Âu Dương Chính Lan

Chương 2: Hồng Điểm đáo Giang Tô - Tây Thi hoạn cựu ước

Vừa ra khỏi Trường An vài dặm, một hán tử nhỏ bé áo đen chặn đường bọn Chính Lan. Gã là thủ hạ của Vô Nhân kiếm khách. Gã thì thầm với Hách Thiết Xuyên một lúc rồi bỏ đi ngay.

Họ Hách thở dài nói với Chính Lan :

- Anh em Hắc đạo Hồ Nam mai phục bên ngoài Chữ gia trang đã nhận diện được Chữ trang chủ. Lão ta có hàm răng hô và sống mũi xẹp, khác hẳn với bức hoạ. Họ hứa sẽ tìm hiểu thêm những đối tượng khác!

Thấy ánh mắt Chính Lan đầy vẻ thất vọng, gã lại nói tiếp :

- Tại hạ sẽ đi ngay Hồ Nam, đốc thúc anh em tiếp tục truy tìm. Có tin tức gì sẽ báo về Hoàng Cúc lâu!

Chính Lan cảm kích nói :

- Phiền Hách huynh vậy! Tại hạ sẽ đi đến các tỉnh khác để điều tra, nhưng vẫn giữ liên lạc với Tử Quỳnh ở Hoàng Cúc lâu!

Thiết Xuyên mỉm cười thân ái, xiết chặt tay chàng rồi thúc ngựa đi về hướng Nam.

Tử Quỳnh nhìn theo, cười bảo :

- Vì sao Lan ca lại trở thành bằng hữu của một đại sát tinh đáng sợ như Thiết Xuyên?

Chính Lan trầm giọng :

- Họ Hách là ác nhân chứ không phải là tiểu nhân! Gã cũng có những hành vi nghĩa hiệp nhưng chẳng được ai biết đến. Ba năm trước, Du Lâm tứ hồ điệp bắt cóc một nữ lang, bị Thiết Xuyên cản trở. Bọn da^ʍ tặc này liền vây đánh họ Hách. Gã bị trúng Mê Hồn Hương nên không địch lại và sắp vong mạng! Ta tình cờ đi ngang qua, gϊếŧ bọn Tứ hồ điệp. Từ đó Vô Nhân kiếm khách với ta trở thành bằng hữu!

Hai người phi ngựa như bay, năm ngày sau đã về đến Nam Dương. Chính Lan ở lại Hoàng Cúc lâu ba ngày rồi lại ra đi. Tử Quỳnh rất muốn đi theo nhưng không được. Nàng phải ở lại để tiếp nhận tin tức từ các nơi báo về. Ba năm qua, Chính Lan đã kết giao rất rộng rãi và nhờ đám bằng hữu ấy giúp mình truy tìm tung tích kẻ thù.

Ngày chàng học xong tuyệt nghệ, hạ sơn trở lại Côn Minh, mới biết song thân đều bị gϊếŧ! Phụ thân chàng công lực thâm hậu nên đã thi triển Qui Tức đại pháp giả chết. Nhờ vậy khi hung thủ bỏ đi, ông có đủ thời gian để viết lại di thư và vẽ chân dung kẻ sát nhân.

Nhưng liệu gương mặt kia là giả hay thực cũng khó mà biết được! Chỉ có khẩu âm Hồ Nam và độ tuổi thất tuần là đáng tin cậy nhất. Nốt ruồi son giữa trán cũng chỉ là một chứng cớ rất mỏng manh để nhận dạng!

Lúc đầu, Chính Lan có linh cảm rằng hung thủ là Đào Hoa cung chủ.

Nhưng khi nghe bọn sứ giả tiết lộ rằng dung mạo lão ta rất trẻ trung, giả thuyết kia gần như sụp đổ!

Giờ đây, chàng phải phiêu bạt khắp nơi, tiếp cận những nhân vật lẫy lừng trong võ lâm. Hung thủ chẳng thể là một kẻ vô danh tiểu tốt được!

Lần này, Chính Lan đi Từ Châu để điều tra Giang Tô đại hiệp Du Huỳnh. Họ Du đã bảy mươi hai tuổi và trên trán cũng có một bớt son!

Khi chàng đến Hứa Xương thì tin bảy sứ giả Đào Hoa cung bị gϊếŧ ở Chu gia trang đã loan khắp võ lâm. Kể cả việc Tây Thục Nhất Hùng sợ Đào Hoa cung chủ báo thù nên đã dọn nhà về ở cạnh dinh Tổng Binh thành Trường An. Nhưng có một điều, chẳng ai biết lai lịch cao thủ đã giúp Chu Điện Kiệt tiêu diệt bảy lão hung thần kia!

Chính Lan dừng chân trước một tửu quán hạng trung ở cửa Tây thành.

Nơi này rất rộng rãi và giá cả phù hợp với đa số khách võ lâm. Trừ bọn cường đạo gϊếŧ người cướp của, phần lớn khách giang hồ đều nghèo kiết xác! Họ nuôi mộng làm hiệp khách, mang ba thước gươm thích dong ruổi, trừ gian diệt bạo, nên làm gì có nghề nghiệp để mưu sinh?

Bách tính nhìn vẻ oai phong của họ với ánh mắt ngưỡng mộ, đâu ngờ rằng bụng họ đói meo? Nhưng đám hào kiệt trẻ tuổi ấy vẫn xiết chặt giải lưng quần, mỉm cười ngạo nghễ. Thường thì họ tìm đến những nhà đại phú từng xuất thân từ võ lâm, hỏi mượn ít làm lộ phí. Hoặc bí quá thì nhận công việc hộ viện, bảo tiêu, dành dụm một số bạc rồi lại lên đường.

Họ đi mãi, đi cho đến lúc phơi thây đồng vắng vì chạm trán cường địch, hoặc chùn chân vì mối lương duyên với một mỹ nhân nào đấy!

Qua tuổi tam tuần, có người may mắn còn trở lại được quê xưa, lấy vợ sinh con. Cũng có người không bao giờ về nữa!

Ngoài những hiệp khách độc hành ấy, số khác gia nhập vào những bang hội, vừa dương danh thiên hạ, vừa có kế mưu sinh. Cuộc sống mất đi sự phóng khoáng nhưng chẳng đến nỗi phải rách rưới lang thang.

Nhưng ngược lại, đám hiệp khách độc hành nghèo khó kia lại có kiến văn rất rộng. Họ chẳng ở yên một chỗ nào mà liên tục phiêu du, tai nghe mắt thấy nhiều chuyện lạ. Ngoài ra họ còn có thêm một nghề tay trái nữa: đó là đưa tin.

Thời xưa, Trung Hoa chỉ có hệ thống liên lạc chính thức của triều đình là đường dây dịch trạm, chuyên để chuyển công văn của triều đình đến các địa phương và ngược lại.

Thư từ của bách tính đa số đều gởi qua tay các khách thương hồ. Nhưng bọn lái buôn mang theo hàng hóa cồng kềnh nên đi rất chậm. Vì vậy, những người cần chuyển thư đi thật nhanh sẽ phải mướn các hào khách giang hồ.

Với số thù lao tương xứng, tin tức sẽ đến nơi rất sớm!

Và hôm nay, nơi tòa tửu quán kiêm phạm điếm này có đến hơn trăm kẻ được gọi là giang hồ áo vải!

Chính Lan cũng mặc áo vải thô nên khi bước vào chẳng làm ai chú ý cả.

Chàng điềm nhiên an toạ, vừa ăn, vừa lắng tai nghe và quan sát.

Đề tài của đám hào kiệt kia chính là việc bảy vị Tống Hôn Sứ Giả Đào Hoa cung bị thiệt mạng - Khi đến rước dâu ở Chu gia trang. Một đại hán vạm vỡ cao giọng :

- Nghe đồn Tây Thục Nhất Hùng đã mời được cao thủ của Vô Ảnh hội về hỗ trợ nên mới gϊếŧ được bọn sứ giả.

Lão già áo xám, râu đen cười nhạt :

- Lão phu không tin điều ấy vì Vô Ảnh hội đã tuyệt tích hai mươi năm nay!

Đại hán cãi ngay :

- Từ đại ca sai rồi! Chính Chu Điện Kiệt đã nói như vậy!

Lão nhân cười khẩy :

- Lão phu hỏi ngươi : nếu đúng là hành vi của Vô Ảnh hội thì vì sao họ phải hủy diệt các tử thi để phi tang tử trạng? Như vậy, có thể là Chu lão muốn giấu tung tích của ân nhân nên mới đổ thừa cho Vô Ảnh hội! Cái đó gọi là tử vô đối chứng!

Quần hào đồng thanh khen phải :

- Từ đại ca quả là chẳng hổ danh Trương Tử Phòng đất Sơn Đông.

Chính Lan cũng từng được nghe đến danh tiếng của Sơn Đông Tử Phòng Từ Kính Nhan. Giờ nghe lão luận việc lòng chàng không khỏi khâm phục!

Bỗng một hào kiệt trẻ than thở :

- Bọn tiểu đệ chơi không đã gần tháng nay, tiền bạc cạn sạch. Từ đại ca là người kiến văn uyên bác, chẳng hay có biết nơi nào cần người không?

Cả bọn cùng nhìn Từ lão với vẻ hi vọng. Từ Kính Nhan vuốt râu tư lự :

- Lão phu có biết một nơi nhưng phân vân không dám mách với chư vị!

Chàng thiếu hiệp kia hồ hởi nói :

- Xin đại ca cứ chỉ giáo, dẫu công việc gian nguy đến đâu, tiểu đệ cũng chẳng hề sợ hãi!

Mọi người cũng nói vào, Từ lão nghiêm giọng :

- Chúng ta đều là những kẻ tiêu dao, tự tại, nay dấn thân vào chốn ấy khác nào rời bỏ đồng cỏ thênh thang mà khoác lấy yên cương! Chính vì vậy lão phu mới ngần ngại! Nhưng thôi được, trước sau gì chư vị cũng biết tin ấy, lão phu nói ra sớm một chút cũng chẳng sao!

Lão dừng lại, nhấp hớp rượu để thông cổ và cũng để tăng mức độ quan trọng của lời nói. Từ Kính Nhan trầm giọng :

- Đào Hoa cung chủ đã vì việc bảy vị sứ giả bị gϊếŧ mà công khai xuất đầu lộ diện trên giang hồ. Trọng địa của họ nằm trong khu rừng Đào ở bờ Tây - vùng Thủy Bạc Lương Sơn thuộc huyện Thái An. Ngày rằm tháng tư này, Đào Hoa cung sẽ khai mạc Chiêu Anh đại hội, tuyển cao thủ thay thế cho bảy sứ giả đã chết, đồng thời, họ còn tuyển thêm trăm võ sĩ cấp thấp nữa. Thông báo ghi rõ mức lương của sứ giả là ngàn lượng bạc, còn võ sĩ là hai trăm.

Cử tọa phấn khởi ồ lên. Một hán tử cao gầy cười bảo :

- Thế thì chúng ta cứ đến đấy tìm lấy một chân võ sĩ, làm vài ba tháng rồi ôm bạc chuồn thẳng!

Từ Kính Nhan cười nhạt :

- Chư vị tưởng Đào Hoa cung là quán rượu, vào ra lúc nào cũng được hay sao? Chỉ một viên thuốc nhỏ cũng đủ kềm hãm chúng ta suốt đời muốn thoát ly cũng không được!

Quần hào giật mình nhìn nhau. Một người rụt rè nói :

- Đại ca nổi danh Trương Lương, lẽ nào lại không vì bọn tiểu đệ mà tìm ra một lương sách chu toàn? Hơn nữa, việc Đào Hoa cung chiêu binh mãi mã chứng tỏ võ lâm sắp nổi phong ba. Sao chúng ta không tiềm nhập vào xem họ có dã tâm gì? Đấy chẳng phải là bổn phận của người hiệp khách hay sao?

Từ Kính Nhan nghiêm giọng :

- Lão phu suốt đời không thân quyến, xem bằng hữu giang hồ như huynh đệ. Nay chư vị đã đồng lòng dấn thân vào chốn hiểm nghèo, lão phu cũng sẽ đi theo. Trong cuộc tuyển chọn, lão phu sẽ dùng ba tấc lưỡi này buộc Đào Hoa cung không cho họ dùng thủ đoạn ám muội với chúng ta!

Quần hào mừng rỡ hoan hô nhiệt liệt. Họ hào hứng gọi thêm rượu thịt để vui say.

Sơn Đông Tử Phòng Từ Kính Nhan buột miệng hỏi :

- Sáu tháng qua, chư vị có nghe được tin tức gì của đại sát tinh Hồng Nhất Điểm hay không?

Có người hỏi lại :

- Vì sao Từ đại ca lại quan tâm đến con người ấy? Tiểu đệ nghe tới là nhức cả đầu! Trong hơn hai năm, hắn ta đã gϊếŧ và đả bại ba bốn chục ma đầu Hắc Đạo, mà chẳng ai biết mặt mũi ra sao?

Từ lão buồn rầu hạ giọng :

- Lão phu lại rất muốn hội kiến con người bí ẩn ấy! Ba mươi năm trước, sư phụ của y đã cứu mạng gia phu.

Cử tọa mừng rỡ hỏi nhỏ :

- Té ra Từ đại ca biết rõ sư thừa của Hồng Nhất Điểm?

- Phải! Nhưng lão phu tuyệt đối không thể nói ra được! Chư vị cũng nên vì lão phu mà giữ kín chuyện này. Kẻ thù của Hồng Nhất Điểm chẳng phải là ít đâu.

Mọi người đồng thanh hứa. Chính Lan thầm thắc mắc, không hiểu Từ Kính Nhan tìm mình để làm gì? Chàng quyết định đi theo lão để tìm hiểu?

Chính Lan đứng lên, bước đến bàn của Sơn Đông Tử Phòng, cung kính vòng tay nói :

- Tại hạ là Âu Dương Chính Lan, cũng là kẻ giang hồ áo vải, mong Từ đại ca thương tình dẫn dắt đến Đào Hoa cung, tìm ít ngân lượng làm vốn về Tứ Xuyên!

Kính Nhan chăm chú nhìn chàng và hỏi :

- Các hạ xuất thân từ cửa nào?

- Tại hạ là đệ tử của Vô Danh lão nhân! Gia sư là ẩn sĩ nên chẳng có tiếng tăm gì?

Từ lão cười bảo :

- Các hạ là người đọc sách sao không kiếm cơm bằng chữ nghĩa mà lại dấn thân vào chốn giang hồ làm gì? Chén cơm của võ lâm phải đổi bằng máu!

Chính Lan ung dung đáp :

- Học văn là để hiểu đại nghĩa, làm quan hay không cũng chẳng quan trọng. Còn học võ là phải đem ba thước gươm trừ gian diệt bạo, cứu khổ phò nguy! Nếu không thì học làm gì?

Bỗng một hán tử áo đen cười nhạt :

- Các hạ chỉ là một gã học trò ốm yếu, trói gà không chặt mà không ngờ khẩu khí lại to tát dường ấy! Nếu muốn nhập bọn với anh em ta thì phải biểu lộ chút công phu mới xong!

Gã chính là Lôi Đao Hứa Hoa, cao thủ vùng Cam Túc, mới đến Hứa Xương hai tháng nay. Họ Hứa lầm lì, ít nói nhưng được cả giới áo vải HứaXương kính phục vì tính hào phóng và tận tuỵ với bằng hữu. Mỗi lần đυ.ng trận, gã mấy phen liều mình giải cứu cho bọn đồng hành, và chẳng bao giờ chịu nhận phần hơn!

Ai cũng biết Hứa Hoa từng xưng bá đất Cam, nay lưu lạc vào Trung Nguyên tất phải có nỗi thương tâm, nhưng gã chẳng bao giờ nói cho ai biết cả!

Trong thâm tâm đám hào kiệt muốn Lôi Đao trở thành thủ lĩnh của họ, còn Sơn Đông Tử Phòng là quân sư! Nhưng Hứa Hoa không chịu!

Thường thì họ Hứa chẳng bao giờ mở miệng nếu không có ai hỏi. Nhưng hôm nay chẳng hiểu sao gã lại bộc lộ ngay vẻ chán ghét đối với gã thư sinh kia?

Từ Kính Nhan lo ngại bảo :

- Hứa lão đệ! Xin đừng nặng tay!

Chính Lan chẳng hề sợ hãi, vui vẻ hỏi :

- Phải chăng các hạ là Lôi Đao Hứa Hoa ở Cam Túc?

Họ Hứa giật mình vì bị nhận diện. Gã lạnh lùng hỏi lại :

- Vì sao các hạ lại biết ta?

Chàng cười đáp :

- Tại hạ còn biết vì sao các hạ vào Trung Nguyên nữa kìa!

Gương mặt của Hứa Hoa tái đi. Đôi mắt hổ tròn xoe kia mờ lệ. Gã thiểu não lẩm bẩm :

- Thế là hết rồi! Cuối cùng thì Hứa mỗ cũng không trốn thoát được mối nhục kia! Chẳng còn chốn dung thân, ta sống làm gì nữa?

Cả bọn kinh hãi kêu lên :

- Hứa đại ca!

Lúc này, họ Hứa đã rút loan đao, chĩa vào cổ họng mình.

Chính Lan cười nhạt :

- Trước khi chết, các hạ chịu khó nghe tại hạ kể cho nghe một cố sự rồi hãy ra đi!

Nói xong, chàng bước ra sân, đứng dưới gốc cây hoè. Hứa Hoa sững sờ, tra đao vào vỏ và đi theo. Đám hào kiệt biết đây là chuyện riêng tư nên không dám theo, ở lại xì xầm bàn tán.

Lôi Đao gằn giọng hỏi :

- Các hạ có gì để nói?

Chính Lan bảo gã :

- Các hạ đứng sát vào đây! Bọn họ có thể nhìn miệng màđoán ra lời nói đấy!

Lôi Đao tiến lên. Chính Lan kề tai gã thì thầm rất lâu và trao cho gã vật gì đấy! Cuối cùng, Hứa Hoa quỳ xuống lạy tám lạy :

- Hứa mỗ xin bái công tử làm huynh trưởng để báo đáp đại ân kia!

Chính Lan thấy gã cương quyết lạy đủ số, chàng cũng phải đáp lễ. Hai người ôm nhau cười ha hả, dắt tay trở lại bàn tiệc.

Lôi Đao vui vẻ nói :

- Kính cáo chư vị huynh đệ, từ nay Âu Dương công tử đã là huynh trưởng của tại hạ! Xin chư vị nâng chén chúc mừng cho anh em tại hạ!

Thái độ hân hoan bất thường này khiến mọi người kinh ngạc, họ gượng cười cạn chén, nhưng lòng đầy thắc mắc! Đương nhiên, họ cũng phải gọi chàng thư sinh kia là đại ca!

Từ Kính Nhan dù là bậc tài trí vô song cũng chẳng thể đoán ra nội tình.

Lão ấm ức, lựa lời hỏi han :

- Âu Dương lão đệ quả là bậc Chân nhân ẩn mặt, chỉ nói vài lời đã thu phục được một tay kiệt liệt như Lôi Đao. Lão phu xin bái phục!

Từ lúc đến Hứa Xương, Lôi Đao chưa hề nhếch mép cười. Thế mà hôm nay gã cười mãi :

- Từ đại ca! Việc này rất khó nói, mong đại ca và anh em lượng thứ. Chỉ có thể tiết lộ một điều Âu Dương công tử là đại ân nhân của tiểu đệ!

Chính Lan mỉm cười :

- Xin cáo biệt! Hẹn gặp lại ở Thái An!

Chàng bước đi ra ngoài, đến quầy chưởng quỹ tính tiền cơm rượu rồi lên ngựa đi thẳng. Tất nhiên, Lôi Đao Hứa Hoa cũng tháp tùng!

* * * * *

Sáu ngày sau, có hai kỵ mã lỏng tay cương lững thững vào thành Từ Châu. Địa phương này tuy thuộc phủ Giang Tô nhưng chỉ cách Lương Sơn Bạc chừng hai trăm dặm.

Thành Từ Châu nằm cạnh dòng Đại Vận Hà nên kinh tế rất phồn vinh, dân cư sầm uất.

Trong thành, nhà cửa san sát, lâu quán, hiệu buôn đồ sộ và tráng lệ. Từ thời Tam Quốc, Từ Châu đã là thành luỹ quan trọng của Đông Ngô - để chống quân Tào Tháo! Giờ đây, đất nước thanh bình, thống nhất, nơi này càng thêm phát triển, giàu có! Và đương nhiên, Từ Châu cũng có những tửu quán dành cho bọn giang hồ Bố Y. Đám cao thủ xuất thân từ thế gia vọng tộc chẳng bao giờ bước chân đến những nơi ấy cả.

Nhưng ngược lại, có lúc bọn áo vải kiếm được món hời, tìm đến những tửu lâu sang trọng hay những kỹ viện đắt tiền, vung tay ăn xài để bỉ mắt bọn nhà giàu!

Họ là tầng lớp trung gian giữa hai phe Hắc Bạch đạo. Họ lấy lương tâm làm tiêu chuẩn sống, nên đôi lúc sẵn sàng vì cái dạ dày lép kẹp đánh cướp một nhà trọc phú hay lão tham quan nào đấy.

Nhưng không giống như bọn cường đạo chuyên nghiệp, họ tránh việc gϊếŧ người, phóng hỏa và chỉ lấy một số vàng bạc vừa phải. Tối đa là nửa tài sản của nạn nhân.

Số bạc phi nghĩa kia được phân phát cho anh em cùng giới và giúp đỡ đám bần dân. Nhờ vậy, lương tâm của họ được an ủi và chẳng hề day dứt. Từ “Hiệp Đạo” dùng để chỉ những người có mảnh lương tâm rộng rãi ấy!

Nhưng ai sẽ là người bảo đảm cho vụ trộm cướp kia không qua mặt lương tâm? Đó là thủ lĩnh, thường được gọi bằng đại ca!

Sơn Đông Tử Phòng Từ Kính Nhan là đại ca Hứa Xương. Còn lão Đại Từ Châu là Bệnh Trùng Ngụy Thừa Tư thì lại khác hẳn!

Do vị trí địa lý nên Từ Châu phồn hoa hơn Hứa Xương rất nhiều. Vì vậy, lợi nhuận của Bệnh Trùng rất lớn. Lão ta lại có tài thao lược, kinh bang tế thế nên gia sản rất lớn. Thói thường cây cao gió cả, lợi lộc càng nhiều thì kẻ ghanh ghét, dòm ngó càng đông. Nửa năm nay, có một cao thủ đã tụ tập lực lượng đánh đuổi thủ hạ của Ngụy lão ra khỏi nửa phía Đông của thành Từ Châu, chiếm đoạt công việc bảo kê, thu thuế các lâu quán, kỹ viện, đổ trường.

Đau đớn thay, đối thủ của Bệnh Trùng lại là một mỹ nhân. Tuổi mới hai mươi ba! Tuy còn trẻ nhưng Trại Tây Thi Du Mỹ Kỳ lại rất giỏi kiếm pháp.

Bệnh Trùng Ngụy Thừa Tư đã chạm trán nàng ba trận mà không lần nào chiếm được thượng phong. Hơn nữa, nàng còn là ái nữ của Giang Tô đại hiệp Du Huỳnh nên Bệnh Trùng càng thêm lép vế.

Chính vì vậy, vai trò của đám cao thủ áo vải lại trở lên quan trọng. Họ theo phe nào thì phe đó sẽ thắng! Tuy nhiên, đa số trong bọn họ đều chưa vợ và rất mong được lọt vào mắt xanh của Du tiểu thư. Dù chưa ngã ngũ, nhưng rõ ràng rằng trước sau gì Ngụy lão Đại cũng sẽ phải cuốn gói cút khỏi Từ Châu!

Đó là tình hình chung ở địa phương này. Giờ đây, chúng ta trở lại với Chính Lan và Lôi Đao Hứa Hoa.

Hai người này vào Chiêu Phong tửu quán - thuộc nửa phía Tây thành.

Đám hào khách đang sôi nổi bàn tán xem về phe Bệnh Trùng hay Trại Tây Thi. Họ đều là dân tứ xứ chứ chẳng hề có gốc gác ở Từ Châu, khi đến đây, từng quen biết Bệnh Trùng nên vì chút nghĩa, khí ấy mà chưa tìm đến với Trại Tây Thi!

Đại ca của nhóm này là Thanh Long Trảo Đặng Tân Dụ. Ngoài võ công cao cường, lão còn là một người khôn ngoan, cẩn trọng. Lão có chút giao tình với Bệnh Trùng nhưng lại không thể cưỡng bách đám đàn em. Quan hệ giữa những kẻ lang bạt rất tế nhị, tuy họ đều gọi Thanh Long Trảo là đại ca nhưng lại có toàn quyền quyết định cuộc đời mình! Đặng lão chỉ có thể dùng lý luận để kêu gọi họ mà thôi!

Qua những lời đối thoại của đám hào khách, Chính Lan đã hiểu được tình hình hiện nay của Từ Châu. Chàng mừng rỡ, âm thầm tính kế tiềm nhập Du gia trang, để điều tra thân phận Du Huỳnh.

Một hán tử tứ tuần, mắt lộ, râu rồng cười nhạt bảo :

- Chúng ta đều là bọn lạc phách trên giang hồ, đến rồi lại đi. Chứ đâu phải ăn đời ở kiếp đất này? Nay Du tiểu thư ngỏ lời thỉnh cầu bọn ta giúp đỡ và hứa sẽ hậu tạ, vậy vì cớ gì phải nghĩ đến Bệnh Trùng kia? Lão giàu nứt đố đổ vách mà có bao giờ tương trợ cho bọn ta phân bạc nào? Đặng đại ca nên suy nghĩ lại đi, Bệnh Trùng chẳng phải là một bằng hữu tốt đâu!

Cả bọn gật đầu tán thành! Người khác nói ngay :

- Số lương hai trăm rưỡi lượng mỗi tháng kia còn cao hơn cả lời mời gọi của Đào Hoa cung. Liệu lão già bần tiện Bệnh Trùng có trả nổi hay không?

Thanh Long Trảo thầm trách tính keo kiệt của Bệnh Trùng, gượng cười bảo :

- Anh em đã quyết như vậy, lão phu cũng xin nghe theo! Lát nữa, chúng ta sẽ đến Du gia trang để gặp Trại Tây Thi!

Nhắc đến danh hiệu này, các chàng trai đều nhấp nhỏm, chỉ mong sao thời gian trôi đi nhanh hơn! Vì đây là giữa trưa nên chẳng thể đi ngay được.