Du Già Đại Pháp

Chương 2: Tróc thố hữu duyên phùng Thiết phiến - Trường Sa, công tử lộng quần ma

Đầu tháng năm, Song tà khởi hành cho kịp cuộc hẹn ngày rằm tháng tám. Tống Thu ở lại, ngày đêm rèn luyện võ nghệ. Mối đại thù đã giúp chàng tăng thêm nghị lực. Cái chết thảm của song thân gặm nhấm tâm hồn thơ dại của Tống Thu. Chàng trở nên lạnh lùng khắc bạc đôi mắt tràn đầy vẻ cừu hận. Trước đây, chàng vẫn bị Địa Tà chê rằng kiếm pháp không có hồn. Nay chàng đã đen lửa thù phổ vào chiêu thức nên sát khí dàn dụa, đường kiếm hiểm độc, phát huy hết tinh túy của pho Diêm Vương tuyệt kiếm. Nhưng khi ôn luyện pho Thiên Lôi thần chưởng chàng lại mang tâm trạng khác. Đây quả là sở học của người quân tử, chiêu thức hùng mạnh, trầm bổng, quang minh chính đại.

Đông đến, tuyết rơi phủ trắng Bạch Đế thành, càng làm tăng vẻ hoang tàn tịch mịch, Tống Thu vào rừng tìm ít dã vị. Bạch Đế sơn chỉ cao hơn trăm trượng nhưng rừng rậm bạt ngàn, muông thú rất nhiều. Sau một canh giờ chàng đã bắt được ba chú thỏ xám béo tròn. Tống Thu đang định trở về thì nghe vọng lại tiếng kêu ú ớ nấc nghẹn. Chàng vội tung mình về phía đỉnh núi để xem sự thể. Cạnh hồ nước, dưới chân thác, con mãng xà lớn bằng bắp đùi người đang quấn chặt một thiếu nữ. Nạn nhân tuyệt vọng cố giẫy giụa để thoát khỏi những vòng tròn đang ngày càng siết lại. Tống Thu kinh hãi buông rơi ba con thỏ, nhảy đến vung chưởng giáng vào đầu con ác thú. Chàng đã dồn hết sáu thành Càn Khôn chân khí vào bàn tay nên đầu mãng xà nát bét như trái dưa bể. Thân nó lỏng ra buông rơi con mồi. Thiếu nữ lồm cồm đứng lên, chạy đến nắm tay Tống Thu. Đôi môi tái nhợt ú ớ những âm thanh vô nghĩa của người câm, đôi mắt đẹp ánh lên lòng biết ơn vô hạn. Tống Thu hiểu ý nàng muốn cảm tạ, liền lạnh lùng bảo :

- Cô nương đừng bận tâm, mau trở về nhà đi thôi.

Tứ Xuyên là vùng có nhiều sắc dân thiểu số. Nhìn y phục, chàng đoán thiếu nữ thuộc giống người Bạch. Tống Thu nhặt lấy thỏ quay lưng trở đi. Về đến tòa cổ thành, chàng xắn tay áo chuẩn bị bữa ăn trưa, bên chiếc giếng đá giữa sân. Vừa làm thịt xong ba con vật, tiếng chân bước nặng nề khiến chàng giật mình nhìn lên. Thiếu nữ câm với chiếc gùi mây trên lưng đang tiến vào. Tuyết bám đầy trên mái tóc huyền và đôi vai gầy guộc nhỏ. Thấy đôi môi nàng tun rẩy vì giá lạnh. Tống Thu cau mày nói :

- Cô nương mau vào bếp sưởi ấm.

Thiếu nữ mỉm cười đi theo chàng.

Dưới ánh lửa hồng Tống Thu chợt nhận ra nàng rất đẹp. Những vết lem luốc vì đất cát đã được rửa sạch, để lộ ra một dung nhan làm xao xuyến lòng người. Tống Thu ngắm nhìn gương mặt kiều diễm. Đôi mắt nàng to tròn, đen láy, mang vẻ đẹp hoang sơ l*иg lộng của núi rừng. Một cảm giác lạ lùng len lén dâng lên. Một đốm than hồng nổ lớn, bắn vào da tay, khiến Tống Thu bừng tỉnh. Chàng hổ thẹn cố tỏ vẻ lãnh đạm :

- Ta là Bách Lý Tống Thu. Phương danh của cô nương là gì?

Hỏi xong chàng mới biết mình thất thố. Người con gái bị câm đâu thể nói được? Nào ngờ nàng mỉm cười dùng que cời than viết trên mặt đất :

- Tiểu nữ là Cốc Thượng Sương, nhà ở phía sau chân núi.

- Sao cô nương không về nhà mà lại đến đây làm gì?

- Tiểu nữ mồ côi cha mẹ, nay chịu ơn cứu tử nên xin được làm nô bộc cho công tử.

Chàng lại muốn có người lo việc ẩm thực, để dành hết thời gian cho việc luyện võ nên đồng ý :

- Được. Ta cũng đang cần một người giúp việc.

Từ ấy, Thượng Sương ở lại tòa thành cổ. Nàng thường vào rừng hái thuốc, sắc lên, bắt Tống Thu phải uống. Đôi mắt đẹp mê hồn đầy vẻ thiết tha khiến chàng không thể từ chối. Nào ngờ những chén thuốc ấy khiến chàng càng tăng tiến rất nhanh. Đến cuối tháng mười một, chàng đã hoàn thành lớp thứ bảy của Càn Khôn tâm pháp.

(Một đoạn bị mất)

Tống Thu vung kiếm chặt sạch đám dây rừng, ngạc nhiên nhận ra hang nhỏ nằm dưới một cánh cửa đá. Dẫu rêu xanh đã phủ đầy nhưng cũng có thể nhận ra khe cửa thẳng thớm. Chàng vận công đẩy thử. Dù tuổi chàng còn trẻ nhưng nhờ hai viên Dịch Cân hoàn và Tố Nữ hoàn nên đã có hơn ba mươi năm công lực. Cánh cửa đá nặng nề kia kêu lên kèn kẹt, hé mở dần. Tống Thu quạt liền tám chưởng, xô đuổi khí độc ra ngoài, rồi chậm rãi bước vào trong. Thượng Sương ríu ríu theo sau.

Tống Thu vừa đi vừa vung chưởng giáng xuống nên mật đạo xua đuổi rắn rết. Nhưng cũng may chẳng có gì cả. Hết đoạn đường ba trượng là đến gian thạch động rộng rãi và sáng sủa.

Ánh sáng từ những lỗ nhỏ trên trần động tỏa xuống lờ mờ. Dẫu đã gần Ngọ mà vầng dương mùa Đông vẫn nhạt nhòa. Thạch sảnh bài trí đơn sơ. Mé hữu là một chiếc bàn đá và cạnh đấy có thạch sàng. Điểm thể của chủ nhân đang ngồi kiết già trên giường đá. Bộ trường bào thư sinh màu trắng không hiểu dệt bằng loại tơ gì mà vẫn còn nguyên vẹn. Xác người vẫn không hề bị hư nát, gương mặt anh tuấn, uy nghiêm của ông ta khiến Tống Thu sinh lòng ngưỡng mộ. Chàng nghiêng mình vái ba vái rồi xem xét những vật để trên bàn. Chàng cầm chiếc quạt xếp lên, bất ngờ nhận ra nó làm bằng thép, nan quạt gồm tám cây, đầu sắc bén như dao cạo. Màng quạt làm bằng tơ vàng óng, trên thêu hai câu thơ :

Tương tư Hoàng điệp lạc.

Bạch lộ thấp thanh đài.

(Nhớ nhau vàng lá rụng.

Móc trắng rêu xanh rì).

Tống Thu nhận ra đây là hai câu cuối của bài Gửi phương xa. Trong bài thơ ký viễn này, Lý Bạch nói lên nỗi nhớ nhung người đẹp đã ra đi. Trên nan bìa, chỗ tay cầm, có khắc bảy chữ rất nhỏ: Thiết Phiến Tu La Cố Thiên Châu. Tống Thu cũng đang yêu nên đồng cảm với người đã chết. Chàng gật gù lẩm bẩm :

- Thiết Phiến Tu La không ngờ lại là kẻ đa tình hiếm có.

Chàng đã nghe nghĩa phụ Thiên Tà Bách Lý Hạc kể về nhân vật này. Cố Thiên Châu là bậc kỳ nhân cùng thời với Càn Khôn lão nhân. Ông say mê Vu Sơn Thần Nữ Đổng Xuân Oanh, cùng nàng kết giao, sánh đôi hành hiệp hơn một năm trời. Nhưng bản tính thần nữ cực kỳ kiêu ngạo, chỉ chịu lấy Thiên Hạ Đệ Nhất Nhân. Lúc bấy giờ Vũ Khúc Tinh Quân Anh Thúc Vân được coi là người có võ công cao nhất võ lâm. Lão cũng đem lòng yêu Thần Nữ nên đến Vu Sơn khiêu chiến với Thiết Phiến Tu La. Cố Thiên Châu bị trúng một đạo Vũ Khúc thần chỉ đàng nuốt hận bỏ đi, nhường mỹ nhân cho họ Anh. Từ ấy, ông tuyệt tích giang hồ. Tống Thu bồi hồi thương cảm cho Tu La. Chàng lơ đãng mở phong thư nằm dưới cây Thiết phiến :

“Hậu sinh nhã giám.

Lão phu ôm mối hận tình, về Bạch Đế ẩn cư luyện võ công, mong có ngày đả bại Vũ Khúc Tinh Quân. Nhưng sau hai mươi năm vẫn không tìm ra cách nào khắc chế Vũ Khúc thần chỉ. Một hôm lão phu tình cờ đọc một cuốn cổ thư, biết rằng phái Mật Tông ở Tây Tạng có môn Xúc Cốt Du Già đại pháp Công phu này giúp người ta thu nhỏ thân hình lại, màn cương khí hộ thân dầy đặc hơn và chống lại được chưởng chỉ. Lão phu mừng rỡ lên đường đế Tây Tạng, vào Đại Chiếu tự đánh cắp chân kinh. Dù đắc thủ nhưng lão phu lại trúng một chưởng Đại Thủ Ấn của Ban Thiền Hoạt Phật. Khi về đến Bạch Đế sơn thì thương thế phát tác. Tự biết mình không sống nổi, lão phu cố dịch ra tiếng Hán, để lại cho người hữu duyên. Ngoài ra còn truyền lại Thiết phiến và bí kíp Thiết Phiến thần phổ. Kẻ hậu sinh vào được chốn này xin hãy dùng hai pho tuyệt học phù trì chính đạo. Nếu có dịp, hãy so tài với truyền nhân của Tinh Quân. Đó là tâm nguyện cuối cùng của lão phu.

Thiết Phiến Tu La Cố Thiên Chân di bút”.

Đọc xong di thư, Tống Thu cầm hai pho bí kíp và quạt sắt, đứng trước giường đá vòng tay vái rồi hứa :

- Vãn bối nguyện sẽ tuân theo di ý của tiền bối.

Thượng Sương tinh mắt thấy ở chân giường có một rương gỗ nhỏ, nàng mở ra thử xem ánh sáng rực rỡ của châu báu tỏa ra chói mắt. Tống Thu thầm nghĩ để lại cũng vô ích, chàng bảo nàng mang theo.

Trong suốt nửa năm trời sau đó Tống Thu miệt mài khổ luyện pho Thiết Phiến Lôi Phong và Xúc Cốt Du Già đại pháp. May mắn lúc chưa đầy tuổi chàng đã được mẫu thân là Lô Sơn Tiên Tử cho uống một viên Dịch Cân hoàn nên dễ dàng luyện thành Xúc Cốt đại pháp.

Tháng sáu năm sau, Tống Thu tròn mười tám tuổi. Thấy võ công đã thành tựu, chàng quyết định đưa Sương nhi hạ sơn. Mối đại cừu sôi sục trong lòng khiến chàng không thể chờ đợi được nữa. Nghĩa mẫu của chàng Địa Tà Thái Đàm Thủy chính thực là Thánh Nữ đất Miêu Cương. Ngoài pho Diêm Vương tuyệt kiếm tàn nhẫn vô song, bà còn thiện nghề sai xử độc vật, độc trùng. Chỉ trong ba năm xuất đạo giang hồ đã tạo được ác danh là Địa Sát Tiên Cơ. Thiên Tà thuở ấy có danh là Hoài Giang Tú Sĩ, võ công xuất chúng, dung mạo phi phàm. Ông đã đem tình yêu chân thực của mình cảm hóa được Địa Sát Tiên Cơ. Hai người kết duyên Tần Tấn, sánh vai hành hiệp, xưng là Thiên Địa song tà. Thái Đàm Thủy đã bớt dần tính hiếu sát, trở thành một người vợ hiền thục. Nhưng mãi đến tuổi ngũ tuần mà không có con, bà thất vọng, phóng tay gϊếŧ người. Càn Khôn lão nhân, là sư phụ của Thiên Tà bèn bắt buộc hai người phải ẩn cư. Họ chọn Bạch Đế thành vì đất Phụng Tiết có nhiều người Miêu đồng hương với Địa Tà. Trước khi lên đường đi Ngoại Mông phó ước, Địa Tà đã dặn dò Tống Thu :

- Thu nhi. Con cứ yên tâm lo việc luyện võ và tiến hành báo gia cừu, không cần quan tâm đến an nguy của chúng ta. Mẫu thân đã ban cho Thu nhi một con Bảo Mệnh Cổ Trùng, kỳ vật hiếm có đất Nam Hoang. Sau này sẽ không có bất cứ loại độc dược nào trên đời có thể làm hại con được. Hơn nữa, Cổ Trùng chính là mối dây liên lạc giữa con và chúng ta. Khi nào thấy Cổ Trùng máy động liên hồi thì con hãy xuất quan để cứu bọn ta.

Nhớ lời căn dặn ấy Tống Thu yên tâm rời Bạch Đế thành. Chàng giao việc coi sóc cho một thợ săn già người Miêu. Lão này thọ ơn cứu mạng của Thiên Tà nên vẫn thường lui tới biếu xén thăm hỏi.

Xuống đến trấn Quì Nhủ, hai người mua sắm y phục và tuấn mã. Thượng Sương vui vẻ cởi bỏ Miêu phục, trở thành một nữ tỳ người Hán xinh đẹp. Tống Thu quen với cách ăn mặc của nghĩa phụ Thiên Tà nên chọn những bộ trường bào thư sinh. Thiên Địa song tà biết trước rằng nghĩa tử của mình sau này sẽ phải dấn thân vào chốn giang hồ để báo cừu. Họ tận tâm đem những kinh nghiệm qui củ ra giảng giải, nhờ vậy, Tống Thu không đến nỗi bỡ ngỡ khi xuất đạo. Hơn nữa, chàng bẩm sinh vốn là người cơ trí, thông tuệ nên khó ai qua mặt được. Có lẽ đức tính này chàng thừa hưởng được của mẫu thân là Lô Sơn Tiên Tử Cam Tần Mi.

Đôi thiếu niên rời Quì Phủ, đi dọc theo Đại Độ Hà để đến Thành Đô, thủ phủ của Tứ Xuyên. Đã nghe nghĩa mẫu cho biết Trác gia trang đã đổi chủ nên. Tống Thu không tìm đến nữa. Chàng đưa Sương nhi đi thẳng đến tế mộ song thân.

Mười hai ngày sau, họ có mặt ở Trường Sa, trọ trong Hồ Nam đại khách điếm. Sau khi luyện xong Xúc Cốt Du Già đại pháp, Tống Thu nảy ra kế sách dùng hai thân phận để đối phó với Vũ Khúc tinh cung. Thiên Địa song tà đã qui ẩn bốn chục năm nay, võ công của họ không mấy người nhận biết, nhất là pho Diêm Vương tuyệt kiếm. Dưới tay Địa Tà không một ai sống sót. Thiên Địa song tà là một cặp phu thê quái dị nhất trần gian. Thiên Tà Bách Lý Hạc ôn nhu, văn nhã, quân tử lẫm lẫm nhân hậu có thừa. Ngược lại, Địa Tà Thái Đàm Thủy tính nết lạnh lùng hiếu sát. Tống Thu vô tình tiếp nhận cả hai tính cách ấy. Nay chàng muốn đóng hai vai trái nghịch nhau cũng không phải là chuyện khó. Bách Lý Tống Thu và Trác Nam Thu sẽ cùng tồn tại, cùng một mục tiêu là Vũ Khúc tinh cung. Bách Lý Tống Thu sẽ dùng võ công của Thiết Phiến Tu La mà dương danh. Còn Trác Nam Thu sẽ đem tuyệt học của Song tà ra tiêu diệt vây cánh của kẻ thù.

Hai người nhận phòng, tắm gội xong liền xuống tầng dưới để dùng cơm chiều ánh dương quang nhợt nhạt cuối trời Tây, không đủ soi hồng đôi má giai nhân. Đôi người ngọc xuất hiện khiến thực sảnh sáng hẳn lên. Mọi người thầm khen ngợi, xuýt xoa. Tống Thu khí chất phi phàm mặt đẹp như Tử Đô, Tống Ngọc. Chiếc quạt xếp phất tơ vàng trong tay càng làm tăng vẻ văn nhã, cao quí. Sương nhi dẫu mặc áo xanh của tỳ nữ nhưng nhan sắc diễm lệ. Đối mắt huyền sâu thẳm, mênh mang như núi rừng Miêu Lĩnh, làm say hồn quân tử. Nàng không nói được nên ánh mắt nụ cười rất biểu cảm thay thế cho ngàn vạn lời châu ngọc. Sương nhi đẹp đến nỗi đám nam nhân quên hẳn thân phận nô bộc của nàng. Trong xã hội thời bấy giờ, giá trị của một kẻ tôi tớ rất thấp kém. Nhưng đám hào khách giang hồ lại chẳng hề coi trọng điều ấy. Họ là những kẻ đội trời đạp đất xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, thì sá gì chút quan niệm giai cấp cổ lỗ? Các chàng thiếu niên hiệp khách còn thầm hoan hỉ vì người đẹp không phải là phu nhân của chàng công tử tuấn mỹ kia. Sự có mặt của mỹ nhân đã làm tăng hào khí cho các chàng trẻ tuổi. Họ kín đáo sửa sang đầu tóc, y phục, hiên ngang uống cạn liền mấy chung lớn, lớn giọng khoe khoang bản lãnh và kiến văn. Một chàng hiệp khách tuổi độ hai mươi, mặc võ phục xanh, áo choàng lục vàng rất diêm dúa, đã nhờ sáu chung rượu mà đủ dũng khí bước đến làm quen. Gã có gương mặt chữ điền, mũi thẳng, môi dầy, trông cũng khá điển trai. Chàng hiệp khách hùng dũng đứng bên bàn Tống Thu vòng tay nói :

- Tại hạ là Chấn Thiên Kiếm Bàng Vạn Lý, mạo muội xin được phép tiếp công tử vài chung.

Tống Thu mỉm cười hòa nhã :

- Huynh đài đã có nhã hứng, xin mời an tọa. Tại hạ là Bách Lý Tống Thu.

Họ Bàng ngồi xuống cười ha hả :

- Thật là tấn xảo. Tại hạ tên Vạn Lý còn công tử thì mang họ Bách Lý. Phải chăng chúng ta là những kẻ hữu duyên.

Gã quay sang gọi tiểu nhị :

- Ngươi mau dọn lên mười món ăn thượng hạng và vò Trúc Diệp Thanh lâu năm, để ta và công tử đây mừng hội ngộ.

Tống Thu nhận xét họ Bàng tuy hơi ngốc nhưng là kẻ khoáng đạt, hào phóng. Chàng tủm tỉm hỏi :

- Bàng huynh khí chất như rồng phượng chắc là lai lịch không nhỏ?

Bàng Vạn Lý đắc ý đáp :

- Tại hạ chẳng dám giấu diếm công tử, gia phụ chính là Long Chưởng Ngân Kiếm Bành Thu Nhạn, chủ nhân Ngân Long tiêu cục, danh tiếng lẫy lừng khắp Trung Nguyên. Còn gia sư là Thanh Lam kiếm khách - Trưởng lão phái Hoa Sơn.

Tống Thu đã được nghe Song tà nhắc đến hai người này, chàng vòng tay nói :

- Cửu ngưỡng. Cửu ngưỡng.

Tiểu nhị bưng rượu và thức ăn lên đến. Mùi rượu quí thơm phức tỏa bát ngát. Bàng Vạn Lý hồ hởi rót đầy chén Tống Thu và của mình. Gã ngập ngừng hỏi :

- Dám hỏi công tử cô nương đây phương danh là gì và có uống được rượu hay không.

Tống Thu cười mát đáp :

- Nàng là Cốc Thượng Sương, tỳ nữ của tại hạ còn về tửu lượng thì chỉ e huynh đài không địch lại.

Chấn Thiên Kiếm mừng rỡ :

- Thế thì thật là tuyệt diệu, tại hạ xin được mời Cốc cô nương.

Sau vài lần cạn chén, Bàng Vạn Lý đã ngà ngà say quay sang hỏi Sương nhi :

- Chẳng hay Cốc cô nương năm nay niên kỷ được bao nhiêu?

Nàng vui vẻ chấm rượu viết lên bàn con số mười bảy. Gã sửng sốt nhìn nàng, ngờ ngợ nhận ra mỹ nhân tại sao không hề mở miệng.

Tống Thu đỡ lời :

- Sương nhi bị câm từ thuở bé, chỉ có thể bút đàm, mong huynh đài lượng thứ.

Bàng Vạn Lý hụt hẫng vì biết rằng cha mình chẳng bao giờ chấp nhận một nàng dâu tàn tật. Gã gượng cười :

- Thật đáng tiếc cho một mỹ nhân tuyệt thế.

Tống Thu cười hỏi :

- Bàng huynh mất cả nhã hứng rồi sao?

Chấn Thiên Kiếm hiểu ý giật mình. Gã cười khỏa lấp :

- Tại hạ mến mộ nhân phẩm Công tử nên mới sang đây chứ đâu phải vì Cốc cô nương. Xin mời cạn chén.

Gã đã bỏ ý định chinh phục Thượng Sương nên ăn nói tự nhiên, mất đi vẻ hợm hĩnh, hoa hòe. Nhờ vậy mà gã lại dễ thương hơn. Sau nửa canh giờ đàm đạo, thù tạc, gã đâm ra mến mộ chàng công tử tài hoa, thâm trầm này. ở Tống Thu toát ra cảm giác hòa ái, trung hậu khiến họ Bàng nghe lòng ấm áp, tin cậy. Khi biết chàng muốn định cư ở Trường Sa. Gã hân hoan vỗ ngực :

- Tại hạ xin hứa chỉ nội ngày mai sẽ tìm được cho công tử một gia trang vừa ý Bàng mỗ sinh trưởng ở đây mà. Trưa mai, mời công tử đến tệ xá dùng cơm rồi sau đó sẽ đi xem qua vài nơi. Tại hạ sẽ đích thân đến đón.

Bàng Vạn Lý gọi tiểu nhị tính tiền rồi cáo biệt. Trời đã tối hẳn, Tống Thu và Thượng Sương lên phòng nghỉ ngơi. Thượng Sương có vẻ buồn vì tự hiểu họ Bàng chê mình tàn tật. Nàng sợ rằng Tống Thu cũng sẽ giống như vậy nên một giọt lệ lăn trào ra khóe mắt. Sương nhi nhận thấy chàng nhìn sâu vào đôi mắt huyền rồi hôn lên giọt lệ trên gò má. Cái nhìn tràn ngập yêu thương khiến cho Sương nhi thức ngộ được rằng, đằng sau bộ mặt mặt lạnh lùng kia là: trái tim nóng bỏng ân tình.

Hôm sau, chưa đến đầu giờ ngọ, Chấn Thiên Kiếm Bàng Vạn Lý đã đưa xe song mã đến khách điếm đón khách. Tống Thu vòng tay cảm tạ, nói mấy câu khách sáo rồi cùng Sương nhi lên xe. Bàng gia trang nằm ở cửa Đông thành. Bàng Thu Nhạn là tay đại phú đất Hồ Nam nên cơ ngơi lộng lẫy và đồ sộ. Long Chưởng Ngân Kiếm nể lời quí tử nên gượng ra đón khách. Lão cười giả lả :

- Lão phu nghe khuyển tử hết lời tán tụng tài mạo của Bách Lý công tử, nay được diện kiến quả không ngoa. Xin mời vào.

Tống Thu kính cẩn đáp lễ rồi nhập sảnh. Lão thầm kinh ngạc khi thấy viên lam ngọc to bằng hạt nhãn trên mũ thư sinh của khách. Sương nhi càng làm lão hết hồn. Nàng là tỳ nữ mà tai đeo đôi hồng ngọc, tóc cài bảo châu, ngực đeo chuỗi kim cương sáng rực. Lão thầm nghĩ :

- “Trang sức của con bé nô tài này không dưới năm ngàn lượng. Xem ra gã công tử này quả là đáng chú ý”.

Lão làm nghề bảo tiêu đã bốn chục năm nên rất sành việc đánh giá châu báu. Bàng Vạn Lý cũng nhận ra điều ấy gã chợt hiểu quan hệ giữa Tống Thu và Thượng Sương. Có điều gì đó hơn là chủ tớ. Đây là bữa tiệc thân mật nên chỉ có gia đình họ Bàng. Nếu kể cả hai vị tiểu thơ, bào muội Vạn Lý, bàn tiệc chỉ có sáu người. Bàng phu nhân đã mất cách đây tám năm. Nhị tiểu thư Bàng Như Thanh tuổi đôi chín, người thon gầy, xinh đẹp nhưng phảng phất vẻ u sầu. Ngược lại, Tam tiểu thư Bàng Tuyết Hoa thấp hơn, da dẻ trắng trẻo, đôi mắt tinh anh đảo lộn, biểu hiện tính thông minh ranh mãnh. Hai nàng thấy khách vào vội đứng lên ra mắt. Dung mạo Tống Thu đã khiến trái tim xuân nữ rộn ràng. trước khi an tọa, Tống Thu vòng tay nói :

- Cung bẩm Bàng lão bá. Thượng Sương thực ra chính là nghĩa muội của vãn bối, mong lão bá lượng thứ.

Bàng Thu Nhạn cười ha hả :

- Có thế chứ. Lão phụ đã thầm đoán Cốc cô nương đầy cốt cách thanh kỳ chắc không phải là hạng nô bộc. Xin công tử cứ tự nhiên.

Lão nâng chén mời và ngạc nhiên khi thấy Sương nhi uống cạn một cách ngon lành. Rượu Phấn Sơn Tây nổi tiếng về độ cay nồng, vậy mà nàng chẳng hề nhăn mặt. Họ Bàng đâu biết rằng mùa đông đất Thục vô cùng khắc nghiệt, Tống Thu và Thượng Sương thường dùng rượu để chống rét nên tửu lượng rất cao. Bàng Vạn Lý thấy hai tiểu thư nhấm nháp từng hớp nhỏ liền cười chế giễu :

- Nhị muội và tam muội không biết uống rượu thì sao có thể xuất đạo giang hồ, gây dựng thanh danh hiệp nữ?

Hai nàng phụng phịu, giận hờn, liếc Sướиɠ nhi bằng ánh mắt ghen ghét :

Tống Thu mỉm cười hỏi Vạn Lý :

- Bàng huynh đã tìm được nhà cho tại hạ chưa?

Chấn Thiên Kiếm vỗ ngực :

- Tại hạ đã đích thân dọ hỏi suốt buổi sáng nay và đã hoàn thành nhiệm vụ. Có ba tòa khang trang xinh đẹp đang chờ công tử đến thưởng lãm.

Bàng lão xen vào :

- Công tử cốt cách văn nhã nhưng lại xưng hô với Lý nhi theo lối giang hồ. Vậy xin hỏi lệnh sư là cao nhân phương nào?

Tống Thu đáp khéo :

- Gia sư ẩn cư đã mấy chục năm nên không tiện nhắc đến danh hiệu. Mong lão bá lượng giải cho.

Tam tiểu thư Bàng Tuyết Hoa không dằn được tính hiếu kỳ :

- Mong công tử biểu diễn vài đường tuyệt học để chị em muội được chiêm ngưỡng.

Tống Thu chưa kịp đáp thì viên Tổng quản vào báo :

- Bẩm lão gia. Cồ một khách nhân muốn hợp đồng bảo tiêu một rương gỗ nhỏ đến Thiếu Lâm tự.

Bàng lão đang muốn tìm hiểu lai lịch Tống Thu nên nhíu mày bảo :

- Lão ra mời khách vào đây.

Lát sau, viên Tổng quản dẫn hán tử trung niên vào đến. Bàng lão đứng lên, mời khách ngồi xuống bàn Bát tiên gần đấy

Hán tử đảo cặp mắt sắc như dao, quan sát những người trong bàn tiệc. Bàng Thu Nhạn hiểu ý trấn an :

- Họ đều là con cháu trong nhà, các hạ cứ yên tâm. Xin cho biết quí danh và nội dung vật cần bảo tiêu?

Hán tử cất giọng thâm trầm :

- Tại hạ là Trương Tam, đệ tử tục gia Thiếu Lâm tự. Còn trong rương này là quyển Bối Diệp chân kinh. Xin cho biết giá cả?

Bàng Thu Nhạn hỏi lại :

- Quyển kinh này quí giá đến mức nào mà phải cần bảo tiêu tiêu? Sao các hạ không giấu kín trong mình mà mang đi. Có phải vật cồng kềnh gì đâu mà sợ lộ.

Trương Tam cười khẩy :

- Bối Diệp chân kinh là vật trấn sơn của bổn phái, thất lạc đã mười năm. Tại hạ vào sinh ra tử mới tìm lại được. Giới Hắc đạo đang ngày đêm rình rập nếu không đâu cần nhờ đến Ngân Long tiêu cục?

Bàng lão trầm ngâm :

- Nếu thế, lão phu đánh giá Chân kinh là ba vạn lượng vàng. Các hạ đồng ý thì phí bảo tiêu sẽ là một ngàn năm trăm lượng.

Hán tử gật đầu :

- Tại hạ đồng ý sẽ trao trước năm trăm lượng, số còn lại sẽ nhận tại chùa Thiếu Lâm.

- Các hạ có đi theo đoàn bảo tiêu hay không?

Trương Tam cười khì :

- Tại hạ phải cải trang đi trước để đánh lạc hướng bọn yêu tà. Dẫu có vong mạng cũng thỏa lòng, nếu chân kinh về được Thiếu Lâm.

Theo đúng qui củ, Bàng lão mở hộp gỗ xem kỹ bảo vật, niêm phong lại. Trương Tam chụp mũ rộng vành lên đầu, vội vã cáo biệt. Bàng lão bưng hộp gỗ, định đem cất vào mật thất. Nào ngờ, từ bốn khung cửa sổ, sáu bóng người ập vào như cơn lốc. Một tên chụp lấy nhị tiểu thơ Bàng Như Thanh - Vì nàng ngồi ngay cạnh cửa. Tên bịt mặt khinh công cao cường, xách nàng lướt xa bàn, đến đứng cạnh tường, kề đao vào cổ Như Thanh quát lớn :

- Bàng lão đầu. Nếu muốn con gái sống sót thì mau trao hộp gỗ cho bọn ta.

Năm tên còn lại rút vũ khí vây chặt Bàng tổng tiêu đầu và Trương Tam. Bàng lão thất sắc hỏi :

- Lục vị là ai mà lại dùng thủ đoạn hạ lưu này bức bách lão phu?

Trương Tam thở dài :

- Bàng đại hiệp không cần phải hỏi, họ là Mân Giang lục quái đấy. Gã đang giữ con tin chắc là Đại Quái.

Trương Tam đoán đúng, Đại Quái cười ghê rợn :

- Thiên Thủ La Hán quả là có nhãn quang hơn người. Nếu đã biết thủ đoạn tàn độc của anh em ta thì mau dâng nạp bảo vật.

Lúc này các tiêu sư đã vây chặt khách sảnh, nhưng chưa có lệnh của Bàng lão nên không dám xuất thủ. Bàng Vạn Lý giận dữ gầm lên :

- Mân Giang lục quái là cái thá gì có giỏi thì buông em ta ra rồi cùng nhau giao đấu.

Nhị Quái là một người cao gầy, gã sợ già néo đứt dây nên nói khéo :

- Có gì đâu mà Tổng tiêu đầu phải phân vân. Cứ nộp chân kinh để cứu lấy ái nữ rồi đem ba vạn lượng vàng bồi thường cho Thiếu Lâm tự là xong.

Bàng lão, nghiến răng, dậm chân :

- Chẳng thà ta hy sinh con gái chứ không để thiên hạ phỉ nhổ. Chén cơm manh áo của mấy trăm người trong Tiêu Cục sẽ ra sao nếu thanh danh uy tín không còn?

Đại Quái cười nham hiểm :

- Nếu lòng lão đã sắt đá như vậy thì anh em ta đành bỏ cuộc. Cũng may có người đẹp làm chiến lợi phẩm, hầu hạ gối chăn. Lão mà xua thuộc hạ ngăn chặn, ta sẽ gϊếŧ con bé này ngay. Với võ công của Lục quái, vòng vây kia nào có nghĩa lý gì?

Bàng lão biết gã nói thật, khinh công của Lục quái lừng danh thiên hạ, khó mà chặn nổi. Lão nghĩ cảnh con gái yêu bị lũ tà mặt dày vò, lòng đau như cắt, phân vân không biết tính sao.

Tống Thu nãy giờ ngồi im, âm thầm tính kế cứu Như Thanh. Nhưng gã Đại Quái gian ngoan, núp kín sau lưng con tin nên chàng không dám mạo muội ra tay. Bỗng nhớ tới Bảo Mệnh Cổ Trùng trong người, chàng mừng rỡ thầm niệm chú, linh vật bay ra khỏi miệng chàng, bay về hướng Đại Quái, chui vào mũi gã. Đại Quái nghe ngứa ngáy nhưng không dám rời dao khỏi cổ Như Thanh. Cổ Trùng bò nhanh lên óc Đại Quái và cắn mạnh. Gã nghe huyệt Mi Tâm đau nhói một cách khủng khϊếp, mắt mờ hẳn đi. Thanh đao rời khỏi cần cổ mịn màng của Bàng Như tiểu thư.

Đúng lúc đó, Thiết phiến trong tay Tống Thu bay đi như ánh chớp, cắm thẳng vào giữa mặt gã ác ma. Thân ảnh chàng cũng lướt theo đỡ lấy Bàng Như Thanh. Tiếng gào thảm thiết của Đại Quái khiến mọi người giật mình.

Bàng Thu Nhạn thấy con gái đã được cứu thoát, lão vui mừng khôn xiết, xuất chưởng tấn công Nhị Quái. Trương Tam cùng đám tiêu sư cũng xông vào. Bàng Như Thanh lịm người trong vòng tay Tống Thu, nghe lòng tràn ngập cảm giác biết ơn và ngưỡng mộ. Chỉ trễ chút nữa là nàng đã cắn lưỡi tự sát để thoát cảnh ô nhục. Tống Thu tưởng nàng sợ quá nên bất tỉnh. Chàng đành bồng lại giao cho Bàng Tuyết Hoa và Thượng Sương chăm sóc.

Sau khi thu hồi Bảo Mệnh Cổ Trùng và Thiết phiến, chàng đứng quan sát trận chiến. Thấy quạt không hề dính máu, chàng vô cùng ngạc nhiên. Năm lão ác ma biết không thể chống lại đám đông nên tính kế rút lui. Bọn chúng vung đao tấn mạnh, đẩy dạt vòng vây rồi phi thân về phía cửa sổ. Nhị Quái là người đầu tiên đến được khung cửa. Thân hình gã bay ra ngoài rơi phịch xuống bãi cỏ, thủ cấp rời khỏi cổ. Tam Quái là người nối gót, nhận ra quái sự liền khựng lại. Đúng lúc ấy tử thần ập đến. Thiết phiến như chiếc đĩa tròn xoáy tít lướt ngang cổ gã rồi trờ về tay Tống Thu. Thủ pháp Hồi Hoàn Phi Phiến này là tuyệt học hãn thế, có một không hai. Còn lại ba tên điên cuồng cố phá vòng vây. Đã có sáu tiêu sư bị thương dưới tay chúng. Bàng Thu Nhạn không có kiếm nên không phát huy được hết sở học. Lão nổi giận thét thuộc hạ vào phòng lấy bảo kiếm. Tống Thu thấy ba gã Mân Giang thủ pháp tàn độc nên không muốn dung tha. Chàng vung quạt nhập cuộc. Thiết phiến phá tan màn đao quay, xé toang l*иg ngực Ngũ Quái. Lục Quái liền thọc đao vào sườn chàng. Tống Thu xòe quạt phất vào mặt gã. Luồng chân khí từ Thiết phiến như chiếc dùi sắt đập nát đầu địch thủ. Bàng Vạn Lý thấy chàng liên tiếp đắc thủ, liền phấn khởi xuất tuyệt chiêu chụp lấy Ngũ Quái. Gã này đang phải chống cự với chưởng phong của Bàng lão nên trúng kiếm chết ngay. Chấn Thiên Kiếm Bàng Vạn Lý vui mừng ôm lấy vai Tống Thu tán dương :

- Không ngờ công tử lại là cao nhân tuyệt thế. Bàng mỗ có thể tự hào vì đã kết giao không lầm người.

Bàng lão quát thuộc hạ thu dọn chiến trường rồi bước đến vòng tay nghiêm nghị :

- Ơn tương trợ, lão phu suốt đời chẳng dám quên.

Tống Thu mỉm cười :

- Lão bá chớ đa tâm, việc giáng ma là bổn phận của người võ sĩ.

Bàng lão cười lớn nắm tay chàng kéo vào bàn, bảo thị tỳ dọn thức ăn mới. Nhị tiểu thư sụp xuống tạ ơn rồi xin phép lui vào trong. Bàng Tuyết Hoa nhìn Tống Thu rồi cũng chạy theo. Trương Tam ngồi phịch xuống ghế, ngao ngán nói :

- Xem ra bọn yêu tà đã biết tại hạ nhờ Ngân Long tiêu cục. Đường đi sẽ muôn vàn nguy hiểm, Tổng tiêu đầu tính sao?

Bàng lão vuốt râu cười bảo :

- Nếu công tử đây chịu giúp một tay thì Ngân Long tiêu cục sẽ đưa chân kinh đến tận tay Phương trượng Thiếu Lâm.

Trương Tam thấy chàng không nói gì liền sụp xuống nói bằng giọng bi phẫn, thiết tha :

- Mong công tử ra tay trương trợ, mười bảy người đã đem máu mình đổi lấy chân kinh, không đưa được bảo vật về chùa, Trương mỗ không mặt mũi nào mà sống nữa. Nếu công tử thương tình giúp đỡ Tam này hoàn thành sứ mệnh, Thiên Thủ La Hán tôi xin nguyện làm nô bộc để đền ơn, và cả phái Thiếu Lâm cũng đê đầu tạc dạ.

Tống Thu bảo gã đứng lên rồi nghiêm giọng hỏi :

- Xin các hạ cho biết đã đoạt lại chân kinh từ địa phương nào?

Trương Tam bùi ngùi nói :

- Bọn tại hạ điều hạ suốt mười năm mới biết chân kinh nằm trong Vũ Khúc tinh cung ở núi Võng Xuyên. Sau ba tháng rình rập, mười tám người đột nhập vào cung, may mắn tìm được bí phổ nhưng chỉ mình tại hạ thoát chết.

Tống Thu cau mày :

- Vũ Khúc tinh cung thế lực bao trùm võ lâm. Các hạ không sợ họ ra tay cướp lại hay sao?

Trương Tam lắc đầu :

- Tinh chủ Trác Mạc Đình là người kiêu ngạo, giả nhân giả nghĩa. Lão không thể lên tiếng nhận mình là kẻ ăn cắp chân kinh của Thiếu Lâm. Hơn nữa, nếu lão hiểu được Phạn văn thì cũng đã luyện thành. Còn như không hiểu thì cướp lại làm gì?

Tống Thu thăm dò :

- Té ra các hạ thông thuộc đường đi nước bước trong Vũ Khúc tinh cung nên mới có thể tìm được bảo vật.

Trương Tam gật đầu :

- Dù họ có thay đổi sự bố trí cơ quan cũng không ngăn cản nổi Trương mỗ.

Tống Thu hài lòng nghiêm giọng :

- Được. Tại hạ bằng lòng giúp các hạ đem kinh về Thiếu Thất.

Trương Tam đã chứng kiến bản lãnh kinh thế hãi tục của chàng gã đoán rằng ngay cả chưởng môn phái Thiếu Lâm cũng không hơn được. Nếu được chàng giúp đỡ, đi theo đoàn bảo tiêu, chắc chắn không tên ma đầu nào địch lại. Gã mừng rỡ quỳ xuống lạy ba lạy :

- Trương Tam xin bái kiến chủ nhân.

Tống Thu dịu giọng :

- Ta là Bách Lý Tống Thu. Các hạ hãy gọi ta là công tử.

Chàng lại gọi Sương nhi :

- Đây là Cốc Thượng Sơn nghĩa muội của ta.

Trương Tam gật đầu chào thầm khen nhan sắc của nàng. Tống Thu nói thêm :

- Ta quên không nói rõ. Sương nhi bị á tật.

Trương Tam tươi cười :

- Thuộc hạ cũng bị khập khiễng một chân. Chính vì vậy nên khó khăn mà cải trang qua mặt bọn yêu tà.

Sương nhi nghe nói gã cũng khiếm khuyết như mình, mỉm cười đồng cảm.

Mọi người ăn uống, bàn bạc kế sách. Bàng Vạn Lý cho người đến khách điếm mang hành lý và ngựa của bọn Tống Thu về Bàng gia trang. Sự có mặt của chàng công tử võ công tuyệt thế này khiến Ngân Long tiêu cục yên tâm. Ngay chiều hôm ấy, Tống Thu nhờ Bàng lão đổi giùm một số châu báu. Chàng cùng Bàng Vạn Lý đi xem thử những cơ ngơi rao bán. Cuối cùng chàng chọn mua tòa gia trang ở cửa Bắc thành, nằm cạnh bờ Tây sông Tương. Hoa viên um tùm rậm rạp vây quanh các kiến trúc khiến chàng rất hài lòng.

Ba ngày sau, Ngân Long tiêu cục xuất quân rầm rộ. Tổng tiêu đầu Long Chưởng Ngân Kiếm đích thân hộ tống bảo vật. Chấn Thiên Kiếm Bàng Vạn Lý và Phó tổng tiêu đầu Trường Sa Thần Thương Chu Tứ Phi, cùng mười hai tiêu sư hạng nhất, cũng đi theo. Hộp gỗ đựng Bối Diệp chân kinh nằm trong bọc vải, trước ngực họ Bàng. Thiên Thủ La Hán cỡi ngựa đi cạnh Bàng lão, chiếc nón rộng vành trùm sụp như muốn giấu mặt. Đoàn nhân mã có vẻ chẳng hề vội vã. Mười sáu con tuấn mã ung dung đi dọc bờ sông Tương. Song song với họ, ba chiếc đại thuyền của quân triều đình cũng xuôi giòng, tốc độ bằng với vó ngựa Ngân Long tiêu cục. Nhờ vậy, đám yêu tà không dám xuất hiện chặn đường cướp tiêu. Chúng cố chờ cho đến lúc Bàng lão vượt Trường Giang, sang đến địa phận Hà Nam, mới ra tay.

Năm ngày trôi qua, ngựa và thuyền cùng đến Động Đình hồ một lượt. Ba chiến thuyền ghé và bờ, bọn Bàng Thu Nhạn thản nhiên đưa ngựa lên thuyền tiếp tục dương buồm đổ vào Trường Giang, xuôi Đông đến Hán Khẩu. Gần trăm tên ma đầu tức tối, tìm thuyền nhỏ bám theo. Lại thêm ba ngày lướt sóng, thuyền binh tiến vào thủy trại. Thủy sư Đề đốc Dương Vi Lạc là bằng hữu của Bàng tổng tiêu đầu. Đề đốc lập tức mở đại yến tẩy trần. Ngân Long tiêu cục ở lại vui say hai ngày đêm tiếng cười nói vang dậy mặt sông.

Trong lúc ấy, phe hắc đạo vây chặt phía sau thủy trại, phong tỏa đường đi Hà Nam. Bọn chúng không dám rời mắt khỏi đối tượng nên đành gặm lương khô trân mình làm mồi cho lũ muỗi cỏ.

Mờ sớm ngày cuối tháng sáu, ba chiếc thuyền rời thủy trại trở lại Trường Sa. Bọn yêu tà cho người bám theo đến tận ngã ba sông. Thấy thuyền rẽ vào giòng Trường Giàng mới yên lòng. Chúng đoán rằng bọn Bàng Thu Nhạn còn ở trong thủy trại, chờ cơ hội âm thầm mang kinh đến Tương Dương. Nhưng chờ mãi chẳng thấy bọn Bàng Thu Nhạn ló mặt ra. Đại Ma Đầu Âm Hồn Lão Quái nửa đêm thâm nhập vào thủy trại bắt một tên quân ra hỏi. Gã này khai rằng Bàng tổng tiêu đầu và các thuộc hạ đã theo thuyền binh về Trường Sa từ ngay bữa ấy. Biết gã này không dám nói láo, Âm Hồn Lão Quái lập tức thống lãnh quần ma trở về Trường Sa. Quả nhiên, Bàng Thu Nhạn đang ung dung uống rượu với các tiêu sư. Âm Hồn Lão Quái đâu có coi họ Bàng ra gì, lão xông thẳng vào chỉ mặt Tổng tiêu đầu :

- Bàng Thu Nhạn, Bối Diệp chân kinh đâu.

Lão Quái tuổi đã bát tuần, đứng vào hàng bô lão của võ lâm, nên Bàng Thu Nhạn vội đứng lên vòng tay nói :

- Ngân Long tiêu cục nhận lời bảo hộ cho Thiên Thủ La Hán Trương Tam đến Hán Khẩu. Sau đó, họ Trương tự mình đem kinh về Thiếu Lâm. Mong Đặng tiền bối lượng giải.

Đặng Dung Kỳ bực tức quát :

- Nói láo. Bọn lão phu vây chặt thủy trại suốt mấy ngày không hề thấy Trương Tam đi ra. Chắc chắn là gã đang có mặt ở đây.

Bàng lão nghiêm giọng :

- Tại hạ dù bối phận không cao nhưng đã bốn mươi năm lăn lộn giang hồ, gầy dựng được chút thanh danh. Nếu tiền bối không tin xin cứ lục soát Bàng gia trang.

Lão Quái tâm cơ sắc bén, biết họ Bàng nói sự thực. Lão dậm chân tức tối :

- Thế là ta đã trúng kế điệu hổ ly sơn của họ Trương rồi.

Bất ngờ có một bóng người từ trên mái ngói nhảy xuống. Đó là một nữ nhân cực kỳ diễm lệ, đáng gọi là tuyệt thế mỹ nhân.

Ngay lập tức mọi người nhận ra đó là Tam Phong Hồ Ly Hồng Lăng Phượng, một ma nữ nổi tiếng tinh minh, xảo quyệt, thủ đoạn tàn nhẫn. Hồng Lăng Phượng yểu điệu bước đến, chiếu ánh mắt mê hồn nhìn Bàng lão. Nàng lạnh lùng bảo :

- Bổn cô nương suốt đời đùa cợt thiên hạ. Nay bị lão dùng kế đánh lừa, lòng rất không phục. Phải chăng đã có bậc cao nhân chỉ điểm?

Thu Nhạn đã lục tuần mà còn rung động trước ma lực của Hồ Ly, lão bối rối đáp :

- Cô nương quá lời, chẳng qua đây chỉ là kế hoạch của họ Trương.

Lăng Phượng cười nhạt :

- Thiên Thủ La Hán chỉ giỏi nghề trộm vặt, đâu thể nghĩ ra diệu kế này. Lão không nói ra cũng chẳng sao. Vũ Khúc tinh chủ đã cho cao thủ chặn kín ranh giới Hồ Bắc và Hà Nam. Dẫu có tài thánh thì kẻ giấu mặt kia cũng không thoát được.

Nàng quay sang bảo lão quái :

- Đặng tiền bối. Chúng ta phải lên đường ngay kẻo không kịp. Ít nhất cũng phải biết ai là người đã bắt chúng ta khổ sở mấy ngày qua.

Âm Hồn Lão Quái tán thành, đưa quần ma rời khỏi Trường Sa, kiên trì ngày đêm đến Hà Nam. Bàng Vạn Lý lo lắng hỏi :

- Phụ thân. Liệu Bách Lý Tống Thu có thoát khỏi sự ngăn chận của Vũ Khúc tinh cung hay không?

Thu Nhạn vuốt râu cười đáp :

- Chỉ trừ khi Tinh chủ đích thân xuất trận. Ngoài ra, không có ai ngăn nổi bước chân cửa Truyền nhân Thiết Phiến Tu La.

Lão không ngờ rằng Hồng Lăng Phượng đa mưu túc trí, giả vờ rời trang nhưng quay lại núp trong nóc sảnh để nghe ngóng. Nàng lẩm bẩm cái tên Bách Lý Tống Thu, mỉm cười đắc ý, tung mình vượt ra ngoài. Lát sau, nàng rạp mình trên lưng con tuấn Mã Ô Vân Cái Tuyết, lướt đi như mũi tên đen. Hơn canh giờ sau nàng đã qua mặt đoàn người ngựa của âm Hồn Lão Quái Đặng Duy Kỳ.

Nhắc lại, Tống Thu bày kế Kim Tiền thoát xác, khởi hành trước Ngân Long tiêu cục một ngày. Trong lúc Quần Ma ráo riết bám theo Bàng tổng tiêu đầu thì chàng và Thượng Sương vượt sông hàn, lên núi Thiếu Thất trao kinh. Toán cao thủ Vũ Khúc tinh cung đâu ngờ rằng đôi thiếu niên nữ mạo này lại mang bảo vật trong người, nên không để ý đến. Thiếu Lâm tự không hề biết Thiên Thủ La Hán Trương Tam đã đoạt được chân kinh. Khách tăng ngạc nhiên khi thấy chàng công tử trẻ măng này đòi yết kiến Phương trượng. Phổ Hòa đại sư nghiêm nghị nói :

- Bần tăng là sư đệ của Phương trượng, có toàn quyền xử lý những việc bên ngoài. Thí chủ cần gì xin cứ nói.

Tống Thu hờ hững nói :

- Vậy nếu vãn sinh yêu cầu Đại sư mở rộng cửa Đại Hùng bảo điện, gióng lên chín hồi Đại Hồng Chung thì thế nào?

- Cửa Phật chẳng phải là chỗ để nói đùa. Mong thí chủ cẩn, ngôn cho.

Tống Thu chỉnh sắc :

- Vãn sinh nhận lời người trao tận tay Phương trượng một bảo vật. Đại sư không cho gặp mặt, sau này đừng hối hận.

Phổ Hòa cố nén sân si, hòa nhã hỏi :

- Vật ấy là gì mà thí chủ coi trọng đến thế?

Tống thu cười mát :

- Mười bảy người đã hy sinh mạng sống để đổi lấy. Người còn sống sót thì ngày đêm sống trong sự truy sát của quần ma. Giá trị thế nào chắc Đại sư cũng hiểu?

Phổ Hòa đại sư nhớ đến Thập Bát La Hán hoàn tục đã mười năm trà trộn vào giang hồ để tìm chân kinh, lão vội hỏi :

- Phải chăng là Bối Diệp chân kinh?

Tống Thu lạnh lùng bảo :

- Trước khi diện kiến Phổ Luân thiền sư, vãn sinh không thể phụng cáo bất cứ điều gì.

Phổ Hòa gật đầu :

- Vậy xin mời nhị vị an tọa dùng trà bần tăng sẽ vào mời Phương trượng.

Đại sư đi khỏi, Thượng Sương ra dấu hỏi vì sao chàng lại cẩn trọng như vậy Tống Thu hạ giọng :

- Ta nghĩ rằng trong Thiếu Lâm tự có nội gián của Vũ Khúc tinh cung. Nếu không, dễ gì Trác Mạc Đình lấy được chân kinh.

Lát sau, Phổ Luân thiền sư ra đến khách xá. Tuổi ông đã gần bát thập, râu năm chùm trắng như tuyết, Pháp tướng trang nghiêm. Thiền sư để tay trước ngực hỏi :

- Bách Lý thí chủ tìm lão nạp chắc có việc hệ trọng?

Tống Thu vòng tay đáp :

- Xin Phương trượng ra lệnh cho mọi người rời xa khách xá.

Dung mạo chàng đoan chính, quân tử lẫm lẫm nên Thiền sư không hề e ngại, ông bảo Phổ Hòa :

- Sư đệ ra ngoài cảnh giác, không cho bất cứ ai lại gần.

Phổ Hòa đại sư có ý giận nhưng không dám cãi lại lời Chưởng môn, liền bỏ ra ngoài. Tống Thu trầm giọng :

- Vãn sinh được Thiên Thủ La Hán Trương Tam ủy thác, đem Bối Diệp chân kinh về trao tận tay Phương trượng.

Chàng lấy túi lụa đựng kinh, kính cẩn trao cho Phổ Luân. Thiền sư nhận lấy mở ra xem. Nhận ra bảo vật trấn sơn, ông vui mừng khôn xiết.

- A Di Đà Phật. Thí chủ công đức vô lượng. Lão nạp thay mặt Thiếu Lâm tạ ơn tương trợ.

Tông Thu nghiêm nghị nói :

- Hung thủ đánh cắp Chân kinh chính là Vũ Khúc tinh chủ. Trác Mạc Đình dã tâm to lớn, chắc đã gài nội gián vào các phái võ lâm. Mong Phương trượng chú tâm tra xét.

Phổ Luân buồn rầu đáp :

- Thí chủ luận việc chẳng sai. Lão nạp đã sớm nhìn ra chân tướng họ Trác. Nhưng vấn đề nội gián thì quả là khó điều tra.

Tống Thu hạ giọng :

- Phương trượng cứ chú tâm vào những đệ tử quê quán Tứ Xuyên, xuất gia gần với thời điểm mất kinh chừng một hai năm. Hơn nữa, xin đừng tiết lộ việc Thiếu Lâm biết dã tâm của Vũ Khúc tinh cung.

Phổ Luân thiền sư gật đầu, ông chăm chú nhìn Tống Thu, dọ hỏi :

- Lão nạp có cảm giác rằng thí chủ có mối ân oán với Tinh cung?

Tống Thu cười đáp :

- Sau này, nếu nghe nói vãn sinh đầu nhập Vũ Khúc tinh cung, mong thiền sư đừng lấy làm lạ.

Phổ Luân nghiêm giọng :

- Lão nạp tự tin không nhìn lầm người. Thiếu Lâm sẽ hết lòng hỗ trợ thí chủ.

Tống Thu cảm tạ rồi nói :

- Thiên Thủ La Hán Trương Tam đã trở thành thuộc hạ của vãn sinh. Họ Trương sẽ xuất hiện với một lai lịch khác. Mong Thiền sư lượng thứ.

- Thí chủ là ân nhân của Thiếu Lâm. Trương Tam theo hầu cũng là hợp đạo lý. Xin nhắn lại với họ Trương rằng Thiếu Lâm không quên công lao của gã.

Tống Thu cáo biệt Thiền sư lập tức xuống núi.