Giang Hồ Mộng Ký

Chương 19: Khai sơn phá thạch thùy nhân xuẩn - Hoa dạ tân lang vấn u linh

Ngay chiều hôm ấy, Thuần Vu Kỳ ra vườn sau để luyện kiếm. Thanh thần kiếm Xuân Thu tỏa ánh sáng xanh rực rỡ và diễm lệ khiến cả nhà phải ngất ngây hết lời khen ngợi.

Thuần Vu Kỳ mượn những thân cây, những chiếc lá, những đóa hoa để làm mục tiêu, cố hòa nhập tâm ý vào thanh kiếm lạ.

Hôm sau, chàng đã hoàn toàn làm chủ dược Trạm Lư, song lại buồn vì ngượng nghịu khi cầm Tỏa Nhuệ. Chàng ngồi suy nghĩ một hồi rồi quyết định rằng sẽ rèn luyện sao cho ngắn dài, nặng nhẹ không còn phân biệt.

Năm xưa, lúc còn học võ trên núi Hòa Sơn, Thuần Vu Kỳ từng được sư phụ là Trương chân nhân đọc cho nghe Đạo Đức kinh của Lão Tử. Trong ấy có một đoạn như sau.

“Thiên hạ giai tri mỹ chi vi mỹ tự ác dĩ. Giai tri thiện chi vi thiện tư bất thiện di.

Cố, hữu vô tương sinh, nan dị tương thành, trường đoản tương hình, cao hạ tương khuynh, âm thanh tương hòa, tiền hậu tương tùy, thị dĩ thánh nhân xử vô vi chi sự, hành bất ngôn chi giáo”.

Tạm dịch: thiên hạ đều biết tốt là tốt, tức là đã có xấu. Thiên hạ đều biết thiện là thiện tức là đã có bất thiện. Vì vậy có và không cùng sinh, khó và dễ cùng thành, dài và ngắn cùng hình, cao và thấp cùng nghiêng, giọng và tiếng cùng hòa lẫn, trước và sau cùng theo. Cho nên bậc thánh lấy vô vi mà xử sự, lấy bất ngôn mà dạy dỗ.

Thuần Vu Kỳ may mắn được Trương Tam Phong giáo dưỡng bằng phương pháp bất ngôn, quan sát những vận động của tự nhiên và thấu hiểu Đại Đạo, không tích lũy tri thức phàm tục để phải giải thoát tri kiến, nhờ vậy Đạo Tâm của chàng rất sáng láng, trong vắt. Chàng giác ngộ được triết lý bất diệt của Đạo Đức kinh nên giờ đây dễ dàng thâm nhập vào chỗ trường đoản tương hình, cao thấp tương khuynh Đến chiều ngày mười bốn tháng tám thì Thuần Vu Kỳ đã tiến thêm một bước dài trong kiếm đạo, sử dụng hai thanh Trạm Lư và Tỏa Nhuệ như nhau, chẳng hề bỡ ngỡ.

* * * * *

Mờ sáng ngày rằm, Linh Miêu Tẩu hối thúc đoàn người lên đường. Mười con tuấn mã phi nước đại về hướng Đông để đi đến Thánh Hỏa lâm.

Khu rừng linh thiêng này nằm ở chân phía Tây núi Ô Sa, cách huyện thành Đôn Hoàng hơn năm mươi dặm về hướng Đông nam.

Núi Ô Sa nổi tiếng khắp Trung Hoa không phải là vì trọng địa của Thánh Hỏa giáo, mà bởi sườn Đông của núi có một danh thắng kỳ tuyệt là Thiên Phật động (ngàn động Phật). Thiên Phật động còn có tên là động Mạc Cao, gồm hơn ngàn động phân bố trên các vách đá dài khoảng hơn bốn dặm (2km). Những hang động này sắp xếp thành ba tầng, trông giống như tổ ong, song nhìn xa lại tựa một khu làng mạc lớn. Động Mạc Cao bắt đầu hình thành vào thời Đông Tấn hoặc Tây Tấn, từ đó trở di không ngừng được mở mang thêm mãi cho đến đời Nguyên. Thời kỳ Tùy Đường, việc mở mang đạt đến đỉnh cao.

Trong Thiên Phật động chứa hàng vạn tượng Phật tạc bằng đá. Tượng nhỏ nhất cao chưa đầy hai gang tay, tượng lớn nhất cao đến mười trượng (33m). Trên vách những hang động là những bức Bích Họa miêu tả cuộc đời của Phật tổ Như Lai hoặc kể lại những truyền thuyết Phật giáo, và vẽ cả chân dung của những người đã bỏ tiền ra xây dựng động. Ngoài ra, có một số tranh biểu hiện sinh hoạt của xã hội thời cổ như cày cấy, săn bắn, đánh cá, xem múa...

Phật giáo khởi phát ở Ấn Độ nhưng đại phát triển rực rỡ ở Trung Hoa và Thiên Phật động là một trong những chứng tích quan trọng. Nhưng chúng ta hãy tạm quên động Ngàn Phật để đi theo gã đạo sĩ đào hoa Thuần Vu Kỳ đến Thánh Hỏa lâm.

Khu rừng Thánh Hỏa này nằm ở chân núi phía Tây, cách biệt hẳn với Thiên Phật động. Với diện tích độ ba ngàn mẫu, Thánh Hỏa lâm là điểm xanh hiếm hoi trên vùng cao nguyên Lan Châu cằn cỗi.

Tất nhiên là trọng địa của Thánh Hỏa giáo chỉ chiếm một khoảnh đất khiêm tốn vài chục mẫu chứ không thể ở hết khu rừng lá kim bạt ngàn kia. Giờ đây, ở bìa rừng hướng Nam, một lôi đài bằng gỗ đã được dựng lên, chưng quanh là hàng ngàn khúc gỗ thông dùng làm ghế ngồi cho hào kiệt Trung Nguyên.

Không phải ai cũng đủ khả năng để lặn lội mấy ngàn dặm mà đến Đôn Hoàng nên tổng cộng chỉ có độ tám trăm cao thủ Trung Thổ hiện diện.

Lực lượng ngũ phái được thống lãnh bởi chính đương kim Chưởng môn, nhân số độ hơn trăm, đã ngồi cả ở những hàng trên cùng. Đấy là chưa nói đến Phó minh chủ võ lâm là Đan Nhược Tiên Tử Trịnh Tiệp.

Tiên tử đang mang thai nhưng vì trách nhiệm nên không thể vắng mặt. Mẹ của Minh chủ Phương Đại Mạc tâm bệnh bất ngờ nên ông ta phải ở nhà hầu hạ. Miêu Độc pháp sư lo lắng cho giọt máu của mình nên đã đi theo để chăm sóc. Mộ Dung Thịnh cũng tháp tùng, dù y phục sang trọng, tướng mạo oai phong nhưng vẫn chỉ là một thằng ngốc.

Bọn Thuần Vu Kỳ trà trộn vào quần hùng, nón mây che kín nửa mặt, chờ xem diễn biến của sự việc. Huyền Cơ thư sinh Lư Thiếu Kỳ rất lo lắng khi chẳng thấy Hồng Hoa Tiên Cơ Hoàng Xuân Phụng. Phải chăng mụ hồ ly ấy đã phát hiện ra kế Tá đao sát nhân của ông nên không thèm đến đây.

Giữa giờ Thìn, phe chủ nhân xuất hiện gồm Thánh Hỏa giáo chủ Long Quang Tự và Thập đại Hộ pháp.

Tuổi tác của mười một người này sàn sàn với nhau, chừng trên dưới bảy mươi. Và cả vóc dáng của họ cũng tương tự, nghĩa là rất cao lớn, khôi vĩ. Họ cùng mặc trường bào rộng lụng thụng kiểu Hồi tộc, không có thắt lưng, ngực áo thêu ngọn lửa hồng rất lớn. Riêng Long giáo chủ thì hơi khác vì trên búi tóc có kim quan vàng chóe, cũng mang hình dạng của ngọn Thánh Hỏa. Quần hùng nhất tề đứng lên để đáp lại động tác cúi mình thi lễ của phe chủ nhà.

Long Quang Tự có gương mặt khá đẹp, mắt sâu, mủi cao thắng, trán rộng, cằm bạnh đầy kiên quyết, bộ râu quai nón viền quanh khổ mặt chữ Điền vẫn chưa điểm bạc. Ông ta mỉm cười, vui vẻ giới thiệu mười vị hộ pháp với quần hùng. Chưởng môn ngũ phái cũng xưng danh tánh và chức vụ.

Long giáo chủ cau mày hỏi Bạch Dương Tử :

- Này Bạch Chưởng môn. Lão phu nghe nói Trương chân nhân còn một người tiểu đệ tử tên Địch Hán Siêu. Đáng lẽ họ Địch đại diện phái Võ Dương mới phải đạo.

Bạch Dương Tử ngượng ngùng đáp :

- Tệ sư thúc hành tung vô định, nên bần đạo không sao liên lạc được.

Long Quang Tự lộ rõ vẻ thất vọng. Lão thở dài bảo :

- Năm xưa, Gia tổ phụ kém tài Trương chân nhân, bị trúng một kiếm vào tay, phải nhận bại. Gia tổ đã vì thế mà khổ luyện, cố hoàn bị pho Thánh Hỏa kiếm pháp của bổn giáo để chờ cơ hội ấn chứng với phái Võ Đang. Tiên phụ cũng đã dồn tâm huyết vào việc ấy và trao trách nhiệm cho lão phu. Nay đệ tử chân truyền của Trương chân nhân không đến khiến lão phu chẳng thể hoàn thành di mệnh của cha ông.

Bạch Dương Tử tự ái cười nhạt :

- Bần đạo là đồ tôn của Trương tổ sư, là đương kim Chưởng môn, lẽ nào không đủ tư cách để thay mặt phái Võ Đang so tài với thí chủ?

Long Quang Tự lắc đầu cười khanh khách rồi nghiêm nghị nói :

- Không phải lão phu dám coi thường tôn giá nhưng Thái Cực kiếm pháp của phái Võ Đang chẳng thể nào gϊếŧ nổi Phong Đô Đai Sĩ. Bổn tọa đoán rằng Trương chân nhân đã sáng tạo ra tuyệt học khác cao siêu hơn và truyền lại cho một mình gã Địch Hán Siêu.

Long giáo chủ nói rất chuẩn xác nên Bạch Dương Tử cứng họng không dám mở miệng ra nữa.

Phó minh chủ Võ lâm Trịnh Tiệp lên tiếng :

- Nay võ lâm Trung Nguyên y theo lời ước hẹn sáu mươi năm mà đến đây. Xin Long giáo chủ cho biết phương thức so tài.

Long Quang Tự vui vẻ đáp :

- Thực ra, đến đời Tiên phụ thì tôn chỉ của bổn giáo đã thay đổi, không còn giống như trước nữa. Tiên phụ đã thức ngộ ra rằng các tôn giáo đều có quyền phát triển một cách tự do, bình đẳng, không thể dùng vũ lực mà ép buộc bách tính phải gia nhập. Giáo lý của Thánh Hỏa giáo có lẽ không thích hợp với nền văn hóa Trung Nguyên và chỉ có thể truyền bá ở vùng Tây bắc này, nơi tập trung đông đảo những bộ tộc thiểu số. Do vậy, lão phu đã không còn tha thiết với ý định bành trướng Thánh Hỏa giáo vào Trung Thổ. Cuộc phó ước hôm nay chỉ thuần túy là một cuộc luận kiếm hữu hảo để an ủi vong linh của Gia tổ và Gia phụ. Chúng ta chỉ so tài đúng một trận, sau đó, mời chư vị anh hùng Trung Nguyên tham dự đại hội tỷ võ chiêu phu của khuyển nữ Long Thiện Lan.

Đám hào kiệt trẻ tuổi mừng rỡ reo hò như sấm dậy, còn các Chưởng môn thì thở phào nhẹ nhõm.

Nhung Long giáo chủ đã tiếp lời :

- Tuy nhiên, để Gia tổ nơi chín suối được vui lòng, lão phu mạn phép đưa ra một đề nghị nho nhỏ. Đó là sau cuộc so tài này, nếu lão phu bại sẽ dâng tặng ngũ phái Trung Nguyên năm ngàn lượng vàng và kẻ thắng trận một nhánh Thiên Niên Hà Thủ Ô.

Nhưng nhược bằng lão phu may mắn là người thắng thì ngũ phái phải dựng tượng đài Thánh Hỏa ngay cạnh Tổng đàn Võ lâm Trung Nguyên.

Kẻ ấu trĩ thì phấn khởi thèm khát phần thưởng có giá trị lớn lao kia song bậc thức giả thì vô cùng lo lắng. Tượng đài Thánh Hỏa giáo trấn môn sẽ là mối nhục ngàn đời của cả võ lâm Trung Nguyên.

Không nhận lời đánh cuộc thì mang tiếng khϊếp nhược vì đa số quần hào đã đồng thanh tán thành. Năm vị Chưởng môn Tăng đạo vô cùng bối rối, đang do dự bất quyết thì có người lên tiếng thay :

- Này Long giáo chủ. Nhưng nếu đánh nhau đến chết thì sẽ xui xẻo cho lễ kén rể của ông. Lão phu đề nghị cuộc so tài chỉ giới hạn trong vòng nửa canh giờ. Giả như đại biểu của Trung Nguyên trẻ tuổi hơn ông thì vẫn được xem là thắng, dù kết quả là hòa.

Cái giọng oang oang đinh tai nhức óc kia thính là của Linh Miêu Tẩu. Quần hùng mừng rỡ vì có kẻ cầm cᏂị©Ꮒ, gọi vang danh hiệu của Kha Nhất Tuyền.

Ngũ phái nhẹ mình, mừng vì có bậc kỳ nhân đứng ra điều khiển đại cục. Lời lẽ của Linh Miêu Tẩu rất vững chắc hợp lý nên Long Quang Tự bắt buộc phải đồng ý.

- Lão phu tán thành nhưng chỉ trong trường hợp kẻ thượng đài phải nhỏ hơn lão phu ít nhất hơn mười tuổi.

Linh Miêu Tẩu cười khanh khách :

- Giáo chủ cứ yên tâm, gã tiểu tử này mới hai mươi bốn tuổi, chỉ bằng con gái út của ông thôi.

Quần hào Trung Nguyên biết rõ Truy Hồn kiếm khách Vũ Khinh Hồng tuổi đã bốn mươi nên không thể là người mà Linh Miêu Tẩu nói đến. Vì thế họ hoài nghi, nhao nhao phản đối, cho rằng không xứng đáng. Huyền Cơ thư sinh liền đứng lên trấn an :

- Kính cáo đồng đạo võ lâm. Hai nhân vật Địch Hán Siêu và Vũ Khinh Hồng chỉ là hóa thân của Thuần Vu công tử đất Khai Phong. Thuần Vu Kỳ cũng là đồ đệ thứ tám của Trương tổ sư. Vì đại cục võ lâm, vì di mệnh của Trương chân nhân nên Thuần Vu công tử phải cải trang để giáng ma. Nay sóng gió giang hồ sắp lặng, Thuần Vu Kỳ mới dám để lộ thân phận thực.

Quần hùng vô cùng ngưỡng mộ và kính phục, hoan hô vang dội và đòi thần tượng phải đứng lên ra mắt. Thuần Vu Kỳ ngượng ngùng vòng tay chào tứ phía rồi mới chậm rãi bước lên lôi đài.

Giáo chủ Thánh Hỏa giáo nhìn chàng trai trẻ với ánh mắt kỳ lạ rồi hỏi :

- Ta nghe đồn công tử bị á tật cơ mà?

Quần hào giật mình nhớ ra, ngơ ngác ồ lên. Nhưng Thuần Vu Kỳ đã điềm đạm giải thích :

- Tại hạ may mắn được bậc Thần y là Cửu Chuyển Đao Lam Thiên Ngũ chữa lành tật câm.

Long Quang Tự bỗng thở dài định nói gì đấy thì bị Đan Nhược Tiên Tử cướp lời.

Nàng ta đứng lên dấm dẳng nói :

- Lạ thực. Võ lâm Trung nguyên đã có Minh chủ mà dường như chẳng ai thèm đếm xỉa đến? Bổn nhân mới là người có quyền quyết định ai xứng đáng là đại biểu. Linh Miêu Tẩu và Huyền Cơ thư sinh là cái thá gì mà dám đứng ra điều khiển võ lâm?

Dứt lời nàng giơ cao kiếm ấn và lạnh lùng nói :

- Mời Thuần Vu công tử hạ đài.

Thì ra Nam Sơn kiếm khách Phương Đại Mạc đã trao cái vật đầy uy quyền ấy cho Tiên tử để nàng thay mặt mình.

Thuần Vu Kỳ không ngờ Trịnh Tiệp lại bất ngờ giở thói ngang ngạnh, nhưng chàng vẫn bình thản vái chào Long Quang Tự rồi xuống đài. Chàng đi thẳng đến trước mặt con hổ cái bất trị kia, ánh mắt uy nghiêm pha chút rầu rĩ rồi chậm rãi nói :

- Hiền muội còn nhớ lời ta dặn dò lúc trước chứ?

Trịnh Tiệp rùng mình gượng cười :

- Đại ca yên tâm, tiểu muội vẫn nhớ.

Thuần Vu Kỳ đi về chỗ rồi Đan Nhược Tiên Tử mới hoàn hồn nói tiếp song giọng điệu không còn ngạo mạn như trước nữa :

- Kính cáo đồng đạo Trung Nguyên. Bổn nhân biết rằng trong số chư vị có nhiều người tài ba quán thế, không kém Thuần Vu công tử là cao thủ số một của Trung Thổ. Do vậy, bổn nhân muốn tạo cho những kẻ ấy một cơ hội để chứng tỏ mình. Ai muốn trở thành đại biểu của võ lâm xin hãy mạnh dạn bước ra. Năm ngàn lượng vàng và nhánh Thiên Niên Hà Thủ Ô sẽ thuộc cả về kẻ mang lại vinh dự cho võ lâm Trung Nguyên.

Thấy nàng gạt ngũ phái ra rìa, Long Quang Tự thích thú hưởng ứng :

- Không ngờ Trịnh phó minh chủ lại là bậc nữ trung hào kiệt, công minh và quyết đoán. Lão phu rất tán thưởng cách hành sự của nàng. Vàng và kỳ trân đúng ra nên thuộc về kẻ chiến thắng.

Mối lợi khổng lồ đã khiến cho một số cao thủ lão thành mờ mắt. Họ ẩn cư lâu năm, lần nầy vì hiếu kỳ hiếu võ nên mới đến đây để thưởng lãm Thánh Hỏa kiếm pháp. Tất nhiên họ cho rằng thuần Vu Kỳ còn quá trẻ, chẳng thể lợi hại như lời đồn đại.

Năm ngàn lượng vàng đồng nghĩa với cuộc sống sang giàu, còn Thiên Niên Hà Thu Ô chính là tuổi thọ, và sự thăng tiến công lực. Hai yếu tố này đã khích động lòng tham của nhiều người. Những kẻ già nua lão luyện thường đa nghi và cẩn trọng nên rốt cuộc chỉ có bốn lão già lạ mặt, tuổi tác đều quá bảy mươi, bước ra xưng danh lánh. Họ gồm :

- Lã Lương Thần Tẩu Hoàng Đại Định, bảy mươi lăm tuổi, sử dụng đoản côn.

- Kính Đình Ẩn Sĩ Địch Kiếm Tâm, bảy mươi hai tuổi, sử đυ.ng đao.

- Vân Cương Thượng Nhân Tạ Anh Hưng, bảy mươi bảy tuổi, sử dụng trường thương.

- Long Môn Tú Sĩ Phùng Kế Trân, bảy mươi bốn tuổi, dùng kiếm.

Bốn người này đều là cao thủ lừng lẫy một thời song vì những lý do khác nhau mà ẩn mặt đã lâu. Nay họ xuất đầu lộ diện khiến cho quần hùng phấn khởi tin rằng sẽ được thưởng thức những trận đấu hay và khốc liệt.

Và khi Đan Nhược Tiên Tử cao giọng dăng ký cho gã chồng khờ là Hàng Long kiếm khách Mộ Dung Thịnh thì mọi người mới hiểu rõ lòng nàng. Té ra nàng cũng động tâm trước số vàng năm ngàn lượng và nhánh Hà Thủ Ô ngàn năm.

Riêng những ai biết rõ việc Tiên tử dan díu với Miêu Độc pháp sư thì đoán rằng nàng ta đang thí mạng chồng, thắng cũng tốt mà thua cũng tốt.

Ứng cử viên thứ sáu sẽ là Thuần Vu Kỳ. Chàng hiểu rõ Trịnh Tiệp muốn mình vì tình xưa mà nhân nhượng cho Mộ Dung Thịnh, liền thượng đài vòng tay nói nhỏ với Long Quang Tư :

- Giáo chủ. Tại hạ đang sở hữu thanh Trạm Lư bảo kiếm, chém sắt như chém bùn, chắc chắn sẽ giành được ưu thế bằng cách làm tổn hại Thánh Hỏa kiếm. Tại hạ sẽ không thượng đài nếu Giáo chủ hủy bỏ điều kiện dựng tượng Thánh Hỏa ở Tổng đàn Võ lâm.

Long Quang Tự suy nghĩ rồi đáp :

- Lão phu đồng ý thay đổi một chút, nghĩa là chỉ dựng tượng Thánh Hỏa trước cửa nhà kẻ được cử làm đại biểu võ lâm. Nhưng với điều kiện là công tử phải tham gia đại hội tỷ võ chiêu phu của khuyển nữ vào ngày mai. Thú thực là lão phu rất muốn có một chàng rể như công tử.

Thuần Vu Kỳ ngạc nhiên và bối rối đáp :

- Cảm tạ lòng yêu thương của Giáo chủ. Nhưng tiếc rằng tại hạ đã có đến ba vợ, chẳng dám mơ ước đến Thánh Nữ.

Long giáo chủ mỉm cười :

- Lão phu rất rõ gia cảnh của công tử và còn biết rằng hai vị nhạc phụ và nhạc mẫu của công tử đang ngồi dưới kia. Công tử cứ xuống thỉnh ý của họ rồi phúc đáp lão phu.

Thuần Vu Kỳ ngượng ngùng về chỗ trình bày cho các trưởng bối nghe đề nghị của Long Quang Tự.

Tử Bất Y phản đối ngay :

- Hà tất ngươi phải vì con bé Trịnh Tiệp mà rước thêm vợ về cho gia sự rối ren. Với Trạm Lư bảo kiếm ngươi thừa sức thắng lão họ Long kia.

Nhưng Huyền Cơ thư sinh đã lên tiếng :

- Theo thiển ý của lão phu thì chưa chắc Trạm Lư đã chặt gãy được Thánh Hỏa kiếm. Bằng chứng là thanh Tỏa Nhuệ cũng không sợ Trạm Lư. Hơn nữa, khi Trạm Lư tiếp xúc với luồng chân khí nóng rực do Thánh Hỏa kiếm tỏa ra thì sẽ bị mềm đi, giảm thiểu độ sắc bén. Nếu không dúng như thế thì sao Thánh Nữ Long Thiện Lan lại cố tâm tặng Trạm Lư thần kiếm cho Kỳ nhi?

Cả bọn sửng sốt :

- Chẳng lẽ con bé Tiểu Lan ở Lục Bàn sơn lại là Thánh Nữ Thánh Hỏa giáo?

Lư lão mỉm cười :

- Đúng vậy. Nhờ nàng ta phải lòng Kỳ nhi nên Long giáo chủ mới có thái độ hòa hoãn với chúng ta như thế. Lúc đầu lão phu cũng không đoán ra chỉ đến khi họ Long mở miệng đòi Kỳ nhi trở thành rể thì lão phu mới tỉnh ngộ.

Linh Miêu Tẩu nghiêm giọng :

- Nếu Long Thiện Lan trở thành dâu họ Thuần Vu thì Thánh Hỏa giáo mãi mãi giữ tình hòa hảo với các phái Trung Thổ. Đây là phúc lớn của võ lâm mong chư vị hãy rộng lượng suy xét, đừng vì chút lòng ích kỷ mà bỏ qua cơ hội ngàn vàng này.

Kình Thiên đại hiệp sợ mang tiếng ích kỷ, hẹp hòi, liền nóng mũi :

- Lão phu tán thành cho Kỳ nhi thu nạp Long Thiện Lan.

Độc Cơ Lạc Anh Châu thì hớn hở tự hào :

- Lão thân biết trước số Kỳ nhi có đến bốn vợ nên đã bàn bạc với thông gia. Tiết hiền muội đã giao cho lão thân cùng Tiết đại hiệp đại diện họ Thuần Vu nạp sính lễ.

Trong xe có chiếc rương gỗ chứa số châu báu trị giá đến năm vạn lượng vàng.

Thế là hôn sự được quyết định, Thuần Vu Kỳ chẳng còn có thể thoái thác, trở lên lôi đài phúc đáp với Long Quang Tự. Lão ta mừng rỡ cười rất tươi và cao giọng tuyên bố :

- Kính cáo đồng đạo Trung Nguyên. Lão phu nể mặt Thuần Vu công tử nên sẽ thay đổi đôi chút trong điều kiện so tài. Nếu lão phu thắng, tượng đài Thánh Hỏa sẽ chỉ dựng trước cửa nhà của vị đại biểu đã bại trận, thay vì dựng ở Tổng đàn võ lâm các Chưởng môn Bạch Đao và quần hùng rất thắc mắc, không hiểu Thuần Vu Kỳ cùng Long giáo chủ đã thương lượng thế nào mà đi đến kết quả tốt đẹp này. Trịnh Tiệp cau mày hỏi :

- Vậy Thuần Vu công tử có tham gia tranh chức đại biểu hay không?

Thuần Vu Kỳ lắc đầu đáp :

- Tại hạ rút lui.

Ánh mắt Đan Nhược Tiên Tử rực rỡ niềm hân hoan và cho rằng Thuần Vu Kỳ bỏ cuộc thì không ai địch lại Mộ Dung Thịnh.

Phe Thánh Hỏa giáo liền nhường lôi đài cho Trịnh Tiệp điều khiển cuộc tranh cử.

Nàng ta dõng dạc mời Chưởng môn ngũ phái lên làm trọng tài cùng với mình.

Đã hội ý với Huyền Cơ thư sinh và Linh Miêu Tẩu nên năm vị Chưởng môn bình thản chấp hành lệnh của Phó minh chủ.

Sau khi bốc thăm, cặp đấu thủ sẽ thượng đài trước tiên là Hàng Long kiếm khách Mộ Dung Thịnh và Vân Cương Thượng Nhân Tạ Anh Hưng.

Khi Mộ Dung Thịnh rút thanh bảo kiếm sáng loáng ra, có người buột miệng phản đối :

- Mộ Dung Thịnh có thần kiếm trong tay thì ai mà định lại? Y phải đổi kiếm thường mới đúng đạo lý.

Đan Nhược Tiên Tử bác bỏ ngay :

- Chuyết phu có danh hiệu là Hàng Long kiếm khách thì sử dụng Hàng Long Bảo kiếm là rất phải. Vả lại nếu đắc cử, y cũng dùng thanh kiếm ấy so tài với Long giáo chủ cơ mà? Chẳng lẽ lúc ấy Long giáo chủ cũng nói như túc hạ?

Xem ra nàng nói rất có lý nên người kia tắc họng và không còn ai thắc mắc gì nữa. Thực ra thì Hàng Long kiếm cũng chẳng có ưu thế bao nhiêu trước cây trường thương bằng thép ròng của Vân Cương Thượng Nhân. Chỉ ở một tư thế rất thuận lợi nào đó thì Hàng Long kiếm mới mong chặt gãy được cây thương. Người ta thường dùng thành ngữ “Chặt sắt như chặt bùn” nhưng sắt không phải là thép. Thuật luyện kim của người Trung Hoa cổ rất tiến bộ và phát triển rộng rãi. Ngay cả lão thợ rèn quê mùa cũng biết cách trui những mũi dùi trở nên cứng đến nỗi chạm trổ được trên đá hoa cương.

Bởi vậy, vũ khí của giới hiệp khách thường có nước thép rất tốt, chẳng dễ gì gãy nổi. Cùng lắm thì khi va chạm phải thần binh thượng cổ, chúng bị sứt mẻ mà thôi.

Vân Cương Thượng Nhân biết rõ điều ấy nên thản nhiên vũ lộng trường thương đối phó với những chiêu kiếm hung hãn của Mộ Dung Thịnh. Là kẻ si dại nên Mộ Dung Thịnh có đấu pháp cực kỳ cương mãnh và liều lĩnh. Gã ôm kiếm xông vào tấn công Vân Cương Thượng Nhân một cách điên cuồng, mắt đỏ ngầu, cứ như đang đánh nhau với kẻ thù gϊếŧ cha hay cướp vợ vậy.

Tạ Anh Hưng vốn là một vị hòa thượng phá giới, lòng trần còn nặng song dẫu sao ông cũng khá hiền lành. Ông hoàn toàn bối rối khi phải đối địch với một gã điên không biết sống chết là gì. Thượng nhân chỉ còn cách đem hết công lực và sở học ra mà chiến đấu.

Trường thương là loại vũ khí đứng hành thứ ba trong Binh Khí Phổ, rất hữu dụng trong chiến tranh. Nhưng do trường thương khá dài và nặng nề nên chỉ những người thực khỏe mạnh mới sử dụng nổi. Bởi thế cho nên quân đội nhà Minh đã bỏ thương mà sử dụng giáo, một loại trường binh tương tự như thương nhưng ngắn và nhẹ hơn, vừa sức đa số quân sĩ có thân hình trung bình.

Tạ thượng nhân có tầm vóc khá cao lớn, lực lưỡng. Hai cánh tay to khỏe của ông điều khiển cây Thiết Thương rất nhẹ nhàng và linh hoạt, trường thương dũng mãnh mà đẹp mắt, biểu lộ một bản lãnh dầy công rèn luyện.

Ẩn cư hai mươi năm, họ Tạ thừa thời gian để trau dồi thương thuật, đạt đến mức đại thành. Cộng với tu vi gần Hoa Giáp, ông dần dần chiếm được thượng phong trước một đấu thủ trẻ hơn và si ngốc. Thương dài gấp đôi trường kiếm, ngoài những thế đâm hiểm độc còn có thể giáng xuống hoặc quét ngang với khí thế như vũ bão. Tạ Anh Hưng luôn giữ được khoảng cách an toàn không để đối phương nhập nội phát huy ưu thế chiều dài của trường thương.

Tiếng thép chạm nhau chan chát, đoạn mũi thương bị mẻ từng miếng cỡ hạt gạo song Mộ Dung Thịnh cũng trúng hai đòn vào bắp tay và đùi, máu loang ướt bộ võ phục gấm xanh sang trọng Nếu là người vợ thương chồng thì Trịnh Tiệp đã ra lệnh đình chiến nhưng đúng là nàng chẳng hề tiếc mạng Mộ Dung Thịnh, cứ thản nhiên quan sát, dáng điệu bồn chồn như chờ đợi một điều gì.

Quả nhiên, sau ba khắc giao tranh chất độc vô hình trong y phục của Mộ Dung Thịnh đã từ từ ngấm vào cơ thể Vân Cương Thượng Nhân làm cho lão mệt mỏi, chân khí sa sút nhanh chóng.

Đường thương chậm lại, mất hẳn sự linh hoạt và Tạ thượng nhân rơi vào hiểm cảnh. Động tác rút thương về, sau một đòn điểm nhãn, đã không đủ nhanh nên Mộ Dung Thịnh thừa cơ chặt gãy vũ khí của họ Tạ rồi ập vào nhanh như gió. Mũi kiếm Hàng Long lạnh lùng trổ ba lỗ trên ngực nạn nhân còn lưỡi kiếm tiện phăng cánh tay cầm thương. Không nhát nào trúng tim nên Vân Cương Thượng Nhân Tạ An Hưng vẫn còn nói được lời cuối cùng. Đôi mắt gắng trợn lên đầy vẻ phẫn nộ, miệng hét lớn :

- Độc.

Rồi kẻ tu hành chưa trót kia gục ngã lìa đời. Quần hùng chấn động trước lời tố cáo của người chết, đồng thanh nguyền rủa Mộ Dung Thịnh và công nhận gã là người chiến thắng.

Mộ Dung Thịnh chẳng hề nao núng, nở nụ cười ngây ngô đứng nhìn xác chết trên sàn đài với ánh mắt khoái trá, cho đến lúc Đan Nhược Tiên Tử bảo gã hạ đài và nàng thản nhiên thách thức quần hùng :

- Nếu chư vị cho rằng chuyết phu dụng độc thì cứ việc lên kiểm tra.

Có vài bằng hữu của Vân Cương Thượng Nhân nhảy lên đài xem xét, thấy da dẻ nạn nhân vẫn bình thường, thất khiếu không rỉ máu đen. Họ hậm hực đưa xác Tạ Anh Hưng xuống đài, lo việc tẩm liệm.

Tuy nhiên, hiện tượng mất sức bất ngờ của Vân Cương Thượng Nhân đã chứng minh cho lời trăn trối của lão. Do đó, trong ba ứng viên còn lại có hai người bỏ cuộc.

Người dám đối địch với Mộ Dung Thịnh chính là Lã Lương Thần Tẩu Hoàng Đại Định, tuổi đã bảy mươi lăm, sử dụng cây đoản côn nặng ba chục cân, dài ba xích năm thốn, nghĩa là nhỉnh hơn trường kiếm một gang tay. Mộ Dung Thịnh được lệnh điều tức vài khắc rồi đánh tiếp ntrận thứ hai, cũng là trận chót.

Dưới này sắc diện Thuần Vu Kỳ không được tươi. Cái chết thảm thương của Vân Cương Thượng Nhân khiến chàng hối hận vì đã dung dưỡng Đan Nhược Tiên Tử.

Chàng bắt đầu sợ hãi và chán ghét người đàn bà tàn nhẫn, đầy tham vọng ấy. Trưởng bối của chàng không ai trách cứ điều gì, riêng ánh mắt Độc Cơ lóe lên những tia bí ẩn và đắc ý.

Mộ Dung Thịnh đã xả công, hiên ngang nhảy lên đài và lập tức tấn công Lã Lương Thần Tẩu. Hoàng Đại Định bình thản múa tít thanh đoản côn đen trùi trũi, có đường kính lớn cỡ quả trứng vịt tạo nên một cơn bão thép đánh bạt Hàng Long kiếm ra.

Với tiết diện lớn như vậy, đoản côn của ông không thể nào bị gãy bởi một nhát kiếm, dù cho đối phương đã dồn toàn lực.

Đoản côn là thủy tổ của mọi loại vũ khí trên đời, được người cổ đại sử dụng đầu tiên để tự vệ trước bầy ác thú. Phép đánh đoản côn chú trọng ở lực đạo cương mãnh song do nó khá ngắn nên biến hóa mau lẹ hơn hẳn trường côn hoặc trường thương.

Lã Lương Thần Tẩu thần lực kinh nhân nên mới dám sử dụng cây côn thép nặng nề này. Hàng Long kiếm hoàn toàn thất thế khi va chạm với đoản côn, nó run lên bần bật và làm cho hổ khẩu Mộ Dung Thịnh ứa máu.

Gã kiên cường chống cự nhưng không liều lĩnh như lúc đánh với Vân Cương Thượng Nhân. Có thể gã chẳng điên đến mức không sợ chết, hoặc gã đã được Miêu Độc pháp sư Hướng Đình Mạo dặn dò trước.

Mộ Dung Thịnh cũng là nhân tài võ học thực thụ chứ chẳng phải kẻ chỉ biết dựa vào thần kiếm. Gã dùng phép du đấu, di chuyển quanh đối thủ, cố cầm cự và kéo dài thời gian, chờ cơ hội.

Quả nhiên, độ hai khắc sau, Lã Lương Thần Tẩu rơi vào trạng thái giống hệt như Vân Cương Thượng Nhân, đường côn yếu ớt và chậm đi, lộ sơ hở rất nhiều. Mộ Dung Thịnh lập tức dồn toàn lực đánh bạt đoản côn và xông vào. Gã không đủ tỉnh táo để nhận ra nụ cười đắc y trên môi Hoàng Đại Định. Thần Tẩu đảo bộ nhanh như thiểm điện, khẽ lách sang mé hữu để tránh chiêu kiếm của Mộ Dung Thịnh rồi phản kích liền bằng những đòn vũ bão.

Trong giao đấu, khoảnh khắc mà người võ sĩ đánh hụt mục tiêu chính là lúc bản thân họ bị nguy hiểm. Mộ Dung Thịnh thưa kịp hiểu vì sao đối phương biến mất thì đã rơi vào lưới côn kín mít. Gã tuyệt vọng loang kiếm chống đỡ nhưng đã quá muộn. Hàng Long kiếm bị thiết côn giáng vào bản nên gãy hai, đồng thời thủ cấp của Mộ Dung Thịnh cũng vỡ tan như quả dưa bỡ.

Thật tội nghiệp cho một anh hùng trẻ tuổi tài cao, chỉ do lòng đầy du͙© vọиɠ, lại rước nhằm hổ cái vào nhà nên phải chết một cách thảm thương.

Quần hào chẳng ưa gì thủ đoạn dùng độc để thủ thắng của Mộ Dung Thịnh nên không thèm thương tiếc gã, chỉ lo hoan hô Lã Lương Thần Tẩu nhiệt liệt.

Đan Nhược Tiên Tử thì tái mặt, chẳng nói nên lời. Không phải nàng xót thương trượng phu mà là tiếc cho giấc mơ đã sụp đổ. Người đàn bà nông nổi, liều lĩnh này thẫn thờ xoa bụng và khẽ than :

- Con ơi. Mẹ muốn con trở thanh thiên hạ đệ nhất cao thủ nhưng xem ra mẹ con ta đã thất bại rồi.

Thì ra Trịnh Tiệp cố dành lấy nhánh Thiên Niên Hà Thủ Ô để Miêu Độc pháp sư bào chế thành một phương thuốc quí giá, có thể đem lại cho con của họ bốn chục năm công lực. Với bã thuốc, Trịnh Tiệp cũng có thể lưu giữ tuổi xuân, ganh đua cùng đám thê thϊếp của Thuần Vu Kỳ. Dung nhan của người đàn bà ba mươi hai tuổi Vệ Tích Cơ đã khiến Tiên tử ghen tỵ đến cháy lòng.

Chưởng môn phái Toàn Chân Thanh Vân Tử là bậc Chân nhân đạt đạo tính tình hiền hòa song lại ranh mãnh, tinh quái như một đứa bé. Ông cười hì hì nhắc nhở Đan Nhược Tiên Tử :

- Sao Phó minh chủ không công bố kết quả của trận đấu mà lại ngồi mơ màng như thế?

Trịnh Tiệp bừng tỉnh, lúng túng đứng lên cao giọng :

- Ban Giám đài công nhận Lã Lương Thần Tẩu đã đại thắng, trở thành đại biểu của Trung Nguyên để so tài với Giáo chủ Thánh Hỏa giáo.

Nào ngờ Hoàng lão cười ha hả :

- Quả thực là lão phu không xứng đáng vì phải đi xin một viên Giải độc đan mới thắng trận này. Lão phu xin nhường danh vị đại biểu cho Phó minh chủ đấy.

Dứt lời, Hoàng Đại Định nhảy xuống đất, rời khỏi đai hội. Ở đây năm vị Chưởng môn đồng thanh yêu cầu Trịnh Tiệp đại diện cho võ lâm Trung Nguyên. Quần hùng cũng chẳng ưa gì Tiên tử nên xúm nhau đốc thúc, cố đẩy người đàn bà ngang ngược kia xuống bùn.

Trịnh Tiệp sợ chết khϊếp, ấp úng thoái thác :

- Bổn nhân hiện đang mang thai đến tháng thứ năm chẳng thể động thủ được.

Là thai con so nên bụng nàng chỉ hơi nhô lên, phải nhìn nghiêng mới thấy, bởi thế có kẻ độc mồm nói oang oang :

- Tại hạ cho rằng Tiên tử sợ chết nên mới nói thế. Bụng nàng vẫn thẳng như con gái, đâu có hiện tượng thai nghén? Vả lại gã Mộ Dung Thịnh kia phát cuồng đã lâu chắc quên cả cái cách làm chồng.

Quần hùng cười hô hố hưởng ứng lời chế giễu của gã hói Ngô Phương. Nhưng Thánh Hỏa giáo chủ Long Quang Tự đã từ mé Đông bước lên lôi đài, vòng tay nói :

- Nay Trung Nguyên không tìm ra đại biểu thì lão phu cũng hủy bỏ cuộc so tài. Mời chư vị vào cả Thánh Hỏa lâm để dùng vài bữa cơm đạm bạc, sáng mai tham gia đại hội chiêu phu của khuyển nữ.

Hào kiệt Trung Nguyên reo hò như sấm, lục tục đứng lên đi theo bọn nữ đệ tử Thánh Hỏa giáo. Năm vị Chưởng môn hiểu ngay rằng chính Thuần Vu Kỳ đã mang lại hòa bình. Họ vội hạ đài đến tìm chàng. Đàm Hoa Tử, Chưởng môn phái Hoa Sơn cười tủm tỉm hỏi :

- Phải chăng vì Thuần Vu thí chủ sắp trở thành rể Thánh Hỏa giáo nên Long giáo chủ mới cực kỳ dễ mến như thế?

Thuần Vu Kỳ đỏ mặt gật đầu, cố phân bua :

- Đây chỉ là duyên phận. Trên đường đi, thấy đèo Trung Sơn bị ách tắc vì núi lở, tại hạ tham gia đào bới, không ngờ lại quen với Thánh Nữ Long Thiện Lan.

Sáng hôm sau, phía trước lôi đài đen nghịt người, ngoài mấy trăm hào kiệt Trung Thổ còn có cao thủ và trai tráng trong vùng hoặc ứng viên từ Tây Vực, Mông Cổ đến.

Đoàn người của Tổng đàn Võ lâm Trung Nguyên đã hộ tống quan tài của Mộ Dung Thịnh về quê. Đan Nhược Tiên Tử chẳng còn lòng dạ nào mà ở lại cả.

Không cần phải miêu tả dài dòng, tác giả xin báo ngay rằng kẻ đã toàn thắng là Thuần Vu công tử của chúng ta. Chàng chỉ sử dụng Tỏa Nhuệ kiếm cũng đả bại tất cả mấy chục ứng viên, chỉ sau ít chiêu.

Ngay tối hôm ấy, trong bữa tiệc nhận sính lễ của đàng trai, có người xin vào bái kiến chú rể. Bái thϊếp ghi rõ danh tính: Đồng Quan Thần Phiến Đào Tử Mưu.

Vào đến nơi, họ Đào quì ngay xuống lạy Thuần Vu Kỳ ba lạy rồi đứng lên vui vẻ nói :

- Ba lạy ấy để tạ tội xưa, giờ xin công tử ban cho vài chén rượu gọi là thưởng cho câu chuyện mà tại hạ sắp kể.

Thuần Vu Kỳ mỉm cười hòa ái :

- Tai hạ vốn chưa bao giờ oán hận Đào huynh. Chẳng hay lệnh đường có được an khang hay không?

Đào Tử Mưu nghiêm nghị đáp :

- Gia mẫu đã qui tiên hồi đầu năm.

Họ Đào được mời ngồi, khề khà kể lể :

- Sau khi gia mẫu qua đời được hơn trăm ngày, tại hạ quyết định đến Thuần Vu gia trang thú tội và tự sát trước linh vị của công tử. Nhưng khi đến Khai Phong, tại hạ tình cờ nghe được câu chuyện của hai gã gia nhân nhà Thuần Vu trong một quán rượu mới biết rằng công tử còn sống và đã đi Cam Châu. Tại hạ vô cùng mừng rỡ, quyết định đền tội bằng cách bảo vệ vòng ngoài Thuần Vu gia trang,chờ công tử quay về. Nhờ may mắn, tại hạ đã phát hiện ra Hồng Hoa Tiên Cơ và bọn thủ hạ vào thành chiều ngày hai mươi ba tháng tư. Tại hạ đoán rằng Hoàng Xuân Phụng đã biết công tử là Truy Hồn kiếm khách nên sẽ tấn công Thuần Vu gia trang để báo thù. Tại hạ đã đến quí trang báo tin xin cả nhà sớm lánh nạn sang nơi khác. Quả nhiên đêm ấy Hồng Hoa Tiên Cơ và hai trăm đệ tử xuất hiện, thấy mục tiêu không một bóng người nên hậm hực bỏ đi. Trang chủ và phu nhân sợ rằng Hồng Hoa cung sẽ phục kích công tử trên đường về nên đã nhờ tại hạ đến đây cảnh báo.

Nói xong gã rút ra một phong thư, kính cẩn trao cho Thuần Vu Kỳ. Nội dung thư đúng như lời kể của họ Đào và nét chữ là của Tiết Như Xuân.

Thuần Vu Kỳ đứng lên vái dài :

- Ơn cứu mạng toàn gia, tại hạ xin trọn đời ghi nhớ.

Đào Tử Mưu buồn rầu đáp :

- Chút công mọn chẳng đủ để xóa đi tội lỗi tày trời của Đào mỗ. Xin công tử chớ bận tâm.

Thuần Vu Kỳ mỉm cười :

- Nếu Đào huynh không chê thì chúng ta sẽ vẫn là bằng hữu như xưa.

Tất nhiên họ Đào hoan hỉ phi thường, xiết tay Thuần Vu Kỳ cười ha hả. Do sự cố này mà ngay trưa mười tám đám cưới đã được cử hành. Tuy gấp gáp nhưng hôn lễ không kém phần linh đình long trọng vì nhân số Thánh Hỏa giáo đông khủng khϊếp.

Trong Thánh Hỏa lâm lại nuôi sẵn hàng ngàn con gia cầm, gia súc, chẳng mua cũng có.

Trong tà áo cưới dung mạo của Long Thiện Lan còn đẹp hơn lúc cải trang thành Tiểu Lan. Thuần Vu Kỳ thầm khoan khoái, tự nhủ rằng số mình quả là may mắn khi lấy được toàn mỹ nhân.

Sáng hôm sau đàng trai đã rước ngay cô dâu về Trung Thổ. Mười vị Hộ pháp và hai trăm cao thủ Thánh Hỏa giáo đi theo hộ tống, cờ xí rợp trời, đến đâu cũng được giáo chúng đứng chật vệ đường mà chúc mừng cô dâu chú rể.

Lễ vật của mấy chục Thánh đường ở địa phương chứa đầy ba cỗ xe song mã. Do đó hành trình khá chậm chạp, cuối tháng hai đoàn người mới đến Cam Châu. Ngũ đại Chưởng môn và hơn trăm đệ tử cũng có mặt trong đoàn đưa dâu. Họ đã yêu cầu Thập đại Hộ pháp cùng lực lượng Thánh Hỏa giáo quay về Đôn Hoàng, không cần phải tiễn xa hơn nữa.

Quả đúng là không nên để đàng gái hộ tống đến tận nhà vì nhục này ai mà nuốt trôi.

Xế chiều ngày mười hai tháng mười đoàn xa mã đến đèo Trung Sơn. Thuần Vu Kỳ cùng Long Thiện Lan ngồi trong xe song mã, vui vẻ ôn lại những ngày cùng nhau vác đá, xúc đất khai thông con đèo huyết mạch này.

Sau hơn tháng cận kề mây mưa phỉ chí, Long Thiện Lan rất hài lòng với người chồng anh hùng cái thế, tự nhủ rằng mình đã chọn không lầm. Nàng có nửa dòng máu Hồi tộc, tính tình thẳng thắn, nồng nhiệt, khi đã yêu thì quyết chẳng thay lòng. Chính vì nàng mà Long Quang Tự phải phế bỏ tham vọng bành trướng vào Trung Thổ. Long Thiện Lan kể rằng nàng đã nhịn đói ba ngày để bức bách Long giáo chủ phải gả mình cho Thuần Vu Kỳ. Nghe vậy, chàng rất cảm động và thổ lộ :

- Nếu ta không đoán ra nàng chính là Tiểu Lan thì đã chẳng nhận lời làm rể Thánh Hỏa giáo.

Thiện Lan sung sướиɠ cười bảo :

- Té ra tướng công cũng đã ngấm ngầm để ý thϊếp từ lúc cùng khai phá đèo Trung Sơn.

Thuần Vu Kỳ gật đầu chưa kịp nói thì nghe tiếng quát vang của toán tiền trạm :

- Có mai phục.

Chàng vội chụp thanh Trạm Lư bảo kiếm còn Long Thiện Lan cầm thanh Tỏa Nhuệ. Họ rời xe để cùng mọi người đối phó với phục binh. Hách Nham đang đánh xe cho chủ cũng theo sát để bảo vệ phía sau.

Từ cánh rừng mé tả chân đèo Trung Sơn, mấy trăm gã kiếm thủ áo xanh ùa ra như thác lũ, được dẫn đầu bởi một bóng người đỏ rực. Hồng Hoa Tiên Cơ đã thi triển ngay Huyết Ảnh đại pháp để tàn sát bọn đệ tử ngũ phái.

Năm vị Chưởng môn liên thủ vây đánh mụ mà không sao chặn được bước chân huyết ảnh. May thay, Thuần Vu Kỳ đã đến nơi, lúc còn cách hai, ba trượng chàng nói lớn :

- Hồng Hoa Tiên Cơ. Ta mới là người mụ cần tìm.

Hoàng Xuân Phụng mừng rỡ, múa tráo đánh bạt Bạch Dương Tử và Đàm Hoa Tử rồi rít lên the thé :

- Thuần Vu tiểu quỷ. Ngươi mau nạp mạng để bồi thường cho dung nhan của lão nương.

Quả thực là nhan sắc của mụ giờ đây đã xấu xí bởi ba nhát kiếm của Thuần Vu Kỳ. Mụ vừa chửi rủa vừa lướt đến tấn công chàng bằng một chiêu trong pho Huyết Ảnh Trường Thủ Trảm. Hai cánh tay Tiên cơ như hóa thành trăm chưởng ảnh giăng mắc không gian, nhuộm đỏ đấu trường.

Thuần Vu Kỳ chờ đối phương ập sát vào rồi mới rút kiếm. Thần vật thời Xuân Thu tỏa hào quang xanh và kiếm khí lập lòe ở mũi, dài cả gang tay. Trạm Lư còn quí giá ở chỗ chất thép tinh thuần giúp cho chân khí tập trung trọn vẹn, phát huy hết tinh tú của yếu quyết Thuần Dương kiếm khí. Hồng Hoa Tiên Cơ bị lóa mắt bởi luồng kiếm quang, phát hiện tử thần nhưng không còn xoay chuyển kịp nữa. Mụ rú lên thảm khốc vì hai cánh tay bị chặt cụt sát khủy và ngực thủng năm sáu lỗ. Màn sương Huyết Ảnh vụt tắt. Hoàng Xuân Phụng sững sờ nhìn thanh cổ kiếm trong tay đối thủ rồi từ từ ngã quị.

Hách Nham chẳng nói chẳng rằng, bước đến vung kiếm chặt phăng thủ cấp nạn nhàn để có thể yên tâm hơn.

Kình Thiên đại hiệp mừng rỡ hô lớn :

- Hồng Hoa Tiên Cơ đã bị gϊếŧ.

Rồi ông nắm lấy chiếc đầu lâu, nhảy lên nóc xe ngựa, giơ cao cho phe đối phương nhìn thấy. Tất nhiên miệng ông oang oang đánh đòn tâm lý.

Quả nhiên bọn đệ tử Hồng Hoa cung chẳng còn lòng dạ nào mà chiến đấu, bỏ chạy cả.

Có vài cao thủ Toàn Chân, Võ Đang bị trọng thương nên bọn đồng môn vẫn hận, đuổi theo vào rừng. Lát sau, Võ Đang Đệ Ngũ Tú quay lại, mặt tái mét, ấp úng thưa với Thuần Vu Kỳ :

- Bẩm sư thúc tổ. Đệ tử phát hiện thi thể của Phó minh chủ Trịnh Tiệp cùng rất nhiều người nữa trong rừng.

Thuần Vu Kỳ và bọn Huyền Cơ thư sinh kinh hãi lao vυ't đi, chạy theo Ngũ Tú Dạ Tứ Quyền. Được vài chục trượng thì mọi người chết sững trước những tử thi nằm la liệt, sắp sửa bốc mùi.

Xác của Đan Nhược Tiên Tử Trịnh Tiệp nằm vắt vẻo trên cỗ áo quan của Mộ Dung Thịnh. Miêu Độc pháp sư Hướng Đình Mạo thì cũng ở gần đấy. Thuần Vu Kỳ nhảy đến ôm xác người yêu cũ khóc ròng. Độc Cơ cũng quì bên tử thi Miêu Độc pháp sư mà nhỏ lệ. Linh Miêu Tẩu cười nhạt :

- Sinh tử là đạo của tự nhiên, các ngươi có khóc cũng vô ích. Hãy mau tìm cách ướp xác họ, trời sắp tối rồi.

Đúng là vầng dương đã lịm tắt, trời nhá nhem, màn đêm sắp sửa ngự trị không gian. Thuần Vu Kỳ vội bồng thi thể Đan Nhược Tiên Tử còn Tử Bất Y thì ôm xác lão sư thúc chết toi của vợ mình.

Thùng xe song mã rất rộng khi dỡ bỏ ghế ngồi, mỗi cái xác được đặt vào một xe để tiến hành thủ thuật ướp Cương Thi Tán. Tử Bất Y và Nam Tái Độc Thần phụ trách Miêu Độc pháp sư còn Độc Cơ lo cho Trịnh Tiệp với sự giúp đỡ của Long Thiện Lan.

Đoàn người đông đến cả trăm nên mang theo nước uống và rượu khá dồi dào.

Trước tiên, Độc Cơ cởi y phục của Đan Nhược Tiên Tử để tắm rửa. Bà phát hiện nàng chết vì một dấu bầm lớn trên bụng, có hình dạng của mũi giày. Dường như nàng bị Hồng Hoa Tiên Cơ đá trúng. Hạ thể Tiên tử đầy máu đen và một khối thịt bầy nhầy.

Cú đá đã đẩy thai nhi lọt ra ngoài.

Trời đã tối hẳn, Độc Cơ cùng Long Thiện Lan phải làm việc dưới ánh đèn vàng vọt của hai ngọn đèn dầu mỏ. Biết Trịnh Tiệp là em nuôi của chồng nên Thiện Lan rất thương xót, lau rửa cẩn thận chẳng ngại mùi tanh hôi của đống máu me đã hai ba ngày.

Trịnh Tiệp mang thai nên cước trình rất chậm chạp, chắc là chỉ đến đây trước bọn Thuần Vu Kỳ ít hôm.

Bỗng một luồng gió thổi qua cửa sổ thùng xe làm chao đảo ngọn lửa trong hai cái đèn. Lúc này thi hài Trịnh Tiệp đã hoàn toàn sạch sẽ, sắp được đổ Cương Thi Tán vào miệng, cũng như rắc khắp người. Nhưng bất ngờ, đôi mắt của người chết mở ra, long lanh dưới ánh đèn vàng khiến Độc Cơ và Long Thiện Lan sợ chết khϊếp rú lên. Dẫu sao thì họ cũng là nữ nhân.

Thuần Vu Kỳ đang ngồi rầu rĩ trên càng xe phía trước với Hách Nham, giật mình hỏi lớn :

- Việc gì vậy?

Độc Cơ trấn tĩnh trước tiên lắp bắp đáp :

- Kỳ nhi. Con nha đầu này vẫn còn sống.

Thuần Vu Kỳ hoan hỉ phi thường :

- Xin nhạc mẫu cố cứu chữa cho nàng.

Trong xe, Trịnh Tiệp đã nở nụ cười ngượng ngùng, nói với Long Thiện Lan :

- Xin đại tẩu cho tiểu muội mượn một bộ y phục.

Lát sau Đan Nhược Tiên Tử được Long Thiện Lan dìu xuống xe đi chào mọi người.

Nàng vái Thuần Vu Kỳ và nghẹn ngào nói :

- Tiểu muội muốn được về Thuần Vu gia trang để phụng dưỡng song thân.

Thuần Vu Kỳ mỉm cười :

- Tất nhiên là thế. Ta sẽ không cho hiền muội đi đâu nữa cả.

Giữa tháng mười một, đoàn người về đến Khai Phong. Thuần Vu gia trang mở ngay đại yến mừng dâu mới và đứa con gái nuôi. Lúc đầu mọi người còn nghi ngại tính nết của Trịnh Tiệp nhưng không ngờ Tiên tử đã hoàn toàn đổi khác. Nàng siêng năng cần mẫn hầu hạ cha mẹ và cả các chị dâu, lúc nào cũng cung kính, tận tụy. Giờ đây Đan Nhược Tiên Tử hiền lành, thùy mị, chẳng hề giống ngày xưa chút nào cả.

Đặc biệt là nàng nấu ăn rất ngon, biết hàng trăm món lạ, một điều mà không ai ngờ được. Tuy nhiên, Tiên tử có nhược điểm là rất sợ sấm sét. Mỗi lần trời nổi cơn thịnh nộ là nàng lại chạy đến nép sát vào Thuần Vu Kỳ, người run như cầy sấy, dù bình thường chẳng bao giờ nàng gần gũi chàng.

Hơn năm sau, bốn nàng dâu họ Thuần Vu quyết định cưới Trịnh Tiệp cho chồng.

Đêm động phòng, Thuần Vu Kỳ ôm cô dâu và hỏi :

- Sao nàng không đi đầu thai mà lại về với ta?

Tân nương cười khúc khích :

- Té ra tướng công đã biết thϊếp là ai rồi ư?