Tiên Lộ Yên Trần

Quyển 1 - Chương 10: Tùy khẩu lợi nha, ná quản quỷ khốc thần nộ (1)

Lại nói vị Lữ Sùng Hoàng Lữ lão gia đó, sau khi gặp đại nạn này, lại giống như được tắm nước thánh, hoàn toàn đại ngộ, từ đó không ngờ ra sức sửa đổi những sai trái lúc trước. Lữ Sùng Hoàng mô phỏng theo cách quản lý thuận theo tự nhiên của quận thủ Tào Tham đời Hán sơ, phân cấp quản lý, bất cứ chuyện gì cũng chỉ quản đại thể, ít hỏi chuyện nhỏ, phóng tay cho phép Thương hộ hào cường của Bà Dương huyện đi xử lý sự vụ địa phương; bản thân mình thì cả ngày chỉ biết ở nha môn thưởng rượu, hoặc cùng phu nhân đi dã ngoại, hoặc đến Thủy hồ văn xã gặp bạn, cả ngày vui vẻ thoải mái.

Không tưởng được chuyển đổi như thế, Bà Dương huyện sau đó lại hàng năm mưa thuận gió hòa, no ấm giàu có, lại xưng đại trị. Còn ngoại hiệu “Lữ hoàng trùng” của lão, từ đó cũng không ai nhắc đến nữa, lão bách tính khoan dung lương thiện, từ đó chỉ biết ở Bà Dương huyện có vị “Lữ công” anh minh khoáng đạt.

Nhưng truyền kì về Lữ công Lữ sùng hoàng này vẫn chưa kết thúc ở đây. Khi lão tuổi già về hưu, thỉ chỉ ở trong nhà cùng hưởng phúc tuổi già với phu nhân. Nhưng không ngờ Đại cô sơn cạnh Bà Dương Hồ, lại thật sự có tặc khấu chiếm núi làm loạn, binh họa lan ra mấy thôn. Mà quan lại Bà Dương huyện toàn là thư sinh, làm người yếu ớt, thấy tặc nhân thế mạnh, nhất thời khủng hoảng vô sách, được người chỉ điểm, đành phải đến nhà Lữ lão tiền bối xin chỉ bảo.

Lữ công nghe tặc nhân làm ác, tức giận nổi lên, không quản tuổi tác đã cao, đứng ra hô hào, tập hợp mọi người. Với uy vọng thanh danh của “Bà Dương Lữ Công”, không mấy ngày đã tập hợp được mấy trăm dân khỏe. Sau mấy ngày thao luyện, Lữ Công Sùng Hoàng bất chấp tuổi cao sức yếu, sai tả hữu dùng cán tre khiêng lão thượng trận, đốc thúc dân dũng mãnh công kích tặc khấu. Binh chúng thấy Lữ công đích thân ra chiến trường, mỗi người đều cảm động cố sống cố chết xông lên, không ngờ chiến thắng liên tiếp, cuối cùng tiêu diệt hết phỉ khấu ở Đại cô sơn, bắt rất nhiều tặc nhân làm tù binh.

Lữ công tuổi tác đã cao, còn dùng chức quan văn làm chuyện võ, lại chính lúc ấy tiêu diệt tặc khấu cùng hung cực ác, chuyện này lập thành một đoạn giai thoại đương thời. Dân chúng Bà Dương huyện thành cũng đều cảm tạ đại đức của Lữ công, hoàng đế đương triều cũng nghe sự tích ly kỳ này, đích thân viết bảng vàng “Đương thế phục ba”, ban thưởng nhằm khuyến khích cho lão.

Còn vị Trần Khôi Trần trưởng nhóm đó, từ sau đêm kinh hồn trên thuyền tặc, cứ cảm giác trên cổ mình có chút lạnh lẽo, từ đó Trưởng nhóm này làm gì cũng thấy bó chân bó tay, rất không thoải mái. Rút kinh nghiệm xương máu, trải qua tổng kết sâu sắc kinh nghiệm giáo huấn, Trần trưởng nhóm cuối cùng quyết định nên đi làm tặc nhân ẩn nấp ở các núi mới có cảm giác an toàn. Thế là hắn liền dứt khoát từ chức không làm, luân nhập vào đám đạo khấu.

Không ai ngờ, tên Trần Khôi này công tác ở nha môn thì làm không xong, nhưng làm đạo phỉ lại có thiên phú kinh người. Cuối cùng, làm đến nhị trại chủ của trại phỉ trên Đại cô sơn, Chỉ là thời vận không tốt, không tưởng được quần khấu Đại cô sơn thanh thế to lớn, cuối cùng lại bị lão đầu Lữ công đã gần đất xa trời dẫn người tiêu diệt. Còn Trần Khôi, cũng trở thành tù nhân của chỗ làm ngày trước.

Lúc bị giải vào thẩm vấn với tư cách đầu lĩnh tặc phỉ, Trần Khôi vừa thấy là cựu chủ đăng đường, vội nhắc đến tình nghĩa khi xưa, mong Lữ công nể tình xưa mà tha cho hắn một mạng – nhưng không ngờ, hành động này trái lại đã làm tính mạng của hắn đi tong. Một tên thanh niên sĩ tử theo Lữ Sùng Hoàng Lữ lão gia tử khởi sự diệt phỉ, vừa nghe tên đầu tặc cùng hung cực ác này miệng mồm lẻo mép, lại nói từng cùng thần tượng của mình là Lữ lão công có giao tình, không tránh được tức giận điên đầu. một đao chém xuống đầu Trần Khôi. Thanh niên sĩ tử này vốn nổi tiếng đao nhanh, Lữ công nhất thời không kịp ngăn cản!

Nếu như có người hiểu được tiền nhân hậu quả, không tránh được phải than câu túc mệnh vô thường, báo ứng xác đáng.

Đương nhiên, mấy chuyện này đều là lời sau. Đôi thiếu niên nam nữ một tay thúc đẩy chuyển biến mệnh vận hai người đó, hiện tại lại là không biết chút gì. Lúc này hai người đang trên một con thuyền nhỏ trong Bà Dương Hồ, nhắm hướng Nam Ki Đảo lướt đi.

Thì ra, để chúc mừng cứu được hai cha con nọ, theo đề nghị của Cứ Doanh, mời Tỉnh Ngôn đi Thủy trung cư trên Nam Ki Đảo ăn Thì ngư. Tâm tình của Tỉnh Ngôn cũng rất tốt, lại nghe có thể ăn món bổ dưỡng có tiếng của Bà Dương Hồ, càng lên tiếng phụ họa, thế là hai người liền thuê một chiếc thuyền nhỏ, thong thả đi đến Thủy trung cư.

Đợi đến khi thưởng thức được “Thanh chưng thì ngư” của Thủy trung cư nổi tiếng gần xa, tuy tiểu cô nương Cứ Doanh kiến thức rộng rãi, nhưng cũng không tránh được hô lớn khen ngon; còn vị thiếu niên nhà nông trước giờ không có duyên với món ngon, càng là ăn đến tâm hồn bay bổng. Quả nhiên là Thì ngư “Thịnh danh chi hạ vô hư sĩ”, “Thủy trung cư” này chiếm được thiên thời địa lợi, đem Thì ngư vừa mới rời khỏi nước, dùng lửa nhỏ vừa mức rán, gấp miếng thịt Thì ngư trắng muốt nóng hổi, cho vào miệng lại tự có một mùi thơm. Chẳng trách con quỷ háo sắc Trần Khôi đó, cũng phải đến “Thủy trung cư” này ăn no trước rồi mới về hành sự.

Lại nói hai người ăn xong, tâm tình đang tốt, lại thấy khí trời ấm áp, trời cao xanh biếc vạn dặm, liền ở trên Nam Ki Đảo tìm được một chiếc thuyền buồm, lên thuyền du lãm thắng cảnh của Bà Dương Hồ.

Bà Dương Hồ dưới trời quang tự có một dạng phong tình. Mặt nước chỗ gần phản chiếu ánh nắng, sóng gợn lấp lánh, như có quang hoa rực rỡ mềm mại lưu động. Chỗ hơi xa, ánh nước như lưu ly, mặt hồ sáng rỡ tinh khiết; càng phóng tầm nhìn mặt hồ càng trở nên bàng bạc, tựa như trong một bức họa. Chỗ tối đa của tầm nhìn, sương mù bao phủ, chỉ thấy khói nước mờ mịt.

Hồ thu thấm đẫm sắc trời, trên xanh dưới xanh, chỗ trời nước giao tiếp mịt mù một sắc.

Trước thắng cảnh tạo hóa phi phàm này, hai người thiếu niên Tỉnh Ngôn cùng Cứ Doanh, nhất thời quên cả nói chuyện, chìm trong ánh nước sắc trời.

Thuyền đi cảnh đổi, không bao lâu đã đến bên cạnh một thạch đảo cao. Thạch đảo này chính là một thắng cảnh khác trong Bà Dương Hồ, La Tinh Sơn. La Tinh Sơn này đã ngoài cảnh giới của Bà Dương Huyện, thủy vực thuộc Tinh Tử huyện thành.

La Tinh Sơn là một tòa thạch đảo nhỏ bé, cao chừng mấy trượng, rộng ước khoảng hơn trăm bước chân, mới nhìn thì giống vì sao nổi trên mặt nước. Người ở đây đều truyền thuyết La Tinh Sơn này chính là sao trên trời rơi xuống, vì thế còn có tên “Lạc Tinh Đôn”; nơi đó cũng có thuyết pháp “Đá trong hồ hôm nay, sao trên trời năm xưa”. Ở nơi này nhìn xa ngút tầm mắt, có thể ẩn ẩn nhìn thấy sơn ảnh mờ mờ của dãy Lư Sơn.

Giá để có thể ngồi trên con thuyền này không rẻ, phần lớn là đám con cháu nhà giàu quần áo son phấn lòe loẹt, cũng có không ít thương nhân giang hồ mang đao giắt kiếm ra vẻ không coi trọng buôn bán; trong đám du khách ngồi chật thuyền, thiếu niên quê mùa Tỉnh Ngôn và thiếu nữ tuổi cập kê Cứ Doanh toát lên nét đặc biệt, không hòa lẫn vào chúng nhân.

Thấy vẻ đặc biệt của La Tinh Sơn, không tránh khỏi có người yêu cầu thi thơ để trợ du hứng. Chẳng hạn như tên con cháu nhà giàu nhìn cũng phong lưu nho nhã đó, thấy có Cứ Doanh là thiếu nữ ở đây, càng chỉnh đốn áo quần mũ mão, quạt trong tay xòe ra phe phẩy, bắt chước khí phái Chu lang phẩy quạt vấn khăn trên đài điểm tướng năm xưa, đằng hắng thông giọng, liền ngâm một bài thơ – Nhưng không biết hiện tại đã là cuối thu khí lạnh, lại đem quạt ra làm dáng, thật không hợp thời.

Cứ Doanh nhìn diễn xuất của hắn, trong lòng lại là khinh thường; bất quá cũng hiếu kì, muốn xem xem vị “Tiểu Chu lang” này xuất khẩu thành văn như thế nào.

Vị nhân huynh đó mắt thấy đã thu hút thành công sự chú ý của mọi người, đặc biệt là thành công thu được sự chú ý của vị thiếu nữ đó, không tránh khỏi hớn hở trong lòng, trong ánh mắt chăm chú của mọi người, cuối cùng cũng lên tiếng ngâm thơ:



“Nhìn xa núi này đen thùi lùi

Bên trên đầu nhỏ dưới đầu to

Nếu đem núi này đảo lộn lại

Dưới thành đầu nhỏ trên đầu to!”

Giọng ngâm du dương đã ngưng, vị nhân huynh đó phe phẩy quạt thu, giương mắt nhìn quanh, chính là dương dương tự đắc. Du khách khắp thuyền, ngoại trừ Tỉnh Ngôn và Cứ Doanh, không tránh khỏi hoặc gật đầu khen hay, hoặc làm trạng thái trầm tư, chỉ e bị người nhìn ra mình không biết thưởng thức - - thế là Tỉnh Ngôn nhịn không được cười lớn lên, tiếng cười vang vang bên tai mọi người trong thuyền. Còn Cứ Doanh cũng nhịn không nổi phì cười, nhưng bị tiếng cười lớn của Tỉnh Ngôn át mất.

Tài tử đang hả lòng hả dạ tự cao tự đại, nghe tiếng cười liền biến sắc. Quay đầu nhìn xem cao nhân nào phát ra tiếng cười, lại thấy thì ra là một tên thiếu niên mười phần quê mùa, khắp người mặc y phục vải bố, đang đứng đó cười ngặt nghẽo. Thế là, tên con cháu nhà giàu đó lòng càng thêm tức giận, há miệng quát Tỉnh Ngôn:

“Tiểu tử! Chẳng lẽ ngươi cho rằng bài thơ của đại gia không hay!”

Nghe hắn chất vấn, thiếu niên lúc này mới phát giác đã gây họa, vội khiêm tốn đáp:

“Không dám! Không dám! Thực sự tiểu nhân thấy bài thơ của ngài quả thật làm rất hay, đọc hết sức lưu loát! Tối diệu chính là nó còn vô cùng hài hước, tiểu nhân giống như bị bài thơ lây nhiễm, không khỏi có chút thất thái, ngàn vạn lần mong đại gia ngài đại nhân không chấp tiểu nhân, thứ cho tiểu nhân lỗi này!”

Chỉ là, tuy ngôn ngữ nói khiêm tốn, nhưng mặt y còn chưa kịp triệt tiêu nét cười, lại làm cho thái độ khiêm tốn của y mất hết hiệu quả. Vị nhân huynh đó liền phát giác lời y không thật lòng, không tránh được thẹn quá hóa giận, giọng âm dương quái khí châm chọc:

“Ồ, không ngờ vị tiểu ca đầu đất y phục đẹp đẽ này lại có kiến giải như thế, nghĩ nhất định là thi tài dạt dào? Hôm nay chớ ngại cho mọi người thưởng thức một chút! Khà khà khà…”

Nói xong, tên này liền phá lên cười lớn.

Nghe lời châm biếm người của hắn, đám khách trên thuyền lập tức cũng ào ào cười theo. Trong tiếng cười tràn lan khắp thuyền, người có liên quan đã quen bị người khinh thị, không cảm thấy bực dọc gì; Ngược lại tiểu cô nương Cứ Doanh giận đến đỏ bừng mặt, kêu thiếu niên nhất định phải làm bài thơ hay, cho bọn chúng biết thế nào là lợi hại!

Thế là, tiếng cười trên thuyền càng vang thêm!

Thấy Cứ Doanh vì mình bị người cười nhạo, tuy tì khí rất tốt, nhưng lúc này Tỉnh Ngôn trong lòng cũng không khỏi tức giận. Hơn nữa, không biết từ lúc nào, trong tiềm thức của Tỉnh Ngôn đã có ý nghĩ không muốn thiếu nữ trước mặt xấu hổ, bất giác nhíu mày, lớn tiếng nói:

“ Được! Tiểu tử hôm nay cũng xin bêu xấu một phen!”

Lời nói hàm chứa sự tức giận của Tỉnh Ngôn vang vang, tiếng cười trên thuyền không khỏi ngừng lại. Mọi người ngạc nhiên:

“ Úy, không tưởng được thiếu niên quê mùa này, lại có cổ họng tốt như thế!”.

Chỉ thấy thiếu niên này không thèm quan tâm chúng nhân, ngang nhiên ngẩng đầu, nhịp tay trên lan can thuyền, đối diện trời nước man mác, sang sảng ngâm:

“Một khối La Tinh lớn như quyền”

Chúng nhân vừa nghe câu này, chực muốn phì cười; nhưng không biết sao, thiếu niên dáng vẻ không xuất chúng này, với trời xanh khói nước mênh mông tịch liêu làm nền, lại tự có một cổ khí thế không tả được. Chúng nhân lúng búng trong miệng một hồi, lời châm biếm cuối cùng cũng có thể nói ra. Còn thiếu nữ Cứ Doanh đồng hành, gương mặt cũng đầy kinh ngạc, thần tình có chút phức tạp nhìn người bạn mới quen biết hai ngày trước.

Tỉnh Ngôn lại không biết phản ứng của chúng nhân sau lưng, ngang nhiên ngâm tiếp:

“Một khối La Tinh lớn như quyền

Đánh vỡ trời xanh trong nước huyền

Say tựa Chu Lang đài ngắm nguyệt

Gió lùa qua động tựa sáo tiên”

Lời thơ khảng khái khoáng đạt, trong tiếng ngâm trầm bổng tựa hồ hàm súc một cổ khí thế đất trời cuồn cuộn, phiêu đãng trong trời nước mênh mông tĩnh lặng.

Ngay khi Tỉnh Ngôn ở mép thuyền ngâm thơ, chúng nhân đều chăm chú vào sau gáy y, muốn chờ y quay người lại, tử tế ngắm vị thiếu niên tràn đầy khí thế này, thực chất dáng vẻ thế nào. Vừa rồi chỉ lo cười nhạo, thật sự không ai lưu tâm thiếu niên y phục quê mùa dung mạo không xuất chúng này, hình thái cụ thể ra sao.

Cuối cùng, trong sự chăm chú của chúng nhân, thiếu niên ngâm thơ xong đã chầm chậm quay đầu lại.

Chỉ thấy y đang cười toe toét, nịnh bợ nhìn vị con cháu nhà giàu phe phẩy quạt vừa rồi, cười mỉa trưng cầu ý kiến của hắn.

Có lẽ trường cảnh này quá trái ngược với tưởng tượng của mọi người, nhất thời đám đông lại không có phản ứng. Bất quá, gương mặt tươi cười đầy vẻ khiêm tốn của Tỉnh Ngôn, cùng y phục vải bố có mấy miếng và, rất nhanh giúp đám thuyền khách quen vênh váo tự đắc khôi phục bình thường. Mấy tên thuyền khách tự tin này tin rằng, vừa rồi nhìn thấy tiểu tử đó uy thế tràn đầy, chẳng qua là mắt của mình bị mặt nước phản chiếu ánh nắng, loang loáng mà sản sinh ảo giác.

Chỉ thấy vị công tử “quạt thu” đó, đầu lắc lư ra vẻ bình phẩm một phen, cuối cùng đưa ra lời bình:

“Cũng được, số từ ăn khớp, so với bài thơ của ta chỉ kém chút, như vậy đã là không tệ rồi!”

Thấy trường phong ba này đã yên ổn, Tỉnh Ngôn liền quay về bên cạnh Cứ Doanh. Gương mắt tiểu cô nương rất không cao hứng, kì quái vì sao Tỉnh Ngôn khách khí với đám người này như thế. Tỉnh Ngôn cười cười bình đạm, nói nàng bất tất so đo với đám người này, bằng không du hứng của hai người sẽ không còn. Nghe lời này, Cứ Doanh lúc đó mới thoải mái.

Kỳ thật trong lòng thiếu niên còn có một nguyên nhân tịnh không có nói với nàng, đó là y kỳ thật đã quen việc khiêm tốn như thế rồi. Suy cho cùng bản thân chỉ là một thiếu niên sơn dã cùng khổ thân phận thấp kém, có tư cách gì mà so đo với đám, con cháu nhà giàu có địa vị đó chứ?

Chỉ là, Tỉnh Ngôn thông minh nhìn được vị thiếu nữ ngây thơ này, đối với thân phận thấp hèn của y tịnh không có cảm giác gì, vì vậy cũng không nói nhiều nữa, tránh chuyện lại cãi cọ um sùm.

Thông thường thuyền đến La Tinh Sơn, phong cảnh trong Bà Dương Hồ cơ bản đã coi như xem hết. Thế là thuyền liền quay bánh lái, xoay đầu chầm chậm ngược về Nam Ki Đảo.

Vào lúc xa xa có thể ngóng thấy bóng cây xanh biếc trên Nam Ki Đảo, Tỉnh Ngôn không khỏi lại nhớ đến món “Thanh chưng Thì ngư” của Nam Ki Đảo, thật là ăn rồi còn thơm. Đang khi nhớ lại mỹ vị, thì lại nghĩ đến Thì ngư này còn có một điển cố; ban đầu chỉ nhớ đến mỹ thực mà quên giảng cho Cứ Doanh. Lúc này chính là lúc thích hợp giảng cho thiếu nữ nghe, cũng vừa hay để làm nhạt đi sự không vui của chuyến đi La Tinh thạch đảo này. Thế là thiếu niên liền bắt đầu hứng chí bừng bừng đem điển cố vừa nhớ lại, rù rí kể cho thiếu nữ bên cạnh:

Thì ngư trong Bà Dương Hồ này, bởi vì bụng mỏng như lưỡi dao, vảy thô mà sáng bóng, khắp thân trắng như bạc, người xưa còn gọi là “Ngân quang ngư”. Không giống Thì ngư ở địa phương khác, Thì ngư ở Bà Dương Hồ không chỉ bốn mùa đều có, trước trán óng ánh của nó, lại có một điểm màu đỏ. Điểm này sáng rỡ trong suốt, nhìn rất đẹp.

Nghe nói, thời thượng cổ Thì ngư trong Bà Dương hồ, cũng giống như Thì ngư khắp thiên hạ, trước trán trơn bóng như kính, vốn không có điểm đỏ. Tương truyền đời sau lúc Đại Vũ trị thủy, có một yêu quái gọi là “Vô chi kì”, ở trung du Trường Giang gần Bà Dương Hồ làm hại gây loạn, ngăn chặn thủy lộ, dẫn đến Bà Dương Hồ cũng nước lũ ngập trời, dìm chết rất nhiều bách tính, trong phương viên mấy trăm dặm đều biến thành đầm lầy. Đại Vũ nghe yêu quái làm ác, liền đi thỉnh thần binh thiên tướng đến tương trợ. Chỉ thấy thiên tướng đó chém một phủ, liền mở ra một thông lộ cho Trường Giang đang bị ngăn dòng, thủy lộ liền lưu thông, lũ lụt ở Bà Dương Hồ cũng liền rút đi.

Chỉ là sau nhiều năm, yêu quái đó không hiểu sao lại từ trong tro tàn hồi phục, kéo nhau trở lại, ở trong Bà Dương Hồ nổi gió làm sóng; trên mặt hồ, ngày ngày sóng cuộn đυ.c ngầu, ngư dân căn bản không thể xuống hồ đánh cá, tức thì mất đi sinh kế kiếm sống. Đông Hải long vương sau khi biết, liền phái thái tử Tiểu long vương đến Bà Dương Hồ trấn yêu an dân. Tiểu long vương pháp lực cao cường, đến nơi ra tay một lần là thành công. Vì công lao lớn này, Tiểu long vương được thiên đình phong làm “Tứ độc long thần”, chưởng quản Trường Giang, Hoàng Hà, Hoài Hà, Tể Thủy tứ đại thủy mạch; còn Bà Dương đại trạch tương thông với Trường Giang, cũng thành một động phủ của “Tứ độc long thần”.

Từ đó trở đi, Đông Hải lão long vương mỗi năm bốn năm tháng, phái Thì ngư tinh đem thư nhà cho Tiểu long vương. Sau khi nhận được thư nhà, Tứ độc tiểu long vương sẽ dùng bút đỏ chấm vào đầu Thì ngư một điểm, làm bằng chứng nó đã đưa thư nhà đến.

Sau đó, con cháu của Thì ngư đưa thư ở trong Bà Dương thủy bạc sinh sôi phát triển; dám hậu duệ ở Bà Dương Hồ cũng biến thành không giồng với Thì ngư ở thủy trạch khác trong thiên hạ, trên trán đều sinh ra một điểm tròn màu đỏ sáng rỡ.

Câu chuyện này khiến tiểu cô nương Cứ Doanh nghe như mê như say. Tỉnh Ngôn trước đó lúc du ngoạn quanh Nhiêu Châu thành, đã hiển lộ ngôn ngữ thiên phú kinh người; còn lúc này lại đối diện hồ quang sơn sắc khiến tâm hồn người bay bổng này, càng đem đoạn truyền thuyết vốn rất khúc chiết động nhân, rù rì kể ra, đem yêu quái cùng hung cực ác, thiên tướng thần thông quảng đại, Long vương phụ tử tình thâm, miêu tả sinh động như thật. Còn thiếu nữ Cứ Doanh ăn sung mặc sướиɠ, chưa từng nghe qua cố sự uyển chuyển khúc chiết như thế, càng không tưởng được Thì ngư bé nhỏ ở Bà Dương Hồ này, lại có lai lịch thần bí mỹ diệu như thế. Trong nhất thời, thiếu nữ nghe đến mê man, quên mất sự tồn tại của mình.

Đang khi hai người tuổi trẻ chìm đắm trong truyền thuyết mỹ lệ động nhân đó, bỗng nghe một thanh âm âm dương quái khí, không hợp thời vang bên tai hai người:

“Cái gì Long vương yêu quái ngưu đầu mã diện, ăn nói lung tung. Trời đất sáng rỡ thế này, nào có chuyện cổ cổ quái quái như thế! Xú tiểu tử kia, bịa chuyện nói nhảm, chỉ nhằm lừa gạt thiếu nữ vô tri! Bộ dạng nghèo rớt của ngươi cũng không xứng ngắm Bà Dương Hồ. Thật là không tự lượng sức!”

Thanh âm không êm ái như thế, chính là phát ra từ miệng vị nhân huynh “Dưới thành đầu nhỏ trên đầu to” đó. Tên này gần đây làm được mấy câu thơ nhảm, thì từ đó phong lưu khoác lác; lại ỷ vào trong túi nhiều tiền, tự có một đám gian đồ nịnh bợ, liền tự nhận tài cao bắc đẩu, không ai bì nổi. Tên này chính là điển hình cho đám con cháu nhà giàu “Túi to đầu nhỏ”.

Chỉ là, trước giờ tự phụ tài cao, không ngờ vừa rồi ở bên La Tinh thạch đảo, lại bị thiếu niên nông thôn này cười nhạo. Tên này chưa từng bị nhạo như thế, làm sao nuốt được cục tức đó, không khỏi lửa giận bừng trong lòng, đang muốn tìm cơ hội phát tác. Không ngờ tiểu tử nông thôn này, từ đó lại hết sức khiêm tốn, tựa như con chuột trộm trứng gà nhưng không biết cắn chỗ nào, tên này nhất thời không biết làm thế nào để gây hấn.

Mắt thấy sắp đến Nam Ki Đảo, đang nóng ruột như thiêu, nếu không tìm được cô hội phát tác, khó tránh uất ức tích tụ trong ngực, từ đó mà sinh tâm bệnh!

Đang ở ranh giới lưỡng lự do dự, vừa hay nghe thiếu niên đang nói chuyện yêu quái thần linh, lập tức như lượm được chí bảo, vội theo đuôi chuyện cười nhạo một phen – nhưng vì thật sự kìm nén quá lâu, không tránh khỏi ngữ khí có chút hổn hển, càng làm cho hết sức khó nghe.

Thấy hai người không phản ứng lại, tên này càng đắc ý, phe phẩy cái quạt lông ngỗng, quay đầu nhìn chúng nhân khắp thuyền, cao giọng ré lên:

“Chư vị mau đến xem! Nơi này không có Long vương, chỉ có một con cóc ghẻ muốn ăn thịt thiên nga!”

Đám thuyền khách đó cũng đều không phải hạng tốt đẹp gì, vừa rồi lại bị hớ ở cạnh La Tinh thạch đảo, trong lòng đúng là hết sức sầu muộn, cũng đang muốn tìm một cơ hội phác tác, lúc này càng là hiểu ngầm trong lòng, hết sức phối hợp ào ào cười phá lên. Trong tiếng cười nhạo, còn lẫn sự cay nghiệt miệt thị. Thấy có cơ hội càn rỡ khó gặp như thế, cả chủ thuyền lẫn người lái cũng ùa theo, giở hết sở trường nhạo báng.

Tỉnh Ngôn và Cứ Doanh, cùng lắm chỉ là hai kẻ thiếu niên, làm sao từng gặp dạng tình huống thế này. Trong tiếng cười chế nhạo của đám người trên thuyền, hai người tuy nhất thời chỉ hơi bối rối, nhưng tay chân lại lúng túng, không biết làm thế nào thì tốt.

Chỉ là, trong tiếng ồn ào tạp nhạp khắp thuyền, ai cũng không chú ý ở khoảng không bao la trên đầu, có một đám mây đen, lúc đầu chỉ chừng đồng tiền rồi từ từ khoách đại vô thanh vô tức.