Tiểu Sát Tinh 1

Chương 47: Tuyết Phong Sơn

Võ Lăng biệt phủ vốn dĩ khai thác ở trong lòng một núi lửa ngừng hoạt động đã lâu, bốn chung quanh có thiết lập mấy cửa đi lối ra vào của người trong phủ. Những vách núi gần cửa động đều cao chọc trời nhưng cũng có chỗ hơi dốc, nên những dốc núi ấy không làm khó được bọn Nguyên Thông.

Nguyên Thông thì thuộc đường một mình đi trước dẫn đường {x} lên tới đỉnh núi rồi chàng bỗng thất thanh kêu “ủa” một tiếng rồi đợi chờ Ngọc Tiêu tiên tử các người lên tới nơi, chàng đưa mắt nhìn bốn chung quanh để tìm kiếm, vì thấy tất cả những cây cỏ ở trên đỉnh núi đều bị khô héo tình hình nầy rất lạ lùng. Ai nấy đều ngơ ngác nhìn nhau. Nguyên Thông thở dài một tiếng và nói “có lẽ lần trước tôi thoát thân ở nơi đây cho nên Ứng Thành Luân mới rắc thuốc độc vào khu rừng này, cây cối mới không mọc nữa, quả thật là {x} sự rất phiền phức”.

Đàm Anh bỗng vừa cười vừa nói “Nguyên đại ca trong người chả còn bốn viên Bách Độc hoàn dùng là gì, chúng ta cứ vận công lực xông qua nơi đây, hễ trong chúng ai trúng độc thì cho người ấy uống một viên Bách Độc hoàn có phải xong không”.

Nguyên Thông lắc đầu vừa cười vừa đáp “hà tất phải làm thế, Anh muội nên nhớ Bách Độc hoàn quí lắm ta không nên phí phạm như vậy”.

Ngọc Nữ nhìn Đàm Anh rồi xen lời nói “tôi đã uống Bách Độc hoàn rồi, chắc không việc gì, các vị ở đây đợi chờ để tôi với Nguyên Nhi lêи đỉиɦ núi xem hư thực đã rồi hãy bàn tán sau”.

Ngọc Nữ nói xong, không ai phản đối. Hai mẹ con Ngọc Nữ liền vận nội công bế hết các các yếu huyệt đi qua khu rừng khô héo đó, không bao lâu đã lên tới chỗ miệng núi phun lửa. Nguyên Thông nhìn xuống bên dưới cau mày khẽ nói “Mẹ, tình hình trong động có vẻ khả nghi lắm. Chẳng lẽ Ứng lão ma đã nhanh tay di chuyển những người mà chúng bắt đi nơi khác rồi chăng?”.

Ngọc Nữ không rõ nguyên nhân đó liền hỏi “Sao con lại nghi ngờ như vậy?”.

- Lần trước lầu hồng ở dưới đáy thung lũng đã bị con đánh sụp đổ hơn nửa, bây giờ đã được tháng rồi, mà gạch ngói vẫn ngổn ngang không bảo người sửa chữa gì cả, như vậy đủ thấy y đã dọn khỏi nơi đây rồi. Dù bên trong có người cũng chỉ là một số ít ở lại canh gác thôi.

“Sự nhận xét của con rất đúng, thế là phen này chúng ta đã mất công toi phải không?”.

“Ý con muốn xuống duới khám xét xem sao, song Thành Luân đa mưu lắm kế lắm, chúng ta không nên mắc hỡm y”.

“Từ đây xuống bên dưới cao hơn trăm trượng ở trên xuống dưới dễ hơn đi dưới lên, con có chắc chắn lên xuống được không, đừng có mạo hiểm”.

“Con ở Tiên Nhân Độc trên núi Võ Đang té xuống còn không chết, huống hồ ngày nay công lực của con tiến bộ nhiều và lại lên xuống thẳng như thế này, thì mẹ còn sợ hãi gì nữa, xin mẹ cứ an tâm”.

Nói xong chàng ở chỗ sơn khẩu nhảy thẳng xuống, thân hình của chàng rơi xuống rất nhanh chàng phải dùng Vô Hình kình lực đẩy không khí để cho người mình rớt chậm lại. Khi sắp tới mặt đất, chàng lại còn đánh mạnh hai chưởng xuống đất rồi mới từ từ hạ chân, đồng thời chàng còn vận chân khí để bảo vệ lấy mình mẩy, vì sợ Ứng Thành Luân tấn công lên. Chưởng lực của chàng đánh xuống mặt đất, cát bụi bay tung toé, dưới đất lõm thành hai cái hố sâu.

Nguyên Thông xuống đất rồi, vội rút cây sáo ngọc ra và tiến thẳng vào lầu hồng sập đổ.

Chàng thấy bốn bề yên lặng như tờ. Thận trọng từng bước Nguyên Thông thăm dò một lúc lâu cũng không thấy qua một bóng người nào. Chàng đoán Ứng Thành Luân sau khi thấy Võ Lăng Biệt Phủ bị chàng phát giác, đã rời sào huyệt đi nơi khác rồi. Nghĩ vậy Nguyên Thông đành trở lên kể lại cho mẹ nghe tình hình bên dưới.

Hai người trở lại gặp Ngọc Tiêu tiên tử, Đàm Anh, Tích Tố, Thái Hà cùng nhau bàn bạc nhưng không ai nghĩ được mưu kế gì.

Mọi người đành tiến về phía thành Đào Nguyên kiếm nhà trọ nghỉ toan tính sau.

Cả bọn mấy người hăng hái tới đây, lúc từ núi Võ Lăng trở về người nào người nấy đều nản chí vô cùng. Trong khi đi đường không ai muốn lên tiếng trò chuyện nữa và cũng chưa biết quyết định hành tung sau nầy ra sao, đủ thấy tâm sự của họ nặng nề và u uất biết bao.

Mọi người đi được nửa ngày đã tới Đào Nguyên, kiếm một khách sạn thanh tĩnh vào ở trọ. Tất cả công việc ăn uống đều do Thái Hà phụ trách chứ không dám trông cậy phổ cây.

Cũng may, Thái Hà là người rất thạo về bếp nước, nên không quản ngại.

Bọn phổ cây thấy các người tự nấu nướng mà ăn như vậy, đều tỏ vẻ không vui.

Thái Hà hỏi thăm chợ ở đâu rồi lên đường đi luôn.

Đào Nguyên tuy là một thành phố nhỏ, nhưng buôn bán rất sầm uất, phố xá náo nhiệt vô cùng.

Thái Hà mua đủ các thức ăn xong, đang đi về tửu điểm thì bỗng thấy một đại hán áo xanh đi nhanh tới và lướt qua cạnh y thị.

Thấy sắc mặt của đại hắn ấy có vẻ hoảng hốt. Thái Hà đã để ý rồi nhưng không thấy tên ấy làm gì mình nên y thị liền trở về khách sạn ngay.

Lúc ấy Đàm Anh đang đứng ở trong sâu, ngẩng mặt lên trời như nghĩ một vấn đề rất vui vẻ vậy thì bỗng thấy Thái Hà về tới: nàng liền dỡ tay cầm hộ y thị một ít đồ đem vào trong phòng. Nàng ngẫu nhiên trông thấy trên búi tóc của Thái Hà có một cuộn giấy nho nhỏ lộ ra liền lấy xuống và hỏi “Bá mẫu, giấy này là giấy gì thế?”.

Thái Hà ngạc nhiên, nhưng y thị đã nhớ ngay ra tên đại hán áo xanh hồi nãy, liền lên tiếng mắng chửi luôn: “quân khốn nạn thực”.

Đàm Anh giở tờ giấy xem. Nhưng chưa đọc hết nàng đã rú lên một tiếng, chạy ngay vào trong phòng.

Lúc ấy, Ngọc Nữ, Ngọc Tiêu tiên tử và Nguyên Thông đang ngồi trò chuyện ở trong phòng. Bỗng nghe thấy Đàm Anh rú lên như vậy, Ngọc Tiêu tiên tử vội quát mắng nàng ta rằng: “Con nhớn rồi, phải trang trọng một chút chứ?”.

Đàm Anh vứt tờ giấy vào người Nguyên Thông, chẳng nói chẳng rằng, cứ đứng yên tại đó.

Nguyên Thông đỡ lấy tờ giấy chưa kịp xem đã hỏi Đàm Anh: “Việc gì thế Anh muội?”.

Đàm Anh còn hậm hực đáp: “Đại ca hỏi em, em biết hỏi anh chứ?”.

Nguyên Thông thấy nàng bực tức với mình liền cười và đáp: “Anh muội chỉ biết bắt nạt ngu huynh thôi”.

Chàng vừa cười vừa giở tờ giấy ra xem, nhưng chưa đọc hết đã tỏ vẻ ngơ ngác và đưa ngay tờ giấy ấy cho Ngọc Nữ coi. Rồi chàng lại hỏi Đàm Anh tiếp: “Anh muội thấy tờ giấy để ở đâu thế?”.

Đàm Anh không thèm trả lời cứ đứng yên như cũ.

Ngọc Tiêu tiên tử thấy vậy lắc đầu thở dài, vì thấy đồ đệ của mình quá bướng bỉnh, thực là khó dạy vô cùng.

Lúc ấy Thái Hà đã bước vào kể chuyện gặp đại hán áo xanh như thế nào cho mọi người hay, rồi y thị hỏi giấy nói những gì?

Ngọc Nữ cau mày lại khẽ đọc: “Hiện có một việc bí mật muốn thưa cùng, canh ba đêm nay cứ việc đi theo ven bờ sông lên miền trên khẽ rú lên một tiếng có người ra gặp gỡ ngay, quá giờ không đợi chờ, người nhiều cũng không ra gặp mặt. Đọc xong xin đốt ngay tờ giấy này đi”.

Thái Hà vừa cười vừa nói: “Thơ nầy chúng nhét vào người lão thân thì tất nhiên phải do lão thân đi phó ước”.

Ngọc Nữ đáp: “Việc này chưa rõ nguyên nhân ra sao, chúng ta phải bàn kĩ lưỡng đã, đại tẩu không nên nóng nảy như vậy”.

Bà ta quay lại nói với Ngọc Tiêu tiên tử rằng: “Lão tiền bối có ý kiến gì không?”.

Ngọc Tiêu tiên tử ngẫm nghĩ giây lát rồi đáp: “Theo sự nhận xét của tôi chỉ có một mình Nguyên Nhi mới đủ thực lực đi đối phó với việc này chẳng hay hiền muội nghĩ sao?”.

Ngọc Nữ vừa cười vừa quay lại nói với Thái Hà rằng: “Đại Tẩu, việc này để cho Nguyên Nhi nó đi thì hơn”.

Thái Hà đành phải nghe lời. Đàm Anh muốn đi thử xem. Ngọc Tiêu tiên tử biết ý rằng vội dặn bảo: “Anh nhi! Tối hôm nay vào trong phòng sư phụ điều thức vậy sư phụ có điều này muốn nói với con”.

Đàm Anh không vui, nhưng không dám trái lời sư phụ nàng dậm xuống đất một cái tỏ vẻ bất đắc dĩ.

Mọi người thấy thái độ nàng như vậy đều buồn cười.

Nguyên Thông về đến phòng riêng suy đi tính lại không sao nghĩ được người hẹn ước đó là ai, và cũng không hiểu đối phương có thiện ý hay là ác ý.

Suy nghĩ giây lát chàng cũng chả muốn mất công nghĩ ngợi nữa, bèn nhắm mắt tĩnh tọa vận công.

Thành Đào Nguyên đang lạnh lùng ẩn mình dưới bóng đêm, bỗng một cái bóng người màu trắng phi ra, vượt qua tường thành, chạy thẳng về phía bờ sông.

Bóng trắng nọ chính là Nguyên Thông chưa giở hết khinh công ra mà công lực của chàng đã nhanh vô cùng, chỉ trong nháy mắt đã đi được mười dặm đường rồi. Chàng đến trước giờ hẹn chừng nửa tiếng, sở dĩ chàng đến như thế là để đề phòng đối phương ra tay tấn công lén, cho nên vừa đến nơi chàng đã khám xét một cách chớp nhoáng, rồi mới quay trở lại bờ sông, ngồi dưới cây cổ thụ để vận công Thiên Thị Địa Thính giới bị xem quanh đó có kẻ địch nào ẩn núp không?

Người hẹn ước, mãi gần ba canh mới tới, mà số người khá đông. Khi họ tới chỗ cách Nguyên Thông ngồi chừng trăm trượng đã giải tán sang bốn bên để phòng bị. Sau cùng chỉ có hai người tiến tới thôi.

Nguyên Thông thấy vậy liền cười thầm, vội đứng dậy rú lên một tiếng để báo hiệu cho người nọ biết chỗ mình đang đợi chờ.

Tiếng rú của chàng chưa dứt thì hai người kia đã tới nơi.

Hai người ấy đều mặc áo dài xanh, dùng khăn đen bịt mặt, chỉ thoáng trông cũng đủ biết chúng là thuộc hạ của Vạn Dương sơn chủ rồi.

Vừa tới gần cả hai đã ngắm nhìn Nguyên Thông giây lát, rồi một người trong bọn họ với giọng rất ôn tồn hỏi: “Thiếu hiệp có phải họ Thẩm đấy không?”.

Nguyên Thông đáp: “Không dám. Tiểu sinh chính là Thẩm Nguyên Thông, dám xin hai vị cho biết đại danh để tiện thỉnh giáo”.

Hai người bịt mặt chù trừ giây lát, rồi một người trong bọn lên tiếng đáp: “Muốn tiện xưng hô và nói chuyện, thiếu hiệp cứ việc gọi anh em chúng tôi là Vương Nhị, Lý Ngũ là được rồi. Hai chúng tôi tuy dùng tên họ giả, nhưng đều một lòng thành với thiếu hiệp”.

Nguyên Thông vừa cười vừa nói tiếp: “ Ngoài trăm trượng còn có biết bao nhiêu người mai phục. Tại họ đều biết rõ hết cái trò thành tâm đối với tại hạ như vậy, xin hai vị cho biết dụng ý của hai vị ngay đi”.

Vương Nhị và Lý Ngũ đều biến sắc mặt, chúng không ngờ Nguyên Thông lại biết được những sự việc xẩy ra ngoài trăm trượng như thế? Lúc ấy Vương Nhị trấn tĩnh nói: “Chúng tôi đem theo hai mươi bốn tên thủ hạ bố trí ở bốn chung quanh canh gác chặt chẽ để người ngoài khỏi vào quấy nhiễu. Chúng tôi không có âm mưu gì đối với thiếu hiệp cả”.

Nguyên Thông bỗng trợn ngược lông mày lên hỏi: “Nhưng ngoài hai mươi bốn người đó ra, ở ngoài phía đông nam cách đây chừng một trăm ba mươi trượng, chỗ đó có người nằm phục không hề cử động gì cả, chẳng hay người đó là ai? Như vậy lời nói của hai vị không thật thà chút nào”.

Vương, Lý hai người nghe thấy chàng hỏi như vậy, ngẩn ngơ kinh hãi vô cùng. Vương Nhị liền nói với Lý Ngũ tiếp: “Chẳng lẽ việc làm của chúng ta đã tiết lộ ra bên ngoài chăng”.

Lý Ngũ vội chạy thẳng về phía đông nam, nhưng trước khi đi nói với Vương Nhị rằng: “Việc này liên can đến sự sống chết của mấy trăm anh em, ta đi bắt y tới để Thẩm thiếu hiệp khỏi nghi ngờ”.

Y chưa nói dứt thì người đã đi xa rồi, đủ thấy khinh không của hắn khá cao siêu. Nguyên Thông mặc cho y đi và cũng không cần để ý Vương Nhị, ung dung vận Thiên Thị Địa Thính thần công ra để xem Lý Ngũ đối phó với người ẩn núp kia ra sao?

Công lực của Lý Ngũ quả thật không phải tầm thường, chỉ trong giây lát, y đã tìm thấy người nọ, liền cười nhạt và quát hỏi: “Người theo dõi bổn toạ để làm gì thế?”.

Người nọ nói với giọng run run đáp: “Thuộc hạ lạc đường tới đây, chứ không có dụng tâm gì hết”.

Lý Ngũ lại hỏi tiếp: “Trước mặt bổn toạ mà dám nguỵ biện như vậy có mau nằm xuống không?”

Lý Ngũ vừa nói vừa ra tay, nhưng người nọ hình như không hãi sợ chút nào, Lý Ngũ lại quát bảo tiếp: “Nếu trong mười hiệp bổn toạ không bắt được người thì sẽ tha ngươi ngay”.

Người nọ chẳng nói chẳng rằng. Nguyên Thông chỉ nghe thấy chưởng phong “vù vù” của hai người đấu với nhau, sau cùng người nọ rú một tiếng. Quả thật trong mười hiệp Lý Ngũ đã đánh té được y rồi. Theo đó chàng lại nghe thấy tiếng Lý Ngũ quay trở về, liền mỉm cười với Vương Nhị rằng: “Lý Ngũ đã bắt được người theo dõi về rồi đấy”.

Vương Nhị vẫn còn chưa tin, thì Lý Ngũ về tới thật, y giật mình kinh hãi và khen ngợi rằng: “Võ công của thiếu hiệp đã luyện tới mức xuất thần nhập hoá, tại hạ rất lấy làm kính phục”.

Y vừa nói tới đó thì Lý Ngũ đã tới trước mặt hai người, vứt một người xuống và hậm hực nói: “Người này không phải là người cùng bọn chúng tôi, xin thiếu hiệp cứ tra hỏi y đi, để chứng minh chúng tôi không giấu giếm gì hết”.

Nguyên Thông đã nghe thấy hai người đối đáp cho nên chàng rất đàng hoàng đáp: “Tiểu sinh hoàn toàn tin lời nói của Lý huynh nhưng Lý huynh tự xưng là bổn toạ chắc thể nào cũng là người rất có lai lịch, chẳng hay huynh có thể cho tiểu sinh biết huynh là người như thế nào không?”.

Lý Ngũ ngẩn người ra nhìn Vương Nhị một cái, Vương Nhị biết ý liền thẳng thắn đáp: “Tại hạ với Lý huynh ở trong núi Vạn Dương đều có chút địa vị nhưng buổi hẹn ước ngày hôm nay liên quan đến tính mạng của mấy trăm anh em đã có lòng bỏ sơn chủ mà trở về với chính đạo xin thiếu hiệp miễn hỏi đến vấn đề đó”.

Nguyên Thông ngạc nhiên hỏi tiếp: “Sao thuộc hạ của Vạn Dương sơn chủ mà cũng có người bất mãn vì hành vi của y hay sao?”.

Vương Nhị nghiêm nghị đáp: “Thuộc hạ của Vạn Dương sơn có rất nhiều người chính nghĩa, xin thiếu hiệp chớ có coi ai cũng như ai”.

Nguyên Thông mặt đỏ bừng, tỏ vẻ hổ thẹn, vội xin lỗi: “Tiểu sinh lỡ lời xin hai vị lượng thứ cho nhưng không biết hai vị định dặn bảo gì, xin hai vị chỉ giáo cho”.

Vương Nhị thở dài một tiếng, rồi hỏi tiếp: “Đệ với Lý huynh muốn thương lượng với thiếu hiệp một việc mà đôi bên đều có ích lợi hết, không biết thiếu hiệp có tin anh em tiểu đệ không?”.

Nguyên Thông ha hả cười đáp: “Tiểu sinh tuổi tuy trẻ thật, nhưng xưa nay không bao giờ thất tín với ai hết, tiểu sinh rất vui lòng được hợp tác với hai vị”.

Vương Nhị nghiêm nghị nói tiếp: “Chúng tôi xin cho thiếu hiệp biết rõ địa chỉ mới của sơn chủ biệt phủ nhưng thiếu hiệp phải nhận lời chúng tôi một điều kiện thế này mới được”.

Nguyên Thông nghe nói, không ngờ đối phương hai người lại dám mạo hiểm lớn như thế để nói cho mình biết việc trọng đại. Tuy chàng không biết được dụng ý của họ ra sao, nhưng chàng không chịu bỏ lỡ dịp này liền lên tiếng hỏi: “Hai vị muốn trao đổi điều kiện gì, xin cứ nói để tiểu sinh suy nghĩ xem có nên hay không?”.

Vương Nhị nói tiếp: “Chúng tôi nói cho thiếu hiệp biết chỗ những con tin bị giam giữ thì mong thiếu hiệp đối với bọn chúng tôi phải nên xoá bỏ những thù hằn xưa mà nương tay đừng gϊếŧ hại chúng tôi”.

Nguyên Thông cả mừng đáp: “Tiểu sinh vốn dĩ không phải là người hiếu sát, điều kiện của hai vị chính là mục đích của tiểu sinh, thế nào tiểu sinh cũng vâng lời, nhưng không biết làm thế nào mà tiểu sinh phân biệt được người nào đã có lòng hối cải”.

Vương Nhị nói tiếp: “Trước khi thiếu hiệp ra tay diệt trừ gian ác, xin cứ rú lên tiếng trước một dài hai ngắn nếu người của chúng tôi nghe thấy tiếng rú của thiếu hiệp sẽ cắm một cái lông trắng lên trên khăn, như vậy thiếu hiệp sẽ nhận được người của chúng tôi liền?”.

Nguyên Thông ngẫm nghĩ giây lát, bụng bảo dạ rằng: “ Quí hồ họ cho ta biết địa chỉ giam giữ các con tin, họ thành tâm hợp tác với ta rồi, còn các việc khác khỏi cần phải nghĩ làm chi”.

Lý Ngũ thấy Nguyên Thông nghĩ ngợi lại tưởng chàng không thuận, vội thúc dục: “Sự yêu cầu của chúng tôi không có gì là quá đáng cả, chẳng lẽ thiếu hiệp không muốn tha thứ cho những kẻ biết hối cải hay sao?”.

Nguyên Thông nghe thấy người ta nói thế, khích động vô cùng cả quyết đáp: “Tiểu sinh hoàn toàn tiếp nhận điều kiện của hai vị”.

Vương Nhị thò tay vào trong tay áo lấy một cuốn địa đồ đưa cho Nguyên Thông và tiếp: “Xin tiểu hiệp cứ theo địa đồ này mà hành sự, chúng tôi đi đây”. Vương, Lý hai người ăn nói rất đàng hoàng cử chỉ rất thẳng thắn, vẻ quang minh lỗi lạc, chứ không phải tiểu nhân, cho nên Nguyên Thông đỡ lấy tấm địa đồ, trong lòng cảm động vô cùng. Vương Nhị, Lý Ngũ ra ôm người nằm dưới đất lên, rảo cẳng đi luôn.

Nguyên Thông chờ họ đi xa rồi, vừa kinh hãi vừa mừng rỡ, trong lòng bán tín bán nghi, liền trở về thành.

Lúc ấy, chưa hết canh tư, Ngọc Tiêu tiên tử cũng Từ Hàng ngọc nữ đang ngồi trước ngọn nến chờ Nguyên Thông về.

Nguyên Thông nhảy xuống dưới sân, mà người trong nhà không hay chàng về tới, khi chàng về đến của thì Từ Hàng ngọc nữ mới lên tiếng: “Có phải Nguyên Nhi đã về đấy không?”.

Nguyên Thông “dạ” một tiếng, rồi đi vào trong phòng. Ngọc Tiêu tiên tử với Thái Hà thấy chàng vui vẻ như vậy, biết chuyến đi này kết quả rất tốt đẹp.

Đàm Anh là người nóng nảy nhất, vội chạy ra đón Nguyên Thông và hỏi: “Nguyên đại ca có tin tức gì hay không, kể cho cả nhà hay đi”.

Nguyên Thông vui vẻ đáp: “Thật không ngờ sự thu hoạch đêm nay lại thu hoạch lớn lao đến thế”.

Đàm Anh vội hỏi: “Chuyện gì thế đại ca nói đi, chúng tôi đợi chờ đại ca hơn một canh rồi, ai nấy đều rất sốt ruột”.

Nguyên Thông có ý đùa nàng, liền trả lời rằng: “Anh muội là người có tiếng thông minh xưa nay, thử đoán xem, ngày hôm nay, ngu huynh thu được những gì nào?”.

Đàm Anh tỏ vẻ tức giận đáp: “Đại ca cứ hay đùa giỡn em, có mẹ ở đây anh có giỏi thì đừng nói đi”.

Ngọc Tiêu tiên tử vừa cười vừa đỡ lời: “Nguyên nhi, chỉ nên đùa giỡn Anh nhi thôi, chứ đừng có đùa giỡn cả các bà già này”.

Nguyên Thông vội đáp: “Tiểu bối đâu dám”.

Đàm Anh lại nói tiếp: “Hừ, anh cứ không nói đi”.

Nguyên Thông nhìn Đàm Anh tủm tỉm cười, rồi kể hết câu chuyện vừa qua cho mọi người nghe, đồng thời chàng còn phát biểu ý kiến: “Việc này mới thoáng thông thì hình như là chuyện đùa, cũng không thể tin được nhưng chắc phía sau họ không có âm mưu quỷ kế gì đâu. Bất cứ dụng ý của họ ra sao, tờ địa đồ nầy cũng rất có ích”.

Chàng vừa nói vừa trải tờ địa đồ lên trên mặt bàn để mọi người cùng xem. Trên bản đồ đó không có một chữ nào cả, nên Nguyên Thông với Tích Tố và Đàm Anh không sao nhận ra được nơi đó là đâu. Tử Hàng ngọc nữ xem xét từ lâu, liền lên tiếng hỏi Ngọc Tiêu tiên tử rằng: “Lão tiền bối có nhận ra nơi đây là đâu không?”.

Ngọc Tiêu tiên tử ngẫm nghĩ giây lát, rồi ấp úng nói: “xem địa hình trên bản đồ này có vẻ quen thuộc lắm, nhưng {x} tôi nơi đó ở đâu, thì nhất thời tôi không sao nói ra được. Hoàng {x} thử nghĩ xem nơi đây là đâu?”.

Thái Hà từng trải giang hồ hơn ai hết, nhưng y thị không lên tiếng trước, lúc này thấy Ngọc Tiêu tiên tử hỏi như vậy y thị liền cười nói: “Nơi đây vốn là chỗ sinh trưởng của tiểu nhân, sao tiểu nhân không biết”.

Đàm Anh vội hỏi: “Nơi đó là đâu, bá mẫu nói đi”.

Thái Hà đáp: “Chỗ chôn nhau cắt rốn của tiểu nhân là chỗ phong cảnh rất {x} nên tiểu nhân không bao giờ quên được hết”.

Đàm Anh thấy Thái Hà nói mãi vẫn chưa vào chánh đề, liền dẫm chân nũng nịu tiếp: “Bá mẫu nói đi, nơi đó là đâu chứ?”.

“Bất cứ ai cũng thế, đối với nơi sinh trưởng của mình đều có tình quyến luyến hết, xin tiểu thư đừng có nóng lòng như vậy, tất nhiên thể nào cũng phải nói cho tiểu thư nghe”.

Từ Hàng ngọc nữ vừa cười vừa xen lời nói: “Nhờ lời nhắc nhở của đại tẩu, tôi đã nhớ ra nơi đây là đâu rồi. Để tôi nói cho mọi người nghe nhé?”.

Mọi người liền ngồi yên để cho Từ Hàng Ngọc Nữ kể: “Núi nầy cách đây không xa, vẫn ở trong tỉnh Hồ Nam, và cũng là một ngọn núi rất trứ danh tên là Tuyết Phong Sơn. Theo sự phán đoán tôi thì có lẽ bây giờ bọn chúng đã lấy ngọn núi ấy làm sào huyệt mới rồi”.

Ngọc Tiêu tiên tử cũng gật đầu nói: “Hiền muội nói rất phải, từ Võ Lăng Biệt Phủ tới Tuyết Phong Sơn không xa lắm, vả lại có đường thủy đi tới nữa, có lẽ chúng rút lui bằng đường thủy nên không ai biết gì cả. Theo ý tôi bản đồ là bản thật chứ không sai đâu”.

Nguyên Thông nghe nói, phấn chấn vô cùng, vội đỡ lời: “Chỉ mong cứu được những người bị giam giữ trong đó được thoát nạn thôi. Bây giờ chúng ta biết địa điểm chính xác rồi, thì nơi đó dù có núi lửa vạc dầu, con cũng phải xông pha một phen, dù chúng có mưu quỷ kế gì, con cũng bất chấp”.

Tích Tố đứng yên mãi, bây giờ mới lên tiếng: “Nguyên đại ca nói rất có lý. Bất luận trong Vạn Dương Sơn có người thay tâm đổi dạ thật hay không, chúng ta không cần biết tới, quí hồ chúng ta đã biết sào huyệt địa điểm của chúng thì chúng ta phải tới nơi một phen mới được. Theo ý tiểu bối, chúng ta phải đi ngay bây giờ, để cho chúng không kịp phòng bị. Chẳng hay quý vị nghĩ sao?”.

Đàm Anh vỗ tay tán thành: “Chị Tố nói rất có lý, môn “Thiên Lại Tri m” của chúng ta mới luyện thành công xong, nhân dịp này chúng ta hãy đem môn đó ra thử xem.

Ngọc Tiêu Tiên tử và Từ Hàng Ngọc Nữ đưa mắt nhìn nhau nhưng không phản đối ý kiến ấy cả.

Đàm Anh càng mừng rỡ, liền thúc dục mọi người sớm lên đường ngay.

Từ Hàng Ngọc Nữ dặn Thái Hà để lại một nén bạc trả tiền phòng cho tửu điếm, rồi sáu người lẳng lặng ra đi. Dưới ánh sáng trăng, cả bọn tiến thẳng về núi Tuyết Phong.

Mục đích của các người là đi cứu người, nên không dám trì hoãn giây phút nào hết. Đi chưa được hai ngày đã tới huyện Hồng Giang.

Núi Tuyết Phong rất cao, nên sáu người tới huyện Hồng Giang đã trông thấy ngọn núi ở trước mắt:

Thái Hà thưa với Ngọc Nữ rằng: “ Xin chủ mẫu cho phép lão phụ được đi trước dẫn đường”.

Ngọc Nữ vừa cười vừa đáp: “Đại tẩu cứ tự nhiên, nhưng cần nhất phải cẩn thận mới được đừng có trúng phải kế của địch”.

Thái Hà là người giàu kinh nghiệm giang hồ, nghe chủ nhân nói vậy, cũng phải giật mình kinh hãi đến toát mồ hôi lạnh vội đáp: “Nếu chủ mẫu không nhắc nhở, thì lão phụ đã quá xúc động quên cả Đông, Tây, Nam, Bắc cũng nên”.

Nói xong, y thị rú lên một tiếng thật dài, rồi giở hết tốc lực công ra, đi trước dẫn đường, theo sau là Nguyên Thông, Đàm Anh, Tích Tố các người, còn Ngọc Tiêu Tiên tử với Từ Hàng ngọc nữ sau cùng.

Thái Hà quen đường thuộc lối, nên mặt trời chưa lặn, đã dẫn mọi người vào tới khu núi. Suốt dọc đường không hề gặp một người nào hết, và cũng không thấy người của Vạn Dương Sơn ngăn cản. Các {x} đi được một quãng, sắp tới động Cồ Nguyệt, chỗ ở của Thái Hà, lúc này mặt trời đã lặn, màn đen đã phủ xuống. Sáu người vẫn tiếp tục đi lên, lên tới động Cổ Nguyệt thì Thái Hà bỗng ngừng chân lại, lớn tiếng quát “Ai cản đường thế?”.

Những người đi sau cùng đều ngừng chân.

Nguyên Thông liền tiến tới trước mặt Thái Hà, đưa mắt nhìn phía trước. Thì ra chỗ góc đường, có hai đám người mình mặc trùm đầu và mặt bịt khăn đen, đứng yên ở đó, không thèm trả lời Thái Hà. Chúng nghe tiếng quát hỏi của Thái Hà đều dửng dưng như thường.

Nguyên Thông thấy vậy liền biến sắc mặt, vì chàng đã nhận ra người đứng ở phía trước trông rất quen, chàng bụng bảo dạ rằng: “Chả lẽ hai người này là Vương Nhị và Lý Ngũ chăng? Chắc việc gì thay đổi, nên họ không quản ngại mạo hiểm mà tới đây để dẫn ta chăng?”

Nghĩ đoạn, chàng liền chắp tay chào hỏi: “Hai vị hiện thân ra ngăn cản lối đi, không biết định chỉ việc gì thế?”.

Nguyên Thông lên tiếng xong, không thấy hai mươi sáu người đó phản ứng gì hết, không những họ không lên nói nửa lời, và mặt còn lì lì nữa.

Nguyên Thông thấy vậy, cau mày lại bỗng nghĩ ra một kế, vội tiến tới gần giơ hai tay lên đẩy vào Vương Nhị với Lý Ngũ một cái, ngờ đâu tay chàng vừa đυ.ng vào thì hai người đã lăn ra.

Đàm Anh thấy, vội la lớn: “Họ chết rồi”.

Nguyên Thông lại tiếp tục tấn công hai mươi bốn người kia, người nào người ấy cũng ngã lăn ra nốt.

Đàm Anh vội chạy lại nhặt một tờ giấy rơi ở dưới đất, và nói tiếp: “Các người xem họ còn có giấy để lại nữa”.

Mọi người chạy lại quây quần xem tờ giấy ấy, bên trong có viết hai câu như sau:

“Từ khi chia tay đến giờ, thiếu hiệp vẫn mạnh giỏi đấy chứ?”

“Tại hạ ở dưới m Tào Địa Phủ đợi chờ đại giá”.

Nguyên Thông hậm hực nói: “Thể nào tôi cũng trả thù cho hai mươi sáu người này”.

Từ Hàng Ngọc Nữ cũng cau mặt lại nói: “Nguyên Nhi chớ nên khích động như vậy, đối xử với tên ác ma ác độc như thế, chúng ta cần phải bình tâm tỉnh trí, chớ có giận dữ mà hồ đồ để bị vào tròng của đối phương”.

Nguyên Thông gượng cười đáp: “Hai người đứng đầu bọn này chính là hai người đã gặp con đấy. Cứ xem cái chết của họ thì con e ngày hôm nay cũng mất công toi chứ không sai”.

Hai mươi sáu người ấy bị chết đủ chứng minh thuộc hạ của Vạn Dương Sơn chủ quả có khá nhiều người đã phản bội y, đồng thời cũng chứng minh y có thủ đoạn phi thường, khiến những người phản bội y không sao thoát chết được.

Vì vấn đề đó mà sáu người đều lo âu vô cùng. Một lát sau, Thái Hà thở dài và nói: “Qua hai sơn cốc nữa là tới động Cổ Nguyệt, chi bằng ta hãy tới đó nghỉ ngơi rồi sẽ tính sau”.

Ngọc Nữ đưa mắt nhìn hai mươi sáu cái xác một lượt không yên lòng chút nào, liền bảo Nguyên Thông rằng “Nguyên nhi! Chúng ta hãy chôn cất họ đã”.

Nguyên Thông đang ăn năn vì mình mà họ chết, nghe thấy mẹ nói như vậy, liền vận nội công đánh đổ khá nhiều cây thông lớn, và đào một cái hố sâu mươi trượng, rồi đặt hai mươi sáu cái xác đó nằm xếp hàng xuống dưới, đắp đất lên, thành ngôi mộ lớn. Tiếp theo đó, chàng lại dùng chưởng bổ một thân cây lớn làm thành một cái bia rồi dùng đại lực kim cương chỉ viết hàng chữ như sau:

“Nhị lục nghĩa sĩ chi mộ”

“Thẩm Nguyên Thông kính lập”

Ngọc Tiêu tiên tử đứng đầu vái lạy hai mươi sáu người ấy trước rồi mọi người vái sau. Xong đâu đấy, sáu người tiến thẳng về phía động Cổ Nguyệt. Đàm Anh bỗng lên tiếng nói: “Bá mẫu, nếu động Cổ Nguyệt bị Vạn Dương sơn chủ chiếm cứ mất rồi thì việc này bực mình lắm đây”.

Thái Hà nghe nói giật mình đánh thót một cái, chỉ sợ lời nói của Đàm Anh lại trúng sự thật, nhưng y thị vẫn còn mang hi vọng và lẩm bẩm tự an ủi: “Dùng đá lớn bịt cửa hang đã hơn ba mươi năm nay rồi, có lẽ cây cối đã um tùm. Như vậy mấy ai đã biết được”.

Đàm Anh thấy y thị nói như thế, vừa cười vừa nói: “Sự đời thay đổi luôn luôn, động Cổ Nguyệt của bá mẫu chẳng ở trong phạm vi của địa đồ này là gì”.

Thái Hà nghe nói, lo âu vô cùng, liền rảo cẳng đi luôn. Sau khi xuyên qua một khu rừng rậm, đã thấy phía trước trong bụi lau, có mấy luồng ánh sáng lấp lóe tia ra. Nơi đó chính là động Cổ Nguyệt, nơi ở cũ của Thái Hà. Y thị tức giận vô cùng, liền nhảy xổ tới, mồm thì quát tháo: “Vô sỉ ác tặc, có mau bước đi không?”.

Tiếng quát tháo của y thị kêu như sấm động và những ngọn lửa ở trong hang động cũng vì thế mà tối hơn trước nhiều.

Nguyên Thông chỉ lo Thái Hà trúng phải mai phục, vội phi thân tới dùng m kình đẩy mạnh một cái. Thái Hà liền liền va phải một luồng sức mạnh vô hình tựa như một bức tường mềm vậy, khiến y thị bắn lùi về phía sau hơn trượng.

Thái Hà không dám nổi giận với Nguyên Thông, chỉ có vẻ không vui, hoảng sợ hỏi “Thiếu gia ngăn cản lão phụ như thế làm chi?”.

Nguyên Thông xua tay đáp: “Bá mẫu chớ nên hiểu lầm. Tiểu điệt sợ bá mẫu nóng lòng sốt ruột, đường đột chạy về nhỡ trúng phải mai phục thì sao?”.

Thái Hà gượng cười nói tiếp: “Khi nào lão chịu để cho giặc sử dụng động Cổ Nguyệt của mình, thiếu gia có lòng tốt như thế lão phụ xin cám ơn. Nhưng dù sao thiếu gia cũng nên để cho lão phụ tiến lên xem chúng làm gì đã”.

Từ Hàng ngọc nữ vội tiến lên bảo rằng: “Nguyên nhi! con hãy vào trong động xem trước”.

Thấy Ngọc Nữ nói như vậy, Thái Hà không dám cưỡng lại. Đồng thời y thị cũng biết công lực của Nguyên Thông tài ba hơn mình gấp bội, nên để cho Nguyên Thông vào vẫn an toàn hơn mình nhiều, nên y thị rất cám ơn chủ nhân trong lòng cảm động đến ứa nước mắt ra.

Nguyên Thông rất ung dung, lớn bước đi thẳng vào trong động Cổ Nguyệt.

Chàng vào trong động rồi, những người đứng ở bên ngoài đều nóng lòng chờ đợi.

Một lát sau, Nguyên Thông bước ra. Đàm Anh vội tiến lên hỏi thăm trước: “trong hang động có bao nhiêu tên giặc hở đại ca”.

Nguyên Thông định kể rõ tình hình ở trong động cho mọi người nghe nhưng vì thấy Đàm Anh nói như thế liền đổi ý, lạnh lùng đáp “trong động không có mai phục gì hết, nhưng có một mùi gì khác lạ. Anh muội muốn biết xin cứ vào trong đó sẽ hay liền”.

Đàm Anh chẩu môi một cái, rồi phi thân vào trong động, tiếp theo đó những người khác cũng lần lượt đi vào. Động Cổ Nguyệt sâu và rộng chừng mười trượng, trong động có một cái bàn đá trên bày sẵn thức ăn và rượu, những món ăn hãy còn hơi nong nóng.

Đàm Anh thấy rượu và thức ăn thèm vô cùng quên cả đó là thức ăn và rượu của kẻ địch liên cầm đũa lên định gắp ăn thì Tích Tố đã vội ngăn cản: “Anh muội chớ nên hấp tấp như thế, để ngu tỉ khám nghiệm xem có độc không rồi hãy ăn cũng chưa muộn”.

Nói xong, nàng lấy cái trâm bạc ở trên đầu xuống cắm thử vào trong đĩa thức ăn đó khám xét, quả thấy không có thuốc độc gì hết, ai nấy ngạc nhiên vô cùng đứng ngẩn người ra.

Lúc ấy, Thái Hà bỗng thấy trên đỉnh động có dán một tờ giấy và gỡ xuống đọc: “Các vị ở xa tới đây chắc đã mệt nhọc đói khát lắm rồi, nên sơn chủ đã sai bếp làm sẵn một mâm cơm để các vị dùng để dưỡng tinh thần, sáng mai mỗ đợi chờ quí vị tại Lạc Hồn Giản”.

Ngọc Tiêu tiên tử nổi giận cười nhạt. Từ Hàng ngọc nữ ung dung ngồi ngay xuống vừa cười vừa nói: “Lão tiền bối hà tất phải tức giận như thế làm gì. Người ta mời chúng mình ăn thì chúng mình cứ việc ăn đi”.