Giang Hồ Mộng Ký

Chương 12: Họa trung đắc phúc Uyên Ương Giản - Tuấn Cực Phong Đô diện bất toàn

Linh Miêu Tẩu đã biến mất tăm nên Thân Vu Kỳ chẳng kịp hỏi thăm tin tức Trương chân nhân. Chàng tĩnh dưỡng ở chùa Thiếu Iâm ba đêm, sáng mùng tám mới trở về Khai Phong. Huyền Cơ thư sinh đã ở lại Tung Sơn để làm quân sư cho các phái Bạch đạo.

Một mình dong ruổi, dãi nắng dầm mưa, Thuần Vu Kỳ chợt nhớ nhung đến những ngày cùng Lang Nha mỹ nhân đồng hành đi Hồ Bắc. Và bóng dáng yêu kiều của Thuần Vu Tiệp cũng hiện về đủ khiến lòng chàng như thắt lại. Giờ thì chàng đã hiểu tại sao kẻ tu hành lại phải xuất gia, cắt đứt mọi quan hệ tình cảm nhất là tình yêu nam nữ.

Trước đây chàng chẳng sở hữu điều gì nên lòng thanh thản như trời xanh l*иg lộng, còn giờ đây chàng có quá nhiều điều khiến tâm nhiễu loạn.

Từ Tung Sơn về Khai Phong phải đi qua Tân Hương. Xế chiều hôm sau, tức mùng chín, Thuần Vu Kỳ còn cách thành Tân Hương mười mấy dặm. Chàng khát nước nên dừng cương ghé vào quán bên đường, gọi một bình trà thơm.

Do Thuần Vu Kỳ không chịu để các cao thủ Thiếu Lâm tự hộ tống nên Huyền Cơ thư sinh đã bắt chàng mang mặt nạ và bí mật rời núi Thiếu Thất lúc trời còn mờ sương.

Giờ đây, trong dung mạo một hán tử giang hồ tam tuần, chàng ung dung giải khát, chẳng sợ bị ai nhận ra. Lát sau, thêm một kỵ sĩ ghé vào quán, người này chính là Đồng Quan Thần Phiến Đào Tử Mưu. Lạ thay, họ Đào bước thẳng đến bàn của Thuần Vu Kỳ, vòng tay thi lễ :

- Tại hạ là Đào Tử Mưu, được đồng đạo giang hồ yêu mến đặt cho cái tên Đồng Quan Thần Phiến. Tại hạ từ lâu đã ngượng mộ oai danh của Thuần Vu Kỳ công tử, nay gặp gỡ xin phép được kính công tử vài chung trà.

Thuần Vu Kỳ mỉm cười đưa tay mời gã an tọa rồi ra dấu :

- Sao túc hạ lại nhận ra ta?

Đào Tử Mưu cười khà khà :

- Tại hạ đã cải trang tham dự lễ khai đàn của Trung Nghĩa bang nên nhìn thấy thanh bảo kiếm có chuôi bằng sừng đen của công tử.

Thuần Vu Kỳ gật gù, thầm nghĩ kẻ đại trí như Huyền Cơ thư sinh cũng có lúc sơ xuất. Chàng rót trà mời Đào Tử Mưu và hỏi bằng tay :

- Chẳng hay Đào huynh đi đâu mà lại ghé qua đây?

Đào Tử Mưu gượng cười :

- Thực ra là tại hạ đã cố ý đuổi theo để xin hầu hạ dưới trướng công tử. Chim khôn lựa cành mà đậu, người khôn lựa chúa mà thờ. Tại hạ đã thấu hiểu được lời dạy của Tiết Trang Chủ và quyết đem chút tài mọn ra phò tá công tử giáng ma vệ đạo.

Thuần Vu Ky rất mến mộ tài trí của Đồng Quan Thần Phiến, nên hoan hỉ viết trên bàn :

- Tại hạ chẳng dám nhận vai minh chúa, chỉ xin được cùng Đào huynh kết tình bằng hữu.

Rồi chàng dơ bàn tay hữu ra, Đào Tử Mưu nắm lấy xiết chặt, ngứa cổ cười vang.

Phụ thân của Thần Phiến từng làm Tổng bộ đầu ở Tứ Xuyên nên gã thừa hưởng được tài truy án. Nhưng Tử Mưu không phục vụ triều đình mà lại hoạt động bên ngoài.

Nghề thám tử đòi hỏi rất nhiều kiến thức, do vậy, Thần Phiến thông thạo cả tám phương ngữ lớn của Trung Nguyên, cũng như những dấu hiệu của người câm. Trong một vài vụ án, đôi khi nhân chứng là người á tật nên Tử Mưu bắt buộc phải học cách nói chuyện với họ vì đa số họ đều không biết chữ. Ngày xưa, đi học là một việc rất khó khăn, người nghèo khổ thường bị dốt nát.

Nhờ vậy Đồng Quan Thần Phiến dễ dàng giao tiếp với Thuần Vu Kỳ, nhanh chóng tạo sự thông hiểu trong tình bạn. Bối phận của Thuần Vu Kỳ rất cao nên chàng không xưng là tiểu đệ dù nhỏ hơn Tử Mưu mười mấy tuổi. Ngược lại họ Đào cũng không dám xưng anh mà gọi chàng là công tử.

Thuần Vu Kỳ tuyệt nhiên không nhắc đến việc mình hai lần cứu mạng Tử Mưu ở Hồ Bắc và tự Thần Phiến cũng không biết chuyện ấy. Uống cạn bình trà, hai người định rời quán để lên đường thì đám hào khách trong quán cũng đứng lên.

Một gã hồ hởi nói :

- Chiều nay trời đẹp, cảnh vật ở Uyên Ương Giản sẽ cực kỳ diễm lệ, anh em chúng ta mau đến đấy xem cho sướиɠ mắt.

Đào Tử Mưu nghe vậy liền bảo :

- Công tử. Uyên Ương Giản là thắng cảnh thiên nhiên kỳ ảo nổi tiếng khắp thiên hạ, hay là chúng ta cũng ghé qua một lần cho biết.

Thuần Vu Kỳ ra dấu hỏi :

- Nơi ấy thế nào?

Đào Tử Mưu vui vẻ giải thích :

- Uyên Ương Giản còn có tên là Thái Vụ Giản, nằm ờ phía tây đồi Uyên Ương.

Đây là một vực sâu không thấy đáy, quanh năm phủ đầy sương khói. Mỗi lúc hoàng hôn, sương mù bốc cao vài trượng, được ánh tịch dương chiếu vào hóa thành khối mây ngũ sắc rực rỡ, xinh đẹp phi thường. Tại hạ đã được thưởng lãm một lần mà còn muốn quay lại.

Thuần Vu Kỳ vốn là kẻ say đắm thiên nhiên nên phấn khởi tán thành. Hai người lên ngựa đi theo đám hào khách kia, chừng nửa khắc là rẽ phải, thêm ba dặm thì đến đồi Uyên Ương. Vừa đi Đào Tử Mưu vừa giải thích thêm :

- Cái tên Uyên Ương Giản mới có độ bốn chục năm nay, xuất phát từ một cuộc tình bi thảm của đôi tài tử giai nhân đất Tân Hương. Vì vấn đề môn đãng hộ đối mà họ không thể lấy nhau, liền nắm tay nhảy xuống Thái Vụ Giản cho trọn chữ chung tình. Kể từ đấy, Thái Vụ Giản đổi tên và cạnh mép vực có miếu thờ nho nhỏ. Những đôi trai gái đang yêu quanh vùng thường đến cúng tế để cầu cho duyên nợ được viên thành.

Đoàn kỵ sĩ thả ngựa dưới chân đồi hướng đông rồi trèo lêи đỉиɦ. Đồi Uyên Ương chỉ cao chừng ba chục trượng, cây cối xanh tốt mọc lên từ khe của những tảng đá đủ mọi hình thù trông rất hữu tình. Lên đến đỉnh đồi, khách nhàn du không còn bị tàn cây chắn ngang nhãn tuyến sẽ thấy được bức tường mây ngũ sắc kỳ diệu. Ngày mùa hạ dài nhất trong tháng năm nên dù đã bước sang giờ Dậu mà ánh tà dương vẫn còn sáng rực chiếu vào mặt sau của lớp sương chiều trên mặt Uyên Ương Giản phân giới thành những vệt màu tuyệt đẹp.

Bọn hào khách đã nhanh chân lên trước, đứng khá sát bờ vực, để thân hình mình được chìm trong làn sương ngũ sắc huyền ảo kia. Họ luôn miệng trầm trồ khen ngợi, cứ như là đứng ở vị trí ấy thì mới thấy hết được vẻ đẹp diệu kỳ. Đào Tử Mưu cười bảo :

- Ở xa nhìn đã đẹp, nhưng khi chui vào đám mây sặc sỡ ấy chúng ta sẽ có cảm giác như lạc cõi tiên, bởi chung quanh sáng rực sắc màu kỳ lạ.

Nói xong gã kéo tay Thuần Vu Kỳ tiến lên, đứng ngang hàng với những người kia.

Không thể đi sâu hơn nữa vì sương khói chỉ lan quá mép vực chừng gần trượng.

Thuần Vu Kỳ vui vẻ vì có bằng hữu sau nhiều năm cô độc, nhất nhất nghe theo lời Đồng Quan Thần Phiến. Chàng chưa kịp nhận ra cảnh có đẹp hay không thì Đào Tử Mưu đã lùi lại hai bước và vung song thủ đặt vào lưng chàng mà đẩy thật mạnh. Thân hình Thuần Vu Kỳ văng về phía trước, rơi xuống vực sâu thẳm và mù mịt khói sương Bọn hào khách chứng kiến tất cả phá lên cười đắc ý, bước đến với Đào Tử Mưu.

Một gã trung niên không râu vỗ vai họ Đào mà khen ngợi :

- Ngươi quả là có tài đóng kịch nên đã mê hoặc được tên câm khốn kiếp, đưa gã vào tử địa. Công lao to này lão phu sẽ ban thưởng trọng hậu.

Đồng Quan Thần Phiến không hề vui vẻ mà rầu rĩ đáp :

- Tại hạ không cần vàng bạc chỉ mong Phó lão huynh thả gia mẫu là được rồi. Sau việc làm đê tiện, tội lỗi này, tại hạ không còn mặt mũi nào mà làm người nữa. Đào mỗ sẽ thoái xuất giang hồ, lo phụng dưỡng từ mẫu cho đến lúc bà cỡi hạch. Khi đã tròn đạo hiếu, tại hạ sẽ tự sát để đền tội.

Thế là quá rõ. Xảo Quá Thiên đã bắt cóc mẹ già của Thần Phiến, buộc họ Đào phải thi hành độc kế ám hại Thuần Vu Kỳ. Bản lãnh của chàng câm quá cao cường, dẫu trăm người cũng không cầm chân nổi. Do vậy, Phó Từ Phong cho rằng xô chàng xuống vực thẳm là chắc ăn nhất.

Đào Tử Mưu không biết Thuần Vu Kỳ là ân nhân của mình nên đã vì chữ hiếu mà đành mất khí tiết, Xảo Quá Thiên biết nhưng không nói ra, vì rằng Đồng Quan Thần Phiến thà tự sát chứ không gϊếŧ người ơn. Tử Mưu chết rồi thì Phó Từ Phong có giữ mẹ y cũng vô ích, chỉ tổ tốn cơm.

Bọn sát nhân hớn hở rời đồi Uyên Ương lòng nhẹ nhõm vì đã loại xong một đại kình địch. Riêng Đào Tử Mưu luôn cúi gầm mặt vì hổ thẹn, lòng vô cùng căm hận Xảo Quá Thiên. Chính họ Phó đã biến gã thành một kẻ tiểu nhân, đê hèn, không đáng sống Mấy ngày sau, chẳng thấy ái tử quay về nhà, vợ chồng Thuần Vu Hồng nóng ruột sai Dương Hổ, Hách Nham lên Tung Sơn. Huyền Cơ thư sinh nghe Dương Hổ bỏi han, mặt tái xanh như tàu lá vội bấm độn xem hung cát. Lão ứa nước mắt mếu máo nói :

- Nguy rồi Kỳ nhi đã gặp mai phục, mười phần chết đến chín. Y mà có mệnh hệ gì thì lão phu cũng không thiết sống nữa.

Dương Hổ và Hách Nham chết điếng, nhìn Lư Thiếu Kỳ bằng ánh mắt trách móc.

Định Si đại sư lên tiếng trấn an :

- Thuần Vu thí chủ là bậc cát nhân thiên tướng chẳng thể yểu mệnh được. Hơn nữa, với võ công tuyệt thế ấy thì dầu có gặp phục binh cũng thừa sức thoát trận. Có lẽ công tử họ thương nên đang tạm ẩn mật tĩnh dưỡng nên chưa về Khai Phong. Bần tăng sẽ huy động đệ tử Thiếu Lâm truy tìm ngay.

Lát sau, ba trăm tăng lữ rời núi Thiếu Thất, bủa ra dò hỏi dân cư hai bên đường dẫn về Khai Phong. Huyền Cơ thư sinh, Dương Hổ và Hách Nham cũng tham gia.

Nhưng khổ thay không ai nghe nói gì về một cuộc đánh nhau cả, trên đường cũng chẳng có dấu máu, cỏ vệ đường vẫn tươi tốt không gãy hay nhàu nát vì bị dẫm đạp.

Đoàn người thiểu não kéo về Thuần Vu gia trang báo hung tin và tiếng khóc thê lương của Tiết Như Xuân, Vệ Tịch Cơ, Tiết Mạn Thụy vang lên như xé ruột. Độc Cơ Lạc Anh Châu không khóc, hỏi ngày sinh tháng đẻ của rể quí rồi lập ngay lá số tử vi. Bà xem kỹ và hớn hở nói chắc như đinh đóng cột :

- Cả nhà cứ yên tâm. Kỳ nhi có sao tử vi thủ mệnh tại cung Ngọ, tức Đế Tinh ở chính cung lại chẳng gặp Địa Kiếp, Địa Không thì làm sao yểu mạng được. Y mà chết thì lão thân nguyện tự sát ngay.

Sự kiên quyết của bà đã khiến mọi người được trấn an, Vệ Tích Cơ sụt sùi hỏi :

- Mẫu thân. Vậy chừng nào thì tướng công sẽ quay về?

Lạc Anh Châu tính toán thêm rồi thở dài :

- Đại hạn này quá nặng, e rằng hơn nửa năm sau Kỳ nhi mới hồi gia.

Tiết Như Xuân ngỡ ngàng hỏi :

- Nếu Kỳ nhi chỉ bị thương thì sao lại không về nhà sớm hơn?

Độc Cơ lúng túng đáp :

- Ngu tỷ cũng không thể giải thích được vì sao, chỉ biết rằng sang năm thì vận mạng của Kỳ nhi mới hết u ám.

Tiết Như Xuân buồn rầu bật khóc được Vệ Tích Cơ đưa về phòng. Ở đây, Thuần Vu Hồng nghiêm nghị nói :

- Trên đường không xảy ra cuộc chiến nào thì có thể là Kỳ nhi đã sa bẫy tại điểm dừng chân nào đó. Chúng ta sẽ kiểm tra kỹ từng lữ điếm, từng quán ăn, tất sẽ tìm ra manh mối.

Huyền Cơ thư sinh mang mặc cảm vì có trách nhiệm trong việc mất tích của Thuần Vu Kỳ nên đầu óc hoang mang, chẳng còn sáng suốt. Nay nghe Thuần Vu Hồng nói thế, ông tỉnh táo lại để suy nghĩ và đanh mặt nói :

- Trang chủ rất có lý. Xin cứ thế mà hành động. Phần lão phu phải về ngay Thiếu Lâm tự, tập trung lực lượng ngũ phái để tấn công Trung Nghĩa bang, giải thoát cho Kỳ nhi. Nếu Độc Cơ nói đúng thì chắc là Kỳ nhi hiện bị giam giữ ở núi Tuấn Cực.

Trời đã xế chiều nên sáng hôm sau hai lực lượng mới khởi hành. Lư Thiếu Kỳ và quần tăng phi mau thẳng về Tung Sơn còn Vệ Cửu, Dương Hổ, Hách Nham, cùng bọn công sai Khai Phong chậm rãi điều tra từng khách điếm, tửu quán dọc đường.

Ba ngày sau, bọn Vệ Cửu đến đúng quán nước mà Thuần Vu Kỳ đã gặp Đồng Quan Thần Phiến. Nhưng tiếc rằng quán đã đóng cửa, cả chủ quán cũng về quê. Tiểu nhị là con cái chủ quán nên cũng đi theo, khiến Vệ Cửu chẳng hỏi được gì.

Giờ tác giả sẽ quay lại với Thuần Vu Kỳ, xem chàng trai hiền lành của chúng ta sống chết thế nào. Tất nhiên chàng không thể vong mạng vì truyện võ hiệp luôn như thế.

Thuần Vu Kỳ bị Đào Tử Mưu đẩy văng vào làn sương rực rỡ, rơi thẳng xuống đáy vực mịt mù. Tuy chẳng nhìn thấy gì nhưng bản năng cầu sinh đã khiến chàng dang rộng đôi tay, sẵn sàng chụp lấy bất cứ điểm tựa nào. Trong những giây phút đối diện với cái chết, gương mặt diệu hiền của mẫu thân hiện lên rất rõ và nỗi sợ hãi xâm chiếm hồn chàng. Chàng hiểu rằng mình sẽ mãi mãi không gặp được mẹ hiền. Nỗ lực sinh tồn cuối cùng của Thuần Vu Kỳ là dồn hết chân khí xuống hạ bàn, chịu đựng cú va chạm dưới đáy vực.

Và quả thực là khoa tử vi đẩu sổ của Trần Đoàn Lão Tổ đã có lần linh nghiệm nên Thuần Vu Kỳ rời đúng vào một mảnh lưới rất rộng đan bằng dây leo. Mắt lưới khít đến nỗi một quả trứng gà cũng không qua lọt. Mảnh lưới được căng trên bốn cây gỗ lớn bằng bắp đùi, có lẽ đã lâu năm nên gỗ bị mối mọt. Và một cây đã không chịu nổi sức rơi của thân thể một trăm hai chục cân liền gãy đoạn, bị giật phăng vào giữa, đập trúng đầu Thuần Vu Kỳ, khiến chàng mê man bất tỉnh.

Sáng hôm sau, chàng trai may mắn mở mắt ra, phát hiện mình đang nằm trong một hang đá, trần chỉ cao quá đầu người một chút. Và bên cạnh chàng là một quái nhân tóc bạc bờm xờm, râu trắng dài quá bụng, lông mày cũng chẳng còn sợi nào đen.

Da mặt lão nhân đầy sẹo lồi lỏm, nham nhở như miếng da heo bị chuột gặm vậy. Còn y phục thì rách tả tơi may mà không hôi hám. Lão nhân hỏi Thuần Vu Kỳ bằng một giọng yếu ớt, thều thào hơi gió :

- Tiểu oa nhi tên gì? Sao lại rơi xuống chốn này?

Thuần Vu Kỳ định ngồi lên để thilễ thì phát hiện huyệt đạo tứ chi đều bị phong tỏa. Chàng chỉ còn cách phát ra những âm thanh ngọng nghịu.

Lão nhân sửng sốt hỏi :

- Chẳng lẽ ngươi bị câm?

Thuần Vu Kỳ gật đầu xác nhận. Lão nhân bực bội chửi đổng :

- Con bà nó? Lão phu tưởng có được người bầu bạn, nào ngờ vớ ngay phải thằng câm. Thế có chán không cơ chứ.

Có lẽ lão bị tật ở cuống họng nên dù đang giận dữ mà cũng không thể nói lớn được. Lão ta gãi tai suy nghĩ rồi điểm nhanh lên người Thuần Vu Kỳ. Tứ chi của chàng đã có thể cử động được nhưng chân khí hoàn toàn bế tắc, thủ pháp chận huyệt điêu luyện và cực kỳ chính xác kia chứng tỏ bản lãnh vô công của lão nhân rất cao.

Thuần Vu Kỳ mừng vì thoát chết nên không để ý đến tiểu tiết, đứng lên vái tạ.

Chàng là học trò của Trương Tam Phong, chỉ quỳ lạy cha mẹ, chú bác, còn trong võ lâm không ai xứng đáng được nhận lễ quỳ bái của chàng.

Vái xong chàng ngồi xuống, dùng ngón tay viết lên nền động :

- Tại hạ là Thuần Vu Kỳ, hai mươi tuổi, quê đất Khai Phong, bị kẻ xấu ám hại, đẩy rơi xuống đây. Dám hỏi phương danh, quí tánh của tôn giá.

Lão nhân có vẻ không vui trước thái độ cao ngạo khách sáo của chàng, đáng lẽ kẻ chịu ơn kia phải dập đầu lạy tạ và xưng là vãn bối mới đúng lễ. Nhưng dung mạo và phong thái đôn hậu của Thuần Vu Kỳ lại trái ngược với lời viết khiến lão nhân phân vân, không phát tác ngay. Lão ta hắng giọng đáp :

- Lão phu họ Lam, tuổi đã gần tám chục. Mười năm trước, lão phu cũng bị một tên khốn kiếp xô xuống đây.

Lão bực dọc đổi giọng khó chịu :

- Ngày ấy lão phu không may mắn được lành lặn như ngươi, chỉ sống sót là nhờ vào lớp tuyết dầy dưới vực. Lão phu bị trọng thương, hôn mê hết một ngày và trong lúc ấy cơ thể bị chuột bọ cắn nát, chẳng còn ra người nữa. Muốn sống còn, lão phu đã đem tấm lưới kia để hứng lễ vật của những người đến cúng tế miếu Uyên Ương. Chính tấm lưới ấy đã cứu mạng ngươi đấy.

Thuần Vu Kỳ mỉm cười tự nhủ rằng mình quá may mắn khi đã đứng ngay sau chiếc miếu nhỏ, nơi người ta thường ném rượu thịt, hoa quả xuống. Lão họ Lam này sợ thực phẩm bị nát bét nên dựng dàn lưới ở chỗ ấy.

Chàng ra dấu hỏi :

- Sao tôn giá không tìm cách thoát khỏi chốn này?

Họ Lam thở dài vén bộ râu rậm và dài như mái tóc, để lộ đôi chân gầy khẳng khiu với khớp gối, khớp cổ chân sưng tấy vì phong thấp. Lão bùi ngùi nói :

- Quá trễ rồi. Lúc lão phu rơi xuống, yết hầu bị một cành cây đâm vào nên không thể hét lớn mà cầu cứu. Cuộc sống bữa đói bữa no, và không có lửa để sưởi ấm chốn ẩm thấp này đã hủy hoại cơ thể lão phu. Đáng sợ nhất là những mùa đông giá, ít người đến cúng kiếng, lão phu phải ăn cả chuột bọ rắn rít, thiếu muối trầm trọng. Trong vòng mười năm, do thiếu dụng cụ và sức khỏe nên lão phu chỉ đào khoét được một con đường dài hai chục trượng, đâm chếch ra chân đồi Uyên Ương. Có lẽ mới chỉ được một phần ba đường.

Thuần Vu Kỳ mừng rỡ viết :

- Thanh trường kiếm của tại hạ rất tốt, chặt đá không gãy, có thể giúp chúng ta đào tiếp con đường ấy. Lam lão cứ yên tâm, nếu mỗi ngày đào hai trượng thì chỉ hai tháng là xong.

Họ Lam cười khẩy :

- Đáy vực ít dưỡng khí nên đường hầm hầu như không thở được. Lão phu bỏ cuộc cũng là vì lẽ ấy. Ngươi có giỏi thì cứ việc đào.

Chợt lão nghiêm giọng, ánh mắt đầy vẻ nghi hoặc :

- Lúc ngươi bất tỉnh, lão phu đã truyền chân khí vào kinh mạch, phát hiện công lực của ngươi rất thâm hậu. Vậy chẳng hay ngươi là bọc trò của vị cao nhân nào vậy?

Không ai tin rằng Trương tổ sư còn sống nên nếu nói ra thì mất công giải thích dài dòng, Thuần Vu Kỳ liền đáp khéo :

- Tại hạ là đệ tử tục gia phái Võ Đang Nãy giờ, chàng ngấm ngầm tìm cách giải tỏa những chỗ bế tắc trong kinh mạch mà không thành công, chứng tỏ lão họ Lam đã thi thố một công phu tà đạo. Sư phụ chàng từng bảo rằng phép giải huyệt của ông đứng đầu chính phái, chỉ chịu thua đường lối quỷ dị của vài lão ma đầu.

Lão nhân này lại chỉ xưng họ mà không xưng tên khiến Thuần Vu Kỳ liên tưởng đến một cao thủ Hắc đạo có danh tính là Lam Thế Trạch, biệt hiệu Quỷ Ảnh Nhân Ma tuổi cũng gần bát thập, biệt tăm đã lâu.

Người thứ hai mang họ Lam là vị thần y Cửu Chuyển Đao Lam Thiên Ngũ. Nhưng lão này đã đi Nam Hải tìm kỳ trân hơn mười năm trước. Do chàng phỏng đoán như thế nên đã không nói thực lai lịch chỉ nói rằng mình mới xuất đạo đến Uyên Ương Giản xem cảnh sương ngũ sắc thì bị người đứng gần bên xô xuống, không rõ nguyên do. Từ lúc bị Bào Tử Mưu ám toán, Thuần Vu Kỳ bắt đầu thận trọng, không cởi mở tấm lòng như trước nữa.

Tuy đề phòng song chàng vẫn một lòng tôn kính Lam lão, chăm sóc hầu hạ lão chu đáo. Dàn lưới đan bằng dây leo đã được Thuần Vu Kỳ sửa chữa lại và chàng luôn dành phần ăn ngon lành cho họ Lam.

Có lần, khi thấy đồ cúng tế rơi xuống, chàng đã hét thật to để cầu cứu nhưng chỉ hoài công. Thanh quản bi tê liệt nên âm thanh phát ra không đủ lớn và chẳng hề giống tiếng người. Hoặc giả ai đó có nghe thấy thì cũng tưởng rằng tiếng gió hay tiếng gầm của thú dữ.

Thạch động của lão nhân họ Lam ở tận vách vực hướng Nam vì nơi dây sương mỏng, sáng sủa hơn khu vực khác. Lúc lên đồi, Thuần Vu Kỳ có mang theo tay nải nên đã lấy y phục của mình tặng cho lão nhân. Với chiếc hỏa tập, chàng đã nhóm được ngọn lửa ấm áp, sưởi ấm tấm thân còm cỏi của họ Lam. Nhờ lửa nên hai người mới dám án thịt lũ rắn rít, chuột bọ, cóc nhái cho đỡ đói vì chẳng phải ngày nào cũng có người đến cúng miếu Uyên Ương. Càng ở lâu chàng càng thương xót cảnh đọa đày suốt mười năm qua mà Lam lão đã chịu đựng.

Thuần Vu Kỳ đã thăm dò chiếc hang hẹp mà lão nhân họ Lam đã đào dở dang.

Nó quá nhỏ nên hoàn toàn thiếu dưỡng khí. Chàng không hề nản chí, dùng Tỏa Nhuệ kiếm phá cửa hang lớn gấp ba để đón thêm gió. Bên trong chàng cũng mở rộng thêm mỗi ngày một ít, chăm chỉ như loài kiến.

Thuần Vu Kỳ dùng toàn sức cơ bắp, không hề yêu cầu lão nhân khai tỏa cấm chế.

Tuy thân thể gầy gò nhưng Lam lão còn nguyên vẹn công lực chẳng yếu chút nào cả.

Song lão không chịu làm, cứ đứng lặng quan sát chàng trai trẻ hành động.

Suốt ba tháng trời, Thuần Vu Kỳ cần mẫn đào bới, tối về vui vẻ chuyện trò với Lam lão, ánh mắt chẳng chút giận hờn.

Xế chiều ngày rằm tháng tám, ai đó ném xuống vực vài phong bánh trung thu và cả một bình rượu nhỏ. Dường như đã quen với việc này, Lam lão chực sẵn trên lưới để chụp lấy. May thay rượu trong bình vẫn còn hơn nửa.

Đêm ấy vầng trăng rằm tháng tám mờ mờ ẩn hiện trên trời cao, nhợt nhạt bởi sương mù. Lam lão rủ Thuần Vu Kỳ ra ngoài ăn bánh, uống rượu và thưởng trăng. Biết lão thèm rượu, chàng bảo rằng mình không biết uống. Họ Lam hớn hở nốc sạch và say vùi.

Nửa đêm lão giật mình tỉnh giấc, thấy thanh trường kiếm nằm bên cạnh còn Thuần Vu Kỳ thì ngủ say. Dưới ánh lửa lung linh của đống củi sắp tàn, gương mặt chàng câm hiền lành, nhân hậu biết bao.

Lam lão thở dài lẩm bẩm :

- Nếu ta không tin được y thì còn sống thêm làm gì nữa.

Sáng hôm sau khi Thuần Vu Kỳ hỏi mượn trường kiếm để đi đào hang thì Lam lão gạt đi :

- Ngươi không cần phải đào nữa. Ta đã có cách thoát khỏi nơi này. Tuy nhiên, trước khi ngươi lên mặt đất lão phu muốn truyền thụ hết võ công.

Thuần Vu Kỳ chau mày viết :

- Chẳng lẽ tôn giá không lên sao?

Họ Lam cười thảm :

- Tuổi thọ của lão phu sắp hết, dung mạo thì như ma quỷ, còn về với thế nhân làm gì nữa?

Thuần Vu Kỳ đã có chủ ý nên không tranh cãi, lặng lẽ vâng lời. Lam lão liền giải tỏa kinh mạch, khôi phục tu vi cho chàng trai trẻ rồi tiến hành dạy võ. Ông ta nghiêm nghị nói :

- Lão phu ít khi xuất thủ nên trên giang hồ không ai biết bản lãnh thực sự của lão phu. Ngươi là đệ tử Võ Đang, kiếm thuật chắc cùng khá nên lão phu chỉ dạy quyền trảo và thân pháp.

Với ánh mắt tự hào, Lam lão say sưa nói :

- Thế gian không có ma quỷ thì không ai thành Phật cả. Chính tà tuy đối kháng nhưng cùng tồn tại, cần thiết cho nhau như âm và dương vậy. Thực ra thiện ác là do lòng người còn võ nghệ là phương tiện hành động. Người đời hẹp hòi nên xem công phu của các phái Tăng, Đạo là quang minh chính đại còn tuyệt học nào hơi hiểm độc, trí trá thì xếp vào Tà đạo. Họ quên rằng mục đích cuối cùng của võ nghệ là phòng thân và sát địch khi cần thiết, càng hiệu nghiệm càng tốt.

Lão dương đôi tay khẳng kheo lên ngắm nghía và mỉm cười :

- Trương tổ sư của phái Võ Đang lúc tròn bách tuế mới sáng tạo ra hai pho Thái Cực kiếm và Thái Cực quyền, nhưng lão phu mới ngũ thập đã nghĩ ra hai tuyệt học Long Trảo Truy Hồn và “U Ảnh Ngự Phong” thân pháp, lòng rất cao hứng.

Thấy họ Lam dám so sánh với Trương chân nhân, ánh mắt Thuần Vu Kỳ liền lộ vẻ hoài nghi. Lam lão nhận ra, cười nhạt :

- Ngươi cho rằng lão phu đại ngôn chứ gì. Hãy nghe cho rõ đây. Lão phu tinh thông y lý nên đã tìm ra bí quyết dồn chân khí tập trung vào hai bàn tay, biến nó thành sắt thép, không hề sợ gươm đao. Bởi vậy pho Long Trảo Truy Hồn mới đáng gọi là tuyệt học hãn thế. Còn U Ảnh Ngư Phong thân pháp ảo diệu đến mức xem thường cả Phách Không chưởng lực.

Nghe đến đây, Thuần Vu Kỳ vô cùng phấn khởi vì đây là điều chàng rất cần để đối phó với Phong Đô Đại Sĩ. Thuần Vu Kỳ chính sắc vái ba vái để tỏ ý khâm phục.

Kể từ hôm ấy, chàng ra sức khổ luyện hai công phu quỷ dị và phức tạp kia. Pho Long Trảo chi có ba mươi sáu chiêu nhưng mỗi chiêu gồm hàng trăm thế thức, hư nhiều hơn thực và tấn công vào cả những vị trí cấm kỵ ở bụng dưới, điều không hề có trong võ công chính phái. Vì hiểm độc như thế nên pho quyền trảo này gϊếŧ người hiệu nghiệm hơn Thái Cực quyền.

Riêng pho khinh công “U Ảnh Ngự Phong” thì quả là một thành tựul ớn lao trong võ học, Lam lão đã phối hợp Bát Quái với Ngũ Hành, đặt Hành Thổ tại Trung Cung nên bước chân cực kỳ lắc léo, ảo diệu.

Lão tử bảo rằng: “rỗng thì chứa được nhiều”. Cho nên chàng trai có tâm hồn mộc mạc, trong sáng họ Thuần Vu kia đã mau chóng tiếp thu hết tuyệt nghệ của vị sư phụ bất đắc dĩ. Đến giữa tháng chạp thì Lam lão chẳng còn gì để dạy Thuần Vu Kỳ nữa.

Lão Vô cùng kinh ngạc, thở dài :

- Ngươi học quá dễ dàng khiến lão phu đâm ra nghi ngờ sự sáng tạo của mình.

Phải chăng chúng đã không lợi hại như lão phu từng nghĩ?

Thuần Vu Kỳ mỉm cười ra dấu rằng hai công phu kia rất tuyệt diệu. Vài ngày sau, Lam lão đưa cho chàng một viên dược hoàn màu xanh xám và bảo :

- Đây là Kháng Hàn Đan, ngươi hãy uống vào để chống lại cái lạnh cắt da của mùa đông. Tuyết sắp rơi dầy rồi đấy.

Thuần Vu Kỳ vui vẻ nuốt ngay và lập tức bị mê man. Khi chàng tỉnh dậy thì phát hiện Lam lão đang ngồi tĩnh tọa trên sàn hang. Tỏa Nhuệ kiếm tuốt trần nằm trước mặt.

Chàng nhận ra cổ mình quấn đầy vải còn gáy thì hơi đau, rất khó cử động. Lòng chàng đầy nghi hoặc, nhưng không dám lay gọi Lam lão, ngồi chờ đợi. Chàng nhẹ nhàng bước đến để nhặt trường kiếm, tra vào vỏ, thì nhìn thấy trên nền đá bằng phẳng có rất nhiều chữ viết bằng mũi kiếm.

Một linh cảm xấu làm chàng xao xuyến liền lắng nghe và quan sát thì mới biết Lam lão đã tuyệt khí. Chàng cẩn thận thăm mạch của lão và ứa nước mắt. Thuần Vu Kỳ cố bình tâm đọc di thư :

- Kỳ nhi. Lão phu chính là Cửu Chuyển Đao Lam Thiên Ngũ, trượng phu của Hồng Hoa Tiên Cơ đất An Dương. Hoàng Xuân Phụng trẻ hơn lão phu hai mươi tuổi, nhan sắc tuyệt trần và dâʍ đãиɠ phi thường. Lão phu đã già, tinh ]ực suy yếu không thỏa mãn được du͙© vọиɠ của Xuân Phụng, nên nàng ta có tình nhân. Trưởng tử của phu là Lam Thiên Hoạch, con đời vợ trước, đã nhiều lần cảnh báo mà lão phu ngu muội không tin.

Mười hai năm trước, lão phu đưa Hoàng Xuân Phụng đi Nam Hải tìm một loại kỳ trân tên gọi Thiên Xuân Đào. Với linh quả này, lão phu sẽ trẻ lại, cường tráng như bọn thanh niên, và sẽ cùng Tiên cơ giữ mãi tuổi xuân.

Sau hơn một năm khổ công tìm kiếm khắp các hoang đảo ở biển Nam, lão phu đã may mắn thành công. Trong lúc vui mừng, lão phu đã lỡ miệng tiết lộ rằng ai thụ dụng hết trái đào tiên này sẽ có thêm bốn chục năm công lực.

Không ngờ câu nói ấy đã khiến Hoàng Xuân Phụng nổi lòng tham. Trên đường về An Dương đã rủ lão phu ghé thăm Uyên Ương Giản rồi xô xuống. Lão phu không chết, cố gượng sống vì căm thù, miệt mài đào hang để thoát ra, nhưng bệnh thấp khớp đã khiến lão phu phải bỏ dở công trình. Trong lúc tuyệt vọng, không ngờ Kỳ nhi lại xuất hiện và chứng tỏ được nhân phẩm trung hậu, thiện lương. Thế cho nên, lão phu đã truyền dạy võ công và chữa lành á tật cho Kỳ nhi. Chỉ một tháng nữa là thanh quản của người sẽ hồi phục có thể rú thật lớn để cầu cứu người bên trên. Rằm tháng giêng nào cũng có rất nhiều người đến cúng tế, cầu xin ở miếu Uyên Ương.

Lão phu chẳng còn mặt mũi nào để trở về quê nên quyết định tự sát. Uớc nguyện cuối cùng của lão phu là mong mỏi rằng Kỳ nhi sẽ thay ta gϊếŧ chết con ác phụ Hoàng Xuân Phụng. Khi hạ thủ, Kỳ nhi nhớ mang chiếc mặt nạ mà năm xưa lão phu thường dùng mỗi lúc ra ngoài.

Lam Thiên Ngũ di bút.

Đọc đong di thư, Thuần Vu Kỳ cảm thương vô hạn, quì lạy di thể Cửu Chuyển Đao và khóc vùi.

Sau đó, Thuần Vu Kỳ bắt đầu tập phát âm và chờ đợi ngày rằm tháng giêng.

Giọng nói ngày càng rõ ràng nhưng mùa đông cũng càng khắc nghiệt. Tuyết rơi dầy đến nỗi chẳng ai dám mò đến Uyên Ương miếu.

Thuần Vu Kỳ quyết định trèo lên bằng đôi bàn tay thép và thanh trường kiếm dẻo dai. Lỡ có rớt xuống thì cũng không sao vì lớp tuyết dưới đáy vực đã dầy hàng trượng, che lấp cả động đá và dàn lưới. Chàng bắt rắn, bắt chuột ăn thật no rồi hành động.

Nhờ công lực thâm hậu và đôi tay cứng rắn, mạnh mẽ, Thuần Vu Kỳ có thể bám chặt vào vách vực mà nhẫn nại tiến dần lên.

Khi mệt mỏi chàng cắm sâu Tỏa Nhuệ kiếm vào lớp đất đá rồi neo mình nghỉ ngơi. Nếu Cửu Chuyển Đao có được thanh kiếm tốt như chàng thì đã không phải giam mình dưới vực lâu như thế. Khi rơi xuống Uyên Ương Giản, lão chỉ có duy nhất một túi da đựng dao mổ và kim châm cứu.

Với nỗ lực phi thường, đến chiều thì Thuần Vu Kỳ vượt hết bức vách cao hơn bốn chục trượng, trở lại trần gian. Chàng vui mừng không xiết, cởi bỏ bộ y phục rách rưới, dơ bẩn, dùng tuyết tắm cho sạch rồi thay quần áo mới. Sau lần chết hụt, Thuần Vu Kỳ rất thận trọng, mang tấm mặt nạ mà Lam Thiên Ngũ để lại rồi mới xuống đồi.

Trong dung mạo một gã tứ tuần anh tuấn, tối hôm ấy, Thuần Vu Kỳ vào thành Tân Hương nghỉ trọ. Chàng còn giữ đầy đủ những vật thiết thân như tiền bạc, xấp thẻ Đinh của Ngạo Thế Thần Ông nên có thể ung dung dùng tên giả là Vũ Khinh Hồng.

Sáng hôm sau, nhằm ngày mười sáu tháng giêng, Thuần Vu Kỳ trả phòng, ra ngoài mua tuấn mã. Lúc đi ngang Trương Gia phạn điếm, nơi có bán những món điểm tâm, thấy khá nhiều khách giang hồ lưng mang đao kiếm đang nói chuyện râm ran, Thuần Vu Kỳ liền ghé vào để nghe ngóng. Chàng ở dưới vực tám tháng trời, có lẽ cục diện giang hồ đã có nhiều thay đổi.

Cửu Chuyển Đao Lam Thiên Ngũ là bậc đại thần y giỏi nghề giải phẫu nên chiếc mặt nạ của lão làm ra cực kỳ tinh xảo, rất khó bị phát hiện. Họ Lam mặc cảm già nua xấu xí hơn Hồng Hoa Tiên Cơ nên khi cùng người đẹp ra ngoài thường mang dung mạo giả rất tuấn tú.

Thuần Vu Kỳ vừa ăn sáng vừa lắng nghe, thu nhận được những thông tin bổ ích.

Đó là việc Thuần Vu gia trang treo giải thưởng năm ngàn lượng vàng cho bất cứ ai tìm được Thuần Vu công tử, dù sống hay chết.

Tin kế tiếp là sự xuất hiện của hai bang hội mới. Một là Thần Kiếm bang, Bang chủ là Mộ Dung Thịnh ở núi Vân Sơn cách Nam Dương hai chục dặm về hướng Bắc.

Phái thứ hai là Hồng Hoa cung ở chân núi Phụng Sơn, phía Nam thành An Dương, do Hồng Hoa Tiên Cơ làm Cung chủ.

Đáng ngại nhất là việc Trung Nghĩa bang đã không chế dược ba phái Thiếu Lâm, Hoa Sơn, Võ Đang. Phong Đô Đại Sĩ dùng tà pháp huy động âm binh, nửa đêm làm cho cát bay đá chạy mịt mù. Rồi họ Liêu nhân lúc hỗn loạn ấy, vào tận trọng địa đối phương mà bắt sống Chưởng môn, ép uống chất kỳ độc mạn tính. Liêu Vô Chỉ cũng đã trút một trận mưa đá khủng khϊếp xuống Thuần Vu gia trang ở Khai Phong nhưng may mà Huyền Cơ thư sinh đoán trước được, sớm đưa cả nhà đào tẩu. Hiện họ ở đâu thì không ai rõ.

Thuần Vu Kỳ thở phào khi biết người thân đã thoát nạn. Chàng tin rằng gia đình mình sẽ bố trí người ở lại Khai Phong nên lên đường đi ngay. Trưa hôm sau, Thuần Vu Kỳ đã có mặt trong thành, vào lữ điếm gởi ngựa và hành lý rồi đi dạo qua nhà cũ xem sao.

Các bức tường vẫn đứng vững nhưng hầu hết mái ngói trong trang bị hư hại nặng nề, chứng tỏ trình độ pháp thuật cao cường của Phong Đô Đại Sĩ.

Trước cửa trang, trong tòa tiểu đình, có bốn gã quân binh đang đánh cờ. Thuần Vu Kỳ hiểu rằng có hỏi thăm cũng vô ích nên vòng ra phía sau, lựa lúc không ai chú ý, vượt tường mà vào.

Trận kỳ môn này đã mất tác dụng vì cây cối bị trận mưa đá hủi hoại, trông rất tang thương. Thuần Vu Kỳ vượt qua dải cây phòng vệ, tiến vào khu hậu viện, tìm đến phòng của cha mẹ.

Vật dụng trong nhà vẫn còn nguyên song những đồ quí giá đã biến mất. Chàng vung kiếm chặt đứt ổ khóa ngọa thất, vào lục soát rất kỹ nhưng chẳng thấy thư từ gì.

Sực nhớ đến mật thất dưới sàn phòng, Thuần Vu Kỳ mở tủ áo của mẹ khởi động cơ quan để mở cửa hầm mà đi xuống.

Chàng bật hỏa tập đốt liền hai cây đèn tọa đăng để dễ bề quan sát. Thì ra vàng ngọc châu báu đều được mang đi hết, chỉ còn trơ lại những rương gỗ trống không.

Nhưng trên tường có ghi lại bút tích của mẹ chàng. Tiết Như Xuân viết rằng :

- Kỳ nhi. Nếu có về thì hãy đi thăm mộ Bích Ngọc Miêu.

Thuần Vu Kỳ hiểu ngay rằng mẹ mình để lại thư trong hòn giả sơn, nơi chàng từng giấu con mèo bằng ngọc xanh. Vị trí này chỉ có chàng và thân mẫu biết mà thôi.

Thuần Vu Kỳ tức tốc trở lên mặt đất, ra hoa viên phía sau. Trong hốc đá kín đáo nọ, chàng tìm thấy một mảnh hoa tiên phía dưới con mèo, nội dung rất đơn giản :

“Con hãy tìm chủ cũ của thanh Tỏa Nhuệ kiếm”.

May mà Vệ Tích Cơ đã kể lại việc họ Tôn tặng kiếm và từng đưa chàng đi ngang qua căn nhà mới mà Thuần Vu gia trang đã xây cho lão.