Chính Diệp Tuy là người đã đưa ra đề xuất để các quan viên của Tư Nông Tự dạy cho người dân bách bộ cách gieo trồng.
Theo quan điểm của nàng, bất kể là các bộ lạc hay đạo Lĩnh Nam thì sinh tồn chính là nền tảng để sinh sôi phát triển.
Đạo Lĩnh Nam nhiều rừng rậm, núi cao, nhưng chỉ cần các quan viên của Tư Nông Tự nghiên cứu kĩ là nhất định có thể tìm ra loại cây trồng phù hợp với nơi đây, hơn nữa nếu tình hình gieo trồng tốt thì không chỉ no đủ mà còn tích lũy được của cải.
Lúc đọc đến đây, trong đầu Uông Ấn lóe sáng, liền nghĩ ra cách dạy chữ cho người dân các bộ lạc.
Cô gái nhỏ nói rất đúng, sinh tồn là nền tảng, sau khi nơi này giàu có hơn sẽ truy cầu hai chữ “tri thức”.
Uông Ấn nhớ lại những tháng ngày trong quân ngũ trước kia. Hắn xuất thân là binh sĩ mồ côi trong quân đội nên tất nhiên không được học hành gì.
Lẽ ra, hắn cũng không biết chữ giống như nhiều binh sĩ khác.
Nhưng hắn đã rất may mắn khi gặp được một người lính già nhiệt tình và còn biết chữ, đã dạy hắn rất nhiều điều.
Chính nhờ ông ấy mà hắn mới biết tri thức rất quan trọng, ngoài cuộc sống hiện thực ra còn có một thế giới khác rộng lớn như thế.
Sau khi người lính già qua đời, Uông Ấn tìm mọi cách để học cao hơn, đã gặp được rất nhiều người khác nhau và học hỏi được nhiều kiến thức khác nhau từ họ.
Hắn còn nhớ rõ trong quân ngũ không thiếu người như hắn. Ngay cả những người làm công việc nhóm lửa ở tầng lớp thấp kém nhất, thấy trang giấy có chữ viết đều sẽ cẩn thận cất đi.
Khát vọng đối với tri thức vốn tồn tại trong lòng mỗi người, mấu chốt nằm ở chỗ kí©ɧ ŧɧí©ɧ nó thế nào.
Sau khi nghe Uông Ấn nói, Trương Hào Đoan và Quan Hàn Tùng cũng im lặng như Liễu Nguyên Tập, nhìn Uông Ấn với ánh mắt vừa kinh ngạc vừa khâm phục, quả thực không tin vào tai mình.
Uông đốc chủ quả nhiên khác biệt!
Cuối cùng, Quan Hàn Tùng lên tiếng trước, đứng dậy chắp tay, khom người với Uông Ấn, giọng điệu đầy kính phục: “Bổn tướng cho rằng kế hoạch này rất hay. Bổn tưởng tán thành đề xuất của Đốc chủ đại nhân!”
Giờ thì ông ta đã hiểu tại sao Uông Ấn lại có thể đứng dưới một người, trên vạn người, đúng là hắn làm việc vì nước nhà, vì sự lâu dài của người dân, không mảy may tư lợi.
Vì vậy hoàng thượng mới đặc biệt coi trọng và tin tưởng Uông Ấn chăng?
Quan Hàn Tùng nhớ lại đủ kiểu tin đồn về Uông đốc chủ, nhiều nhất là Uông đốc chủ quyền thế ngập trời, không coi ai ra gì như thế nào, vui giận thất thường, bụng dạ nham hiểm ra sao.
Trước kia, khi Uông đốc chủ tới giám sát và kiểm tra Nam Khố, Quan Hàn Tùng không tiếp xúc nhiều với hắn, ấn tượng về hắn chỉ dừng lại ở việc cảm nhận chung chung.
Cho dù Uông Ấn tài giỏi và nắm giữ ba nghìn đề kỵ thì Quan Hàn Tùng cũng là đại tướng quân một Vệ và nắm giữ trăm nghìn binh mã, đương nhiên là không sợ hắn.
Hơn nữa, bởi vì Uông Ấn là hoạn quan nên trong những lần tiếp xúc trước đây, Quan Hàn Tùng không mấy thông cảm với hắn, thậm chí còn ẩn chứa cả sự khinh thường mà bản thân ông ta không nhận ra.
Chung quy, Uông đốc chủ không được tính là một người đàn ông thực sự.
Đến lúc này, Quan Hàn Tùng mới phát hiện trong quá khứ mình đã nông cạn và vô tri biết bao.
Nếu nói một người như Uông đốc chủ không được tính là đàn ông thực sự, bị người khác coi thường thì rất nhiều người đàn ông khác, bao gồm cả Quan Hàn Tùng cũng chẳng được tính là đàn ông thực sự.
Suy cho cùng, so với những việc Uông đốc chủ đã làm, bọn họ còn kém xa, phải chạy dài mới bằng được!
Nghe ra sự khâm phục trong lời nói của Quan Hàn Tùng, Uông Ấn vẫn giữ vẻ mặt lạnh nhạt, không vì thế mà thay đổi cảm xúc.
Trước mặt hắn bây giờ không phải là cô gái nhỏ mà là võ tướng Quân Hàn Tùng oai phong lẫm liệt.
Chẳng mấy chốc, ý chỉ của Kinh Triệu được gửi đến, Vĩnh Chiêu Đế chấp thuận thỉnh cầu của Uông Ấn, còn nói hết thảy đều lấy việc bình định loạn bách bộ, vì sự ổn định lâu dài của Đại An làm cơ sở.
Nhận được mệnh lệnh của đế vương, Uông Ấn sai Đường Ngọc lại tới chỗ bộ lạc Lý một nữa, báo lại cả hai đề xuất mới cho Phùng Trân.
Phùng Trân vẫn đang do dự, nhưng sau khi gặp Đường Ngọc, cuối cùng đã quyết định.
Nàng ta triệu tập cha mình cùng các vị trưởng lão của bộ lạc một lần nữa, kể lại những điều Uông Ấn báo, nhưng lần này không để trưng cầu ý kiến.
Nàng ta quyết định luôn: “Ta định đồng ý với đề nghị của Uông đốc chủ, hợp tác với triều đình, dẹp loạn bách bộ. Không cần phải bàn luận về vấn đề này nữa. Bây giờ bàn cụ thể về việc chuẩn bị bắt tay hợp tác đi!”
Thái độ của Phùng Trân vô cùng cứng rắn, không cho các trưởng lão có cơ hội chất vấn và thảo luận.
Là một thủ lĩnh, nàng ta có trách nhiệm dẫn dắt bộ lạc lớn mạnh và phồn vinh hơn, tìm hướng phát triển cho người dân trong bộ lạc.
Bộ lạc Lý không thể chỉ lo một mình thân mình trước sự rối loạn của các bộ lạc được, tốt nhất là liên kết với Uông đốc chủ.
Trước đây, Phùng Trân lo lắng bộ lạc Lý sẽ trở thành bộ lạc Cao hoặc bộ lạc Tiêu tiếp theo nên mới chần chừ. Sau khi nhận được lời bày tỏ của Uông đốc chủ lần nữa, cuối cùng nàng ta đã suy nghĩ được rõ ràng.
Trên đời này không có bình yên tuyệt đối, chẳng có chuyện không có nguy hiểm, cơ hội to lớn đương nhiên sẽ đi kèm với rủi ro cao.
Nàng ta không biết liệu bộ lạc Lý có trở thành bộ lạc Tiêu hay bộ lạc Cao tiếp theo hay không. Cho dù ai đó có năng lực tiên đoán tương lai của bộ lạc Lý sẽ ra sao, Phùng Trân cũng chỉ cười trừ.
Nàng ta không thể bởi vì nguy hiểm tiềm ẩn mà từ bỏ khả năng phát triển và trở nên phồn thịnh của bộ lạc mình.
Bộ lạc Lý có thể co đầu rụt cổ trong khe núi này giống như trong quá khứ, sống ngăn cách với thế giới bên ngoài. Nhưng sau này thì sao? Bộ lạc Lý sẽ ngày càng nhỏ đi, người dân trong bộ lạc sẽ ngày càng sống khó khăn hơn...
Chẳng phải thời điểm ngồi lên chiếc ghế thủ lĩnh, Phùng Trân cũng đã nhận rất nhiều lời chỉ trích ư?
Lớp thanh niên trong bộ lạc ủng hộ Phùng Trân chẳng phải vì họ tin tưởng người có tinh thần hăng hái tích cực như nàng ta có thể mang lại nhiều cơ hội hơn cho người dân sao?
Cơ hội đã bày ra trước mắt, không thể trốn tránh mãi được.
Còn chuyện liệu bộ lạc Lý có trở thành bộ lạc Cao hay bộ lạc Tiêu tiếp theo hay không… Ai mà biết được?
Lý do hai bộ lạc Tiêu, Cao như hiện giờ là bởi họ tranh giành quyền lực, về căn bản không vì hạnh phúc của người dân trong bộ lạc.
Quan trọng hơn... Người đề cập tới chuyện hợp tác lại là một nhân vật lớn.
Phùng Trân nhớ đến người đàn ông vô cùng tuấn tú kia, người đàn ông mang khí chất và phong thái không thể diễn tả, khiến người ta không thể phản kháng, khiến người ta vô thức sợ hãi nhưng vẫn tâm phục khẩu phục.
Nàng ta tin tưởng Uông đốc chủ!