Uông Xưởng Công

Chương 815

Các quan viên lại dâng tấu xin phế truất thái tử trên điện Tuyên Chính. Lần này không giống như bản tấu khiến người ta kinh ngạc của Dương Doãn Cung lần trước, trái lại bá quan đều cảm thấy “quả nhiên là vậy”.

Việc có quan viên dâng tấu xin phế bỏ thái tử trong tình hình hiện nay thật sự không hề khiến người ta bất ngờ.

Bây giờ, những việc thái tử làm đã bị truyền ra ngoài. Trong con mắt của người dân, thái tử đã kiếm được một khoản tiền cực kì lớn từ việc vận chuyển bằng đường thủy của đạo Giang Nam. Sau khi chuyện vỡ lở, thái tử lại đẩy lương đệ ra gánh tội thay, còn gϊếŧ người diệt khẩu.

Trong con mắt của bá quan, việc thái tử tham ô từ việc vận chuyển bằng đường thủy và gϊếŧ chết lương đệ của mình là thật hay giả vẫn còn là điều nghi vấn. Nhưng uy tín của thái tử trong lòng người dân đã tụt dốc thảm hại. Vả lại, những chuyện bất lợi đối lợi với thái tử được truyền ra cũng phản ánh năng lực của thái tử không đủ lớn.

Bất kể là tình huống nào thì các quan viên đều thấy được một mặt là thái tử không thích hợp với vị trí của mình. Lại thêm động thái đổ thêm dầu vào lửa của những người có ý đồ, tất nhiên là sẽ có thêm rất nhiều những bản tấu xin phế bỏ thái tử.

Đúng như những gì trong lời đồn đã nói, các nhà buôn của đạo Giang Nam mưu cầu giành công trong việc trợ giúp người kế vị đăng cơ. Chẳng lẽ những quan viên này lại không phải như vậy hay sao?

Khác với lần trước khi Dương Doãn Cung dâng tấu, lần này các quan viên ngoại trừ dâng tấu xin phế bỏ thái tử ra, còn khẩn cầu lập Thập Bát hoàng tử do Vi hoàng hậu sinh ra làm thái tử.

Các quan viên bẩm báo thế này: “Thập Bát hoàng tử là do Hoàng hậu nương nương sinh ra, xuất thân không tầm thường, tư chất thông minh, hiện tại đã đủ tuổi, có thể lập làm thái tử…”

Nhớ hồi đó, thái tử Trịnh Trọng được lập làm thái tử khi đủ tuổi không lâu, nay Thập Bát hoàng tử đã qua tuổi lập làm thái tử, nên đĩ nhiên là cũng phù hợp.

Thật ra, bá quan bẩm tấu như thế này rất hợp tình hợp lý. Nếu thái tử đã bị phế thì đương nhiên phải lập thái tử mới. Bản tấu trước đây của Dương Doãn Cung đã thiếu mất một thỉnh cầu, bây giờ các quan viên chỉ bổ sung vào mà thôi.

Theo quan điểm của bọn họ, nếu Trịnh Trọng trở thành thái tử bị phế thì người thích hợp nhất để được sắc lập làm thái tử, tất nhiên chính là Thập Bát hoàng tử do Hoàng hậu nương nương sinh ra.

Còn về những hoàng tử đã trưởng thành như Ngũ hoàng tử, Cửu hoàng tử, Thập hoàng tử căn bản là không nằm trong phạm vi cân nhắc của bá quan trong triều. Ban đầu, mấy người họ đã không thể trở thành thái tử thì bây giờ sau nhiều năm trôi qua như vậy mà năng lực của họ vẫn không có gì nổi trội, đương nhiên là không thể cạnh tranh vị trí thái tử rồi.

Các quan viên vốn thuộc phe ủng hộ Ngũ hoàng tử cũng kỳ lạ. Không biết là bởi vì họ biết Ngũ hoàng tử không có hy vọng tranh vị trí thái tử hay bởi lí do gì khác mà cũng bước ra khỏi hàng phụ họa cho những quan viên kia, khẩn cầu hoàng thượng phế bỏ thái tử, sắc phong Thập Bát hoàng tử làm thái tử.

Hai người Thiệu Thế Thiện và Bùi Đỉnh Thần không khỏi đưa mắt nhìn lướt qua các quan viên của phe Ngũ hoàng tử. Có lẽ, các quan viên thuộc phe Ngũ hoàng tử có động thái như thế này vẫn là bởi câu nói “Lấy lùi làm tiến”.

Chung quy, hiện tại hoàng thượng vẫn chưa để lộ ra bất cứ ý gì là muốn phế bỏ thái tử. Nếu xin lập Ngũ hoàng tử làm thái tử, nói không chừng Ngũ hoàng tử sẽ bị liên lụy rất lớn.

Xin lập Thập Bát hoàng tử làm thái tử thì lại khác. Thập Bát hoàng tử là do hoàng hậu sinh ra, có hoàng hậu che chắn phía trước, mọi việc sẽ không quá gay go.

Đây là cách đánh đường vòng của các quan viên thuộc phe Ngũ hoàng tử để giành được thế lực cho Ngũ hoàng tử.

Đúng là các quan viên của phe Ngũ hoàng tử nghĩ như vậy. Thật sự thì có đủ các kiểu tin đồn không hay nhằm vào thái tử ở Kinh Triệu hiện nay, trong đó không thể thiếu được sự thúc đẩy của các quan viên thuộc phe cánh Ngũ hoàng tử.

Chẳng hạn như những lời “thái tử tham ô trong việc vận chuyển bằng đường thủy ở của đạo Giang Nam”, “thái tử đẩy lương đệ ra gánh tội thay”, “thái tử gϊếŧ lương đệ” chính là do Ngũ hoàng tử Trịnh Phồn sai thuộc hạ đi loan tin.

Còn bây giờ quan viên của phe Ngũ hoàng tử xin hoàng thượng lập Thập Bát hoàng tử làm thái tử, chủ yếu là để tránh hiềm nghi, cho thấy Ngũ hoàng tử không có bất cứ ý đồ nào với vị trí thái tử.

Như thế, bất luận cuối cùng hoàng thượng có phế bỏ thái tử hay không thì đều không tổn thất gì đối với Ngũ hoàng tử. Cho dù hoàng thượng đổi thành lập Thập Bát hoàng tử làm thái tử thì bọn họ cũng đã có đầy đủ biện pháp đối phó.

Hiện tại cứ để xem phản ứng của hoàng thượng như thế nào.

Vĩnh Chiêu Đế có thể có phản ứng gì? Không thể nhìn ra cảm xúc gì qua vẻ mặt của ông ta.

Nhưng trong lòng ông ta lại cảm thấy vừa tức giận lại vừa khó hiểu với hành động của các quan viên. Vì sao những quan viên này đều chủ trương gắng sức thực hiện việc phế bỏ thái tử? Là ai đứng đằng sau thúc đẩy tất cả những chuyện này?

Giống như những gì ông ta chất vấn Thiệu Thế Thiện lúc đó, Vĩnh Chiêu Đế từ đầu chí cuối ông ta luôn cho rằng việc này là do các quan viên thuộc phe cánh của hoàng hậu đứng đằng sau thúc đẩy.

Tuy nhiên, có một điều mà Vĩnh Chiêu Đế nghĩ mãi vẫn không hiểu: Hoàng hậu xưa nay là người thông minh, chắc chắn sẽ hy vọng thái tử ngồi trên vị trí này càng lâu càng tốt, tốt nhất là có thể đến khi Thập Bát hoàng tử trưởng thành. Nhưng tại sao hiện giờ hoàng hậu lại có hành động như vậy?

Trước khi chưa hiểu rõ vì sao Vi hoàng hậu làm như thế, dĩ nhiên là Vĩnh Chiêu Đế sẽ không có bất cứ quyết định gì. Giống như khi Dương Doãn Cung dâng tấu lần trước, ông ta vẫn tuyên bố chuyện này để sau hãy bàn, sau đó ra lệnh kết thúc buổi chầu.

Sau khi trở lại điện Tử Thần, Vĩnh Chiêu Đế lại cho gọi phó tướng quân Dư Cảnh Hoài của Nghi Loan Vệ đến lần nữa rồi hạ lệnh: “Đi điều tra xem vì sao phủ Thừa Ân Công lại thúc đẩy việc phế bỏ thái tử! Trẫm phải biết được chân tướng việc này!”

Tất nhiên, Vĩnh Chiêu Đế không tin những gì Thừa Ân Công viết trên tấu chương. Rõ ràng Thừa Ân Công - Vi Thịnh đang làm những điều ngược lại.

Trước đó có Dương Doãn Cung dâng tấu xin phế bỏ thái tử còn chưa đủ, tiếp đến còn xảy ra vấn đề trong việc vận chuyển bằng đường thủy ở đạo Giang Nam, sau đó lại là chuyện xin phế bỏ thái tử. Quỹ đạo này hết sức rõ ràng, chính là đang nhằm vào thái tử. Mấy người Vi hoàng hậu nôn nóng như thế để làm gì?

Cùng lúc đó, sau khi nghe cung nữ bẩm báo xong, Hiền phi Tào thị thờ ơ nói: “Thời cơ đã rất thích hợp, hoàng thượng đã có điều nghi ngờ, thần thϊếp nên san sẻ nỗi lo lắng với hoàng thượng. Truyền tin tức ra đi, cũng nên để hoàng thượng biết Vi hoàng hậu đang nghĩ gì trong lòng rồi.”

“Vâng thưa nương nương.” Hai cung nữ có vẻ ngoài xấu xí ở bên cạnh bà ta liền đáp lời rồi nhanh chóng rời đi.

Không bao lâu sau, Vĩnh Chiêu Đế nghe được một số lời đồn. Sau khi nghiền ngẫm tỉ mỉ về những lời này, sắc mặt ông ta hơi thay đổi.

Rốt cuộc ông ta đã hiểu vì sao Vi hoàng hậu lại làm vậy, điều nghi ngờ lúc trước cuối cùng đã có lời giải đáp.