Vĩnh Chiêu Đế ngồi ngay ngắn ở vị trí trên cao, nhìn bá quan trong điện đang tranh cãi, dường như nhớ lại thời điểm năm đó Đề Xưởng mới được thành lập.
Khi đó, bá quan cũng cũng bởi vì Uông Ấn mà tranh cãi như thế này.
Có điều, sự công kích lúc đó còn mạnh mẽ hơn nhiều.
Trong những năm qua, Uông Ấn và Đề Xưởng đã khiến cho tất cả mọi người khϊếp vía, chỉ nghe thấy thôi là mặt mày liền biến sắc. Đã rất lâu rồi chưa có ai dám nhằm vào Uông Ấn như vậy.
Vĩnh Chiêu Đế… thấy hơi hoài niệm.
Tất nhiên, bất kể là quan viên trong điện hiện giờ đang chĩa mũi nhọn vào Uông Ấn hay đồng ý với Đậu Đại Dụng cũng được. Ông ta đại khái đều có tính toán trong lòng.
Trong cục diện lúc này, số người phản đối nhiều hơn số người tán thành với Đậu Đại Dụng. Đây dĩ nhiên là điều mà Vĩnh Chiêu Đế hi vọng được nhìn thấy.
Về phần Uông Ấn…
Vĩnh Chiêu Đế đưa mắt nhìn Uông Ấn. Vẻ mặt hắn quá lãnh đạm, lãnh đạm đến nỗi không nhìn ra được điều gì.
Ông ta nhớ tới tình cảnh hắn cứu mình trở về năm đó, trong lòng ít nhiều cảm thấy có phần kỳ lạ.
Uông Ấn chưa bao giờ làm trái lời ông ta. Ông ta biết với sự thông minh của Uông Ấn, cuối cùng hắn nhất định sẽ tiếp nhận sự bổ nhiệm này.
Tuy nhiên, sau khi Uông Ấn thật sự tiếp nhận rồi, không biết vì sao, trong lòng Vĩnh Chiêu Đế thấy hơi hối hận, luôn có cảm giác không vui mà không thể diễn tả.
Ông ta đổ lỗi sự không vui này vào yêu cầu của Uông Ấn đã đưa ra.
Đúng vậy, Uông Ấn đồng ý tiếp nhận chức đại tướng quân của Nhạn Tây Vệ, nhưng hắn đưa ra rất nhiều điều kiện.
Tỉ dụ như, muốn dẫn theo năm trăm đề kỵ cùng một vài bách hộ, thiện hộ đắc lực và đáng tin.
Và Uông Ấn còn hi vọng xoa dịu tâm trạng của những đề kỵ còn lại, cầu xin năm sau lại đến Nhạn Tây Vệ. Đồng thời mong muốn có thể tiếp xúc với đốc chủ Đề Xưởng tân nhiệm rồi mới rời đi.
Còn có…
Đều là có liên quan đến tương lai của Đề Xưởng, và nhiều hơn là liên quan đến việc sắp xếp đề kỵ.
Cho dù không vui nhưng Vĩnh Chiêu Đế vẫn chấp thuận tất cả những điều kiện đó.
Với tiền đề đó mới có việc Đậu Đại Dụng bẩm tấu như vậy trên điện Tuyên Chính.
Vĩnh Chiêu Đế không để bá quan chờ lâu, liền nói: “Chuyện nhà binh là việc lớn của quốc gia. Đúng là không thể để trống vị trí đại tướng quân của Nhạn Tây Vệ quá lâu. Đề xuất của Binh Bộ thực sự đã giải quyết nỗi lo của trẫm. Trẫm quyết định, chấp nhận đề xuất của Binh Bộ.”
Ông ta vừa dứt lời, Ngụy Hàm Trung bèn vội vàng lên tiếng: “Hoàng thượng!...”
Vĩnh Chiêu Đế giơ tay lên, trầm giọng nói: “Chư vị ái khanh không cần phải nhiều lời. Vấn đề này đã trì hoãn quá lâu rồi. Trẫm hi vọng sau khi Uông ái khanh tiếp nhận vị trí đại tướng quân, sẽ luyện Nhạn Tây Vệ thành tấm lá chắn kiên cố nhất. Mong ái khanh đừng phụ sự nhờ cậy của trẫm.”
Lời nói sau cùng tất nhiên là nói với Uông Ấn đang đứng trong điện Tuyên Chính.
Uông Ấn bước ra khỏi hàng và đáp: “Thần tuân lệnh. Thần nhất định sẽ cố gắng hết sức, muôn chết cũng không chối từ.”
Sau khi giọng nói lạnh lùng của Uông Ấn vang lên, các quan viên đang chìm sâu trong nỗi bàng hoàng mới lấy lại tinh thần, tiếng thở hắt ra tức thì nối tiếp nhau không ngừng.
Từ khi Đậu Đại Dụng bắt đầu bẩm tấu, bá quan luôn có cảm giác không thật. Sau khi nghe thấy câu trả lời của Uông Ấn, cảm giác không thật này càng mãnh liệt hơn. Không, nên nói là bọn họ cảm thấy chuyện trước mắt giống như là giả vậy.
Nhạn Tây Vệ ở đạo Nhạn Tây xa xôi, cách Kinh Triệu rất xa. Điều này có nghĩa là Uông đốc chủ không còn đảm nhiệm chức đốc chủ Đề Xưởng nữa đúng không?
Ai có thể kế nhiệm Uông đốc chủ, chấp chưởng Đề Xưởng?
Không, không… Ngụy đại nhân nói đúng. Uông đốc chủ là hoạn quan. Hoạn quan nắm giữ binh quyền là việc chưa từng có ở triều Đại An.
Hoàng thượng lại coi trọng và tin tưởng Uông đốc chủ thế sao? Còn cho hắn sự tôn vinh to lớn này?
Bọn họ không màng nỗi sợ hãi lúc trước, lại một lần nữa nhìn về phía Uông Ấn với đủ loại ánh mắt khác nhau.
Thậm chí còn có người nghĩ bụng: Về sau còn có thể gọi là Uông đốc chủ không? Hay phải gọi là Uông tướng quân?
Mười mấy năm nay, bọn họ gọi hắn là Uông đốc chủ đã thành thói quen. Nếu sửa lại xưng hô thì cứ cảm thấy có chỗ nào đó không ổn.
Không biết là bởi thái độ kiên quyết của Vĩnh Chiêu Đế hay bởi Uông Ấn đã tiếp nhận bổ nhiệm, mặc dù các quan viên mỗi người có suy nghĩ riêng nhưng đều không hẹn mà cùng trầm ngâm.
Ngụy Hàm Trung một mực phản đối kịch liệt chuyện này còn đang muốn nói gì đó thì bỗng nhiên nghe thấy Vĩnh Chiêu Đế cất lời: “Nhạn Tây Vệ là nơi xung yếu, là tấm lá chắn ngăn cản Đại Ung, thực sự có vị trí quá quan trọng. Xét thấy những sai lầm Triệu Tổ Thuần đã phạm phải trước kia, để khiến Nhạn Tây Vệ kiên cố hơn, trẫm dự định thiết lập chức giám quân* của Nhạn Tây Vệ.”
(*) Giám quân: Là chức quan có nhiệm vụ giám sát mọi việc trong quân đội.
“Đại tướng quân và giám quân cùng chấp chưởng Nhạn Tây Vệ. Một người lo việc quản lý, một người lo việc giám sát. Hai người có địa vị ngang nhau, đều vì sự bình an vững chắc của Nhạn Tây Vệ. Đây là trường hợp đặc biệt, không thiết lập ở các Vệ còn lại.”
Vĩnh Chiêu Đế vừa nói hết câu, ngay cả các trọng thần của Tam Tỉnh cũng không kìm được mà ngẩng đầu lên nhìn.
Giám quân là vị trí chủ yếu được thiết lập trong thời chiến, mục đích là để hạn chế quyền lực của người cầm binh. Hoàng thượng còn cố ý nói địa vị của đại tướng quân và giám quân là ngang nhau. Đó chẳng phải là làm suy yếu quyền lực của đại tướng quân của Nhạn Tây Vệ sao?
Hoàng thượng thăng Uông Ấn làm đại tướng quân của Nhạn Tây Vệ, cho phép hắn lãnh đạo quân sĩ với tư cách một hoạn quan. Điều này đủ cho thấy sự tin tưởng và coi trọng của hoàng thượng đối với Uông Ấn. Nếu thế thì tại sao còn muốn thiết lập chức giám quân để kìm hãm Uông Ấn?
Rốt cuộc hoàng thượng có tin tưởng Uông Ấn hay không? Bá quan nhất thời không rõ.
Uông Ấn vẫn cúi đầu, nét mặt vẫn thờ ơ. Hắn thậm chí không đầu lên nhìn về phía Vĩnh Chiêu Đế.
Hắn khiến người khác cảm thấy, cho dù chức giám quan ngang hàng với hắn, cho dù việc này làm suy yếu quyền lực của đại tướng quân thì đối với hắn mà nói cũng không phải là chuyện gì to tát.
Song, bọn họ đều đã nhìn nhầm.
Tuy vẻ mặt hờ hững nhưng giờ phút này, đáy lòng Uông Ấn cũng đang dậy sóng giống như các quan viên khác.
Giám quân? Hóa ra sự sắp xếp tiếp theo của hoàng thượng là như vậy.
Hắn đoán được hoàng thượng sẽ không thật sự để hắn chấp chưởng Nhạn Tây Vệ, chắc chắn sẽ có đủ sự kìm kẹp, tránh để cho hắn khuếch trương thế lực.
Hắn và Diệp Tuy đã từng thảo luận về con đường sau này, đều cho rằng hoàng thượng nhất định sẽ có những sự bố trí bí mật, cũng sẽ có vô số chướng ngại ở Nhạn Tây Vệ. Nhưng không ngờ hoàng thượng lại công khai sắp xếp, trực tiếp hạn chế quyền lực của đại tướng quân.
Giám quân có quyền kiểm tra giám sát, tương tự với sự tồn tại của Ngự Sử Đài. Mục đích chính là để kìm kẹp hắn.
Lúc nghe thấy hoàng thượng nói sẽ thiết lập chức giám quân tại Nhạn Tây Vệ, mặc dù hắn rất bất ngờ nhưng cũng cảm thấy đó là lẽ đương nhiên.
Hiện giờ, điều khiến hắn quan tâm nhiều hơn là hoàng thượng chọn ai làm giám quân? Trước kia, chức giám quân được thϊếp lập trong thời chiến ở Đại An đa phần là các vương công, hoàng tử. Nay hoàng thượng cũng làm như vậy sao?
Hoàng thượng chọn ai trong số các vương công để hạn chế hắn?
Sau khi nghe thấy cái tên được chọn làm giám quân, những con sóng trong lòng Uông Ấn càng dâng lên mãnh liệt.
Hoàng thượng chọn ông ta làm giám quân của Nhạn Tây Vệ?