi đến đâu?

Dương lão cười đáp :

- Nhờ sự tín nhiệm của Quí gia trang mà Phi Ưng tiêu cục nổi tiếng khắp Giang Nam. Các tài chủ khác cũng đua nhau gửi hàng! Thực ra, cũng là nhờ oai danh Hồng Nhất Điểm đại hiệp của hiền tế đấy! Khi họ biết lão phu là chú vợ của hiền tế, càng bội phần tin tưởng!

Tố Bình cười khúc khích :

- Chắc chắn biểu thúc đã tiết lộ việc ấy?

Phi Ưng Kiếm đắc ý :

- Đúng thế! Có được cháu rể như Chính Lan, tội gì phải giấu. Nhưng ta chỉ nói với các đại tài chủ thôi!

Lão hắng giọng rồi kể tiếp :

- Lần này lão phu được Hoàng tài chủ ở Thượng Hải uỷ thác đem trăm cân Bảo Ngọc Tây Dương đến kinh đô. Số hàng này giao tại cửu hiệu của họ Hoàng, để bán cho các phi tần, hay tiểu thư nhà quyền quí!

(Việc buôn bán với nước ngoài đã có từ thời nhà Hán, nhưng triều Nguyên là vương triều đã xây dựng được nhiều hải cảng đối ngoại nhất. Trước sau, triều Nguyên đã thiết lập thị Bách Ty tại bảy khu vực là Quảng Châu, Tuyền Châu, Hoàng Châu, Chánh Nguyên, Ôn Châu, Cảm Phổ và Thượng Hải. Đồng thời có quan hệ mậu dịch với gần trăm nước ngoại bang. Tuyền Châu trở thành hải cảng lớn nhất Trung Hoa. Đến thời Minh, việc buôn bán với Nam Dương rất phát đạt, nên cảng Quảng Châu lại phồn vinh hơn sáu cảng kia).

Chính Lan nghe lão nói sẽ đi Bắc Kinh, mừng rỡ kể lại nội tình và nhờ lão giúp đỡ. Tất nhiên, Phi Ưng Kiếm rất sẵn sàng. Thế là Phi Ưng tiêu cục có thêm ba tiêu sư nữa!

Như đã nói ở trên, sông Hoàng Hà đổi dòng khi vừa qua khỏi thành Khai Phong, ngoặc xuống phía Đông Tế Vinh, rồi theo hướng Đông nam đổ vào hạ lưu sông Hoài, chảy ra Hoàng Hải. Vì vậy, bến đò sang sông rất gần với Tế Ninh. Phi Ưng Kiếm thấy Chính Lan không có vũ khí, liền sai người chạy vào thành mua một thanh kiếm thật tốt. Dương tổng tiêu đầu muốn tỏ lòng biết ơn cháu rể nên đã cao giọng bảo Phó tổng tiêu đầu Phục Hổ Đao Hoa An :

- Hiền điệt hãy chọn thanh gươm tốt nhất, giá cả không hạn chế!

Thi Mạn bỗng đòi đi theo :

- Thϊếp chưa đến Tế Vinh lần nào, xin được theo Hoa đại thúc xem qua cảnh vật!

Chính Lan mỉm cười :

- Nàng đã thích thì cứ đi!

Ba khắc sau, Hoa An và Thi Mạn trở lại. Mặt mỹ nhân thì tươi như hoa, còn mặt họ Hoa thì lại nhăn nhó như khỉ ăn ớt.

Thi Mạn tươi cười trao Chính Lan một thanh trường kiếm cũ kỹ, cán ngà voi vỏ bằng da lạc đà. Nàng ríu rít kể :

- Thật là may mắn, vừa đến cửa thành đã gặp ngay một gã người Tây Vực đang rao bán kiếm. Gã bập bẹ kể rằng cần lộ phí về Tây Hạ nên mới phải cắn răng bán bảo kiếm gia truyền! Thϊếp thấy tội nghiệp chẳng nỡ kỳ kèo thêm bớt, chịu giá hai ngàn lượng bạc.

Hoa An không dằn nỗi lòng tiếc của, mở miệng cằn nhằn :

- Thiếu phu nhân đừng quá nhẹ dạ thì năm trăm lượng gã kia cũng bán!

Phi Ưng Kiếm nghe nói thanh kiếm nuốt mất hai ngàn lượng bạch ngân, lòng đau như cắt nhưng cũng gượng cười :

- Giá cả chẳng quan trọng, quí hồ kiếm tốt là được!

Chính Lan lẳng lặng rút kiếm ra khỏi vỏ, thấy nước thép mờ đυ.c, chẳng hề tỏa ra chút hơi lạnh nào! Chàng biết rõ Thi Mạn là người tinh minh, tất chẳng bao giờ mua lầm, liền chăm chú quan sát thật kỹ. Cuối cùng chàng nhận ra ba chữ mờ mờ nằm dọc thân kiếm, chữ mòn đi và không đủ nét.

Nhưng dựa vào những gì còn lại, chàng cũng đoán ra được đây là thanh Long Tuyền kiếm, một thần vật thời Xuân Thu, từng sánh vai với Can Tương, Mạc Du, Ngư Trường, Thái A...

Chàng búng thử vào thân kiếm, lắng nghe tiếng ngân nga trong vắt và dài dằng dặc. Chính Lan hoan hỉ phi thường nhưng cố nén xúc động và chỉ nói :

- Hảo hiền thê! Cám ơn nàng đã tặng bảo vật!

Phi Ưng Kiếm và Phục Hổ Đao đâu biết rõ ẩn tình, nhìn Chính Lan cười mỉa, thầm rủa chàng là một gã nịnh đàn bà. Biết vợ mình mua kiếm lầm mà vẫn ngợi khen.

Chính Lan truyền âm nói với Tiểu Linh Thố. Tố Bình hiểu ý, lấy ra hai tấm ngân phiếu ngàn lượng, trả lại cho Hoa An :

- Số bạc kia là xương máu của anh em tiêu sư, chị em thϊếp đâu nỡ lấy của họ. Mong Hoa đại thúc nhận lại cho!

Chính Lan cũng nói :

- Nếu đại thúc không nhận, Chính Lan tôi xin hoàn lại bảo kiếm!

Dương lão mượn cơ hội ấy cười hì hì :

- Chính Lan đã nói thế, Hoa lão đệ cứ nhận lại bạc cho y được vui!

Phục Hổ Đao khoan khoái nhận lại ngay!

Đò ngang cặp bến, tám tiêu sư đưa xe tiêu và ngựa lên đò. Họ đều là cao thủ hạng nhất của Phi Ưng tiêu cục. Số bảo ngọc này trị giá đến năm vạn lượng vàng nên ai nấy đều lo ngay ngáy. Nay có Hồng Nhất Điểm đồng hành mối lo kia biến mất, họ thầm biết ơn chàng.

Sang đến bờ Bắc, Chính Lan nhận ra hàng trăm gã Cẩm y thị vệ đang tra xét khách sang sông. Chàng thì thầm nói với Phi Ưng Kiếm :

- Biểu thúc hãy lựa lời mà đối phó. Hy vọng chúng không biết mối quan hệ giữa biểu thúc và tiểu điệt!

Dương lão giờ đây bắt đầu hối hận vì cái thói nhiều lời. Lão trấn an Chính Lan mà cũng là để trấn an chính mình :

- Ta họ Dương còn nhạc phụ ngươi họ Du, làm sao chúng đoán ra được! Chỉ cần chút lễ vật mãi lộ là xong ngay!

Người, ngựa, tiêu xa lên cả trên bờ, chờ đến phiên tra xét.

Chính Lan thấy bọn thị vệ thân thủ linh hoạt, mắt sắc như dao, biết ngay chúng là cao thủ Đông Xưởng hoặc Tây Xưởng. Lúc hành sự công khai chúng có quyền mặc áo Cẩm y thị vệ!

Hàng người phía trước đã qua lọt, Phi Ưng Kiếm cố nặn ra một nụ cười thật dễ mến, nói với gã thị vệ :

- Bọn thảo dân là Phi Ưng tiêu cục ở Hàng Châu, xin bái kiến chư vị thị về đại nhân. Đây là giấy thông hành do Tri phủ Chiết Giang cấp!

Lão cung kính đưa ra một quyển sổ mỏng. Gã đội trưởng thị vệ mở ra xem, thấy tấm ngân phiếu hai trăm lượng bạc của Sơn Tây Tiền trang, liền nở nụ cười thân ái :

- Bọn ta đông đến hơn trăm, e rằng không đủ uống rượu, mong Dương lão phóng tay thêm chút đỉnh!

Dương Mẫn vui vẻ móc ra thêm tờ trăm lượng, đặt vào quyển sổ thông hành. Gã thị vệ gật gù, vuốt nhẹ đã cuốn tròn hai tờ ngân phiếu vào tay. Gã trả sổ cho Phi Ưng Kiếm rồi cao giọng :

- Cho qua!

Chính Lan thở dài trước cảnh tượng trái tai gia mắt kia. Chàng nghe lòng lặng trĩu ưu tư, lo lắng cho giang sơn. Triều đình đã hủ bại như thế này, còn mong gì chống lại quân Thanh?

Tám năm trước, thừa lúc nhà Minh suy yếu, giặc cướp nổi lên khắp nơi, quân Mãn Châu tấn công Trung Hoa, thắng mười vạn quân Minh, lần đầu chiếm được hết miền Liêu Đông! Quân Minh nhờ đại pháo của Bồ Đào Nha chặn chúng lại bên kia Sơn Hải Quan. Quân Thanh quay sang quấy nhiễu vùng Tây Hạ!

Đất nước suy vong, phần lớn do tội của bọn gian thần, tặc tử như bè lũ Ngụy Trung Hiền. Chính Lan chỉ mong đến Bắc Kinh thật sớm, vung ba thước gươm chém đầu lão cẩu Thái giám và bọn tay sai!

Vì vậy, khi đến Tế Nam, Chính Lan đã chia tay với Phi Ưng tiêu cục. Họ có xa tiêu nên cước trình chậm chạp!

* * * * *

Mờ sáng ngày bảy tháng mười, phu thê Chính Lan rời thành Tế Nam.

Trời còn sớm, đường vắng người nên họ có thể phi nước đại. Năm ngày sau, họ chỉ còn cách Bắc Kinh bốn trăm dặm.

Thấy hai mỹ nhân lộ vẻ mệt mỏi, Chính Lan đành chậm lại, hòa vào đoàn lữ khách, thong thả dong ruổi. Và khi đến trấn Vĩnh Lộc, ba người dừng cương, ghé vào một phạn điếm dùng cơm.

Hảo Vị phạn điếm nằm ở đầu Nam của trấn, cơ ngơi rộng rãi, thoáng mát nên được nhiều lữ khách chiếu cố. Dĩ nhiên, thức ăn của họ cũng phải ngon miệng!

Chính Lan đã từng đến Bắc Kinh hồi ba năm trước nên biết tiếng quán cơm này! Hai mỹ nhân giả trai nên chẳng dám mở miệng, mặc Chính Lan gọi thức ăn.

Ở vùng núi phía Bắc Hoàng Hà, giờ đã sắp cuối thu, ít ngày nữa tuyết sẽ rơi, nên cảnh vật nhuốm một màu xám xịt, ảm đạm!

Chưa ăn xong bữa cơm trưa, Chính Lan thoáng nghe tiếng vó ngựa rầm rọ vọng đến. Lát sau, xuất hiện một toán Cẩm y thị vệ đông độ hai mươi người, áp giải hai chiếc xe tù. Đó là loại xe song mã không mui, mỗi xe chở được hai l*иg gỗ nhốt tù nhân. Người tù phải ngồi thò đầu ra ngoài và không thể rút vào.

Trong bốn chiếc đầu lem luốc vì bụi đất và máu kia có ba chiếc rất đặc biệt, chúng không hề có tóc. Chính Lan kinh hãi nhận ra Hán Trung tam ngốc. Chúng có vẻ khỏe mạnh, tỉnh táo hơn người thứ tư. Người này đang gục mặt xuống, tóc lòa xòa phủ kín nên chàng không thấy rõ.

Trưởng toán thị vệ là một lão già râu bạc, da mặt nhăn nheo, sống mũi lệch hẳn sang một bên. Lão ta đã quá già để làm thị vệ, chắc cũng là cao thủ tam xưởng cải trang thôi.

Lão ta cất giọng the thé :

- Chúng ta vào ăn cho nhanh rồi lên đường.

Hai gã thị vệ đánh xe đứng lên, vung roi quất vào đầu bốn tù nhân, lớn tiếng đe dọa :

- Khôn hồn thì ngồi im, để bọn lão gia ăn cho ngon miệng. Nếu la lối, chửi rủa sẽ bị bỏ đói.

Nhát roi kia đã khiến người thứ tư ngẩng đầu lên, quắc mắt nhìn kẻ thù.

Chính Lan rụng rời nhận ra bằng hữu của mình: Vô Nhân kiếm khách Hách Thiết Xuyên.

Tam Ngốc đã về Trường An hú hí với vợ trẻ, còn Thiết Xuyên trở lại Sơn Tây với từ mẫu, vậy vì sao họ lại cùng bị bắt giải lên kinh? Chính Lan tự hỏi như vậy và chàng cũng ngạc nhiên khi thấy toán thị vệ này có thể bắt sống được họ. Như vậy, lão già đeo kim bài trên ngực áo kia ắt phải rất lợi hại.

Lúc này, bọn thị vệ đã ngồi cả xuống lột nón ra. Nhờ vậy, Chính Lan mới nhìn rõ lão trưởng toán có đôi mắt một lớn một nhỏ rất quái dị.

Chính Lan truyền âm nói rõ sự tình cho hai ái thê nghe. Tố Bình liếc về phía bàn đám thị vệ, biến sắc thì thầm :

- Tướng công! Lão già kia chính là Âm Dương Quỷ Tẩu Lưu Phong ở đất Phúc Kiến. Pho Âm Dương Lạc Hồn chưởng của lão tỏa độc khí vô cùng lợi hại. Mười năm trước lão chạm trán gia phụ, bị đả bại nên mai danh ẩn tích, không ngờ lại đầu nhập Tam Xưởng?

Chính Lan gật đầu, tư lự bảo :

- Cướp tù chẳng khó nhưng phải ra tay êm thắm, không để bất cứ tên nào sống sót. Nếu không Ngụy Trung Hiền sẽ biết chúng ta đã đến Bắc Kinh và rải đại quân truy bắt.

Chợt một gã thị vệ thấp béo bước ra, tay cầm bình rượu và một con gà luộc. Gã đến cạnh chiếc xe tù cười hăng hắc :

- Đứa nào mở miệng chửi Hồng Nhất Điểm, đại gia sẽ thưởng cho rượu thịt!

Hách Thiết Xuyên liền phun nước miếng vào mặt gã thị vệ. Nhưng do khí lực cạn kiệt, bãi nước bọt chẳng đến nơi được!

Chính Lan thấy rõ Hán Trung tam ngốc nuốt nước miếng ừng ực, trố mắt nhìn miếng thịt gà. Chắc chúng phải chịu đói khát khá lâu rồi!

Nhị Ngốc Hồ Giả ngập ngừng bảo :

- Hay là ngươi cho bọn ta ăn uống no bụng, lúc ấy mới có khí lực mà chửi chứ?

Gã thị vệ cười nhạt :

- Đại gia đâu phải là con nít mà mắc lừa?

Nhị Ngốc cụt hứng im luôn. Gã thị vệ cười vang trở vào trong quán.

Ở ngoài này, Tam Ngốc bàn bạc với Nhị Ngốc :

- Hay là chúng ta cứ chửi đại ca vài câu có sao đâu? Thứ nhất là đại ca không hề nghe thấy. Thứ hai, đại ca là người rộng lượng, nếu có biết chúng ta chửi vài câu chắc cũng không nỡ trách. Cổ nhân chẳng có câu cái gì mà... Ngộ biến tùng quyền đấy sao?

Nhị Ngốc phân vân :

- Xem ra tam đệ nói cũng có lý, ta nhịn đói hết nổi rồi.

Nhưng Đại Ngốc Hồ Đạo Tĩnh đang bị nhốt chung xe với Thiết Xuyên đã mắng ngay :

- Hai ngươi quả là phường đốn mạt. Sao không nhớ ba năm trước bị quan quân gông cổ đưa về đại lao Hán Trung chờ chém, được Âu Dương đại ca cứu mạng. Nay nỡ vì miếng ăn mà chửi rủa người ơn được ư?

Thiết Xuyên cười nhạt :

- Cứ để chúng chửi. Ta đảm bảo cứ chửi rủa Chính Lan ngàn lời cũng chẳng được miếng nào đâu.

Tam Ngốc chụp ngay cơ hội cười hì hì bảo :

- Vậy để ta chửi thử vài câu, xem như đánh cuộc với Hách huynh một chuyến.

Thiết Xuyên chua chát nói :

- Nếu chửi mà thoát chết thì cũng đáng. Bằng chửi để đổi lấy miếng thịt thì sao xứng với danh võ sĩ?

Chính Lan đã nghĩ ra phương thức đoạt tù, liền bước ra ngoài sân, giả đò xem xét móng ba con tuấn mã. Từ đây đến tù xa chỉ cách hơn trượng. Chàng vận công truyền âm nói với Thiết Xuyên :

- Hách huynh! Tại hạ là Chính Lan đây!

Thiết Xuyên giật bắn mình, nhìn về phía lão già đang ngồi dưới chân lũ ngựa. Đôi mắt ánh lên niềm hoan hỷ phi thường và chứa chan tình cảm.

Chính Lan liền nói sơ kế hoạch của mình, rồi trở vào quán gọi tiểu nhị tính tiền cơm. Ba người lên ngựa đi ngay không hề nhìn bốn người tù đến nửa con mắt. Nhị Ngốc Hồ Giả bỗng lẩm bẩm :

- Lạ thực! Hai gã mặt đen kia sao lại có đôi mông tròn trịa đầy đặn thế nhỉ?

Câu nói này không thoát khỏi thính lực của hai mỹ nhân. Tiểu Linh Thố đỏ mặt, hậm hực nói :

- Gã ngốc kia sắp chết mà còn nói bậy. Lát nữa sẽ biết tay ta.

Thi Mạn cười khúc khích :

- Có phải chính gã Hồ Giả ấy đã tứng gọi Bình thư là con mắm đấy không?

Chính Lan mỉm cười :

- Nhanh chân lên, chúng ta phải đến chỗ mai phục trước bọn thị vệ.

Ba con ngựa tung vó phi mau về hướng bắc. Lúc này, Vô Nhân kiếm khách chợt cao giọng gọi :

- Lưu đại nhân! Hách mỗ có chuyện muốn thương lượng.

Âm Dương Quỷ Tẩu ngạc nhiên bước ra hỏi :

- Sao ngươi biết lão phu họ Lưu?

Thiết Xuyên cười mát :

- Thanh danh của Âm Dương Quỷ Tẩu Lưu Phong lừng lẫy võ lâm, lẽ nào tại hạ lại không biết?

- Thế ngươi muốn nói gì?

Thiết Xuyên buồn rầu đáp :

- Tại hạ còn từ mẫu phải phụng dưỡng, chẳng thể vì Hồng Nhất Điểm mà lỗi đạo được. Nay y đắc tội với triều đình, tại hạ đành phải đoạn bào tuyệt giao thôi. Nếu đại nhân khai ân không bắt tội tại hạ và Hán Trung tam ngốc, Hách mỗ xin dẫn đường đến chỗ hẹn với Âu Dương Chính Lan.

Ba gã ngốc tròn mắt sửng sốt, không ngờ Thiết Xuyên lại trở mặt bán rẻ Chính Lan. Đại Ngốc mở miệng mắng ngay :

- Thiết Xuyên! Không ngờ ngươi lại là hạng người xấu xa như vậy, ta thật...

Bỗng gã nhớ lại rằng cả bọn chưa hề hò hẹn với Chính Lan bao giờ. Bốn người kéo nhau đi Bắc Kinh là do Bang chủ Cái bang Đại Đầu Cái cho đệ tử đưa thư đến, báo rằng Chính Lan áp tải Thiên Niên Hà Thủ Ô đi Bắc Kinh, đang gặp rất nhiều cường địch.

Đại Ngốc lờ mờ hiểu rằng họ Hách đang âm mưu gì đấy, nên không chửi mắng nữa. Nhưng lại đến lượt Nhị Ngốc, gã bô bô nói :

- Cháy nhà ra mặt chuột! Thế mà lúc nãy dám nên mặt giáo huấn bọn ta.

Tam Ngốc cũng đang định chửi tiếp nhị ca thì Thiết Xuyên gầm lên :

- Nếu các ngươi muốn chết vì Chính Lan thì ta cũng chẳng cần. Đừng nhiều lời nữa.

Ba gã ngốc im ngay, cho rằng sống dĩ nhiên tốt hơn chết. Sau này họ còn cơ hội tố cáo Thiết Xuyên với Chính Lan. Âm Dương Quỷ Tẩu thấy thái độ nét mặt của Hán Trung tam ngốc rất thành thực, liền tin ngay. Lão vui vẻ nói :

- Đông Xưởng chỉ cần bắt được Hồng Nhất Điểm, chư vị chịu khai báo tất sẽ vô can.

Thiết Xuyên ngượng ngùng nói :

- Hắn ta hẹn là không bao giờ sai rồi, chẳng chạy đâu cho thoát được.

Trước tiên, mong đại nhân cho bọn tại hạ ăn no cái đã. Đã mấy ngày rồi có được miếng nào đâu?

Lưu Phong cười ha hả :

- Lão phu thật có lỗi, xin chờ một lát.

Lão bảo bọn thủ hạ vào quán mua mấy cân thịt và vò rượu, đút cho bốn tù nhân ăn thật no.

Hai khắc sau, toán thị vệ hớn hở lên đường, chắc mẩm phen này sẽ lập được công to. Âm Dương Quỷ Tẩu càng bội phần hoan hỉ khi nghĩ đến nhánh Thiên Niên Hà Thủ Ô. Ngụy Trung Hiền đã hứa sẽ thưởng báu vật ấy cho ai gϊếŧ được Hồng Nhất Điểm. Khoảng giữa giờ thân, đoàn xa mã đi đến một cánh rừng âm u, cách trấn Vĩnh Lộc chừng ba mươi dặm. Hách Thiết Xuyên ra hiệu dừng lại. Gã chỉ vào đường mòn bên hữu nói với Lưu Phong :

- Lưu đại nhân! Chính Lan và hai phu nhân hiện đang ở trong một ngôi miếu cổ cách đây chừng hơn nửa dặm. Võ công y rất cao cường, thính giác tinh tường, mong chư vị cẩn thận cho.

Âm Dương Quỷ Tẩu là người cơ cảnh, liền bảo một tên thị vệ :

- Ngươi vào trước điều nghiên địa hình, nhưng không được đến gần.

Gã thị vệ gầy gò ấy liền xuống ngựa, phi thân vào rừng. Gần khắc sau gã trở lại báo cáo :

- Bẩm Đường chủ! Quả thực có một ngôi miếu cổ, trong có tiếng người đang trò chuyện. Chung quanh là bãi cỏ trống, không có gì khả nghi.

Quỷ Tẩu hài lòng cắt bốn tên thị vệ ở lại canh giữ tù xa, đưa mười lăm tên vào rừng. Tất nhiên bọn họ phải đi bằng đôi chân vì cưỡi ngựa sẽ dễ bị lộ.

Chiều thu trời tối sớm, gió lạnh l*иg lộng từng cơn. Bốn gã thị vệ uể oải xuống ngựa, đừng gần nhau tán gẫu - mắt hướng về hai xe tù.

Nửa khắc trôi qua, khi bọn Âm Dương Quỷ Tẩu đền gần cổ miếu thì ngoài bìa rừng phát sinh tai hoạ. Từ trên những tàn cây rậm rạp, ba bóng người lao xuống đầu bọn canh tù. Ánh kiếm mịt mờ lạnh lẽo và nhanh như thiểm điện.

Bốn gã thị vệ kia đang nhìn ra ngoài, nên khi tử thần đến từ phía sau, họ chết mà không biết vì sao. Bốn chiếc thủ cấp lăn lông lốc trên mặt đường và chẳng hề có tiếng kêu than.

Ba bóng ấy chính là lão già râu dài và hai hán tử có đôi mông tròn trịa.

Lão nhân vung kiếm phá cũi gỗ và chặt phăng cả xiềng thép. Lão bồng Thiết Xuyên nhảy xuống đất. Ba gã ngốc cứ tưởng hai hán tử kia cũng giúp mình, nào ngờ một gã co giò đạp vào mông Nhị Ngốc Hồ Giả, gã văng khỏi xe lăn vài vòng, đứng lên ngơ ngác hỏi :

- Sao các hạ lại đạp ta?

Hán tử thứ hai lướt đến, vung tay tát vào mặt gã và rít lên the thé :

- Từ nay ngươi còn dám bình phẩm cơ thể chị em ta nữa hay không?

Lão nhân râu dài nạt ngang :

- Thi Mạn! Chúng ta đâu có thời gian để đùa giỡn?

Ba gã ngốc nhận ra giọng Chính Lan, vừa mừng vừa sợ, sụp cả xuống gọi :

- Đại ca! Đại tẩu!

Lo sợ nhất vẫn là Tam Ngốc, gã đã nghĩ ra ý định chửi mắng chàng để kiếm miếng ăn.

Chính Lan nghiêm giọng :

- Ba ngươi nhặt lấy mấy thanh đao kia, mang Thiết Xuyên ẩn vào chỗ kín đáo, chờ ta diệt trừ xong bọn Âm Dương Quỷ Tẩu.

Nói xong, chàng trao Thiết Xuyên cho tam ngốc rồi cùng hai mỹ nhân đi ngược vào rừng. Đến giữa đường Chính Lan và Tố Bình nhảy lên một tán cây, còn Thi Mạn tiếp tục đi. Gần đến nơi bọn Quỷ Tẩu ẩn nấp nàng mới trèo lên cây.

Lúc này, Lưu Phong và thuộc hạ nhất thời ập vào ngôi cổ miếu đang leo lét ánh đèn kia. Nhận ra không có ma nào, Quỷ Tẩu kinh hãi gầm lên :

- Chết rồi! Chúng ta đã trúng kế điệu hổ ly sơn.

Bọn thị vệ xúm lại quanh lão chờ lệnh. Một tên nói :

- Bẩm Đường chủ, trên đường đi nào có ai tiếp xúc với bọn tù nhân đâu?

Quả thực trong miếu vẫn còn mùi phấn thoang thoảng. Hay là Hồng Nhất Điểm kịp thời phát hiện ra gã Trương ốm đã chuồn mất.

Tên thị vệ trinh sát cãi liền :

- Ngươi đừng nói càn. Ta ở cách xa đến năm trượng, làm sao hắn biết được?

Quỷ Tẩu bực bội quát :

- Không cãi nữa. Cứ rút ra ngoài xem tù xa còn hay không?

Lão đi đầu, thận trọng quan sát và dồn công lực vào song thủ phòng bị cẩn mật. Trong rừng thiếu ánh sáng nên chẳng ai phát hiện một màn sương mờ nhạt lơ lửng trước mặt, thản nhiên đi xuyên qua. Đây chính là đàn cổ trùng độc đáo của Thi Mạn. Nàng chờ chúng qua khỏi, thu hồi đám mây cổ độc, rón rén theo sau.

Quỷ Tẩu đi mãi chẳng thấy ai tấn công cũng bị lơi lỏng, rảo bước nhanh hơn. Bất ngờ, từ trên tán cây mé tả, một luồng kiếm quang lạnh lẽo chụp xuống đầu lão Ma.

Chính Lan không biết rằng công lực mình đã tăng tiến vượt bậc nên dồn hết sức mình vào chiêu “Kim Ô Tây Trầm”. Thanh Long Tuyền kiếm được phổ chân khí, ánh thép tỏa ra xanh biêng biếc.

Quỷ Tẩu kinh hoàng trước chiêu kiếm mãnh liệt, cử chưởng giáp mạnh vào màn kiếm quang kia. Âm Dương Lạc Hồn chưởng mang hai màu hắc bạch và tỏa mùi hăng hắc. Nhưng do bị động lão chỉ dành được có tám thành công lực, và không sao chặn nổi đường kiếm của đối phương.

Long Tuyền kiếm xé nát chưởng kình, ập vào thân trên Lưu Phong. Lão rú lên ảo não, hai tay bị chặt cụt và thân trước thủng lỗ chỗ như đáy rổ.

Lúc này, Tố Bình cũng đã nhảy xuống tấn công đám thị vệ. Thi Mạn từ phía sau nên khép kín gọng kìm. Nàng phát động cổ trùng, đám thị vệ ôm ngực lảo đảo, trở thành mồi ngon cho phe Chính Lan. Chàng căm hận bọn Đông Xưởng tiếp tay bọn Ngụy Trung Hiền lũng đoạn triều cương, hà hϊếp lương dân, nên gϊếŧ không thương tiếc. Chỉ nửa khắc sau đã chẳng còn một tên sống sót.

Ba người kéo mười sáu tử thi vào sâu trong rừng, rồi trở ra ngoài gọi Hán Trung tam ngốc. Hai chiếc xe tù và bầy ngựa cũng được đưa cả vào rừng.

Tóm lại Chính Lan phi tang tất cả để xóa dấu vết. Phe Ngụy Trung Hiền sẽ chẳng bao giờ biết được vì sao thủ hạ mình biến mất.

* * * * *

Sáng hôm sau có một đoàn lái buôn gồm bảy người áp tải một xe hàng đi lên hướng Bắc. Trên xe là một bao da thoang thoảng bốc ra mùi dược thảo.

Cây thuốc phơi khô tất chẳng nặng nề gì, bởi vậy xe song mã chạy khá nhanh.

Bọn Đông Xưởng đã chưng dụng xe hàng để chở cũi tù, nên giờ đây bọn Chính Lan mới có mà sử dụng.

Còn thảo dược thì sao? Ba năm trước Chính Lan đi ngang đoạn đường này, nghe tiếng cọp rống từ trong rừng và người la hét cầu cứu, liền chạy vào, kịp thời gϊếŧ mãnh thú cứu mạng hai lão đại sư già. Họ là người của ngôi miếu trong rừng, trồng cây thuốc bán cho dân. Nhờ thế Chính Lan quen biết họ, và có nơi để bày mưu cứu các tù nhân.

Giờ đây Chính Lan chất hết số thuốc khô của miếu lên xe, chở về Bắc Kinh. Đương nhiên Thiết Xuyên và ba gã ngốc đều được cải trang, vũ khí giấu kín dưới gầm xe.

Càng đến gần kinh đô, lực lượng thị vệ xuất hiện càng nhiều. Nhưng chúng không biết rằng nhân số bọn Chính Lan đã tăng gấp đôi, chẳng để ý đến bảy kẻ quê mùa kia.

Gia dĩ, Tây Môn Tố Bình đã dịch dung rất cẩn thận, và mượn cả thẻ thuế thân của bảy người công nhân trong cổ miếu. Vì vậy, bọn Chính Lan đi trót lọt đến Bắc Kinh, đúng ngày rằm tháng mười.

Xe thảo dược cồng kềnh và bộ vó chất phác bắt buộc họ phải trọ trong một khách điếm hạng bét ở ngoại thành phía nam.

Ngay chiều hôm ấy, Tiểu Linh Thố lại hóa trang lần nữa, biến Chính Lan thành một vị lang trung đạo mạo, và Thi Mạn thành một tiểu đồng đeo rương thuốc.

Theo lời dặn dò của Quí Thành Lâm, Chính Lan đến tư dinh của Trương đại học sĩ, người chấp chưởng Văn Hoa điện.

Sau khi lên ngôi, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đã bãi bỏ cơ quan Trung Thư Tĩnh, không dùng tể tướng, đích thân chỉ huy lục bộ (Lại, Lễ, Hình, Binh, Hộ, Công). Ông còn lập ra bốn điện (Văn Hoa, Vũ Anh, Trung Cực, Kiến Cực) và hai các (Văn Uyên các, Đông các) với các Đại học sĩ để làm cố vấn cho ông. Sau đời Minh Thành Tổ, các vua cởi mở một chút, cho bọn Đại học sĩ ấy tham dự triều chính, gọi là nội các.

Đến thời Minh Mạt, nội các bị đám hoạn quan nắm lần lần. Sùng Trinh lên ngôi, có ý muốn tiêu diệt Ngụy Trung Hiền và bọn hoạn quan nên trọng các Đại học sĩ. Vì vậy Trương Nguyên Khải là một trong những người thân tín nhất của Thiên tử, có quyền ra vào Tử Cấm thành bất cứ lúc nào.

Thành Bắc Kinh chia làm hai phần nội thành và ngoại thành. Tư dinh của Trương đại học sĩ nằm ở ngoại thành, cách cửa Ngọ Môn chừng hơn dặm.

Họ Trương là người liêm khiết nên cơ ngơi giản dị, khiêm tốn. Mảnh đất vua ban khá rộng nhưng Đại học sĩ chỉ xây một căn nhà nhỏ ba gian, diện tích còn lại trồng hoa và cây cối.

Chung quanh rào vây là hàng tùng bách, cạnh đông có vài bụi trúc và mấy cây hàn mai. Mùa xuân ở Bắc Kinh rất lạnh nên chỉ có loại mai quí này là trổ bông. Khắp nơi, lác đác những bụi hoa đủ loại, nhưng không hề có giả sơn hay chậu cảnh, và cũng chẳng có những l*иg chim sơn son như phủ đệ của các đại thần khác.

Chính Lan buột miệng khen :

- Trương đại học sĩ quả là người quân tử hiếm có.

Thi Mạn mỉm cười :

- Tướng công chưa thấy mặt sao đã vội khen?

Chính Lan ôn tồn giải thích :

- Không phải vì vẻ thanh bạch, giản dị kia mà ta nhận xét như vậy. Nàng thấy không, ở đây cây cỏ đều sinh trưởng rất tự nhiên, không hề bị sửa sang hay thúc ép? Bậc thiện nhân muốn nghe chim hót thì vào rừng, muốn xem cá lội thì đến ao hồ, chứ không thích nhìn cảnh cá chậu chim l*иg. Còn như muốn thưởng thức vẻ đẹp của núi non thì chống gậy trúc tìm đến ngũ nhạc, chứ không ngắm mấy hòn đá nhỏ bé mà tự mãn. Họ Trương là bậc thiện nhân ấy đấy.

Thi Mạn gượng đáp :

- Đạo lý cao xa ấy thϊếp chẳng dám lạm bàn.