Thái A Kiếm

Chương 24: Bàn Long Giáp, Vân Nhạc Diệt Kẻ Thù

Ngươi làm gì thế? Thiếu niên nọ chỉ hừ một tiếng, rồi lùi về phía sau bảy thước.

Vân Nhạc đầu lại nhìn người vừa lên tiếng, thì ra đó là một thiếu nữ áo trắng, xinh đẹp như tiên nữ. Chàng thấy thiếu nữ đó cau mày lại hỏi thiếu niên:

- Người này với anh có thù hằn gì không? Sao anh lại giở chưởng pháp lôi đình ấy ra? Hồi nãy em thấy anh giở thủ đoạn, ai thấy cũng chán ghét, để em đi báo cho cha anh hay.

Thiếu niên nọ cười gằn hai tiếng và đáp:

- Em Liễu, em không biết… Thiếu nữ áo trắng liền đỡ lời:

- Anh đừng nói thêm nữa, em đã nghe rõ cả rồi. Hàm Anh bước tới một bước vừa cười vừa nói:

- Liễu hiền muội, chúng ta không gặp nhau có một năm trời mà cô đã xinh đẹp hơn trước nhiều.

Thiếu nữ áo trắng cười nhạt một tiếng và đáp:

- Sao không thấy Ngọc đại ca tới? Ba tháng trước em đã nhờ anh đưa tin hộ, chắc anh không chịu nói lại cho anh ấy hay phải không? Hàm Anh ngẩn người ra chưa kịp trả lời, Sủng Thịnh đã trả lời hộ:

- Lưu thiếu hiệp đã tói đây từ ba tháng trước rồi, cô nương không gặp mặt thiếu hiệp hay sao? Hàm Anh vội cướp lời nói:

- Ba tháng trước đây, Ngọc hiền đệ định đến đây nhưng lâm thời, y có việc phải đi Phúc Kiến, cũng sắp lên đến đây.

Thiếu nữ áo trắng cúi đầu, thở dài một tiếng rồi đáp:

- Em tưởng Ngọc đại ca quên em, ngờ đâu anh ấy đã đi Phúc Kiến.

Vân Nhạc đứng cạnh đó, nghe thiếu nữ áo trắng nói đến Ngọc đại ca là thiếu niên lông mày rậm kia lại tỏ vẻ nghen tuông. Tuy chàng chưa biết rõ nguyên nhân ra sao, nhưng cũng đoán ra một phần nào.

Trong lúc chàng định ra tay bắt lấy cổ tay thiếu niên nọ, bỗng thấy ánh sáng hạt châu trong phòng tắt và thân ảnh mình xoay như chong chóng, rồi chỉ trong nháy mắt chàng đã xảm thấy mình rơi xuống một nơi âm u. Lúc này mới thấy hết chóng mặt, chàng định thần, ngước mắt nhìn xung quanh, mới hay cảnh vật đã thay đổi hẳn. Chàng cảm thấy mình đang bị giam giữ trong một thạch thất kín mít, âm u và khó thở vô cùng.

Chàng chán nản ngồi phịch xuống đất, lưng tựa vào vách đá tỏ vẻ hối hận và tức giận khôn tả.

Chàng sực nghĩ tới lúc gặp Hàm Anh với Sủng Thịnh… Chàng cũng biết sở dĩ Hàm Anh với thiếu niên lông mày rậm đối xử với chàng như vậy, phần vì ghen, giận phần vì tức chàng đã không nể mặt mà ra tay hạ Sủng Thịnh hai lần. Chàng cũng tự nhận do mình gây nên họa.

Trong phòng không khí rất ít khiến chàng khó thở và bực bội vô cùng.

Một lát sau Vân Nhạc vận Di Lạc thần công thức thứ mười bốn ra định phá hủy thạch thất và dù có cùng bị tiêu diệt theo cũng cam tâm.

Lúc ấy đột nhiên chàng nghe một tiếng thở dài vọng tới tuy nhỏ như tiếng muỗi, nhưng chàng nghe rõ mồn một. Chàng còn đang ngơ ngác, bỗng thấy ánh sáng hạt châu rọi vào. Chàng liền thấy thiếu nữ áo trắng vừa rồi đã hiện ra trước mặt, trong tay nàng đang cầm một hạt châu to bằng trái nhãn và đang đưa mắt nhìn xung quanh.

Thạch thất đó vẫn kín mít không có đường nào để ra vào. Thiếu nữ tỏ vẻ thương tiếc và nói:

- Có phải ngài vừa định dùng chưởng lực phá tan thạch thất này không? Tôi dám chắc không những ngài phá không nổi, mà dù người có võ công cao nhất thiên hạ cũng không sao phá được.

Vân Nhạc ngạc nhiên:

- Cô nương nói như vậy là có ý nghĩa gì? Thiếu nữ áo trắng lại u oán thở dài một tiếng và trả lời:

- Chẳng lẽ ngài không biết hay sao? Động phủ này do Gia Cát Võ Hầu đời Tam Quốc xây dựng theo đúng bát quái trận đồ ảo diệu khôn lường, khó vào và cũng khó ra. Nơi đây đúng là tàng quân động mà Khổng Minh dùng để dự trữ lương thực. Nghe đồn Kiếm Nam sơn cốc có tất cả chín động phủ, mỗi động phủ có một trận thức khác nhau. Mấy ngàn năm nay người ta chỉ kiếm ra có hai động phủ, một là hang động này, còn một ở trong Bàn Long Giáp tại Thủy Vân Lang.

Vân Nhạc nghe nàng nói tới đó liền ngắt lời hỏi:

- Động phủ trong Bàn Long Giáp cũng có người ở sao cô nương? Thiếu nữ áo trắng khẽ gật đầu và đáp:

- Không những có người ở, mà động phủ nơi đó lại là kẻ thù của động chủ nơi đây. Chủ nhân Bàn Long Giáp động phủ, gầy gò như gậy trúc, đầu sói, mắt xanh trông rất hung ác nhưng tánh tình hiền lành vô cùng… Vân Nhạc không dè tình cờ lại được thiếu nữ cho biết về người mà mình tìm kiếm hơn tháng nay. Chàng đang định lên tiếng hỏi nàng kia coi Bàn Long Giáp ở đâu? Nhưng thiếu nữ áo trắng đã nói tiếp:

- Cạn Đằng Huy với Mục Vân có thù với nhau, nên bọn họ hiểu lầm ngài là người của đối phương sai tới, mới bắt ngài giam giữu nơi đây.

Vân Nhạc hớn hở vô cùng, quên cả sự phiền não liền lớn tiếng hỏi:

- Lời của cô nương khiến tại hạ thắc mắc vô cùng, chẳng hay Cạn Đằng Huy là ai? Mục Vân là ai? Sao hai người lại thù hằn nhau? Thiếu nữ vừa cười vừa đáp:

- Sao ngài dốt thế? Cạn Đằng Huy tức là chủ nhân động phủ này, còn Mục Vân là chủ động Bàn Long giáp.

- Thưa cô nương, có phải thiếu niên lông mày rậm hồi nãy là Cạn Đằng Huy đấy không? Thiếu nữ lắc đầu đáp:

- Không phải, y là con người động chủ, còn việc kết thù kết oán của hai bên thì đã gây nên từ mười mấy năm trước. Hà hà! Thật ra có chuyện gì quan trọng đâu mà hai bên lại thù nhau đến thế. Tôi rất thông cảm ông Mục Vân. Ông ta đã dụng tâm nhân hậu nghĩa thành mà vẫn không được Cạn động chủ hiểu biết. Xem tình hình thì động chủ muốn gϊếŧ Mục Vân cho hả dạ.

Vân Nhạc vẫn chưa hiểu rõ lời nói của thiếu nữ nọ, bèn tiếp tục hỏi:

- Thưa cô nương, chẳng hay hai bên vì chuyện gì mà kết thù kết oán với nhau như vậy? Thiếu nữ nọ hai mắt rất trong ngắm nhìn Vân Nhạc, hình như nàng tháy Vân Nhạc muốn biết rõ câu truyện đó mà lấy làm ngạc nhiên, rồi vừa cười vừa đáp:

- Tôi chỉ biết những cái mà Cạn Đằng Huy kể cho tôi nghe thôi. Ông ta nói mười mấy năm trước đây, có một quái kiệt xuất hiện trong võ lâm, quái kiệt đó là người rất chính trực coi những kẻ ác như là kẻ thù của mình vậy. Võ công của ông ta lại cao siêu đến mức không thể tưởng tượng được… Nói đến đây, nàng ngẩn người ra ngẫm nghĩ, tỏ vẻ hâm mộ quái kiệt đó vô cùng, chỉ trong giây phút, nàng đã ngạc nhiên và hỏi lại Vân Nhạc:

- Hình như ngài không có vẻ nóng lòng ra khỏi động phủ này chớ? Vân Nhạc lại ngẩn ngơ và vội đáp:

- Lẽ dĩ nhiên tại hạ nóng lòng muốn ra khỏi nơi đây, nhưng vì muốn nghe nốt câu chuyện kết thù kết oán giữa hai động chủ mà cô nương vừa kể. Chẳng hay vị quái kiệt võ lâm là ai thế hở cô nương? Thiếu nữ đáp:

- Truy Hồn Phán Tạ Văn.

Vân Nhạc nghe nói đến tên cha mình, hai mắt bỗng tối sầm lại, đầu óc choáng váng giống như bị sấm sét.

Thiếu nữ nọ thấy Vân Nhạc bỗng nhiên biến sắc vội hỏi:

- Ngài làm sao thế? Vân Nhạc cố định thần lại rồi vừa cười vừa đáp:

- Không có gì cả, xin cô nương cứ kể tiếp. Thiếu nữ nghĩ ngợi giây lát rồi nói:

- Tạ Văn là đại sư ca của Mục Vân và Bành Hạo. sau khi sư phụ khuất núi, ba người liền hạ sơn hành hiệp trên giang hồ, mỗi người đi một nơi. Tạ Văn đi riêng một mình chuyên trừng trị và gϊếŧ những bọn gian tà trong võ lâm, vì vậy các giới hắc đạo hễ nghe tới tên ông ta là khϊếp đởm.

Cũng vì thế, ông ta kết oán với nhiều người. Còn Mục Vân và Bành Hạo thì ẩn núp trong lục lâm, chuyên môn cướp lại của những đạo tặc khác, hay ngồi một chỗ mà chia tang vật với bọn trộm cướp… Tạ Văn hay tin đó, cả giận liền kiếm tới tận nhà hai người, điểm mỗi người bảy yếu huyệt, phế trừ một nửa võ công. Ông ta còn thương tình hai người là sư đệ, mới tha chết cho, chỉ bắt hai người sám hối và phải ẩn nấp một nơi hẻo lánh để tu tâm sửa tánh. Bành Hạo hận tạ Văn vô cùng, về sau không hiểu Mục Vân và Bành Hạo làm cách nào mà khôi phục được võ công rồi lập tâm báo thù. Họ nghe nói Tạ Văn kết thù kết oán với rất nhiều người thuộc cả hai phái chánh tà, nên ai cũng muốn diệt trừ cho kỳ được Tạ Văn. Bành Hạo và Mục Vân mới đi du thuyết, bí mật tổ chức ám sát Tạ Văn. Chúng sợ bị tiết lộ nên người nào tham dự buổi họp cũng phải cải trang bịt mặt. Vì vậy dù cùng đi cạnh nhau, cũng không ai biết ai cả. Sau đó chúng chia nhau theo dõi đến Động Đình hồ thì mới vây đánh được Tạ Văn.

Nói tới đó thiếu nữ cười khì một tiếng rồi tiếp:

- Đáng lẽ phen đó cha con Tạ Văn đã bị họ gϊếŧ. Vì những người dự cuộc đánh lén đó, đều là những cao thủ số một số hai trong võ lâm, nhưng sự đời có nhiều bất ngờ ta không sao tưởng tượng được. Từ khi Mục Vân ẩn núp trong một thung lũng bí mật để tu tâm cải tính, ông ta đã biết hối lỗi và cũng biết không sao khuyên được Bành Hạo đừng trả thù đại sư ca, nên ông ta giả bộ tán thành cuộc âm mưu đánh lén đó và hợp tác cùng bọn Bành Hạo nhưng thực ra ông ta ngấm ngầm giúp Tạ Văn thoát hiểm. Suốt dọc đường theo dõi Tạ Văn, Mục Vân đã ngấm ngầm gϊếŧ rất nhiều phỉ đồ. khi đuổi Tạ Văn tới Động Đình hồ, Mục Vân cố ý mở một lỗ hổng để cha con Tạ Văn tẩu thoát. Hai bộ xương già trẻ trên núi Võ Công là do Mục Vân bày ra. Đáng lẽ việc này không ai hay biết vì cách xếp đặt của Mục Vân quá khéo léo. Không ngờ ba năm trước đây, có một lần Mục Vân với Bành Hạo, ngồi nhậu nhẹt với nhau, vì quá chén, hai người đã cãi lên, rồi Mục Vân lỡ lời tiết lộ bí mật đó. Bành Hạo bị Mục Vân dùng chưởng đả thương rất nặng, lúc ấy Cạn Đằng Huy cũng có mặt tại đó, liền lên tiếng trách Mục Vân là kẻ vong nghĩa bán bạn, nên y cũng bị Mục Vân đánh một chưởng gãy luôn bảy xương sườn, vì thế hai bên mới kết thù kết oán.

Đấy những chuyện mà tôi biết đều kể cho ngài rõ rồi, vậy ngài đã hài lòng chưa? Vân Nhạc nghe thiếu nữ kể chuyện mà đứng đờ người như ngây như ngất. Chàng không ngờ mình được thoát chết là nhờ Mục Vân. Chàng như vừa trải qua một cơn mộng, liền vái chào cảm tạ và nói:

- Cảm ơn cô nương đã cho tại hạ biết chuyện đó, vì Tạ Văn tức là cha của tại hạ. Bây giờ xin cô nương cho tại hạ hay Bàn Long Giáp ở đâu, thì tại hạ không bao giờ quên đại ơn này.

Thiếu nữ kể xong, hai má đỏ bừng, đang khẽ thở, bỗng nghe chàng nhận là con của Tạ Văn, liền trợn trừng đôi mắ lên nhìn và hỏi:

- Thế ra…ngài là… Nói tới đó, nàng bỗng biến vẻ mặt vui tươi thành u oán và nói:

- Tôi cũng không biết Bàn Long Giáp ở đâu, nhưng Ngọc đại ca của tôi biết rõ, tiếc thay anh ta đã bị Cạn Văn Long gϊếŧ hại rồi.

Nước mắt nàng rơi lả chả. Vân Nhạc ngạc nhiên hỏi:

- Vừa rồi Hàm Anh chả nói Ngọc đại ca của cô nương có việc đi Phúc Kiến là gì? còn Cạn Văn Long là ai thế? Thiếu nữ cúi đầu trong rất đáng thương, nức nở tiếp:

- Sao ngài lại tin được lời của Hàm Anh? Chính lời của Sủng Thịnh mới là thành thật. Ngọc đại ca của tôi là người rất trọng chữ tín, anh rất thương tôi, anh bảo tới thì thế nào cũng tới, chờ không đi nơi khác đâu. Tôi biết, anh tôi đã bị Văn Long gϊếŧ hại rồi. Thế ra ngài không nhớ ai là Văn Long hay sao? Nói xong, nàng không nhịn được, nước mắt tuôn ra như mưa. Vẻ ngây thơ và lòng chân thành của nàng, khiến ai mới trông thấy cũng động lòng thương. Vân Nhạc lúc này mới hay, đó là một tấn bi kịch do sự tranh giành tình yêu mà nên. Chàng cũng biết rõ Cạn Văn Long là ai rồi nên thở dài một tiếng đáp:

- Cô nương hà tất phải đau lòng? Biết đâu Ngọc đại ca của cô nương chẳng bị Văn Long dụ mà giam giữ trong một thạch thất như tại hạ… Chàng chưa dứt lời, thiếu nữ đã kinh hãi và mừng rỡ, khẽ nói:

- Ừ nhỉ, tại sao tôi lại không nghĩ ra? Chẳng hay ngài có thể giúp tôi cứu Ngọc đại ca ra không? Được vậy, thế nào tôi cũng bảo Ngọc đại ca dẫn ngài đi Bàn Long Giáp.

Vân Nhạc hỏi;

- Bọn Hàm Anh vẫn còn ở trong động phủ nầy chứ? Cô nương làm ơn chỉ cho tại hạ ra khỏi thạch thất nầy, tại hạ sẽ có cách ngăn cản chúng, lúc ấy cô nương được yên trí mà đi giải cứu Ngọc đại ca.

Thiếu nữ khúc khích cười và đáp:

- Bọn chúng đã theo Cạn Đằng Huy đi Bàn Long Giáp hết rồi. bây giờ chỉ mong ngài cản trở hộ các thủ hạ của Đằng Huy thôi, để tôi được yên tâm đi cứu Ngọc đại ca. Còn động phủ nầy là theo tiên thiên chính phản bát trận đó mà xây dựng, nên tuy biến ảo khôn lường nhưng đó chỉ là để che mắt người đời thôi, nếu ta nhớ kỹ phương vị cửa sống, đi sang trái ba bước lại đi sang phải ba bước thì sẽ không bị cản trở gì cả. bây giờ ngài hãy theo tôi đi thử vài bước xem.

Nói xong, nàng dắt tay Vân Nhạc đi thẳng vào phía vách đá. Vân Nhạc đang kinh ngạc thì bỗng thấy trước mặt đã sáng tỏ và mình đã ra khỏi thạch thất. Đồng thời chàng thấy thạch thất cạnh đó chính là nơi chàng đã nói chuyện với Hàm Anh. Lúc này chàng mới khen ngợi thầm sự xếp đặt của Khổng Minh, quả thật là huyền ảo vô cùng. Chàng đang nghĩ, bỗng thấy thiếu nữ xuyên qua thạch thất bèn vội rảo bước theo sau. Sau chàng lại thấy thiếu nữ đi xuyên vào những con đường chằn chịt như mạng nhện, thân pháp của nàng lanh lẹ vô cùng. Vân Nhạc theo sau nàng, chỉ cách nhau chừng một thước, vì chàng sợ nàng bị những bộ hạ của Đằng Huy đánh lén. Đi được vài mươi trượng, bỗng có một đại hán mặc áo gấm, tay cầm đao xông ra hỏi:

- Liễu cô nương cô đi đâu thế? Y hỏi xong, bỗng thấy Vân Nhạc là người lạ mặt, liền ngẩn người ra nhìn. Tiếp theo đó lại có một đại hán nữa cũng xông ra ngơ ngác nhìn Vân Nhạc. Thiếu nữ tỏ vẻ hờn giận đáp:

- Cô nương định vào trong thạch thất, về hướng khám để thăm Ngọc đại ca, các ngươi hãy tránh ra hai bên.

Hai đại hán giật mình kinh hãi, vì chúng không hiểu tại sao Liễu cô nương lại biết rõ như vậy, nên nhứt thời chúng không biết xử lý ra sao cho phải? Một người trong bọn buông xuôi tay xuống, cười nịnh và nói:

- Không phải tiểu nhân dám táo gan ngăn cản cô nương đâu, nhưng chúng tôi đã thừa lịnh của động chủ, cấm bất cứ ai vào trong đó cả.

Y vừa nói xong bỗng nghe “ bốp” một cái, thì ra y đã bị cô nương nọ đánh cho một cái tát. Thiếu nữ vừa đánh vừa quát lớn:

- Nói bậy! Ngươi có thể ngăn cản ai, chớ không có thể ngăn cản được ta. Nói xong, nàng gạt hai tên đại hán ra hai bên, rồi tiến thẳng vào trong.

Vân Nhạc thấy thiếu nữ ra tay nhanh tuyệt luân, với đôi mắt sắc của chàng, mà không theo dõi thì cũng không biết nàng ra tay như thế nào, nên chàng kính phục nàng vô cùng.

Lúc ấy, một đại hán khác cầm đao đuổi theo thiếu nữ áo trắng và quát gọi:

- Nếu cô nương không ngừng bước, tiểu nhân đành phải thất lễ với cô nương.

Đại hán bị tát tai, giận giữ trừng mắt nhìn Vân Nhạc, hình như y muốn mượn Vân Nhạc để trả thù cái tát tai khi nãy.

Vân Nhạc mỉm cười và nhanh nhẹn tiến lên, đại hán vội giơ con đao lên chém. Ngờ đâu đao vừa giơ lên, y đã bị Vân Nhạc điểm trúng yếu huyệt ở ngang hông y chỉ kêu lên một tiếng “ ối chà” là ngã ra đất liền.

Một đại hán nữa nghe tiếng kêu, vừa quay đầu lại, đã bị Vân Nhạc điểm trúng yếu huyệt, chưa kịp kêu la cũng đã nằm lăn ra đất.

Thiếu nữ áo trắng nghe hai tiếng ngã của hai đại hán liền quay đầu lại nhìn Vân Nhạc vừa cười vừa nói:

- Hàm Anh nói không sai chút nào, võ công của ngài quả thật trác tuyệt phi phàm. Từ đây vào tới bên trong, còn độ mười sáu tên hảo hán nữa. Trong đời tôi, sợ nhứt là ra tay gϊếŧ người vậy phiền ngài làm ơn đối phó hộ tôi nhé.

Vân Nhạc mỉm cười đáp: tay…

- Cô nương cứ việc dẫn đường đi trước, nếu có ai ngăn cản, đã có tại hạ ra Chàng vừa nói tới đó, đã nghe có tiếng cười nhạt ở phía trước vọng lại, tiếp theo đó có người lên tiếng nói:

- Tâm địa của Liễu cô nương khá ác độc, bây giờ cô lại đương nhiên đưa người ngoài tới để đối phó với bọn lão chăng? Tiếng nói đó vừa dứt, đột nhiên có sáu người ở hẻm bên cạnh xông ra. Người đi đầu mặt đỏ như son, râu cũng đỏ và rất dài, hai mắt long lánh như hai bóng đèn, từ từ đi tới. Thiếu nữ áo trắng vẫn khúc khích cười và đáp:

- Chu thúc thúc sao lại trách cháu như vậy? Chú vẫn bảo là rất thương cháu, tại sao Ngọc đại ca đã bị giam giữ ngót ba tháng nay mà chú không cho cháu hay biết gì cả.

Ông già nọ ngẩn người ra giây lát, thở dài một tiếng rồi mới đáp:

- Không phải lão muốn giấu cô nương đâu nhưng dụng ý của thiếu động chủ ra sao, chắc cô nương còn biết rõ hơn lão. Nếu lão cho cô nương hay tin, chưa biết chừng Thôi Thế Ngọc đã bị gϊếŧ từ lâu rồi. Ba tháng nay, lúc nào lão cũng hết sức bảo vệ cho Thôi Thế Ngọc.

Nói đến đó, ông ta ho hai tiếng, vừa cười vừa tiếp:

- Nếu tin này cô nương đã hay biết thì lão không giám dấu nữa. Cô nương muốn gặp Thôi thiếu hiệp cũng được, còn việc buông tha Thôi thiếu hiệp thì hãy chờ động chủ trở về, lão sẽ nói giúp cho, Liễu cô nương cứ tự tiện vào thăm Thôi thiếu hiệp đi.

Nói xong, ông già có ý muốn ngăn trở Vân Nhạc lại không cho chàng đi theo vào bên trong.

Hồi này, Vân Nhạc đã giàu kinh nghiệm giang hồ lắm rồi, chàng biết những người trong võ lâm, đa số chỉ biết có lợi hại, chứ không gì tình cảm. Chàng nghe ông già nọ ho chắc là ra hiệu chi đó và sẵn ý định hãm hại thiếu nữ áo trắng, nên chàng định khuyên thiếu nữ kia đề phòng, thì cô ta đã vừa cười vừa nói:

- Như vậy cháu xin phép đi vào bên trong ngay. Vân Nhạc liền lớn tiếng gọi:

- Hãy khoan đã cô nương, chẳng lẽ cô nương không sợ bọn họ lừa dối hay sao! Biết đâu họ không dùng Ngọc đại ca làm mồi để nhử cô nương.

Thiếu nữ áo trắng nghe nói ngẩn người ra và nghĩ thầm: “Người này nói có lý, võ công của Ngọc đại ca rất cao siêu, không kém gì Cạn Văn Long, nếu không bị chúng đánh lừa hay dụ dỗ thì làm sao bắt được dễ dàng như thế” Nàng nghĩ vậy rồi ngừng bước ngay. Ông già nọ biến sắc nhún chân một cái nhảy lướt qua thiếu nữ, tới bên cạnh Vân Nhạc lớn tiếng quát hỏi:

- Ngươi là ai? Có biết tự tiện vào trong động phủ này là sẽ bị tội chết không? Nay ngươi lại đặt điều để cho Liễu cô nương nghi kỵ nữa, khôn hồn thì nộp mạng ngay cho ta.

Nói xong y giơ tay phải ra nhắm người Vân Nhạc chém xuống một cái mạnh vô cùng.

Vân Nhạc vội né sang bên, thân hình đã dính vào vách đá để tránh thế công đó rồi giơ năm ngón tay trái, chộp luôn cánh tay phải của ông già liền.

Ông già nọ thấy thân pháp của chàng thần tốc, ra tay lại nhanh vô cùng, giật mình kinh hãi. Y cũng là một cao thủ võ công siêu tuyệt, lại ứng biến nhanh nhẹn nên vội hạ thấp mình xuống tránh né và thuận tay định chộp luôn cánh tay của đối thủ.

Ngờ đâu Vân Nhạc lại sử dụng Hiên Viên Thập Bát Giải, một tuyệt học từ ngàn xưa truyền lại, trong đời nay ít người hóa giải nổi nên ông già vừa xoay tay trái định bắt tay chàng thì y thấy năm ngón tay của Vân Nhạc biến thành vô số ngón tay không biết tay nào thực, tay nào hư, nên y mới bắt hụt và ngạc nhiên vô cùng. Thì lúc ấy năm ngón tay của Vân Nhạc đã chộp trúng huyệt Cực Toàn trên cánh tay phải của y rồi. Y cảm thấy nửa mình trên vừa nhột vừa tê, tựa như có hang vạn con kiến chui rúc trong người y run lẩy bẩy, cổ họng phát ra những tiếng rêи ɾỉ nho nhỏ.

Vân Nhạc lớn tiếng cả cười một hồi, buông năm ngón tay ra và xoay bàn tay điểm luôn vào âm độ huyệt ở trước ngực ông già một cái, đoạn lạnh lùnh nói:

- Ngươi mau dẫn Liễu cô nương đi đến chỗ giam Thôi thiếu hiệp và hãy thả thiếu hiệp ra mau. Nếu ngươi tự thị nội lực cao thâm mà định vận lực giải huyệt thì tạng phủ ngươi sẽ rời khỏi nguyên vị, bảy lỗ hổng sẽ chảy máu tươi ra ngay. Nhưng như thế ngươi vẫn chưa chết đâu, ngươi còn phải chịu khổ, xương cốt sẽ co rúm lại ngươi bé dần như đứa nhỏ. Chắc ngươi cũng biết thủ pháp Tảo Âm Huyệt Mạch lợi hại như thế nào phải không? Ông già nọ nghe Vân Nhạc nói vậy, hồn xiêu phách lạc. Vừa lúc đó Vân Nhạc lại nhảy tới trước mặt năm người cùng đi với y, hai tay múa một hồi là mấy người đó đã lần lượt kêu rú ngã lăn ra liền. Ông già nọ lại càng sợ hãi thêm, bèn gượng cười nói:

- Liễu cô nương hãy theo lão.

Y vừa nói, mắt vừa ứa hai giọt lệ.

Thiếu nữ áo trắng thấy Vân Nhạc ra tay nhanh và huyền ảo như vậy, hai mắt lộ vẻ kinh ngạc, rồi vừa cười vừa nói:

- Không ngờ thủ pháp của ngài lại cao siêu hơn Ngọc đại ca của tôi nhiều. Nói xong nàng liền theo ông già nọ. Vân Nhạc vẫn đứng lại đó, trong lòng cảm khái vô cùng và nghĩ thầm: “Nàng coi Ngọc đại ca của nàng như thiên thần, đủ thấy chữ tình ảnh hưởng mạnh đến đâu.” Nghĩ đoạn, chàng sực nhớ một mình thiếu nữ đi theo ông già kia, không biết có nguy hiểm gì không, nên vội rảo bước đuổi theo. Chàng vừa đi vừa nhìn hình bóng của thiếu nữ áo trắng, bỗng thấy hình bóng của Cố Yến Văn, Triệu Liên Châu… Giang Giao Hồng đều hiện cả ra phất phơ trước mặt. Chàng nhắm mắt lại thở dài.

Tinh thần của chàng đang hốt hoảng, vừa đi tới một gian thạch thất, bỗng nghe thiếu nữ la lớn một tiếng, chàng giựt mình là lấy lại bình tĩnh thì thấy thiếu nữ ôm choàng lấy một thiếu niên áo lam, gục đầu xuống vai chàng nọ, khóc nức nở.

Thiếu niên đầu tóc rối bù, nặt mũi gầy gò, ai trông cũng biết ngay chàng bị giam cầm đã lâu. Ông già áo xanh đó đã chịu đựng không nổi, tựa lưng vào vách đá rồi từ từ ngồi xụp xuống đất, mặt lộ vẻ đau đớn vô cùng.

Vân Nhạc biết ngay thiếu niên đó là Thôi Thế Ngọc, liền mỉm cười lên tiếng nói:

- Liễu cô nương, nay Thôi thiếu hiệp đã được thoát nạn, đáng lẽ cô nương phải mừng rỡ mới phải, còn việc tại hạ yêu cầu Thôi thiếu hiệp giúp, thì mong cô nương nói hộ trước cho.

Thiếu nữ nghe nói liền nín khóc, quay lại nhìn Vân Nhạc, mặt đỏ bừng, rồi rỉ tai Thôi Thế Ngọc nói nhỏ một hồi. Thế Ngọc gật đầu một cái rồi bước đến cạnh Vân Nhạc cúi đầu vái chào:

- Được nhân huynh cứu giúp, đệ rất cám ơn. Còn nhân huynh sai bảo Thế Ngọc làm gì, cứ cho hay đệ sẽ làm theo ngay.

Nói xong, chàng bỗng quay mặt nhìn ông già già râu đỏ kia một hồi rồi cười nhạt tiếp:

- Không ngờ lão tặc cũng có ngày hôm nay.

Chàng vừa nói phi chưởng đánh luôn. Lúc ông già đã tối tăm mặt mũi, nên không hay biết gì để tránh né, không kịp kêu la, mồm đã phun nắm máu tươi, gục xuống đát chết liền.

Thế Ngọc đánh xong chưởng đó, sắc mặt bỗng nhợt nhạt như mất hết máu vậy.

Vân Nhạc bèn móc túi lấy một viên thuốc đỏ như hổ phách đưa cho chàng mỉm cười nói:

- Thôi thiếu hiệp bị mệt mỏi lâu ngày, đáng lẽ không nên dùng sức vội, nay thiếu hiệp ra tay đánh tên lão tặc, khiến chân nguyên suy kiệt rất nhiều. viên thuốc này tuy không phải là tiên đơn, nhưng có thế bổ nguyên khí mong thiếu hiệp nhận cho.

Thế Ngọc cảm động vô cùng, giơ tay ra nhận lấy viên thuốc bỏ vào mồm và đáp:

- Tại hạ và Liễu cô nương phải đi càn quét qua loa đã, vì trong động này còn khá nhiều dư đảng. Phải diệt hết những quân đó, mới khỏi sợ hậu hoạn.

Mời Tạ thiếu hiệp hãy đợi ở đây giây lát tại hạ sẽ cùng thiếu hiệp đi Bàn Long Giáp ngay.

Vân Nhạc đáp:

- Hai vị cứ tùy tiện. Chúng ta tuy mới quen biết, nhưng đã coi nhau như bạn chí thân, vậy chúng ta nên xưng hô là huynh đệ thì hơn. Tiểu đệ ra ngoài động chờ hai vị.

Thiếu nữ vừa cười vừa hỏi:

- Ngài có thể ra được ngoài cửa động hay sao? Vân Nhạc tủm tỉm cười và đáp:

- Vừa rồi cô nương chỉ cho bí quyết tiên thiên chính phản bát trận đồ, bây giờ tại hạ tự tin có thể ra khỏi động này được.

Nói xong, chàng chắp tay chào hai người rồi giở khinh công lanh lẹ lướt ra ngoài động.

Vân Nhạc đứng chờ ở cửa động, nửa tiếng đồng hồ sau mới thấy thiếu nữ và Thế Ngọc song song bước ra.

Lúc này Thế Ngọc đã thay đổi xiêm y, trông anh tuấn vô cùng, so sánh với Vân Nhạc có thể nói người tám lạng kẻ nửa cân.

Thiếu nữ áo trắng cũng tươi như hoa nở, mồm tủm tỉm cười cùng Thôi Thế Ngọc đứng tựa vai nhau, trông thật xứng đôi vừa lứa.

Vân Nhạc thấy vậy cũng phải tắc lưỡi khen ngợi và nói:

- Hai vị quả thật là một đôi giai nhân, tại hạ chúc hai vị trăng tròn hoa đẹp, bách niên giai lão.

Thế Ngọc lớn tiếng cả cười một hồi,còn thiếu nữ đưa mắt lườm Vân Nhạc tỏ vẻ xấu hổ.

Tiếp theo đó ba người vội tiến ra khỏi thung lũng, đi theo sạn đạo Kiếm môn tiến thẳng về huyện thành Kiếm Các.

Vân Nhạc với Thôi Thế Ngọc rất tâm đầu ý hợp. Trong khi trò chuyện, Vân Nhạc mới hay vong sư của Thế Ngọc là bạn của Đằng Huy và cũng là một cao thủ trong võ lâm, nhưng đã quy ẩn từ lâu. Trước khi khuất núi, ông ta có nhờ Đằng Huy trông nom Thôi Thế Ngọc, nên Thế Ngọc coi Cạn Đằng Huy như sư phụ hết mực tôn kính.

Thiếu nữ áo trắng họ Liễu tên Thúy Bần, là anh em bạn di với con trai Đằng Huy. Nàng lên bảy đã mồ côi cha mẹ. Đằng Huy đem nàng về nuôi, coi nàng như dâu chưa cưới. Nhưng Thúy Bân thấy Cạn Văn Long không được đoan chánh nên nàng không có lòng yêu y chút nào.

Cũng vì thế nàng ít gần gũi Văn Long, do đó Văn Long càng khó chịu. Từ khi Cạn Đằng Huy đem Thế Ngọc về nuôi, Văn Long thấy Thúy Bân cứ gần gũi Thế Ngọc mãi và hai người hình như có vẻ yêu nhau nên Cạn Văn Long lại càng ghen tức.

Vì thế Văn Long mới dụ Thế Ngọc vào trong thạch thất để giam giữ. Y muốn để cho Thế Ngọc chết đói chết khát trong đó, như vậy Thúy Bân mới khỏi mê tình địch của y nữa. Nếu kế hoạch của y thành tựu sau đó y sẽ ép Thúy Bân phải thành hôn với y. Lúc bấy giờ dù Thế Ngọc chưa chết nhưng ván đã đóng thuyền cả Thế Ngọc lẫn Thúy Bân cũng đành cam chịu.

Kế hoạch của Văn Long rất chu đáo, ngờ đâu bị một lời nói của Vân Nhạc mà hỏng cả, nên Thúy Bân Mới lĩnh ngộ mà đi tìm Thế Ngọc.Vì vậy giấc mộng của Văn Long cũng tan vỡ theo. Biết rõ đầu đuôi câu chuyện đó rồi Vân Nhạc lắc đầu thở dài một hồi.

Sạn đạo quanh co trên dãy núi Kiếm môn, tuy rất hiểm trở nhưng phong cảnh lại đẹp tuyệt vời. Vừa đi Vân Nhạc vừa ngắm cảnh, trong lòng khoan khoái vô cùng.

Chàng liền nghĩ: “ Nếu sau này ta trả được mối thâm thù, ta sẽ kiếm một nơi trong dãy núi Kiếm Môn này để quy ẩn sống ung dung nhàn hạ.” Ba người tiếp tục đi, từ Kiếm quan đến huyện Kiếm Các, hơn tám mươi vạn dặn đường nguy hiểm, mà cả ba chỉ đi có một ngày. Vào tới huyện thành, Vân Nhạc liền nói:

- Đệ còn một người bạn chờ ở khách sạn, người này năm xưa là ác đạo yêu tà, nhưng bây giờ đã cải ác hướng thiện, chẳng hay hai vị có vui lòng gặp y không? Thế Ngọc mỉm cười đáp:

- Con người từ thiện sang ác thì dễ, mà từ ác quy thiện mới thật là khó. Người đó phải là đại trí đại tuệ mới có thể cải ác quy thiện như thế được.Người có nhân phẩm cao quý như thế, không muốn gặp thì còn muốn gặp ai nữa? Dân cư trong huyện thành rất thưa thớt, trên phố xá cũng ít người đi lại. Bọn Vân Nhạc ba người thủng thẳng đi vào một khách sạn có mái hiên lụp xụp. Khách sạn này Vân Nhạc đã trọ qua rồi nên điếm tiểu nhị vừa thấy chàng đã nhận ra ngay, vội chạy đến vừa vái chào vừa nói:

- Thưa khách quan, khách quan họ Linh đợi chờ ở đây một ngày rồi, không chịu ăn uống gì cả, hình như có vẻ lo âu lắm. Chắc là đang lo an nguy cho khách quan cũng nên? Vân Nhạc cảm ơn điếm nhị một tiếng, lòng thắc mắc vô cùng liền nghĩ: “ Chẳng lẽ Linh lão sư đã gặp bọn Bành Hạo và biết chúng đã rời khỏi nơi đây, nên mới lo âu như vậy chăng? Như vậy kế hoạch của ta đã bị tan vỡ hết.” Điếm nhị đã lẹ chân chạy vào báo cho Linh Phi biết, nên khi ba người vừa vào tới sân trong thì đã thấy Linh Phi ra hành lang đón và mỉm cười nói:

- Thiếu hiệp đi đường mệt mỏi, trái lại lão phu thì lười biếng ngủ trọn ngày.

Vân Nhạc ngước mắt nhìn, thấy mắt Linh Phi có vẻ không yên, mặt cũng có vẻ lo âu. Chàng đoán chắc Táng Môn Kiếm Khách thể nào cũng có tâm sự rất quan trọng, nhưng chàng không tiện hỏi ngay. Bốn người bước vào rong phòng, Vân Nhạc giới thiệu ba người với nhau. Hàn huyên một lát, Vân Nhạc liền giục điếm tiểu nhị làm cơm mang lên. Linh Phi đưa mắt nhìn Vân Nhạc thở dài và nói:

- Mấy ngày nay lão bôn ba trong dãy núi và các thung lũng nhưng xin lỗi thiếu hiệp, vẫn chưa tìm ra Bàn Long Giáp… Vân Nhạc mỉm cười đáp:

- Linh lão sư khỏi quan tâm, Thôi huynh đã biết Bàn Long Giáp ở đâu rồi, không những thế, cả người ẩn trong đó tên gì Thôi huynh cũng biết.

Rồi chàng kể đầu đuôi câu chuyện cho Linh Phi nghe, Linh Phi vừa kinh hãi vừa mừng nói:

- Xin mừng cho thiếu hiệp đã biết rõ tung tích của kẻ thù, như vậy thù lớn thế nào cũng trả xong. Thảo nào năm xưa lão để ý thấy thái độ của Mục Vân rất lạnh nhạt. Trong lúc mọi người bàn tán việc vây đánh lệnh tôn không thấy y tán thành và cũng không phản đối. Không ngờ y lại có lòng bảo tồn lệnh tôn với thiếu hiệp.

Nói đến đây, y bỗng sa sầm nét mặt lại thở dài một tiếng và tiếp:

- Chỉ tiếc là lão không thể đi cùng thiếu hiệp đến Thúy Vân Lang để được mục kích thiếu hiệp gϊếŧ kẻ thù.

Vân Nhạc kinh ngạc nhảy bắn lên và hỏi;

- Vừa rồi lúc tại hạ vào trong khách điếm, có nghe điếm tiểu nhị bảo lão sư sao có vẻ không yên, tại hạ vẫn không tin, nhưng bây giờ thấy sắc mặt của lão sư, quả thật có sự lo buồn gì đó. Chẳng hay lão sư có thể cho tại hạ biết hay chăng để tại hạ cùng chia bớt? Linh Phi đang định lên tiếng, đột nhiên thấy điếm tiểu nhị bưng mâm thức ăn vào, liền vừa cười vừa nói:

- Chờ cơm no rượu say rồi, lão sẽ thưa cùng thiếu hiệp. Bây giờ có nói ra cũng chỉ làm cho thiếu hiệp thêm phiền não một cách vô ích mà thôi. Thôi thiếu hiệp và Liễu cô nương là khách ở xa mới tới, lão phải tiếp rượu hai vị để làm tròn phận chủ nhân.

Thôi Thế Ngọc vội đáp:

- Tại hạ chỉ là một tên hậu bối mạt học, đâu dám để Linh lão sư tiếp đãi một cách trọng hậu.

Linh Phi lớn tiếng cả cười, rồi mời ba người ngồi vào mâm còn mình ngồi ở ghế dưới rót rượu mời ba người.

Lát sau, Vân Nhạc lại nhắc đến chuyện cũ:

- Chúng ta đã làm bạn với nhau thì phải coi nhau như anh em ruột. Linh lão sư có việc gì cứ nói thẳng ra, để xem chúng tôi có giải hộ được không? Nếu Linh lão sư cứ chịu đựng một mình mãi sự lo âu, không chịu nói ra thì chúng tôi ăn cũng không ngon miệng đâu.

Linh Phi gượng cười một tiếng và đáp:

- Nếu thiếu hiệp nhứt định đòi nghe thì lão đây đâu dám trái lịnh. Năm xưa vì hành vi của lão quá bất hảo, tất nhiên là lỗi ở lão cả. Một lần tác quái tác ác, thì suốt đời không rửa sạch, dù thiếu hiệp có lòng giúp đỡ lão cũng không dám phiền lụy tới, vì lão sợ thiếu hiệp sẽ bị người ta chỉ trích là kẻ bất nghĩa mà thôi.

Vân Nhạc cau mày đáp:

- Xưa nay tại hạ hành sự, chỉ cần biết việc đó không trái lương tâm là đủ, mặc võ lâm chỉ trích ra sao. Sự thiện ác chỉ cách biệt nhau đường tơ kẽ tóc.

Linh lão sư kể câu chuyện đó cho tại hạ nghe, để xem tại hạ có thể giúp đỡ được phần nào không. Nếu tại hạ không ra mặt giúp đỡ lão sư được thì tại hạ cũng có thể ngấm ngầm giúp kia mà. Chẳng lẽ lão sư lại quên tại hạ có tiếng là người muôn mặt hay sao.

Nói xong, chàng lấy một cái mặt nạ da người mang lên. Linh Phi vẫn rầu rĩ:

- Lão quên sao được, nhưng điều này nếu nhờ đến thiếu hiệp trợ giúp cho, lão thẹn với lương tâm đôi chút, có thế thôi, bây giờ lão xin nói ra cho thiếu hiệp nghe.

Hai tháng trước đây, bẩy đại tiêu cục liên hiệp, hộ tống một món trang sức quí báu giá trị liên thành. Trước khi lên đường đã rất bí mật và thận trọng, ít người trong hắc đạo biết tới, nhưng còn đường đi khá dài nên vài mười ngày sau, tin tức đó đã lọt ra bên ngoài. Có hai nhóm lục lâm hay biết liền rủ nhau đuổi theo và chọn địa điểm để ra tay cướp đoạt.

Lúc ấy lão đang làm khách ở Lũng sơn, tại biên giới Thiểm Tây và Cam Túc. Người hay biết tin đó đầu tiên là Thẩm Chấn Khuê, một tướng tặc ở Lũng sơn, y liền rủ lão phu ra tay tương trợ. Lão đi tới Kiêm Kê Lĩnh thì chỉ thấy xác nằm ngổn ngang đều là xác của người trong tiêu cục cả. Vậy là đã có người tới trước và đã ra tay cướp đoạt món tiêu hàng đó rồi. Chấn Khuê tức giận vô cùng, vả lại sợ bị gài bẫy, y bèn ra lệnh rút lui gấp. Nhưng trên Kiêm Kê Lĩnh, hình như vốn có những tay cao thủ của tiêu cục ẩn núp. Nên dưới bóng trăng chúng đã nhận rõ hình thù của lão.

Sau đó lão mới hay tin món tiêu hàng đó không bị mất, mà tiêu cục chỉ bị gϊếŧ mất mười chín người. Những kẻ ra tay gϊếŧ người và định cướp của đó đều mặc áo đen và bịt mặt bằng khăn đen, nên không sao nhận ra được là bên nào. Người trong tiêu cục chỉ biết bọn giặc có võ công rất huyền ảo và trác tuyệt. Nhưng họ đã nhận nhầm là lão đã dự vào cuộc ăn cướp gϊếŧ người nên hôm qua tổng tiêu đầu của Trung Châu tiêu cục là Khương Thân đã gặp lão trong núi Hạt Minh và hẹn canh năm sáng mai sẽ gặp lão ở miếu Võ Hầu, cách đây hai mươi dặm để cùng nhau đối chất.

Vân Nhạc lớn tiếng cười và đáp:

- Quí hồ Linh lão sư không tham dựu vào việc đó là đủ rồi. Như vậy để tại hạ ra mặt giảng hòa hộ cho lão sư? Linh Phi chưa kịp trả lời, ngoài cửa đã có một tiếng cười nhạt, và có người lên tiếng nói:

- Linh Phi dù ngươi có nói khôn khéo đến đâu cũng không sao rửa sạch được tội lỗi. Ngươi có tội mà không tự chịu lấy, lại còn xúi người khác đi nộp mạng hộ, thì không phải là hành vi của một đại trượng phu.

Vân Nhạc không chờ người đó nói dứt lời, đã nhanh như điện chớp, xuyên qua cửa sổ nhảy ra bên ngoài, thoảng thấy ba võ sư tuổi trạc trung niên đang đứng trên mái nhà.

Họ thấy Vân Nhạc phi thân ra chưa hạ xuống mặt đất, đã lộn một vòng phi thân lên trên mái nhà, rồi lẹ như chim cắt đã hạ chân xuống trước mặt họ.

Ba võ sư trung niên đó, thấy thân pháp của Vân Nhạc huyền ảo và thuần hóa như vậy, lấy làm kinh ngạc. Quả thật trong đời chúng chưa hề gặp ai có khinh công kỳ diệu như thế, nên tên nào tên nấy đều ngơ ngác nhìn nhau và mặt biến sắc.

Tạ Vân Nhạc ngắm nhìn ba người đó một hồi, rồi trầm giọng nói:

- Thị phi phải trái, thế nào cũng tìm ra được sự thật. Linh Phi đã nhận lời ba vị để canh năm sáng mai, gặp nhau ở miếu Võ Hầu thì lúc ấy Linh lão sư sẽ có mặt. Ba vị tới đây do thám lén lút như thế này, chẳng lẽ cũng là hành vi của người anh hùng hào kiệt sao? Ba người nọ mặt đỏ bừng, rồi người đứng giữa lên tiếng đáp:

- Lời nói của các hạ nặng như chín cái đỉnh, chúng tôi xin vâng theo và cung kính chờ ở trước miếu Võ Hầu vậy.

Ba người bèn quay mình phi thân đi mất.

Chưa tới canh tư Vân Nhạc và Linh Phi đã đến miếu Võ Hầu. Hai người vào trong miếu, bên trong tối đen như mực, Vân Nhạc liền đánh lửa lên thắp một ngọn nến. Tượng của Võ Hầu trông như người sống oai nghi vô cùng.

Chàng lại ngắm xem những thơ từ của các tao nhân du khách viết ở bốn bên vách một hồi rồi mới vừa cười vừa nói:

- Lúc này chắc còn sớm, chúng ta hãy tạm nghỉ ngơi giây lát vậy.

Chàng vừa nói tới đó chợt thấy trước bàn thờ Võ Hầu có một cây nến đốt giở, liền rờ tay vào, thấy hãy còn nóng, vừa cười vừa tiếp:

- Cách đây không lâu đã có người tới miếu này rồi. Nói tới đó, chàng lại lắc đầu tiếp:

- Mặc! Chúng ta hãy cứ chờ đến canh năm rồi sẽ định liệu.

Đoạn chàng cùng Linh Phi ngồi xuống nghỉ ngơi, đột nhiên bên ngoài miếu có mấy tiếng rú vọng tới.

Tiếng rú đó rất cao, nên từ những núi xung quanh dội lại, nghe càng rùng rợn kinh hãi.

Vân Nhạc quay lại nói với Linh Phi: nào.

- Chúng ta ra ngoài cửa miếu, xem những người đó là những nhân vật Hai người liền phi thân ra ngoài miếu. Dưới bóng trăng hai người thấy trên một đồi cách đó không xa, có mười mấy cái bóng đen, đang nhanh như chớp nhảy xuống. Người đi đầu là một ông già, tuổi trạc ngũ tuần hai mắt lóng lánh như mắt hổ, vẻ mặt giận giữ và quát lớn:

- Một mình bạn họ Linh phải thường mười chín mạng, chắc bạn cho là chưa xứng đáng, nên mới kéo thêm một tay nữa đến để chịu chết lây phải không? Linh Phi nghiêm nét mặt đáp:

- Khương lão sư, nếu Linh mỗ sợ thì đã không tới, mà đã tới thì không hẳn là không sợ. Linh mỗ chết có tiếc gì đâu, chỉ e hung chủ chánh được ung dung ngoài pháp luật thôi. Nếu Linh mỗ chết mà không nhắm mắt được, còn ngậm hờn nơi chín suối, thì quí vị nhẫn tâm sao đành.

Khương Thân vẫn có vẻ tức giận:

- Linh Phi việc đã dành dành như vậy, ngươi còn chối cãi sao được? Đoạn y múa chưởng, nhằm ngực Linh Phi đánh tới sức mạnh vô cùng.

Đột nhiên Vân Nhạc tiến lên phía trước, che chở cho Linh Phi và giơ hữu chưởng ra khẽ đẩy một cái. Khương Thân cảm thấy như bị một sức mạnh đánh phải, loạng choạng lùi về phía sau mấy bước, kinh hãi vô cùng. Vân Nhạc lại đưa mắt ngắm một người đứng sau y, rồi lớn tiếng hỏi:

- Tư Mã lão tiêu đầu từ khi cách biệt đến giờ vẫn mạnh giỏi chứ? Chẳng hay lão tiêu đầu còn nhớ tại hạ không? Tư Mã Trọng Minh đã nhận thấy thân pháp của Vân Nhạc, hình như quen lắm, nhưng Vân Nhạc đeo mặt nạ nên lão chỉ nhận ra được tiếng nói thôi. Tuy vậy, đã nhớ ra là ai rồi, liền tỏ vẻ kinh hãi và vui mừng tiến lên nắm lấy tay Vân Nhạc:

- Có thật là lão đệ không? Lão ca đây nhớ nhung chí chết! Vân Nhạc kề tai Tư Mã Trọng Minh nói thầm một hồi, Tư Mã lão tiêu đầu ha hả cười và tiếp:

- Quí hồ lão đệ nói một lời, việc gì cũng có thể giải quyết ổn thỏa.

Nói xong, y quay lại bàn tán với bốn người kia một lát lâu. Khương Thân vội quay lại chắp tay vái chào Vân Nhạc và nói:

- Đã lâu nghe đại danh của thiếu hiệp như sấm dội bên tai hôm nay lão được gặp mặt thiếu hiệp, thật là may mắn vô cùng. Nếu thiếu hiệp vô cùng trợ giúp cho, chắc chắn thế nào việc này cũng xong. Khương mỗ xin đợi chờ các hạ ở miêu Võ Hầu.

Tư Mã Trọng Minh cũng chạy lại vái chào và nói:

- Lão ca đây may mắn được một cháu trai và một cháu gái đều nhờ ở sự mát tay của hiền đệ.

Vân Nhạc lớn tiếng cả cười:

- Nếu không nhờ ở đức lớn của lão tiêu đầu thì đệ có mát tay đến đâu cũng sao thành công được. Như vậy lão tiêu đầu hà tất phải cám ơn đệ làm gì.

Nói tới đó chàng lại tiếp;

- Tại hạ còn có việc cần phải đi ngay, mong ngày tái ngộ của chúng ta sẽ không lâu. Thôi mất xin chào quý vị.

Nói xong chàng cùng Linh Phi giở khinh công ra, tung mình đi ngay, chỉ thoáng cái đã mất dạng.

Trời mới tang tảng sáng, mặt trời chưa mọc, sương mù vẫn bao khắp mọi nơi, hai bên lề sạn đạo cây cao um tùm, lối đi càng tối thêm.

Bọn Vân Nhạc bốn người đang phi lẹ trên đường lát đá, vừa tới nơi đột nhiên đứng lại. Thôi Thế Ngọc đưa mắt nhìn xung quanh một hồi rồi nói:

- Phải nơi đây rồi. Còn cái tên Bàn Long Giáp là do Mục lão sư tự tiện đặt lấy, nên dân ở quanh đây đều không biết. Cũng vì vậy Linh lão sư mới kiếm mãi không ra. Theo ý của tại hạ thì khi tới trước động phủ của Mục lão tiền bối, chúng ta hãy tạm đừng lộ mặt vội cứ ẩn núp ở một nơi đợi chờ rồi thế nào bọn Bành Hạo cũng tới. Lúc ấy Tạ huynh hãy nhảy ra tấn công. Phen này tại hạ phải diệt trừ cho được hai tên Hàm Anh và Cạn Văn Long mới hả hạ. Mấy tên đó võ công khá cao siêu, nếu để cho chúng tẩu thoát thì sẽ có rắc rối về sau. Chẳng hay theo Tạ huynh, ý kiến của đệ có chu đáo không? Vân Nhạc ngẫm nghĩ giây lát rồi gật đầu tán đồng.

Thôi Thế Ngọc giơ tay chỉ giữa hai ngọn núi cách đó không xa và nói:

- Dưới hai ngọn núi kia chính là Bàn Long Giáp, nhưng lúc này đang bị mây bao phủ, nên chúng ta không thấy rõ. Xin quí vị cứ theo sát tại hạ vì khi xuống thung lũng, lối đi có rất nhiều rêu, trơn và khó đi lắm. Quí vị phải cẩn thận lắm mới được.

Nói xong chàng dẫn đầu đi trước, xuyên qua bụi cây bách, tiến thẳng vào trong cốc khẩu.

Bốn người dùng cả chân tay vịn bám vào những cành cây mà bò xuống bên dưới, càng xuống càng thấy ẩm thấp và sương mù bao quanh người.Dưới đáy thung lũng, đá lởm chởm rải rác khắp lối đi, bốn người khinh công cao siêu như thế mà cũng phải lần mò từng bước một.

Đi được nửa tiếng đồng hồ, Thôi Thế Ngọc bỗng khẽ nói:

- Tới rồi đấy.

Vân Nhạc đưa mắt nhìn xung quanh, thấy dưới đáy cốc rộng ước bảy tám trượng, của hang động cách đó chừng ba trượng. Chàng lại ngước mắt nhìn lên phía trên, thấy hai bên vách núi cao chót vót, sương mây phủ kín không thấy mặt trời. Nơi đây quả thật bí ẩn vô cùng.

Thế Ngọc bèn lên tiếng:

- Bốn chúng ta chia ra làm hai tốp ẩn núp trên cổ thụ, khi kẻ địch tới, ta sẽ thấy rõ và chúng ta có thể canh trừng cho nhau nữa.

Vân Nhạc đòng ý, liền cùng Linh Phi nhảy lên một cổ thụ ẩn núp trong bụi lá rậm rạp. Thế Ngọc và Thúy Bân thì ẩn núp trên một cây đối diện.

Lúc này trong lòng Vân Nhạc hồi hộp khôn tả, thung lũng lại yên lặng như tờ, nên chàng nghe trái tim đập rõ như tiếng nhịp.

Thời gian trôi chảy từng phút một, bọn Vân Nhạc đột nhiên nghe thấy đằng xa có tiếng chân người đi tới, càng lúc càng gần.

Nghe tiếng chân, Vân Nhạc đã biết số người sắp tới không ít. Chàng vận sức vào hai cánh tay để chờ thời cơ thuận tiện tấn công, hai mắt tỏ vẻ cương quyết và mừng rỡ.

Giây phút sau đã thấy một tên đầu đà búi tóc ngược tới trước. Vân Nhạc từ từ giơ hai tay và dùng ngón tay cái và ngón trỏ của mỗi một bàn tay, nhằm hai yếu huyệt ở hai bên ngực cảu tên đầu đà đó mà điểm tới.

Tên đầu đà không ngờ ở cành cây trên đỉnh đầu lại có người ẩn núp, và y cũng không ngờ Vân Nhạc sử dụng thủ pháp lăng không điểm huyệt trong Hiên Viên Thập Bát Giải, mà chàng chưa hề dùng tới bao giờ, để tấn công kẻ thù.

Môn điểm huyệt này đứng xa năm bảy thước cũng có thể điểm được huyệt của kẻ địch.

Tên đầu đà đang đi bỗng cảm thấy hai đầṳ ѵú lạnh và tê, thần trí mê man ngã lăn ra liền. tiếng kêu của thânmình y té xuống đất, làm vang động cả thung lũng. Trong đám sương mù bỗng có tiếng quát hỏi:

- Tôn hiền đệ làm sao thế? Tiếng nói chưa dứt Vân Nhạc đã thấy Bành Hạo, râu tóc bạc phơ, mắt to mi rậm, phi thân tới nơi. Trông thấy kẻ thù Vân Nhạc lửa hận bốc lên ngùn ngụt, bèn lẹ như chim cắt, chẳng nói chẳng rằng, nhảy xổ xuống tấn công ngay. Sức mạnh của thế công đó như vũ bão.

Bành Hạo vừa tới nơi, thấy tên đầu đà té ngã, biết ngay là có người đánh lén, bèn kêu thầm hai tiếng “nguy tai” kế y cảm thấy có một luồng gió lạnh ở trên đầu đè xuống, lòng càng kinh hãi, vội nhảy ra ngoài xa ba trượng để tránh né.

Đồng thời y cũng múa song chưởng, giở nội gia cương khí ra phản công trở lại.

Vân Nhạc vẫn chưa thâu chưởng thế lại và như bóng vời hình tiếp tục tấn công theo. hai chưởng lực va chạm nhau rất mạnh khiến cát bụi và đá bay tứ tung. Cả hai người bị sức mạnh đẩy lùi về phía sau ba thước.

Trong sương mù, bọn Hàm Anh bảy người đã nhanh nhẹn phi thân tới, thấy vậy kinh hãi và ngừng bước ngay.

Bành Hạo tưởng Mục Vân núp trên cành cây nhảy xuống đánh lén để bên mình mất tinh thần trước.

Tới khi y định thần nhìn kỹ, mới hay kẻ địch là một thiếu niên áo xanh, liền ha hả cười và nói:

- Không ngờ Mục Vân lại tham sống sợ chết đến thế nên vời những tiểu bối như vầy trợ giúp.

Mồm y tuy nói như vậy nhưng trong lòng đã kinh hãi khôn tả, vì y thấy chưởng lực của thiếu niên đó đã đánh tản mát hết cương khí hộ thân của mình. Xưa nay y vẫn tự phụ là không ai chịu đựng nổi một chưởng của y.

Vân Nhạc biết Bành Hạo là tên đầu sỏ bọn người đã vây đánh cha mình, nên chàng muốn gϊếŧ cho kỳ được kẻ thù này ngay. Vì vậy chàng không nói đến nửa lời, rút thanh nhuyễn kiếm Ô Kim ra, thanh kiếm này từ khi mang theo trong người, chàng chưa hề dùng tới bao giờ. Mới thoáng thấy chàng giở thế kiếm thứ nhất, Bành Hạo đã biết kiếm pháp huyền ảo và phi phàm nên càng kinh hãi thêm.

Bành Hạo định thần lại rồi quát hỏi:

- Ngươi là ai? Y chưa hỏi xong, Vân Nhạc đã lẹ làng múa kiếm đâm tới. Thế kiếm của chàng khôg gây chút tiếng gió nào, lúc sắp đâm tới trước ngực Bành Hạo, thanh kiếm bỗng tỏa ra vô số ngôi sao đen và nhằm các yếu huyệt của địch điểm tới.

Bành Hạo cả giận, vội vận nội gia cương khí vào song chưởng, đẩy mạnh một cái để phản công trở lại.

Chưởng lực của y quá mạnh như bài sơn đảo hải khiến cát bụi bay mù mịt.

Bọn Hàm Anh định ra tay giúp đỡ y, nhưng thấy chưởng lực mạnh như vậy, đành lui ra ngoài xa mấy chục trượng để tránh né.

Bành Hạo tưởng chưởng của mình thể nào cũng đẩy lui được thiếu niên nọ, nhưng y có biết đâu Huyền Thiên Thất Tinh kiếm pháp và bộ pháp của Vân Nhạc là những võ học tuyệt thế trong võ lâm, nên y chỉ thấy hình bóng của Vân Nhạc thấp thoáng một cái là đã mất ngay.

Y đang rùng mình hãi sợ, đột nhiên thấy có ba luồng gió mạnh lấn át tới, phá hết cương khí hộ thân của y và có một bàn tay chộp luôn vào vai trái của y. Y vội ngồi sụp xuống tránh né và nhanh như chớp giơ tay lên định bắt cổ tay của thiếu niên nhưng y chưa bắt trúng, đã thấy bả vai lạnh buốt như vừa bị mũi kiếm Ô Kim cắm sâu vào thịt. Vân Nhạc lớn tiếng cười như điên như dại rồi trầm mạnh thế kiếm xuống, cánh tay phải của Bành Hạo đã bị chặt lìa khỏi thân, máu tuôn ra như suối.

Dù sao công lực của Bành Hạo cũng rất tinh thâm nên tuy bị thương nặng mà y còn nhanh nhẹn nhảy ra ngoài xa ba trượng để tránh né, vội điểm huyệt bế mạch, cầm máu lại. Nhưng y chưa đứng vững đã thấy Vân Nhạc như bóng theo hình đuổi tới. Y kinh hãi hầu như mất hết hồn vía, định lên tiếng hỏi xem đối phương có thù oán gì mà định kết liễu tánh mạng mình như thế.

Vân Nhạc đã định gϊếŧ Bành Hạo nên chàng vừa đuổi tới đã giơ năm ngón tay trái ra, điểm vào các yếu huyệt của kẻ thù liền. Bành Hạo giở hết tuyệt kỹ khinh công ra để tránh né, nhưng y không thể nào tránh khỏi được thủ pháp Hiên Viên Thập Bát Giải, một môn thủ pháp kỳ ảo tuyệt thế, nên yếu huyệt trên cánh tay trái của y đã bị năm ngón tay của Vân Nhạc chộp lấy.