Tiểu Sát Tinh 1

Chương 12: Nước đoạn trường

Thì ra, lúc đó Tích Tố chui vào trong đường hẻm, tức cái lỗ hổng nhỏ vừa lên được một quãng đã nghe thấy tiếng kêu rú của Tỵ Trần đạo nhân đang hậm hực vì tài ba kém cỏi không lên được trên đường hẻm như mình nên mới thốt ra tiếng rú như vậy. Trái lại nàng tưởng sư huynh của mình phát giác cường địch vội kêu rú cảnh báo cho mình hay, cũng vì vậy mà tốc độ lên của nàng cũng chậm lại.

Lúc ấy chân nàng bỗng chạm phải một cái khe đá to bằng nắm tay. Nàng liền dẫm vào cái khe ấy để ngừng lại một chút. Sau nàng lại nghe thấy Tỵ Trần đạo nhân lẩm bẩm tự nói nàng mới yên lòng, lại tiếp tục vận sức để lên. Ngờ đâu cái lỗ nhỏ mà nàng để chân vào bỗng trầm xuống bên dưới, nàng ngạc nhiên vô cùng vội tựa lưng vào phía sau dể xem tại sao nó lại trầm xuống như vậy. Ngờ đâu nàng vừa tựa lưng vách đá bỗng đổ về phía sau, người nàng cũng té theo. Vì sự xảy ra quá đột ngột khiến nàng thất kinh la lớn một tiếng và đánh rơi cây đèn.

Tiếng kêu chứ dứt nàng đã thấy lưng mình đυ.ng vào mặt đất, đồng thời thấy trước mắt sáng hẳn ra và mình đang ở trong một thạch thất sáng sủa như ở trước mắt vậy. Nàng bèn đứng dậy ngắm nhìn thạch thất, thấy trên đỉnh có ánh sáng chiếu xuống giữa thạch thất có một chiếc thảm bồ đoàn đen thui thủi, cạnh thảm có để mọt cái hộp bằng ngọc to bằng bàn tay, chỉ có thế chứ không có vật gì nữa. Nàng liền ngồi lên trên thảm, bỗng thấy một luồng hơi lạnh ở bên đưới bốc lên khoan khoái vô cùng. Nàng cầm hộp ngọc lên xem, khẽ ấn một cái nắp hộp liền mở ra, bên trong có một tờ giấy viết rằng:

“Trong hộp này có hai cuối Tàng biên, một là Thuần Dương chân kinh Bồ Biên, người trong bổn môn muốn thành đạo phải theo học cuốn này. Cuốn thứ hai là Ngọc Tiêu Chân Toàn Bích, cuốn này ta ngẫu nhiên lượm được để lại đây, để tặng cho người có duyên. Ký tên: Nhất Nguyên Tú”

Cuốn Thuần Dương chân kinh vốn là sách của sư phụ ông Tích Tố, nàng được học thuộc lòng từ hồi còn nhỏ, nên biết cuốn sách đó đầy đủ lắm, tại sao nơi đây lại còn một cuốn phụ? Nàng bỗng nghĩ tới Nhất Nguyên Tử là sư thúc tổ của ông mình, vội giở cuốn sách đọc quả nhiên cuốn này là cuốn phụ thuộc, vì bên trong toàn là những lời giảng giải và chú thích những câu khó hiểu ở trong Thuần Dương chân kinh.

Nàng giở đến cuối cùng thấy có chú thích Thập Tự Chân Khuyết. Tuy nhất thời nàng không hiểu chân nghĩa mười chữ đó nhưng căn cứ ở cuốn Thuần Dương chân kinh mà nàng đã học thì thấy y mười chữ này quả thực là cái khóa nhập đạo. Nàng mừng rỡ vô cùng, lại giở cuốn Ngọc Tiêu Chân Toàn Bích ra xem, thấy những thế sáo ghi ở bên trong và cả một bản nhạc. Vừa đọc qua nàng bỗng nghĩ thầm:

“Ta tặng cho Nguyên đại ca cuốn sách này, chắc Nguyên đại ca thích lắm.”

Nàng vội bỏ hai cuốn sách vào túi, đưa mắt nhìn về phía mình vừa mới ngã thấy vách đá phẳng như mặt đường không có dấu vết cửa ngõ gì cả. Nhưng trên nóc động, chỗ cao hơn trượng có một hòn đá nho nhỏ màu hồng khác ở trong vách đá. Nàng đoán chắc đó là cái chốt để ra vào thạch thất này cũng nên. Nàng vội tung mình nhảy lên tay vừa chạm vào hòn đá ấy một cái đã có tiếng kêu rất khẽ và đột nhiên có một cái cửa rộng chừng hai thước hiện ra. Nàng vội chui qua cái cửa ấy nhảy ra bên ngoài, cửa lại tự động đóng liền như trước.

Nàng kể xong liền lấy cái hộp ngọc nho nhỏ đưa cho mọi người xem, những người có mặt tại đó tuy xuất thân khác nhau, nhưng không ai dám đến gần nhìn thẳng vào cái hộp ngọc của nàng.

Tích Tố lại bỏ cái hộp ngọc đó vào túi. Tỷ Diệm Thần Ma vẻ thất vọng, sau cùng ấp úng hỏi:

- Chẳng hay cô nương có thể cho lão phu mượn cuốn Ngọc Tiêu Chân Toàn Bích xem không?

Tích Tố đã định xử trí cuốn sách này như thế nào rồi, nhưng bây giờ nàng bỗng thay đổi ý kiến không do dự đưa ngay cuốn sách chỉ dầy có bốn năm trang cho Tỷ Diệm Thần Ma, vẻ mặt của nàng hớn hở đồng thời khẳng khái đáp:

- Tiểu bố sơ xuất thực, lão tiền bối có tiếng là Ngọc Tiêu thánh thủ bây giờ có thêm cuốn Ngọc Tiêu Chân Toàn này mà luyện tập thì võ nghễ của lão tiền bối sẽ tới mức thần thánh chứ không sai. Tiểu bố xin tặng lão tiền bối cuốn sách này để tạ ơn lão tiền bối đã giúp Tỵ Trần sư huynh.

Thần Ma vội đỡ lấy cuốn Ngọc Tiêu Chân Toàn, rồi rất nghiêm nghị giở ra xem một lượt, đoạn gấp cuốn sách lại nhắm mắt đọc nhẩm một hổi lâu. Một lát sau, vẻ mặt trông rất hiền từ, y vừa cười vừa hỏi Tích Tố rằng:

- Cô nương có biết lão phu với cuốn sách này quan hệ như thế nào không?

Tích Tố ngạc nhiên đáp:

- Xin lão tiền bối chỉ giáo cho.

Đường Toại liếc nhìn người bịt mặt rồi thủng thẳng nói:

- Cuốn sách Ngọc Tiêu Chân Toàn này vốn dĩ là ba biên, giáp, ất, bính, phù hợp với ba cây sáo ngọc trắng, xanh, tía. Cuốn này là cuốn Bính, những thế sáo trong này chỉ thích hợp với cây sáo ngọc của lão phu thòi, còn hai cuốn giáp, ất thì đã sớm lọt vào tay của Ngọc Tiêu tiên tử và Thanh Sam lão nhân rồi. Cuốn Bính này lão đã tốn sáu mươi năm trời đi tìm kiếm khắp mọi nơi, nhưng không sao tìm thấy. Không ngờ nó ở trong thạch động này hơn hai trăm năm, nếu bây giờ làm thế nào được ba cây sáo hợp bích thì quả thực là thiên hạ vô địch. Ngày hôm nay cô nương bất ngờ lượm được, quả thực là kỳ duyên sảo hợp; và nó cũng biết tìm chủ đấy. Theo như tính nết và hành vi của lão năm xưa thì lão không tìm ra cuốn sách này là phải. Có lẽ vì lão đã biết thay tâm đổi tính, cho nên đến lúc sắp chết này ông trời mới cho lão được trông thấy nó một lần như vậy đủ thấy trời vẫn còn thương lão.

Nói tới đó, vẻ mặt Thần Ma bỗng nghiêm trang, y từ từ nới tiếp:

- Tâm nguyện duy nhứt của lão phu là làm thế nào ba cây sáo được hợp bích ở trên trần thế này để làm rạng rỡ thiên hạ, thì lão mãn nguyện lắm. Gần đây lão nghe nói tới cây sao bích ngọc đã do Thanh Sam lão nhân truyền thụ và ban cho thàng nhỏ nhà họ Thẩm, cây sáo bạch ngọc thì do đồ đệ của Ngọc Tiêu Tiên Tử đã đem nó ra đời hành đạo. Dù lão phu vô đức đến đâu cũng không thể nào ra đời lần nữa để tranh hùng với các nhân vật tiểu bối, lão nhận thấy cô nương là một kỳ tài hiếm có trong nhóm trẻ tuổi hiện thời, từ tính nết can đảm và trí tuệ không có một điểm nào cô nương không giống thằng nhỏ nhà họ Thẩm cả. Vì vậy lão phu quyết định tặng cây sáo ngọc tía này cho cô nương.

Nói xong Đường Toại rút cây sáo ngọc cắm ở sau lưng ra, đứng khấn thầm một hồi rồi đưa cho Tích Tố.

Tích Tố cuống quýt vội lui về phía sau mấy bước đáp:

- Cây sáo ngọc tía này là tiên phẩm ở trần gian, tiểu bối phận bạc không dám nhận. Xin lão tiền bối thâu lại cho.

Người bịt mặt đứng cạnh đó cũng nói:

- Không được, lão ma đầu năm xưa với cây sáo ngọc này đã hại người hại mình còn chưa đủ sao, bây giờ muốn gây họa cho hậu bối.

Đường Toại lớn tiếng cười ha hả:

- Đại hiệp bịt mặt kia, tuy bạn có ý kiến lão phu ít tạo nên nghiệp chướng. Lão phu rất cảm ơn thực, nhưng lập luận của bạn, lão phu không tán thành một chút nào. Năm xưa trong sự ân oán của ba cây sáo này lão phu là người tạo nên nhiều điều không phải thực, nhưng cứ bình tâm mà còn hai vị kia có được hoàn toàn không lầm lỗi một việc nào không? Tình thế ngày nay đã thay đổi hẳn, môn hạ của Ngọc Tiêu Tiên Tử tất không phải là con trai, và bây giờ lão cũng thay đổi hẳn thường lệ, truyền cây sáo này cho La cô nương. Lão chắc không thể nào lầm lối được, chỉ sợ thằng nhỏ nhà họ Thẩm không đủ phước mà hưởng thụ thôi.

Nói xong, y lại lớn tiếng cười. Người bịt mặt nhận thấy lời nói của Thần Ma rất có lý nên cũng làm thinh.

Tích Tố biết vị cao nhân này đã quyết định rồi thì không bao giờ chịu thay đổi, vả lại trong thâm tâm nàng cũng mong được cấy sáo lừng danh kim cổ, chờ sau này sự ân oán với Nguyên đại ca giải quyết xong, mình sẽ được kết duyên Tần, Tấn với chàng, sống cuộc đời sung sướиɠ đầy hạnh phúc, cho nên nàng không từ chối nữa, vội giơ hai tay đỡ lấy cây sáo:

- Ơn tặng sáo của tiền bối, tiểu bối sẽ ghi lòng tạc dạ suốt đời, thề sẽ sử dụng cây sáo này làm những việc hữu ích cho người đời để tạ thịnh tình của lão tiền bối.

Người bịt mặt bỗng lớn tiếng khen hay và tiếp:

- Với lời nói này của cô nương mỗ dắm chắc sau này cô nương thể nào cũng toại nguyện.

Tích Tố hổ thẹn vô cùng, hai má đỏ bừng. Người bịt mặt lại tiếp:

- Hai người đều là đệ tử phái Võ Đang phải không?

Lúc ấy Tỵ Trần đạo nhân đã vận công xong, người đã khỏe khoắn vội lên tiếng:

- Tiểu bối chính là đệ tử phái Võ Đang, tiểu sư muội là La Tích Tố đây là cháu gái cưng của Nam Ninh Nhất Kiếm La lão tiền bối.

Người bịt mặt với Đường Toại đều cả kinh.

Người bịt mặt đưa mắt liếc nhìn Đường Toại tỏ vẻ thương tiếc.

Đường Toại cũng nghĩ đến nhiều vấn đề, bỗng nản chí nói:

- Chẳng lẽ lão phu lại lầm rồi chăng?

Nhưng người bịt mặt đã trấn tỉnh ngay và hỏi tiếp:

- Hồi Xuân Thủ Dương Thái có còn ở trong quý phái không?

Tỵ Trần đạo nhân thế đúng sự thật mà trả lời:

- Sau khi biết Thẩm thiếu hiệp là cháu đích tôn của Bốc lão tiền bối sư phụ của mình rồi Dương lão tiền bối liền lẳng lặng bỏ đi ngay.

- Ai có thể kiếm được y?

- Tĩnh Nguyên sư thái của tiểu bối là bạn đồng học của y may ra có thể biết được ông ấy đi đâu.

Người bịt mặt ủa một tiếng, rồi móc túi lấy ba mũi kim bạc ra đưa cho Tỵ Trần đạo nhân và nói:

- Bạn làm ơn dùng cái kim bạc này làm tín vật chuyển cáo cho Tĩnh Nguyên đạo nhân bảo y đi kiếm Hồi Xuân Thủ rồi cùng đến Giang Hạ gặp mỗ.

Tỵ Trần đạo nhân tỏ vẻ hoài nghi nhưng người bịt mặt không để cho y lên tiếng, lại hỏi tiếp:

- Tiểu đạo sư nhân họa được phúc, cứ yên trí mà đi làm việc này đi.

Nói xong, người đó đã quay mình đi nhanh như điện chớp xuyên cái lỗ hổng phi thân mất dạng.

Thần Ma mới kinh ngạc gọi theo:

- Hãy khoan, lão phu có lời này muốn thỉnh giáo.

Nhưng y chưa nói xong thì người bịt mặt đã đi mất dạng. Tích Tố thắc mắc vô cùng, liền cầm ba cái kim bạc đưa cho Thần Ma xem và hỏi:

- Lão tiền bối rộng kiến thức chẳng hay tiền bối có biết người giang hồ ai vẫn hay dùng trâm bạc này làm tín hiệu không?

Thần Ma ngẩn người ra một hồi rồi đáp:

- Người này võ công và y học đều xuất sắc khôn tả, lão phu rất hổ thẹn không đoán ra được y là ai hết.

Tích Tố suy nghĩ một hồi lại hỏi tiếp:

- Chẳng lẽ y là Thẩm tiểu hiệp hóa thân?

Thần Ma tủm tỉm cười đáp:

- Trên đời người có thể chống đỡ nổi cái đánh đã sử dụng đến mười thành công lực của lão phu thực hiếm lắm. Có lẽ thằng nhỏ nhà họ Thẩm chưa chắc đã được như thế.

Đột nhiên trong đường hẻm có mấy tiếng con gái kêu gọi vọng lên:

- Nguyên đại ca… Nguyên… đại ca…

Ba người nhìn nhau ngạc nhiên, đồng thanh nói:

- Chẳng lẽ người vừa rồi đúng là y thực chăng?

Chỉ thấy bóng người thấp thoáng một cái trong đồng đã không còn Thần Ma và Tích Tố.

Tỵ Trần đạo nhân đứng ngẩn người tại chỗ, mặt đỏ bừng hổ thẹn vô cùng, vì không đủ năng lực chui xuống cái lỗ nhỏ đó.

Tích Tố theo Thần Ma ra khỏi hang động đó, nhưng khi tới ngoài cửa động thì nàng không thấy hình bóng Thần Ma đâu nữa. Nàng ở trong bóng tối đi quanh một vòng, bỗng nghe thấy tiếng khẽ gọi:

- Tố muội lại đây.

Tiếng nói giống hệt tiếng của Nguyên Thông, nàng không suy nghĩ gì cả vội chạy luôn về phía ấy. Bỗng có một chưởng lực rất mạnh ở phía sau tảng đá, trước mặt đẩy ra. Tích Tố không kịp tránh bị chưởng lực đánh trúng, nàng chỉ kêu hự một tiếng là bị bắn ra ngoài xa hơn trượng rớt xuống mặt đất, chét giấc tức khắc. Tiếp theo đó tsau tảng đá có một bóng người bước ra cười đắc chí mấy tiếng rồi đi luôn.

Ai đã hạ độc thủ? Tích Tố sống chết ra sao? Xin quý vị xem hồi sau sẽ rõ.

oOo

Hãy nói, Nguyên Thông nghe Tích Tố kể chuyện, chưa kịp nghe hết chàng đã xúc động không chịu để cho Tích Tố giảng giải liền kéo Đàm Anh đi luôn.

Khi hai người về đến chỗ nấp, Nguyên Thông mới nguôi cơn giận, đầu óc tỉnh táo dần, chàng rất hối hận hành vi lỗ mãng của mình vừa rồi. Đồng thời chàng lai nghĩ đến mối tình giữa mình với Tích Tố ở trong Lý phủ âu yếm như thế nào, liền thở dài một tiếng buồn bực vô cùng.

Đàm Anh rất khôn ngoan, nàng không bướng bỉnh như trước nữa, và còn làm ra vẻ rất hiền lành ngoan ngoãn, hết sức chiều chuộng Nguyên Thông. Nhưng vẫn không sao làm cho Nguyên Thông an tâm được; trái lại chàng ta còn quyết định rời khỏi nơi đó ngay.

Trời sâm sẫm tối, Đàm Anh đang mãi luyện tập nội công thì Nguyên Thông đã viết mấy chữ để lại rồi đi luôn. Khi chàng tới Thạch động mà Tích Tố đã ở đó hai ngày, chàng bỗng phát hiện trong hang động có một người bịt mặt nhảy ra; chàng thấy hìn dáng của người bịt mặt này quen thuộc lắm nên vừa kinh hãi vừa mừng rỡ vội đuổi theo ngay.

Lúc ấy Đàm Anh cũng ngấm ngầm đuổi theo lên tiếng gọi, khiến Nguyên Thông chần chừ thành ra người nọ đi mất dạng. Chàng vẫn theo phương hướng đó mà đuổi tiếp.

Thân hình của Nguyên Thông đi nhanh như một mũi tên chàng cứ nhắm mắt chạy thẳng về phía trước không phân biệt phương hướng gì cả, chạy cho tới lúc trời tang tảng sáng chàng mới thấy phía đằng trước có một khoảng núi quái dị đầy những đá lởm chởm ngăn cản, nói đó trơ trụi không có một ngọn cỏ thực kì lạ vô cùng.

Chàng đứng nhìn Quái sơn đó một hồi, rồi lựa nơi sạch sẽ ngồi xuống uống một viên thuốc (thuốc này uống vào có thể thay được một bữa cơm) nghỉ ngơi trong giây lát, chừng đứng dậy thấy mặt trời đã lên cao và trông những tảng đá rất hiểm trở, chàng định đi vòng đường để tránh, bỗng trên đỉnh núi có một luồng sáng chiếu xuống đúng ngay vào giữa mặt, chàng liền tiến thẳng lên trên đỉnh núi về phía có ánh sáng chiếu xuống.

Hình như luồng sáng đó có ý dụ chàng, hễ chàng đi hơi trái phương hướng một chút, luồng sáng đó lại chiếu ngay vào mặt chàng để dẫn chàng tiến thẳng tới cửa động.

Ánh mặt trời chiếu đúng vào trong một cửa động, trong đó có một luồng ánh sáng phản chiếu rất mạnh tỏa ra làm cho chàng lóa cả hai mắt. Chàng đứng trước cửa động lớn tiếng nói:

- Vị tiền bối nào dụ tiểu bối tới đây, xin hiện thân ra cho tiểu bối được yết kiến.

Trong động có giọng nói của một ông già vọng ra đáp:

- Ngươi không biết đi vào trong này hay sao, mà phải gọi lão gia ra gặp ngươi.

Nguyên THông nghe nói liền nghênh ngang tiến bước vào trong động thấy trong hang có một cái đầm nước, trên mặt nước có một cái đầu ông già lộ ra. Khi chàng trống thấy rõ mặt ông già ấy rồi liền lùi về phía sau một bước và gọi:

- Đàm lão tiền bối!

Người trong ao nghe thấy tiếng nói của Nguyên Thông giật mình kinh hãi vội hỏi lại:

- Ngươi là ai, sao biết ta họ Đàm?

Nguyên Thông suy nghĩ giây lát lại nói tiếp:

- Lão tiền bối chóng quên thực, tiểu bối là ai mà lão tiền bối cũng quên nốt.

Ông già ở trong ao lạnh càng ngạc nhiên hơn:

- Lão ngồi ngâm trong ao này gần được mười năm rồi, chưa hề ra khỏi nửa bước, sao ngươi lại nhận được lão.

Nguyên Thông không dám tin mắt và tai của mình, chàng vội đưa tay lên cắn thử, thấy đau vô cùng nên chàng không dám tin mình nằm mơ, vội hỏi lại:

- Ở trong hàng núi, dưới thung lũng của Tiên Nhân Độ tiền bối đã ra tay cứu tiểu bối thoát chết, tiền bối không nhớ hay sao?

Ông già ngồi trong ao cười ha hả đáp:

- Lạ thực! Lạ thực, lão phu sống ở trong hang động này mười mấy năm trời rồi. Chẳng lẽ bây giờ lão lại gặp một người bênh thần kinh chăng? Lão phu không những không rời khỏi động này một bước mà cả ao nước này cũng vậy, lão chỉ rời nó nửa tiếng đồng hồ là lão chết liền. Như vậy lão làm sao mà đi tới núi Võ Đang cách xa hàng nghìn dặm để cứu ngươi được?

Nguyên Thông bỗng nghĩ ra một việc, liền nói tiếp:

- Có lẽ người mà tiểu bối gặp gỡ chắc là anh em của lão tiền bối cũng nên.

- Họ lão phu đã mấy đời đơn truyền làm gì có anh em.

- Thế người mà tiểu bối gặp sao lại giống tiền bối thế? Hay là anh em cùng họ chăng?

Ông già thở dài một tiếng trả lời tiếp:

- Người thử nói hình dáng người ấy thế nào trước, để lão nghiên cứu xem.

- Người cứu tiểu bối thoát chết là Võ lâm Nhất Quái Đàm Ký Ngu oai trấn giang hồ đã mấy chục năm nay.

Ông già bỗng nhảy lên trên cao ba thước và hỏi tiếp:

- Người nói lại một lần cho lão nghe.

Nguyên Thông lại nói y như trên. Ông già tỏ vẻ rầu rĩ nói:

- Lão phu biết rồi… y có một mình hay còn có người khác đi cùng?

- Còn cháu gái cưng của cụ ấy, tức là Đàm Anh tiểu thư.

Ông già bỗng biến sắc giận dữ hỏi:

- Ngươi đến đây làm chi?

- Tiểu bối lạc lối đi tới đây.

- Ngươi biết lão phu là ai không?

- Tiểu bối không biết.

Ông già đứng suy nghĩ giây lát rồi bỗng đẩy ra một chưởng và nói tiếp:

- Mười mấy năm rồi mà các ngươi không chịu buông tha ta, ngày hôm nay người đến được nhưng không thể cho ngươi về được.

Nguyên Thông ít tuổi tính nóng thấy ông già kia bỗng nói mình là kẻ tàn ác, nên chàng không suy nghĩ gì hết liền giơ một chưởng lên phản công lại luôn.

Đây là sau khi bị thương khỏi Nguyên Thông lần đầu tiên vận sức dùng chưởng tấn công người. Chàng thấy chân khí ở trong người khác lạ hình như mạnh hơn trước gấp đôi. Hai luồng chưởng lực của hai người va chạm nhau kêu đánh bùng một tiếng. Chàng không bị lép vế chút nào, ông già trong đầm thấy vậy tức giận quát lớn:

- Tiểu tử hãy tiếp thêm một chưởng nữa của lão phu. Nói xong ông ta lại nhắm người Nguyên Thông tấn công luôn một chưởng nữa.

Nguyên Thông biết ông già này giận thực sự, chàng không dám coi thường vội vận hết mười thành công lực ra chống đỡ. Lại một tiếng kêu thực lớn ông già trong ao bị đánh bắn lên trên mặt ao, nước trong ao bắn tung tóe.

Nguyên Thông thấy ông già nọ gầy gò như chỉ có da bọc xương, cho nên rất ân hận bụng bảo dạ:

“ Thì ra ông già này đã bị tẩu hỏa nhập ma trong người không được mạnh...”

Chàng cạy lại rờ tay vào ngực ông già thử xem rồi không do dự lấy một viên Tái Tạo hoàn bỏ vào mồm ông ta. Lúc ấy ông già đã chết giấc viên thuốc vào trong miệng ông ta chỉ trong nháy mắt ông đã tỉnh dậy, liền nhảy vào ao điều tức luôn.

Lúc này Nguyên Thông đã chú ý đến nước ở trong ao, tuy bị bắn tung tóe một nửa, nhưng lúc này đã cao lên như cũ. Chàng càng hồ nghi, vừa đứng đợi ông già vận thức vừa ngắm nhìn cái động ấy.

Một lát sau ông già mở mắt ra, tinh thần khỏe khoán nhưng có vẻ rầu rĩ hỏi:

- Tại sao ngươi không gϊếŧ lão phu?

- Tại sao tiểu bối phải gϊếŧ tiền bối?

- Thế ngươi không phải thừa lệnh tên Võ lâm Nhất Quái Đàm Kỳ Ngu tới đây hay sao?

Nguyên Thông cười ha hả đáp:

- Tuy Đàm lão tiền bối cứu tiểu bối thoát chết thực nhưng tiểu bối không thể nào vô cớ vì ông ta mà gϊếŧ người được.

- Vừa rồi ngươi cho ta uống thứ thuốc gì mà vết thương ở trong người ta lạnh mạnh và máu trong người cũng lưu thông nốt.

Nguyên Thông muốn nói thực nên chàng vội hỏi lại:

- Sao lão tiền bối cứ ngâm hoài nước ao này như thế để làm chi?

Ông già mỉm cười đáp:

- Người có biết đây là nơi nào và nước này là nước gì không?

- Xin lão tiền bối chỉ giáo cho.

- Ngươi thấy những đá ở trên đỉnh núi này có cái gì khác lạ?

- Những đá quái dị ở trên núi này bị ánh sáng mặt trời chiếu vào đỏ như máu vậy.

- Ngươi đã nghe ai nói đến Huyết Thạch Sơn chưa?

Nguyên Thông giật mình kinh hãi vội hỏi lại:

- Nếu vậy nước trong ao này là nước Đoạn Trường phải không?