Uông Xưởng Công

Chương 504: Chương 504TỊNH MÙI HƯƠNG*

Nguyên văn là “phương phi tận”, được trích trong bài thơ “Hòa đào chùa Đại Lâm” của Bạch Cư Dị.

Nhân gian tứ nguyệt phương phi tận.

Sơn tự đào hoa thủy thịnh khai.

Trường hận xuân quy vô xứ mịch.

Bất tri chuyển nhập thử trung lai.

Tạm dịch: Tháng tư khắp nẻo đã phai.

Hoa đào chùa núi mới bày sắc hương.

Trách xuân tìm kiếm vô phương.

Nào hay trở gót xuân nương chốn này.

(Bản dịch của Tiến sĩ Phan Thu Vân)

Nhìn thấy sự buồn bã và phẫn nộ của Cố Sùng, Cố Chương cười nói: “Ông nội, cháu trai thật sự không sao. Mặc dù cháu bị giáng chức nhưng có thể thấy là trong lòng hoàng thượng vẫn nhớ đến nhà họ Cố, sự tình sẽ không trở nên quá tệ đâu. Ông nội thường nói “Mai hoa hương tự khổ hàn lai” (Hoa mai tỏa hương từ trong giá lạnh mùa đông), bị giáng chức thế này đã là gì? Không phải từ xưa đến nay, những người hiển hách trong Tam Tỉnh đều lận đận vài lần hay sao?”

Sau khi nhận được lệnh bị biếm chức, tất nhiên trong lòng hắn ta có vô số nỗi căm phẫn và không cam tâm. Song, hắn ta biết những cảm xúc sa sút này không có tác dụng gì.

Hoàng thượng sẽ không nhìn thấy sự không cam tâm của hắn ta, kẻ địch cũng sẽ không cảm thông cho sự không cam tâm của hắn ta. Nếu hắn ta ngã một cái mà đã không gượng dậy nổi thì sẽ chỉ khiến người thân đau lòng, kẻ thù vui sướиɠ mà thôi.

Hắn ta nhìn Cố Sùng, ý cười vẫn ở trên mặt: “Ông nội, thế này cũng không có gì là không tốt. Chí ít đã chứng minh được một điều: Không thể lấy hạt dẻ ở trong lửa được.”

Việc đối phó với Đề Xưởng và Uông Ấn hoàn toàn không phải chuyện đơn giản. Lần này, Đề Xưởng và Uông Ấn vẫn tránh khỏi kiếp nạn nhưng cũng chẳng thu được lợi lộc gì. Không giống trước kia, Uông Ấn sẽ luôn “gặp dữ hóa lành”. Vì vậy, chẳng phải chuyện vẫn còn có điểm tiến bộ sao?

Hắn ta không tin Uông Ấn sẽ luôn may mắn như vậy!

Thời gian sẽ có câu trả lời. Hắn ta sẽ từ từ chờ đợi, chờ đến ngày mà Uông sẽ bị hắn ta giẫm đạp dưới chân.

Sự thật về vụ việc của nhà họ Diệp đã sáng tỏ. Trong mắt các quan viên trong triều, những chuyện nhiễu nhương ở Kinh Triệu cuối cùng đã kết thúc.

Nhưng đối với Diệp Tuy và Uông Ấn mà nói thì vẫn còn đủ mọi nghi vấn.

Tuy nhiên, hiện giờ không điều tra ra được gì nữa, đành phải tạm thời gác lại.



Bởi vì chết mất ba người trong thời gian rất ngắn mà nhà họ Diệp ở ngõ Thái Bình toàn màu trắng tang tóc. Trong tiết tháng tư muôn hoa khoe sắc, màu trắng tang tóc khắp nơi trong phủ hiện rõ vẻ tiêu điều, cũng khiến người ta cực kì đau xót.

Sau khi trải qua ba đám tang, rất nhiều người, rất nhiều việc của nhà họ Diệp đã thay đổi.

Diệp Hướng Đĩnh đã từ đạo Kiềm Châu về tới Kinh Triệu, hiện đang để tang Chu thị. Còn Diệp An Thế và Diệp Hướng Ngu cũng phải để tang vì sự ra đi của Kế thị.

Cân nhắc đến tình huống đặc biệt của nhà họ Diệp, triều đình đặc cách, cho phép Diệp An Thái lấy ngày làm tháng, không cần phải để tang ba năm mà chỉ cần để tang tròn một tháng là có thể tiếp tục làm quan trong triều.

Bằng không, với tình hình này của nhà họ Diệp, con đường làm quan của tất cả con cháu của chi chính đều kết thúc.

Đương nhiên, Diệp Cư Tiêu và Diệp An Thái vô cùng cảm kích trước quan tâm chu đáo của triều đình. Đây cũng miễn cưỡng xem như một sự an ủi sau khi nhà họ Diệp có nhiều đám tang như vậy.

Thế nhưng những người khác của nhà họ Diệp vẫn đắm chìm trong nỗi đau thương và buồn rầu.

Trong ba phòng của nhà họ Diệp, chắc hẳn Diệp An Cố và Từ thị của Nhị phòng là bị ảnh hưởng nhỏ ít nhất.

Có điều, cả hai đều không phải những người có tính tình cay nghiệt chanh chua, sẽ không có suy nghĩ cười cợt trên nỗi đau của người khác. Thấy trong nhà gặp phải nhiều chuyện không may như vậy, họ cũng hết sức chán chường.

Nhà họ Diệp vốn dĩ vì việc Diệp An Thái được thăng chức mà có cảm giác phồn vinh thịnh vượng. Nhưng bởi vì trong nhà xảy ra nhiều đám tang như thế, cảm giác đó liền nhanh chóng suy giảm. Đây không chỉ là sự suy giảm nhìn thấy bằng mắt mà còn có cả sự chán nản của lòng người.

Thời điểm Diệp Tuy lại đến thăm cha mẹ nàng lần nữa, nàng cảm thấy sự sa sút tinh thần của nhà họ Diệp rất rõ ràng.

Sau khi trải qua quá nhiều chuyện, nhà họ Diệp như thể đóa hoa đã bị mưa dập gió vùi, không còn sự vinh quang của ngày trước nữa.

Thành thật mà nói, Diệp Tuy thấy bực bội trong lòng.

Mặc dù nhà họ Diệp ở kiếp này đã tốt hơn nhiều so với kiếp trước. Nhưng kiếp trước nàng biết nhà họ Diệp bỗng chốc không còn và cũng không tận mắt nhìn thấy vẻ sa sút của nhà họ Diệp. Còn bây giờ nàng đã tận mắt nhìn thấy nhà họ Diệp đang đi từng bước về phía sự suy sụp như thế nào.

So với sự sụp đổ trong chốc lát của kiếp trước, sự sa sút dần dần mà không thể ngăn chặn này càng khiến người ta sợ hãi hơn.

Nàng thấy tóc mai của cha mình đã bạc, trên mặt đã có thêm nếp nhăn, cả người vô cùng tiều tụy. Tuy nhiên, nỗi đau khi mất đi mẹ đẻ của ông, nỗi khổ khi phải để tang của ông chỉ có bản thân ông mới có thể vượt qua qua được.

Nàng chỉ có thể khuyên ông: “Cha, mẹ, cha mẹ phải quý trọng thân thể mình nhiều hơn. Thời gian ba năm sẽ trôi qua nhanh thôi.”

Diệp An Thế gật đầu, nỗi đau xót sau sắc vẫn luôn hiện hữu trong mắt. Ông nói với cô con gái nhỏ mà mình yêu thương nhất: “A Ninh, cha mẹ sẽ chăm sóc tốt cho bản thân. Trong ba năm này, trong phủ khó có chuyện tiệc tùng ca múa. Một thời gian nữa rồi anh trai con sẽ lên đường đi đến trấn bụi ở núi Chung Nam. Nhưng cha mẹ đều ở lại Kinh Triệu, về sau có nhiều có thêm nhiều cơ hội gặp mặt A Ninh.”

Đào thị đỏ hoe cả mắt: “A Ninh, cha mẹ đều rất ổn, con không cần phải lo lắng. Con phải chăm sóc mình cho thật tốt nhé.”

Dù chân tướng vụ việc của nhà họ Diệp đã rõ ràng nhưng nhà họ Diệp chịu nhiều tổn thất và chấn động như vậy, hai con gái Diệp Vân và Diệp Tuy của bà cũng sẽ bị ảnh hưởng. Là người làm cha làm mẹ, Đào thị cảm thấy mình không cách gì giúp đỡ được hai con gái, chỉ có dựa vào sự cố gắng của bản thân hai nàng mà thôi.

Diệp Tuy gật mạnh đầu: “Cha mẹ hãy yên tâm, chúng còn đều sẽ chăm lo tốt cho chính mình.”

Lúc rời khỏi nhà họ Diệp, Diệp Tuy vẫn đi dọc hồ Minh Chiếu một lượt. Bởi vì trong phủ có tang, không có gia nhân chăm sóc cho hoa cỏ bên hồ nên chúng đã khô héo, tàn úa đi không ít.

Hội thơ Minh Chiếu mỗi dịp mùng một và ngày rằm đã bao lâu rồi chưa được tổ chức? Nàng còn nhớ, hội thơ Minh Chiếu được tổ chức lần trước do Diệp Thân chủ trì. Khi đó, rất nhiều cô nương tại Kinh Triệu đã tới đây, ven hồ cực kì đông vui náo nhiệt.

Hiện giờ, e rằng nhà họ Diệp không còn cô nương nào muốn chủ trì hội thơ thì phải?

Nàng đã trưởng thành, nhà họ Diệp cũng vậy. Thời gian trôi qua, gió táp mưa sa, nhà họ Diệp sau này sẽ thế nào đây?