Thái A Kiếm

Chương 12: Hoàng Bích Sơn Trang, Vân Nhạc Cùng Trại Hoa Đà So Tài

Người nọ dùng song chưởng quét ngang quét dọc mấy cái, tuyết ở dưới chân bay tứ tung, giạy lát đã thấy ba cái xác hiện ra trước mắt.

Bốn người đó cùng ngạc nhiên, ngẩn người giây lát sau chúng quay mình ù té chạy xuống chân núi.

Vân Nhạc vội thất thanh nói:

- Nguy tai! Có lẽ bốn tên này xuống dưới am quấy nhiễu đây. Lam muội mau trở về am giúp một tay, đi em.

Uyển Lan vội hỏi:

- Còn anh?

- Anh chỉ có thể ngấm ngầm trợ giúp thôi, em đi mau đi.

Uyển lan gật đầu rời khỏi sơn động, giở hết kinh công phóng đi ngay.

Vân Nhạc liền đeo mặt nạ da người vào, ra khỏi động, chôn ba cái xác của Điểm Thương Tam Lão xong đâu đấy rồi mới chạy xuống chân núi.

Uyển Lan về tới phía sau am, vượt tường vào trong thấy Du Tứ Cô với Lăng Ngọc Sương vẫn đang ngồi trò chuyện.

Nàng vội báo cho hai người biết là có kẻ gian đến quấy nhiễu. Tứ Cô cùng Ngọc Sương đứng dậy rồi cả ba người ra ngoài Phật đường. Chưa vào đến trong Phật đường, họ đã ngửi mùi thơm xông vào mũi. Ai nấy cũng đều ngây ngất như muốn ngã.

Tứ Cô liền lên tiếng dặn bảo:

- Hai cô nương mau nín hơi, đừng hô hấp đấy nhé.

Ba người liền nín hơi, bước vào trong Phật đường, thấy cảnh tượng bên trong đều kinh hãi. Yến Sơn Thần Ni đang nằm gục trước bồ đoàn, còn Tốt Hiếu Lâm thì nằm co rúm ở góc tường, cả hai sắc mặt nhợt nhạc như không còn chút máu và không cử động.

Bỗng Ngọc Sương thét lớn, tay chỉ vào Thần Ni và Tốt Hiếu Lâm. Tứ Cô và Uyển Nhi theo tay chỉ của Ngọc Sương thì thấy hai con rắn xanh to bằng ngón tay, dài chừng năm tất, đang cắn Phong Thủ huyệt ở sau gáy của hai người.

Uyển Lan thét lớn một tiếng, múa thanh bảo kiếm xông lại phía sau Thần Ni chém con thanh xà một nhát. Hai con thanh xà đó rất linh hoạt, nhả mồi rồi tựa như hai mũi tên phi thẳng ra ngoài. Cửa am vẫn đóng kín chúng chui theo khe cửa chạy ra.

Đột nhiên, ngoài cửa có tiếng cười rất hùng hổ. Du Tứ Cô tức giận đến dựng cả đầu tóc lên, bèn đẩy mạnh một cái, cửa am bật mở, rồi ba người cùng phi thân ra ngoài.

Bốn ông già đứng sát nhau trên mặt tuyết, miệng vẫn tủm tỉm cười. Du Tứ Cô đau lòng vì am chủ đã chết, liền thét lớn một tiếng:

- Bọn thất phu vô sĩ, hãy đền mạng cho am chủ ta.

Rồi Tứ Cô tựa như con hổ đói múa cây Thiết Tỳ Bà xông đến đánh bốn ông già nọ.

Ngọc Sương và Uyển Lan cũng đau lòng và phẫn uất khôn tả, song song rút kiếm ra tấn công kẻ địch.

Bốn ông già nọ ha hả cười đáp:

- Các ngươi nói hay thật, vậy tánh mạng của Điểm Thương Tam Lão thì ta phải đòi ai? Chúng vừa dứt lời, liền rút khí giới kỳ dị xông lại tấn công.

Lúc ấy, bỗng một bóng đen, tựa như một làn khói phi luôn vào trong am, thân pháp tuyệt nhanh, cả hai bên đều không thấy kịp.

Du Tứ Cô và hai cô nương giở bình sanh tuyệt nghệ, thế nào cũng đều nhắm những yếu huyệt của đối phương mà tấn công.

Còn bốn ông già nọ cũng là võ lâm cao thủ thế võ cũng tuyệt diệu, nên đều đỡ được hết những thế tấn công của Du Tứ Cô. Bảy người đánh nhau trên mặt tuyết, nhanh như điện chớp. Đấu đến lúc hăng máu Tứ Cô liền gảy luôn năm dây đàn, chỉ nghe mấy tiếng “tinh, tinh” liên tiếp. Tiếp theo đó, một nhóm phi trâm lông bò bay thẳng vào phía địch. Một ông già trong bọn buông khí giới, phất mạnh tay áo một cái, nhựng phi trâm đó rớt ngay xuống đất. Một ông già quát lớn:

- Lão kiền bà đã chết, ta còn lưu luyến nơi đây làm gì nữa? Hãy tha cho chúng, chúng ta đi thôi.

Bốn ông già định quay mình rút lui thì trong Chỉ Chỉ Am có hai người phi thân ra, nhanh như hai mũi tên. Mọi người chưa thấy rõ hai người đó là ai, bỗng thấy hai làn sức mạnh đè tới, bốn ông già ngực như bị chuỳ nặng muộn cân đè, đau đớn khôn tả, chỉ kêu được nữa tiếng, bốn thân mình đã bay lên trên không, rồi rơi xuống đất, tên nào tên nấy cũng trào máu tươi ra, chân tay co rúm, dãy dụa vài cái rồi tắt thở.

Hai người ở trong am vừa bay ra, hạ chân xuống đất. Mọi người mới biết rỏ là Thần Ni và Tốt Hiếu Lâm. Thần Ni thấy bốn người đã chết một cách thê thảm, liền chấp tay lên vái trời và nói:

- Vì quá tức giận, đệ tử lại phạm giới sát sanh! Du Tứ Cô cùng hai người ngạc nhiên vô cùng. Uyển Lan sực nghĩ ra chuyện gì, vội quay mình chạy luôn vào am, nhưng nàng không thấy bóng ai cả.

Trên Phật án, có một tờ giấy trắng đang bay phất phới. Nàng liền cầm lên xem, thấy có mấy chữ như sau: “Lan muội, sang năm mùa xuân hoa nở, chúng ta sẽ tái ngộ, bây giờ anh phải đi.” Dưới ký tên Vân, nét mực vẫn còn ướt.

Lan cô nương ngây ngất như kẻ mất hồn, nước mắt tuôn ra ướt đẫm hai má. Trái tim nàng như bị ai bóp mạnh, tờ giấy ở trong tay bỗng rơi ra, theo gió cuốn bay ra ngoài am...

Hãy nói đến Hoàng Bích Sơn Trang trên núi Trường Bạch, lão trang chủ là Cung Thiên Đơn xưa nay vẫn tươi cười vui chuyện mà bây giờ lại cau có thở dài hình như có tâm sự gì bí ẩn và khó giải.

Một ngày nọ, Hoắc Sơn Nhị Tú đã dẫn mấy chục tên giang hồ hảo thủ tới quấy nhiễu sơn trang. Thiếu phu nhân, con dâu của lão sơn chủ đã nhảy ra bên ngoài đối địch. Kẻ giặc tuy bị đẩy lui, nhưng thiếu phu nhân đã bị động thai. Lúc đầu chưa hay, mãi tới đầu xuân năm nay mới thấy đứa bé trong bụng chuyển động. thiếu phu nhân chóng mặt và nằm liệt giường.

Lão sơn chủ Cung Thiên Đơn lo ngại vô cùng, liền nời thầy lang đến chẫn mạch, thầy lang lắc đầu không chịu kê đơn rồi bỏ đi liền. Sơn chủ mời mấy danh sư khác, ai nấy cũng đều bảo cái thai mắc phải chứng bịnh kỳ lạ, tới khi sanh sản không những đứa trẻ không sao nuôi được mà cả tánh mạng của người mẹ cũng lâm nguy.

Vợ chồng lão sơn chủ như bị dội nước lạnh và nhận thấy vận già của mình không được hên, cả đến con dâu cũng bị hoạ lây, vì vậy lão sơn chủ quá đỗi buồn rầu.

Mười mấy ngày sau, Phó Lục Quan, Phó Uyển, Bạch Vũ, Cố Yến Văn Triệu Khang Cửu, Duy Thành trước sau lần lượt tới. Sau đó đến Triệu Liên Châu và Chu Nguyệt Nga cũng liên tiếp tới sơn trang.

Lão sơn chủ gượng cười ra tiếp đãi.

Liên Châu vì ghen tức mà rời mục trường Sát Bắc, phi ngựa tới Hoàng Bích Sơn Trang này, nào ngờ lại gặp Phó Uyển và Cố Yến Văn, máu ghen lại bốc lên gấp bội, nên lúc nào cũng hậm hực liếc nhìn hai nàng nọ.

Thấy vậy Triệu Khang Cửu liền mắng Liên Châu vài câu. Nàng càng thêm tức giận, bèn rời sơn trang lập tức, lấy cớ là không chịu nổi tiết trời giá lạnh trong núi, định đi Giang Nam du ngoạn một phen.

Khang Cửu thấy vậy lo âu vô cùng, liền cùng cha con Duy Thành đuổi theo.

Cũng ngày hôm đó Trại Hoa Đà Nguỵ Bình Lạc bỗng nhiên giáng lâm.

Lão sơn chủ cảm ứng, liền mời Trại Hoa Đà vào hậu sơn thăm bệnh cho con dâu. Chẩn mạch một lúc lâu Bình Lạc liền nói:

- Mấy vị lang y nói không sai. Thiếu Phu nhân mang song thai, chỉ vì chấn động thai khí, cái thai trong bụng bị kinh hoảng vì vậy người mẹ mới bị rét luôn luôn. Không chắc cả mẹ lẫn con được toàn vẹn. Nguỵ mỗ chỉ có thể cứu tánh mạng của người mẹ, nhưng phải có Ngưu Hoàn Thanh Tâm Đơn mới chữa khỏi. Còn cái thai thì tuỳ số trời, chớ Nguỵ mỗ không dám bảo đảm.

Theo lời của Trại Hoa Đà thì cái thai đó không hy vọng sống sót, nhưng Cung Lăng Phi không coi là quan trọng, chỉ mong cứu được thiếu phu nhân thoát chết là tốt.

Vợ chồng lão trang chủ đau lòng vô cùng, hy vọng có cháu nội, giờ đã trở nên ảo ảnh! Nhưng việc đã xảy ra như vậy, nên đành phó mặc thiên mệnh chớ biết làm sao hơn!

- Còn Ngưu Hoàn Thanh Tâm Đơn thì chỉ mình Kim Long Lạt Ma Hồ Khắc Đồ ở chùa Bố Đạt Lập mới có. Nhưng lão tăng ấy luôn coi món thuốc đó như tánh mạng mình, không bao giờ chịu cho ai cả! Nếu đến hỏi y không những bĩ y làm nhục mà rồi thế nào cũng xảy ra một trận đấu tranh kịch liệt. Có thắng được y mà y không chịu đưa thuốc, thì cũng như không. Còn hiện nay nếu thiếu phu nhân uống thuốc cũa Nguỵ mỗ thì năm ngày sau thế nào cũng sanh sản được.

Cố Yến Văn nghe Trại Hoa Đà nói thế, liền lẳng lặng đi luốn đến chùa Bố Đạt Lập. Mọi người không ai biết là nàng đi đâu.

Lảo sơn chủ buồn bực vô cùng. Ngày thứ ba Lôi Tiếu Thiên tới, nghe qua căn bệnh của thiếu phu nhân, liền bảo:

- Nếu có tam đệ Vân Nhạc ở đây thì chắc nàng được bình yên. Trại Hoa Đà nghe nói, lòng không phục liền tiếp:

- Lôi đại hiệp nói vậy hơi quá đáng một chút. Trong sáu tỉnh bắc nam, chẳng lẽ có người y thuật cao hơn Ngụy mỗ sao? Ngụy mỗ nghe Tạ thiếu hiệp cũng giỏi y thuật, nhưng bảo hơn Ngụy mỗ xa thì chưa chắc.

Lôi Tiếu Thiên cả cười và đáp:

- Ngụy huynh không tin thì Lôi mỗ biết nói sao bây giờ.

Vợ chồng lão trang chủ với Cung Lăng Phi nghe Tiếu Thiên nói như vậy, trong đầu óc của ba người bỗng hiện ra hình bóng Vân Nhạc. Cả ba cùng nghĩ thầm:

- “Nếu chàng ta có mặt tại đây thì bao nhiêu việc cũng có thể giải quyết dễ dàng.” Sáng ngày thứ năm, Cố Yến Văn đã trở về Hoàng Bích Sơn Trang.

Thiếu phu nhân tuy uống thuốc đặc chế của Trại Hoa Đà, nhưng ngày nào cũng chết giấc đến mấy lần, Cố Yến Văn lấy Ngưu Hoàn Thanh Tân Đơn và hai cái toa thuốc của Vân Nhạc viết cho, đưa sang lão sơn chủ, kèm theo một lá thơ của Vân Nhạc viết cho lão sơn chủ.

Trại Hoa Đà cầm toa thuốc của Vân Nhạc xem, bỗng biến sắc, tay chân run lẩy bẩy, thở dài một tiếng và nói:

- Người này tài ba cái thế thực, xét đoán bệnh lý không sai một ly. Ngụy Bình Lạc này quả còn kém chàng ta xa. Nếu ta không thấy hai toa thuốc này thì không bao giờ tin chàng giỏi y lý.

Tiếu Thiên vừa cười vừa nói:

- Thế nào? Cái biệt hiệu Trại Hoa Đà của bạn, chi bằng đem tặng người em chúng tôi mới đúng.Ngụy Bình Lạc trợn trừng mắt nhìn Lôi Tiếu Thiên rồi chưởi đổng:

- Con khỉ không bao giờ nuông chìu quen được, hễ nuông chìu bao nhiêu thì ngã càng đau bấy nhiêu.

Cung Thiên Đơn đọc thơ xong vuốt râu cười ha hả rồi đưa luôn cho Trại Hoa Đà xem. Mọi người đều đổ xô tới xem lá thơ trong tay Trại Hoa Đà. Đại khái thơ đó nói: “Thiếu phu nhân uống xong Ngưu Hoàn Thanh Tâm Đơn và hai thang thuốc thì cái thai trong bụng có thể bình yên và mẹ tròn con vuông. Ngày mai thiếu phu nhân sẽ khai hoa nỡ nhụy, hai thai nhi đó tuy chưa đủ ngày tháng, nhưng khéo nuôi vẫn trưởng thành như trẻ con thường...” Thơ lại tán dương Trại Hoa Đà vô cùng và bảo y quá thận trọng không dám hạ bút dùng thuốc bừa. Người làm y sĩ nên thận trọng như vậy, chớ không phải y thuật non kém đâu.

Bình Lạc đọc xong thơ đó, thán phục Vân nhạc vô cùng, vừa cười vừa nói: Tạ thiếu hiệp biết thấu tâm sự của tôi, có thể nói là thân giao tri kỷ được.

Lão sơn chủ sai người đem toa đi hốt thuốc về cho con dâu uống.

Quả nhiên sáng hôm sau thiếu phu nhân đã bình yên sinh hạ hai đứa con, một trai một gái giống y hệt Lăng Phi. Thế là Hoàng Bích Sơn Trang đầy hỉ khí, khách đến chúc mừng tấp nập như ngày hội.

Nhắc lại Lạc Dương từ khi theo Tiếu Thiên tới Hoàng Bích Sơn Trang, liền chơi thân với Phàm Nhi vì hai đứa trẻ tuổi xấp xỉ nhau, suốt ngày như hình với bóng.

Phàm Nhi rất nhớ Vân Nhạc vì Vân Nhạc đã nhận lúc trở về sơn trang thế nào cũng dạy cho y một vài thế võ. Y biết Lạc Dương là đệ tử chưa nhập môn của Vân Nhạc, nên thân mật vô cùng, y lại dạy Lạc Dương môn thủ tiền của lão sơn chủ phu nhân truyền lại. Trong khi ăn tiệc, nhân lúc mọi người không chú ý tới, hai đứa bé liền lẻ ra ngoài cửa đi vào rừng chơi, Phàm Nhi đề nghị:

- Này Lạc Dương, môn thủ tiễn của anh đã thuần thục rồi, chi bằng chúng ta vào rừng săn thử hưu, nai để xem tài ba của anh đến đâu.

Lạc Dương tán thành ngay, cả hai liền tiến thẳng vào trong rừng tìm kiếm sào huyệt của hưu nai.

Hai đứa bé xuyên lâm vượt dã, đi xa hai ba dặm mà không hay, thấy dưới gốc cây có cái đầu con tuyết nai ló ra, Phàm Nhi liền kéo tay Lạc Dương nháy mắt ra hiệu, chỉ về phía đó, ra hiệu bảo Lạc Dương dùng thủ tiễn ném đi. Lạc Dương liền lấy hai mũi tên dài năm tất, mỏng như giấy nhằm con tuyết nai định ném.

Ngờ đâu, con vật đó phát hoảng vì lẽ gì không hay đã quay đầu chạy mất. Lạc Dương dậm chân hối tiếc vô cùng, Phàm Nhi vội để ngón tay lên môi lắc đầu ra hiệu bảo Lạc Dương đừng lên tiếng, còn mắt của y lộ vẽ kinh hãi. Lạc Dương ngạc nhiên vô cùng, đưa mắt nhìn ra phía xa, thấy không có gì lạ còn đang thắc mắc bỗng thấy trong rừng chỗ bóng tối có ba người nhảy ra tới trước mặt hai đứa nhỏ chừng ba trượng rồi ngừng chân lại. Thân pháp của chúng nhanh nhẹn vô cùng.

Hai đứa nhỏ định thần nhìn kỹ, thấy đó là ba đạo sĩ mặc áo màu xám, phía sau người nào cũng có đeo bảo kiếm. Ba đạo nhân đó mặt tuy không có vẻ tiên phong đạo cốt, nhưng cũng khác người thường nhiều.

Phàm Nhi kinh hãi thầm và nghĩ:

- “Chung quanh năm mươi dặm của Hoàng Bích Sơn trang này có rất nhiều chòi canh kín và hở, ngay như những khách tới thăn cũng phải có người hướng dẫn mới vào được, thế mà ba người này không có người của bổn sơn hướng dẫn, tất nhiên là kẻ địch rồi. Vậy chẳng hay chúng lẻn vào đây bằng cách nào?” Một đạo sĩ mặt vàng, râu lơ thơ, liếc nhìn hai bên rồi lên tiếng nói:

- Rõ ràng bần đạo nghe tiếng chân gần đây, tại sao không thấy bóng người? Người đạo sĩ thứ hai đáp:

- Mục đích của chúng ta đến Hoàng Bích Sơn Trang là để dò thám xem lệnh huynh Hồng Vạn Thông bị giam giữ ở đâu. Bây giờ chúng ta đừng ra tay, để khỏi bị Cung lão nhi bảo phái Võ Đang chúng ta ỷ đông hà hϊếp người.

Đạo sĩ gầy cao, hai mắt như đổ lửa, giận dữ nói:

- Nếu hai vị sư huynh không ngăn cản và khuyên tiểu đệ hãy dò thám hư thực rồi hãy xử trí, thì tiểu đệ đã làm cho Hoàng Bích Sơn Trang đảo lộn rồi.

Phàm Nhi nghe nói tức giận thầm. Đạo sĩ nọ bèn tiếp:

- Mười năm trước đây gia huynh Hồng Vạn Thông bỗng im hơi lặng tiếng trên giang hồ, đã đi tìm kiếm khắp mọi nơi. Sau tốn không biết bao nhiêu thời gian và khổ nhọc mới dò ra được. Ba năm trước, gia huynh đã rời khỏi sơn trang, nên ba tháng trước tiểu đệ tới đây yêu cầu yết kiến Cung Thiên Đơn. Ngờ đâu Cung Lão nhi ăn nói khôn ngoan lắm, y bảo gia huynh ba năm trước đây đã rời khỏi sơn trang, về sau không có tin tức gì nữa. Tiểu đệ liền trách mắng y nói dối. Cung lão nhi cả giận sai người nhà bưng nước trà lên để tống khách, tiểu đệ hậm hực rời khỏi sơn trang này. Lúc trở về dọc đường lại hay tin gia huynh bị người ám sát ở sơn trang...

Đạo sĩ đó chưa nói dứt câu, một đạo sĩ khác liền cướp lời:

- Chẳng hay sư đệ được tin đó ở đâu? Đạo sĩ nọ liền đáp:

- Lúc ra tới sơn khẩu, bỗng nghe trong chòi canh ngầm có mấy người đàm tiếu như vậy.

- Đạo sĩ thứ ba thở dài một tiếng rồi nói:

- Ta lại tưởng sư đệ có nhân chứng và vật chứng hẳn Hồi, chẳng hay sư đệ có bắt được người đã nói đó không? Nhân chứng, vật chứng không có, lúc gặp Cung lão nhi thử hỏi sư đệ nói sao để cho Cung lão nhi chịu phục thiện? Phen này sư đệ lỗ mãng thật.

Hai đạo sĩ còn đang nói chuyện với nhau, bỗng nghe trong rừng có tiếng nói của trẻ con vọng tới:

- Ba vị đều là danh môn chính phái, nhân sĩ thanh tu trong huyền môn, tại sao không đi cửa trước thông tên họ mà vào, lại lén lúc vào bổn sơn như thế này, không sợ người ta chê cười sao? Đạo trưởng gầy cao, mắt sáng như điện, nhún mình nhảy tới chỗ phát ra tiếng nói, giơ tay ra nhằm phía sau cây chộp luôn. Đạo sĩ ra tay nhanh nhẹn vô cùng, tưởng thế nào cũng bắt được thằng nhỏ đó, ngờ đâu bắt hụt, thấy phía sau cây không có bóng người nào cả, nên y ngẫn người một hồi.

Ba đạo sĩ đó đạo hiệu Tinh Tĩnh, Tinh Pháp và Tinh Minh, đều là những tay cao thủ của nhóm đệ tử đời thứ hai phái Võ Đang.

Người vừa ra tay là Tinh Minh chân nhân, y nghi anh ruột y là Hồng Vân Thông bị Cung Thiên Đơn gϊếŧ. Sỡ dĩ Tinh Minh nghi như vậy là có nguyên nhân hẳng Hồi, vì Hồng Vạn Thông quả thật đã ẩn cư trong Hoàng Bích Sơn Trang này một thời gian, giờ sống hay chết chưa biết. Dù Cung Thiên Đơn có giấu diếm đến đâu cũng không sao bịt hết miệng của mọi người được, quý hồ nếu tìm ra được một chút manh mối thì có thể đỗ tội cho Cung Thiên Đơn ngay, nên y mới xúi hai sư huynh tới đây tìm kiếm di tích của Vạn Thông. Chúng tới đây với mục đích do thám ngầm, nên chúng cố hết sức tránh những chòi canh kín và hở. Chúng chỉ lo các nhân sĩ trong sơn trang hay biết hành tung của chúng thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn và gây tai tiếng cho cả phái Võ Đang nữa.

Nên khi Tinh Minh nghe phía sau một cây nọ có tiếng nói của trẻ con, nên vội xông đến muốn bắt sống đứa nhỏ đó. Ngờ đâu y bắt hụt, mới ngạc nhiên, mắt trợn trừng, mồm há hốc. Tinh Tĩnh chân nhân trầm giọng quát bảo:

- Sư đệ chớ có lỗ mãng. Chúng ta đã bị phát giác rồi, sao không quang minh chính đại mà vào sơn trang và nhờ bạn nhỏ dẫn đường thông báo có hơn không? Tinh Minh chân nhân lắc đầu và đáp:

- Như vậy chúng ta đã mất công toi lặn lộ phen này sao? Cung lão nhi khi nào chịu nói thật cho chúng ta rõ. Có thể y còn bảo chúng ta đến quấy nhiễu một cách vô lý nữa. Như vậy có phải để mất sĩ diện không? Theo ý của tiểu đệ, ta cứ bắt tên tiểu đồng kia trước.

Nói xong y đưa mắt nhìn xung quanh tìm coi có gì khả nghi không. Đột nhiên trong bóng tối có tiếng trẻ con mắng chưởi vọng ra:

- Thật không biết xấu hổ.

Đồng thời một quả cầu trắng bắn tới. Tinh Minh chân nhân vội phẫy tay áo một cái, quả cầu vỡ tan và miểng bắn tứ tung. Y định thần nhìn kỹ,, mới hay quả cầu trắng đó là một nắm tuyết. Tức giận vô cùng, Tinh Minh chân nhân liền tung mình nhảy xổ vào phía có thiếng nói.

Tinh Minh chân nhân là nhân vật có tên tuổi trong võ lâm, liên tiếp bị trẻ con đùa nghịch mà nhảy xổ đến lại không thấy hình bóng ai cả, nên xấu hổ vô cùng, mặt đỏ bừng lên. Y định tâm gϊếŧ thằng nhỏ vừa lên tiếng đó nữa. Đang lúc ấy y lại nghe phía bên phải có tiếng nói: Các người muốn vào trong Hoàng Bích Sơn trang cũng không có gì khó, chỉ cần bỏ trường kiếm trên vai xuống là được. Các ngươi phải biết cái rừng này gọi là giải kiếm lâm, cũng như giải kiếm nhai của phái Võ Đang các ngươi vậy. Ai tới nơi là phải bỏ khí giới xuống.

Tinh Minh chân chân cố nén lòng căm tức, lắng tai nghe rõ tiếng nói sau này khác tiếng nói trước, đủ thấy trong rừng này nhứt định phải có hai đứa trẻ. Y liền nhảy xổ về phía đó bổ một chưởng rồi bỗng quay người lại đâm sang phía trái, thân pháp biến đổi của y nhanh như điện chớp.

Tinh Tĩnh, Tinh Pháp thấy vậy đều phục môn khinh công Thiên Cầm Ngũ Biến của sư đệ vận dụng đã tới mức thần hóa. Tinh Minh chân nhân vừa phi thân tới vừa múa song chưởng đập mạnh, chỉ nghe “lạch cạch” hai tiếng thật lớn. Hai cây cỗ thụ đã gãy làm đôi và đỗ xuống mặt tuyết. Nhưng vẫn không thấy hình bóng đứa trẻ nào cả, Tinh Minh tức giận tóe mắt đổ lữa. Cả Tinh Tĩnh và Tinh Pháp cũng kinh ngạc và hoài nghi vô cùng. Trong rừng chỉ có gió lạnh thổi ào ào, ngoài ra tĩnh mịch một cách dị thường.

Lúc này Tinh Minh không khác gì một con hổ dữ, đang lăm le đợi chờ những con thú tới làm mồi. Bỗng nhiên có một cái bóng mờ mờ lẻn về phía trái chạy thẳng. Tinh Minh quát lớn một tiếng: Mi chạy đi đâu? Đạo sĩ tựa như mây bay cuộn tới, sắp vồ được địch thủ thì bỗng người nọ tung trở lại ba luồng ngân tuyến.

Tinh Minh chân nhân biết ngay đó là thủ tiễn, hai tay bèn xoay một vòng, tay trái đã kẹp được hai chiếc thủ tiễn còn ba ngón tay phải thì bắt nốt mũi thứ ba. Mũi tên đó sức đi khá mạnh, trong lòng y cũng hơi kinh hãi.

Rồi y nhanh tay ném trả luôn mấy chiếc thủ tiễn ấy. Lạc Dương bị trúng vào đầu vai kêu ối một tiếng rồi loạng choạng mấy bước mới đứng vững lại được.

Vả mặt giận dữ, cậu ta nhìn Tinh Minh chân nhân, liền giơ tay phải ra ôm lấy vai, máu tươi nhỏ giọt. Tinh Minh chân nhân liền giơ tay phải ra chộp Lạc Dương nhưng thằng bé vẫn đứng yên không hề tỏ vẻ sợ hãi. Đột nhiên Phàm Nhi lớn tiếng quát tháo:

- Lão tạp mao kia, (vì đạo sĩ mặc áo bào ngũ sắc, nên người thường hay ví đạo sĩ là con thú có lông tạp nhạp) chớ đả thương Dương đệ của ta! Tinh Minh đưa năm ngón tay sắp đυ.ng tới vai Lạc Dương bỗng nghe phía sau có tiếng gió lạnh thổi tới, vội hạ chân trái xuống, chân phải quay một vòng đi về phía sau, nhưng không trúng ai cả. Lúc đó Tinh Minh mới định thần nhìn kỹ phía trước, cách chừng năm thước, thì thấy một thằng nhỏ tuổi trạc mười ba, vẻ mặt tinh khôn, tay cầm một sợi mây đang trợn trừng mắt giận dữ ngó mình.

Tinh Minh tuy là người tu hành nhưng rất hẹp lượng, thấy hai đứa trẻ đùa giỡn với y trong nữa ngày như vậy, tức giận vô cùng, liền quát mắng:

- Tiểu bối vô tri, dám đùa giỡn với chân nhân hử? Phàm Nhi không chịu lép vế, trã đũa ngay, liền đáp:

- Quân tạp mao vô tri kia, dám lẽn vào bổn sơn mà còn dám đả thương anh em ta, khôn hồn hãy vứt kiếm xuống mà nạp mạng đi! Nói đoạn y quất mạnh một cái, sợi mây trong tay thẳng như cây bút nhắm vào yếu huyệt lông mày của Tinh Minh điểm tới.

Phàm Nhi được lão trang chủ phu nhân yêu mến, nên đã truyền dạy môn Cửu Phong Thần Trượng có bảy mươi hai thức, được mọi người xưng là quan ngoại nhất tuyệt. Lão phu nhân dạy hết môn đó cho Phàm Nhi.Y là một đứa trẻ thông minh, nên lãnh hội hết môn thần trượng đó, nhưng y còn ít tuổi, hơi sức yếu ớt, nhưng ra tay rất nhanh, thế võ tinh kỳ, không kém những tay cao thủ trong giang hồ.

Tinh Minh thấy Phàm Nhi ra tay một cách tinh tuyệt như vậy lòng cũng hơi kinh hãi, vội né đầu sang bên tránh rồi giơ năm ngón tay phải nhằm cây mây của đối phương chộp tới. Ngờ đâu, tay y sắp bắt được cây mây Phàm Nhi đã trầm tay xuống, đổi luôn thế khác, đâm cây mây vào ngực Tinh Minh.

Tinh Minh hơi cau mày và nghĩ:

- “Hôm nay ta không bắt được tên tiểu bối này thì tên tuổi của Võ Đang Tam Anh có phải bị mất hết không?” Đoạn y liền nhảy lên trên cao, rồi giương tai tay ra nhằm cây mây chộp xuống. Thế đó bề ngoài trông rất thường, nhưng sự thật nhanh như điện chớp và nhắm rất trúng đích, chỉ nghe “cộp” một tiếng là cây mây của Phàm Nhi bị chặt ra làm bốn khúc ngắn. Phàm Nhi kinh hãi, vội tung mình nhảy lên cao, giơ cây mây quất xuống. Thấy thế công thằng bé lợi hại như vậy, Tinh Minh không dám khinh thường nữa, vội rút thanh kiếm ở sau lưng ra, trong thoáng cái đã tấn công được bảy miếng, miếng nào cũng lợi hại vô cùng.

Lạc Dương thấy võ công hai người đều cao siêu cả, ngẩn người ra đứng xem, quên cả vết thương đang rỉ máu và tê buốt bên vai, đồng thời nghĩ thầm:

- “Nếu ta có võ công giỏi bằng Phàm Nhi ta đã nhảy vào đối địch với lão tạp mao này ngay.” Nhưng y sực nghĩ lại:

- “Hừ, lão đạo sĩ này làm bộ làm tịch, nếu có sư phụ ta ở đây thì chúng sẽ bị gãy tay gãy chân cả! Thế nào có ngày ta cũng lên núi Võ Đang đánh cho gà bay chó chạy một phen. Lúc ấy mới biết tay Lạc Dương này.” (Ngờ đâu ý nghĩ ấy của Lạc Dương sau này thành sự thật và Lạc Dương sẽ đơn kiếm bốn lần xông lên núi Võ Đang gϊếŧ bảy đại đệ tử của phái đó, hỏa thiêu Thái Thanh hạ viện, khiến cho giới võ lâm nỗi phong ba, nguyên do ấy cũng do ngày nay mà ra. Nhưng đó là chuyện về sau.) Tinh Tĩnh và Tinh Pháp thấy Cửu trượng pháp của Phàm Nhi rất tinh diệu cũng phải cau mày. Rồi Tinh Pháp khẽ nói với Tinh Tĩnh:

- Sư huynh! Thử xem trượng pháp của tên tiểu đồng này giống hệt Cửu Phong Trượng Pháp của Diệp Hàn Sương. Có lẽ thằng bé này là đồ đệ của mụ ta? Sư đệ của chúng ta dù thắng được y cũng mang tiếng là lớn bắt nạt nhỏ, mạnh hà hϊếp yếu, chỉ mang thêm ô danh thôi, chi bằng gọi sư đệ rút khỏi sơn trang rồi hãy tính sau.

Tinh Tĩnh chân nhân tính toán giây lát rồi lắc đầu đáp:

- Đáng lẽ chúng ta nên sớm lui khỏi núi này, nhưng sư đệ nóng tánh không chịu nghe, bây giờ có khác gì tên đã nằm trên cung bắt buột phải bắn ra. Trước khi sư đệ chưa hạ sát thủ, chúng ta hãy bắt thằng nhỏ kia, ra lệnh ngừng trận đấu. Rồi hỏi rõ đứa bé đó xem Hồng Vạn Thông có phải bị Cung lão nhi gϊếŧ hại thật không? Nếu không phải và Hồng lão nhi cũng không có ở trong núi thì chúng ta rút lui cũng chưa muộn.

Tinh Pháp gật đầu, nhảy xổ lại giơ năm ngón tay ra bắt Lạc Dương.

Lúc ấy Lạc Dương đang ngẫn người ra xem, không ngờ cánh tay phải bị người ta nắm chặt nên y kinh hãi vô cùng, giọng run run hỏi:

- Các ngươi định làm gì thế? Tinh Pháp liền đáp:

- Bạn nhỏ chớ có kinh hoảng, bần đạo không có ác ý gì đâu.

Cửu Phong Trượng Pháp của Phàm Nhi tuy thần diệu thật, nhưng vì hơi sức còn non kém, nên càng đấu càng thấy lép vế dần. Trong khi đó y bỗng thấy một đạo sĩ khác nắm chặt cánh tay của Lạc Dương, trong lòng kinh hãi, tay hơi chậm lại.

Thừa dịp đó Tĩnh Minh chân nhân liền dùng mũi kiếm hất cây mây của y bắn ra ngoài xa, cắm luôn xuống tuyết. Cánh tay của Phàm Nhi cũng bị tê tái không sao nhấc lên được, y trợn trừng đôi mắt tỏ vẻ tức giận.

Tinh Minh chân nhân ha hả cười và nói:

- Ta tưởng mi tài ba gì mà lại dám to gan đùa giỡn với lão gia như vậy? Nói tới đó lạo đạo sĩ sầm nét mặt lại hỏi:

- Ta hỏi mi Hồng Vạn Thông có trong núi này không? Nếu mi nói đúng sự thật thì lão gia sẽ tha cho.

Phàm Nhi khôn ngoan vô cùng liền đáp:

- Ngươi muốn kiếm Hồng lão tiền bối để gây hấn phải không? Nhưng ngươi chỉ thắng tiểu gia chứ chưa chắc địch lại Hồng tiền bối đâu. Đến mười người như ngươi cũng bị Hồng lão tiền bối đánh chạy tán loạn. Như vậy, ngươi có kiếm được Hồng tiền bối càng thêm khổ thân.

Tinh Minh nghe Phàm Nhi nói vậy, ngẫn người, vì theo lời của thằng bé thì Hồng Vạn Thông vẫn còn ở trong núi. Nhưng về sau y nghĩ lại cho lời nói của Phàm Nhi không đúng, liền nghĩ thầm:

- “ Ba năm trước đây ta đã tới núi này và có nói rõ cho Cung Thiên Đơn biết ta là em ruột của Hồng Vạn Thông, nếu anh ta có ở trên núi này sao Cung lão nhi lại thối thoát bảo anh ta đi ra ngoài rồi?” Đoạn y liền trầm giọng quát hỏi tiếp:

- Ta hỏi mi, Hồng Vạn Thông có ở trong núi này không? Mi cứ nói xa xôi như thế làm gì? Phàm Nhi trợn trừng đôi mắt lên đáp:

- Không có ở trên đó! Ba năm trước đây ông ta đã rời khỏi núi đi ra bên ngoài rồi. Nhưng từ khi đi đến giờ không có tin tức gì về cả, chẳng hay ngươi hỏi Hồng tiền bối để làm gì? Tinh Minh chân nhân nghe lới nói của Phàm Nhi giống hệt như lời nói của Cung Thiên Đơn, nên y bán tín bán nghi, lại nghĩ thầm:

- “Sao lần trước, lúc ta tới sơn khẩu nghe bọn gác ở chòi canh kín nói rằng Hồng Vạn Thông bị người ám sát? Chẳng lẽ người trong núi lại đồn lầm là bị gϊếŧ? Lời nói của những người ở trong chòi canh vẫn đáng tin hơn, chớ thằng nhỏ này cũng giảo hoạt lắm, biết đâu nó chẳng nghe lời của Cung lão nhi dặn bảo trước?” Tinh Minh nghĩ tới đó cả giận nói:

- Tiểu quỷ, mi dám nói dối lão gia hả? Mi muốn chết phải không? Phàm Nhi nhếch mép cười khinh bỉ và đáp:

- Ngươi không tin thì còn hỏi ta làm gì?

- Tinh Minh biết hỏi nữa cũng không thêm được tin tức gì lạ hơn mà dù Cung Thiên Đơn có gϊếŧ anh y thật thì khi nào lại tiết lộ bí mật cho một thằng bé rõ? Cho nên y chỉ hừ một tiếng rồi ra tay điểm luôn ba yếu huyệt câm điếc và mê, để Phàm Nhi ngã nằm dười đất. Bế huyệt pháp này của Võ Đang phái bảy ngày sau mới tự động giải khai được.

Lạc Dương thấy vậy kinh hãi đến mất hồn vía, Tinh Pháp chân nhân tuy nắm cổ tay nhưng không nhẫn tâm gϊếŧ hại, liền hỏi y hai lần, y chỉ ngẫn người ra. Sự thật thì Lạc Dương có biết gì về nội tình của sơn trang này đâu.

Lúc ấy, Tinh Minh chân nhân phi thân tới trước mặt Lạc Dương cũng điểm cho thằng bé câm điếc và ngất lịm luôn, rồi nói với hai sư huynh:

- Sở dĩ tiểu đệ làm như vậy là vì không muốn tiết lộ hành tung của chúng ta đó thôi.

Tinh Tĩnh mặt lạnh lùng nói:

- Sư đệ làm vậy hơi quá đáng một chút, xưa nay chúng ta vẫn nghe thiên hạ đồn Cung Thiên Đơn là một người lương thiện phương chính mà lệnh huynh đã là bạn thân của y thì lẽ nào y lại ám hại? Bằng không, thiên hạ lớn rộng như vậy, lệnh huynh đến ở nhờ đâu chẳng được mà cứ chọn tới Hoàng Bích Sơn Trang ẩn núp làm gì? Biết đâu ba năm trước đây lệnh huynh đã rời khỏi sơn trang thật, như vậy sư đệ muốn hỏi Cung lão nhi về hành tung của lệnh huynh y làm sao mà biết trả lời.

Tinh Minh lẵng lặng nghĩ thầm:

- “Sư huynh ta nói cũng có lý. Ta đã cưỡng ép hai vị sư huynh đi theo với lý do tới đây để tìm kiếm người anh mất tích mười năm, chớ lúc đến sơn khẩu nếu ta nói rõ hết sự thể và bàn định với hai vị sư huynh trước, thì đâu đến nỗi phải cỡi mình lên lưng hổ như hôm nay!” Y càng nghĩ càng hối hận, nhưng tánh y rất cương ngạnh, nên đáp rằng: sao?

- Chẳng lẽ cứ để mối oan thù của gia huynh chìm dưới đáy bể mãi hai Tinh Tĩnh có vẻ hổ thẹn vội sầm nét mặt lại, giận dữ đáp:

- Sao sư đệ ăn nói hồ đồ thế? Đã có bằng cớ gì đâu mà sư đệ dám bảo lệnh huynh đã chết? Chưa biết phen này oai danh của phái Võ Đang chúng ta tiêu tan bởi tay sư đệ! Cứ nói hai thằng nhỏ này, sư đệ định liệu ra sao? Nếu bảy ngày sau chúng tỉnh dậy và bảo rằng chúng ta lên núi bắt nạt trẻ con, lúc ấy Cung Thiên Đơn khởi binh tới tận núi Võ Đang vấn tội, lý luận với các tôn trưởng của sư môn, chúng ta đuối lý hơn, thì các sư trưởng làm sao chống chế nổi? Tinh Minh nghe nói ngẫn người, không biết trả lời ra sao cho phải.Tinh Pháp chân nhân thở dài một tiếng vừa cười vừa nói:

- Sư huynh chớ khiển tránh Tinh Minh sư đệ. Chuyện đã đi tới chỗ cỡi lưng hổ như thế này thì buộc phải hành động như vậy. Hơn nữa, Tinh Minh sư đệ nghi ngờ cũng có lý do, vì lệnh huynh tới Hoàng Bích Sơn Trang ẩn núp tất nhiên là để tránh kẻ thù. Như vậy, bất cứ Hồng Vạn Thông có phải bị Cung Thiên Đơn gϊếŧ hay rời khỏi núi đi nơi khác, thì Thiên Đơn thế nào cũng phải biết, chi bằng chúng ta áp giải hai thằng bé này đến gặp Thiên Đơn xin lỗi, đồng thời hỏi nguyên do tại sao Hồng Vạn Thông rời núi. Như thế Thiên Đơn thế nào cũng phải trả lời cho chúng ta biết.

Tinh Minh chân nhân tiếp lời:

- Việc này do tiểu đệ gây nên, tiểu đệ phải gánh vác hết, khi nào để liên lụy tới sư môn và hai vị sư huynh. Bây giờ tốt hơn hết là giấu hai tên nhỏ này vào hang động để một mình tiểu đệ đi dò thám xem sao.

Tinh tĩnh chân nhân nói: vần.

- Nếu đi thì cả ba cùng đi, việc đã lỡ rồi, đành phải phó cho thời thế xoay Tinh Tĩnh nói xong, Tinh Minh quay lại không thấy Phàm Nhi và Lạc Dương đâu cả, ngẫn người ra giây lát.

Võ Đang Tam Anh cũng là cao thủ thuộc hàng thượng thặng của các phái chính, nghe gió bắt bóng hoa rơi lá rụng trong vòng mười trượng đều hay biết, thế mà hai đứa trẻ nằm cách có mấy thước, trong lúc ba anh em đang trò chuyện, có người cứu đi mà lại không hay biết gì thì thật là mất sĩ diện quá! Đồng thời, ba người lại đâm hoảng vì khinh công của người đến cứu hai đứa bé đó quả thật xuất quỷ nhập thần. Tinh Tĩnh thở dài một tiếng, còn Tĩnh Pháp và Tĩnh Minh đều yên lặng. Lúc ấy gió thổi vi vu, hơi lạnh buốt tới tận xương. Võ Đang Tam Anh đều rùng mình hắt hơi mấy cái.

Đột nhiên Tinh Minh chân nhân hậm hực nói:

- Thù của anh không trả được không phải là con người! Không bao giờ tiểu đệ chịu rút lui. Vậy hai sư huynh hãy về trước để tiểu đệ hành động một mình! Lúc ấy, bỗng có một luồng gió mạnh thổi tới, khiến băng tuyết rơi như mưa, rồi im lặng. Hiển nhiên là có người nào đó xuất hiện khiến ba vị đạo sĩ vừa kinh hãi vừa hoài nghi. Đồng thời, ba thanh trường kiếm trên vai bỗng biến mất, cả ba càng kinh hãi hơn nữa.

Bỗng phía sau cây có bóng người thấp thoáng, rồi một ông già vừa gìa vừa bé nhỏ, râu ngắn và lưa thưa, mắt bên phải lóng lánh còn mắt bên trái thì đã chột, mặt áo vàng tay cầm ba thanh trường kiếm từ từ bước ra vừa cười vừa nói:

- Gỡi lời cho lão đạo sĩ Lam Tinh, cuộc hẹn ước hai mươi năm trước kia đã sắp đến kỳ.

Võ Đang Tam Anh bỗng ngẫn người rồi chợt nghĩ ra người đó là ai, nên đều biến sắc rồi cùng quay mình chạy thẳng vào trong rừng. Tiếng cười vang dội, ai nghe cũng phải khϊếp đảm, tiếng cười đó kéo dài ra xa mới dứt.

Hoàng Bích Sơn Trang đang vui vẻ lạ thường.

Lôi Tiếu Thiên không thấy Lạc Dương đâu, đâm ra hoài nghi bèn cho lão sơn chủ hay.

Cung Thiên Đơn ha hả cười đáp:

- Trẻ con thích đùa giỡn, chắc nó đi chơi với Phàm Nhi. Chúng có thú vui riêng của chúng, ta để ý tới chúng làm gì? Tiếu Thiên nghe vậy không còn đi tìm kiếm nữa. Mãi đến trời đã tối mò mà không thấy Lạc Dương đâu cả, Tiếu Thiên hãi sợ mà cả lão sơn chủ cũng nóng lòng đang định phái người đi tìm kiếm, bỗng có người hấp tấp chạy vào phi báo.

Lão sơn chủ liền quát hỏi:

- Việc gì? Người đó quỳ một chân xuống đất và trả lời:

- Bẩm lão sơn chủ, người canh chòi kín ở Đại Hùng Cốc phi báo rằng vừa rồi có ba đạo sỉ, vẻ mặt hoảng sợ, chạy ra ngoài núi và đả thương mấy người của chúng ta.

Cung Thiên Đơn lộ vẻ kinh hãi hỏi:

- Ngoài ra còn cai nữa không?

- Thưa lão sơn chủ, chỉ có ba lão đạo sĩ đó thôi. Trong ba lão đạo sĩ ấy có Võ Đang Tinh Minh chân nhân đã có một lần tới đây.

Cung Thiên Đơn liền phẩy tay một cái, người nọ đi như bay, lão sơn chủ cau mày lẩm bẩm:

- Thế này lạ thật! Lão sơn chủ liền kể lại chuyện Tinh Minh chân nhân bái sơn cho Tiếu Thiên nghe, nhưng không hiểu tại sao lần này Tinh Minh tới đây mà không vào cầu kiến, lại chạy ra bên ngoài? Tiếu Thiên trầm ngâm giây lát, vội kinh hãi la lớn:

- Chẳng lẽ phái Võ Đang là danh môn chánh phái, lại ra tay cướp bóc và gϊếŧ tiểu đồng? Nói tới đây chàng bỗng nghĩ tới người của sơn trang vừa bẩm báo rằng ba vị đạo sĩ vẻ mặt hoảng sợ chạy ra ngoài núi, có lẽ chúng đã làm quấy mới lén lút như vậy? Nên chàng vội đứng dậy và ra lệnh cho thuộc hạ khám xét mọi nơi.

Trời vừa tảng sáng, các người quay trở về báo cáo là không tìm thấy gì hết. Chỉ có một bọn trở về báo cáo là trong rừng phía bắc, trên tuyết có vết máu tươi.

Gần đó lại tìm thấy ba mũi thủ tiễn của Phàm Nhi. Hiển nhiên Lạc Dương và Phàm Nhi đã đấu với đối phương ở đó.

Phó Lục Quan thở dài và nói:

- Chẳng lẽ Tinh Minh đã hủy thi diệt tích? Nếu quả như vậy thì chúng độc ác quá.

Trại Hoa Đà tiếp lời:

- Theo sự nhận xét của lão thì hai đứa trẻ đó không phải yểu tướng thì chắc không việc gì đâu.

Tiếu Thiên lo lắng vô cùng, không nói năng gì cả. Cung Thiên Đơn kích động lạ thường, liền lớn tiếng nói:

- Nếu Võ Đang Tam Anh đã tới mà Lạc Dương và Phàm Nhi mất tích, thì chính tên đạo sĩ đã gϊếŧ chúng chứ còn ai? Cung mỗ phải rời khỏi sơn trang để đi núi Võ Đang ngay để chất vấn trưởng giáo của chúng là Lam Tinh đạo sĩ.

Lôi Tiếu Thiên xen vào:

- Lão Sơn chủ cớ có nóng nảy, theo lời Ngu huynh thì Phàm Nhi và Lạc Dương không có tướng chết yểu, nên Lôi mỗ cũng tin chắc chúng không gặp nguy hiểm đâu. Lão sơn chủ hãy đợi chờ trong ba ngày xem sao. Huống hồ tam đệ Vân Nhạc cũng sắp đến nơi.

Cung Thiên Đơn không nói năng gì cả, liền trở về sơn trang. Thế là Hoàng Bích Sơn Trang đang vui vẻ bỗng trở lại u buồn.

Nhắc lại Lạc Dương và Phàm Nhi bị Tinh Minh chân nhân điểm huyệt, mơ mơ màng màng không hay biết gì cả. Tới khi chúng tỉnh dậy mới hay đang ở trong thạch động, trong động phủ chỉ có một kỷ trà và một cái sập đá. Trên sập đá có chỗ lõm, chắc là nơi người ngồi để hành công.

Phía sau động có rất nhiều Hoàng Tinh và Hoài Sơn, lại có hai cái hồ lô lớn.

Cả hai đứa bé đưa mắt nhìn nhau kinh hãi và nghi ngại vô cùng, nhất là Phàm Nhi, y thấy trong động giá lạnh hơn Hoàng Bích Sơn Trang nhiều, chân tay cứng ngắt, cử động không còn lanh lẹ nữa. Y liền nhìn Lạc Dương vẻ mặt cũng tái mét, giá lạnh cũng không kém gì mình.

Y cũng đoán biết sơn động này không phải là sơn động của phái Võ Đang, vì trên núi Võ Đang không khi nào lại giá lạnh như thế này. Tuy y chưa bước chân vào giang hồ bao giờ, nhưng đã nghe các hào kiệt nói chuyện, nên những lịch duyệt giang hồ và các tin kỳ lạ của thiên hạ y đều nhớ rõ trong ký ức.

Y đoán người trong động này tất là một kỳ nhân. Y còn đang hoài nghi bỗng thấy Lạc Dương run lật bật, liền bò tới cạnh Lạc Dương và hỏi:

- Em Lạc Dương, làm sao thế? Lạc Dương hai môi mấp máy mãi mới nói ra được hai chữ:

- Em... rét... Phàm Nhi biết võ công của Lạc Dương hảy còn non nớt, liền nghĩ thầm:

- “Nếu cứ như thế này mãi, có lẽ y chết rét mất.” Nghĩ xong y có vẻ hãi sợ, rồi chợt thấy phía sau động có rất nhiều hoàng tinh, củ nào cũng lớn gấp đôi củ hoàng tinh thường, màu vàng khè như tHồi vàng, liền nghĩ thầm:

- “Chắc những hoàng tinh này là những giống lạ ăn nó cũng có thể đỡ rét một phần nào chăn?” Nghĩ đoạn y từ từ đi tới chọn hai chủ thật lớn, rồi đưa cho Lạc Dương, cả hai cùng ăn. Nhưng tội nghiệp cho Lạc Dương, rét đến nổi không còn hơi sức giơ tay lên mà cầm, Phàm Nhi phải nhét hoàng tinh vào mồm Lạc Dương, nhờ thế Lạc Dương mới có thể từ từ ăn được.

Quả nhiên củ hoàng tinh đó không phải là vật thường. Lạc Dương mới ăn được nữa củ đã thấy có một hơi nóng từ Đan Điền bốc lên, lan khắp thân thể, hơi sức đã bình phục, không còn thấy rét buốt như trước nữa.

Lúc này hai đứa trẻ mới cảm thấy củ hoàng tinh đó ngọt và thơm vô cùng.

Lạc Dương cả mừng nói:

- Em cảm ơn Phàm huynh lắm. Thứ củ này ăn ngon thật, ăn vào thấy hết rét ngay.

Lúc Lạc Dương nói, mồm phun hơi nóng ra như mây và hắt hơi mấy cái, vừa hỏi:

- Nơi này có phải là núi Võ Đang không? Sao không thấy bọn đạo sĩ của phái Võ Đang kia? Phàm Nhi vừa nhai hoàng tinh vừa cười đáp:

- Đây có phải núi Võ Đang đâu. Tôi tin chắc động này cách Hoàng Bích Sơn Trang không xa. Chúng ta bị bọn đạo sĩ điểm huyệt xong thì có người trong động này bắt gặp, đánh lui bọn đạo sĩ kia, rồi đem chúng ta về sơn động. Không hiểu chủ nhân động lúc này đang làm gì? Lạc Dương tiếp lời:

- Chủ nhân động này hắc là một cao nhân chính phái? Phàm Nhi vừa lắc đầu cười rồi đáp:

- Người đó là cao nhân thì đúng, nhưng chính phái thì chưa chắc.

Nói xong y đưa mắt nhìn dưới gầm sập ra hiệu. Lạc Dương quay đầu nhìn theo, giật mình kinh hãi, lùi lại hai bước:

- Nếu động này cách Hoàng Bích Sơn Trang không xa thì chúng ta nhân cơ hội không có ai lẻn về sơn trang đi?

- Phàm Nhi nghe Lạc Dương nói cũng phải, liền dắt tay nhau đi ra ngoài. Cả hai tựa như bị rắn rít cắn phải, thất thanh kêu rú một tiếng rồi lùi lại, sợ hãi vô cùng.

Thì ra cái động đó ở trên một ngọn núi cao chọc trời, bên dưới là vực thẳm, sâu không thấy đáy. Những mây bay lơ lững quanh chân động, gió rét thổi vào mặt như bị dao cắt.

Phàm Nhi thấy động này không có đường lên, y không tin chủ nhân động có khinh công tuyệt đỉnh? Trên thế gian này làm gì có người biết bay và khinh công có giỏi đến đâu cũng không sao nhảy một cái lên cao nghìn trượng được.

Cho nên y càng nghĩ càng hoài nghi vô cùng. Đột nhiên Phàm Nhi la lớn:

- Lạc Dương, em xem cái gì kia? Y vừa nói vừa chỉ tay ra ngoài động, về phía một ngọn núi phủ tuyết ở bên trái. Lạc Dương đưa mắt nhìn theo, thấy bốn người áo đen đang chạy nhanh như bay trên ngọn núi đó. Người nào cũng có khinh công thượng thặng và tay đều cầm khí giới sáng ngời. Lạc Dương liền hỏi:

- Bốn người đó không biết có phải là chủ nhân động này hay không? Phàm Nhi đang nhìn bốn người áo đen đó và định trả lời, bỗng nghe trên đỉnh động có tiếng rú rất hãi hùng, vang động tất cả các ngọn núi chung quanh. Tiếng rú đó lọt vào tai hai đứa bé, như tiếng sấm, làm choáng váng cả đầu óc. Cả hai đều kinh hãi vô cùng, rồi bỗng thấy một cái bóng người màu vàng ở trên đỉnh, như cởi gió bay xuống.

Bốn người hắc y nghe tiếng rú, đều ngừng chân lại ngước mặt nhìn lêи đỉиɦ động. Chỉ trong thoáng cái người áo vàng đó đã nhảy xuống trước mặt bốn người kia, ha hả cười một cách ngông cuồng và nói: Tử ước hội không gặp nhau thì không giải tán.

Hai đứa bé tuy ở trên ngọn núi cách nơi nọ khá xa, nhưng đều nghe hết những lời nói của người áo vàng. Sau chúng lại nghe một người áo đen quát lớn:

- Tiêu Dao Khách, món nợ cũ của chúng ta, bây giờ phải thanh toán cả vốn lẫn lời mới được.

Tiêu Dao Khách ha hả cả cười đáp:

- Phải, đáng lẽ phải sớm thanh toán cho xong đi, nhưng mười ba năm trước đây các ngươi còn kém cõi quá, mà ngày hôm nay chắc các ngươi cũng thế thôi. Đừng nói chuyện đòi thêm lời, mà khi phải hối thì bất cập đấy.

Nói xong người đó cười ồ một hồi, tiếng cười hùng mạnh khiến cho ai nghe cũng phải điếc tay, chát óc.

Phàm Nhi nghe người áo vàng xưng là Tiêu Dao Khách liền tỉnh ngộ và nói:

- Em Lạc Dương này, thì ra chủ nhân của động này là Tiêu Dao Khách.

người này năm xưa là độc hành đại đạo ở Giang Nam, chuyên cướp bóc của bọn giặc cướp, võ công tuyệt luân. Ông ta có một tánh lạ là trở mặt thì người trong lục thân, ông coi cũng như người thù.

Ông ta ra tay độc ác tuyệt đối phi thường, nhưng không hiểu tại sao ông ta lại ẩn núp trên ngọn núi tuyết ngoài quan ngoại này nhỉ? Hai đứa bé thấy một người trong bọn áo đen quát lớn:

- Xà Sơn Tứ Xác không phải kém như năm xưa nữa đâu. Tiêu Dao lão quỷ chớ có khinh thường chúng ta quá vậy.

Tiêu Dao Khách thấy Xà Sơn Tứ Xác, người nào hai bên thái dương cũng gồ lên, tinh hoa nội liễm liền nghĩ thầm: “Không hiểu Xà Sơn Tứ Xác theo học danh sư nào, mà đã luyện được võ nghệ thượng thặng như thế? Năm xưa Trong Tứ Xác chỉ có anh em họ Thẫm là võ nghệ cao hơn cả, còn Liễu Hướng Khuê và Lý Văn Bân tầm thường thôi. Bây giờ ta thử xem Thẫm Long ra tay thì có thể đoán biết võ công của chúng đã luyện tới mức nào ngay.” Nghĩ tới đó Tiêu Dao Khách liền nhìn Thẫm Long và trầm giọng nói:

- Hay lắm, lão đây đã chín năm chưa phạm sát giới, hai bàn tay đã ngứa ngái không chịu nổi. Nhưng không biết món nợ cũ, các ngươi định thanh toán như thế nào? Bỗng nghe Lý Văn Bân la lớn:

- Tiêu Dao lão quỷ, mắt bên trái của lão làm sao thế? Y hỏi như vậy là động đến điểm kỵ nhất của Tiêu Dao Khách, nên Tiêu Dao Khách cười lạt một tiếng, ra tay nhanh như chớp nhắm huyệt Ngọc Đường trước ngực Văn Bân đánh tới...

Văn Bân thất thanh la lớn, vội nhảy sang bên, tay cầm Đằng Xà Sóc nhắm giữa giang bàng tay của Tiêu Dao Khách điểm luôn. Tay trái của y cũng phi ra một lúc, giơ thẳng hai ngón tay điểm vào yếu huyệt ở dưới hông của đối thủ.

Thế võ của Văn Bân thật là tuyệt diệu thần xảo, một dài một ngắn phối hợp thật khéo. Nếu là người khác, thì đã bị cây sóc và hai ngón tay của y hạ sát.

Tiêu Dao Khách kinh hãi và thầm nghĩ:“Nếu ta để cho các người chạy thoát khỏi bàn tay của ta thì công khổ luyện chịu giá lạnh trong chín năm trời đều phí mất ư?” Nghĩ đoạn y không thâu chưởng lại mà còn giơ năm ngón tay phải ra hất đầu cây sóc, còn thân mình thì hơi quay một chút đã tránh khỏi hai ngón tay của địch.

Đằng Xà Sóc của Văn Bân bị Tiêu Dao Khách hất một cái bắn lên cao và bay đi mất.

Đồng thời Văn Bân cảm thấy hữu chưởng của địch đã tấn công tới có sức mạnh kèm theo hơi lạnh dồn dập. Y vội giơ cánh tay lên gạt hữu chưởng của Tiêu Dao Khách, chỉ nghe “bùng” một tiếng là Văn Bân đã bị sức mạnh của đối thủ đẩy lui về phía sau ba bốn bước, hai chân loạng choạng, không sao đứng vững, y liền ngồi phịch xuống, mặt không còn chút máu, hai mắt cứ nhìn thẳng về phía trước không thấy nhấp nháy tí nào.

Cái chưởng đó Tiêu Dao Khách chỉ mới dùng có bốn thành thôi, mà mạnh như vậy, lòng y mừng thầm và tự nhận thấy chín năm trời chịu đựng giá rét rèn luyện không đến nỗi uổng phí.

Thẫm Long thấy sắc mặt Văn Bân biết ngay là bạn mình đã bị nội thương, liền phi thân tới gần cúi xuống sờ vào ngực coi ra sao thì thấy người Văn Bân lạnh như băng tuyết, trán toát mồ hôi mà những hạt mồ hôi đó đã đóng băng.

Y tức giận vô cùng, quát lớn một tiếng, múa đôi bánh xe Nhật Nguyệt xông tới tấn công Tiêu Dao.

Võ công của y kỳ dị lạ thường, toàn nhằm những bộ phận mà đối phương không ngờ.

Tiêu Dao Khách chỉ thủ chớ không công, thân mình phất phơ xuyên đi xuyên lại, trong ánh sáng của đôi bánh xe kia. Y thấy những thế công của Nhật Nguyệt Song Luân của Thẫm Long tinh diệu lạ thường bèn nghĩ thầm: “Sao ta không theo thế công của song luân mà tránh né, rồi nhớ kỹ những thế đó, để đoạt lấy hai bánh xe này mà truyền lại cho hai đứa trẻ ở trong động?” Trong khi Thẫm Long mới xử dụng được pho Nhật Nguyệt Song Luân, Tiêu Dao Khách bỗng thấy phía sau có gió lạnh thổi tới, biết ngay nhị xác đứng ngoài dùng ám khí tấn công lén nên tức giận vô cùng, liền nhún vai nhảy lên cao năm sáu trượng để tránh. Thế là hai mươi bốn mũi Đoạn Trường Bạch Hổ Đinh của Thẫm Long và Liễu Hướng khuê đều trật ráo.