Đông Phương Thần Thánh Đế Quốc

Chương 122: HUY NHI HẠ SINH

Dục Thánh Điện. Đó là một tòa cung điện có địa vị đặc thù trong Trường Thanh Cung. Bình thường nơi đó để trống, nhưng hôm nay lại đông đúc khác thường. Trên từ Thánh hoàng, dưới đến văn vũ bách quan đều tụ tập trong điện ngoài điện. Hôm nay là một ngày đặc biệt của Đế quốc. Bên cạnh Giang Phong tụ tập đông đủ văn vũ trọng thần, gồm Quảng Tế Pháp sư, Long nhi, Chiêu Đức Vương Đinh An Bình, Chiêu Vũ Vương Triệu Phong, Chiêu Liệt Vương Phạm Thế Căng, Chiêu Minh Vương Cát Ti, Diễn Công Đào Anh, Định Công Lý Ngân, Hải Công Mã Tân. Đây là những vương công đại nhân có địa vị cao nhất trong triều đình Đế quốc. Quảng Tế Pháp sư không phải là vương công, mà có tước hiệu Đại Pháp sư, là Thánh hoàng Đại ngôn nhân, là người được xem gần gũi với thần linh nhất. Vì Giang Phong là ‘thần’, nên tước hiệu của Quảng Tế Pháp sư giống như Đức Thượng phụ của Giáo hội Nguyên thủy hay lĩnh tụ của những tôn giáo khác vậy. Chỉ có điều lúc này Thần Thánh Đế quốc quá hùng mạnh, chiếm ưu thế tuyệt đối trên thế giới, nên Đông Phương Thiên Đế được xem là hùng mạnh hơn Tây Phương Thiên Chủ, do vậy mà địa vị của lão Pháp sư cũng hiển hách hơn.

Hôm nay, đứa con đầu tiên của Giang Phong sắp xuất sinh, quần thần văn vũ đều hy vọng vị Hoàng tử đầu tiên của Đế quốc chào đời, nên đều tụ tập lại đây chờ đợi tin tức. Giang Phong lên ngôi mười mấy năm nay mà vẫn không có con cái, nên quần thần bách tính đều rất lo lắng. Hoàng gia không người thừa kế, Đế quốc sẽ gặp nguy cơ. Mọi người đã quen sống dưới sự hùng mạnh của Đế quốc. Thuế phú nhẹ nhàng, giáo dục bắt buộc, triều chính thanh minh, là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thịnh vượng của Đế quốc. Hiện tại, những khu vực do Đế quốc trực tiếp kiểm soát cũng là những khu vực văn minh, sung túc nhất thế giới. Do vậy, không ai hy vọng Đế quốc sẽ tan rã. Nhược quốc bị hϊếp đáp, còn cường quốc thì đi hϊếp đáp nước khác. Chẳng ai muốn mình bị hϊếp đáp cả. Mặc dù Long nhi cũng là Hoàng tử của Đế quốc. Thế nhưng, Long nhi chỉ là con nuôi, theo phong tục Á Đông không thích hợp để kế thừa ngôi đại thống. Theo phong tục, chỉ có con ruột, hoặc những người trong thân tộc Hoàng gia mới được kế ngôi (vua không có con thì truyền ngôi cho anh em, hoặc cháu họ). Cuối thời Trần có một vụ nhường ngôi cho con nuôi, đã gây ra nguy cơ rất lớn cho Đại Việt.

Gần 50 năm trước, tức năm Kỷ Dậu (1369), Trần Dụ Tông mất, không có con. Triều đình tôn thất định tôn Cung Định Vương là anh của Trần Dụ Tông lên ngôi, nhưng bà Hoàng Thái Hậu nhất định lập người con nuôi của Cung Túc Vương là Dương Nhật Lễ. Nguyên mẹ của Lễ là người hát xướng, lấy người hát bội tên là Dương Khương, có thai rồi mới bỏ Dương Khương mà lấy Cung Túc Vương, sinh ra Lễ. Khi Lễ lên làm vua, cải họ là Dương để dứt ngôi nhà Trần, rồi gϊếŧ bà Hoàng Thái Hậu và Cung Định Vương. Lúc bấy giờ, Cung Tĩnh Vương đang ở kinh sư cũng sợ bị hại, vả lại tính khí cũng nhu nhược, không có ý tranh cạnh, mới bỏ trốn lên mạn Đà Giang. Các tôn thất nhà Trần hội nhau đem quân về bắt Lễ gϊếŧ đi, rồi rước Cung Tĩnh Vương về làm vua, tức là Trần Nghệ Tông. Khi Lễ bị gϊếŧ, mẹ Lễ chạy sang Chiêm Thành, xin với vua Chiêm là Chế Bồng Nga đem quân sang đánh Đại Việt. Quân Chiêm vượt biển vào cửa Đại An, kéo lên đánh Thăng Long. Quân Trần đánh không nổi, Nghệ Tông phải chạy lên Đông Ngạn (thôn Cổ Pháp, làng Đình Bảng). Quân Chiêm vào thành, đốt sạch cung điện, bắt đàn bà con gái, lấy hết các đồ châu ngọc, rồi mới rút quân về. Và cũng từ đó, quân Chiêm quen đường, cứ vài năm là lại sang đánh cướp một trận, mãi đến khi Phạm Thế Căng trấn thủ Nam Trấn mới chấm dứt.

Nói tóm lại, mọi người mong chờ một vị Hoàng tử để có thể kế thừa đại thống. Long nhi cũng hiểu vị thế của mình, nên hài lòng với ngôi vị Hoàng đế của Đế quốc Latium. Long nhi không có căn cơ gì ở Thần Thánh Đế quốc, hơn nữa tình cảnh của nhà Anjou lúc này so với 3 năm trước khác nhau một trời một vực, nên không có gì để không hài lòng cả. Ngay cả Vương quốc Pháp Lan Tây cũng không chấp nhận Quốc vương Anh Cách Lan làm Quốc vương của mình kia mà. Dù rằng Quốc vương Anh Cách Lan là cháu ngoại của Quốc vương Pháp Lan Tây đời trước, và dòng chính của ngôi Quốc vương Pháp Lan Tây hết người thừa kế.

Ở bên ngoài phòng tiếp sinh, trong lúc quần thần bồn chồn hồi hộp thì Giang Phong vẫn bình tĩnh ngự trên long ỷ chờ đợi. Giang Phong biết rõ tình trạng cơ thể của mình, có sống đến trăm tuổi có lẽ cũng không thành vấn đề, nên không quá quan tâm con trai hay con gái. Sau khi xuyên việt, không biết bị ảnh hưởng gì của thì không loạn lưu hay không mà sức khỏe của Giang Phong càng ngày càng tốt, gần 20 năm nay mà chẳng có bệnh tật gì cả, thậm chí cũng chẳng bị suy lão. Đúng là thần tích !

Quần thần bồn chồn một lúc, rồi thấy Giang Phong vẫn lặng yên ngồi đó, cũng đành phải nén lòng mà ngồi một chỗ. Rồi chuyện gì đến cũng phải đến. Hồi lâu sau, từ trong phòng tiếp sinh truyền ra tiếng khóc oe oe của trẻ con. Một tân sinh mệnh đã chào đời. Quần thần ai nấy đều hồi hộp, đứng bật cả dậy. Rồi cửa phòng bật mở, chúng thái y ùa ra, hướng vào Giang Phong vái lạy, chúc tụng :

- Cung hỷ Thánh hoàng. Hoàng tử đản sinh.

Giang Phong nhìn tiểu hài tử nằm yên trong lòng một vị lão thái y, mỉm cười hạnh phúc, bước đến gần định bế. Bé trắng trẻo mủm mỉm, hai mắt mở to, nhìn Giang Phong giây lát, rồi thật bất ngờ, bé giơ hai cánh tay nhỏ xíu ra, thỏ thẻ gọi :

- Ba ba.

Thấy bé biết gọi ‘ba ba’ và đòi bế, Giang Phong hoan hỉ ôm bé vào lòng, âu yếm xoa đầu bé, khen :

- Con ngoan lắm. Hy vọng sau này con có thể kế thừa cơ nghiệp của phụ hoàng.

Chúng triều thần thấy Hoàng tử mới vừa hạ sinh đã biết gọi ‘ba ba’, sau giây phút kinh ngạc sững sờ, thì đều hết lời chúc tụng Giang Phong có được ‘thánh tử’. Mọi người nghĩ đến thân phận của Giang Phong, nên cảm thấy thần tích xuất hiện cũng chẳng có gì là lạ. Quảng Tế Pháp sư hớn hở nói :

- Hoàng tử mới sinh mà đã thông minh như thế, sau này chắc chắn sẽ có thế kế thừa ngôi đại thống.

Giang Phong mỉm cười, xoa đầu bé, âu yếm nói :

- Hy vọng được như thế. Cố lên con nhé.

Thấy Quảng Tế Pháp sư và chúng triều thần ngơ ngác nhìn nhau, Giang Phong mỉm cười bảo :

- Tất cả hài tử của trẫm đều mang huyết thống thần thánh, đến khi nào huyết thống đó thức tỉnh thì mới có thể kế thừa cơ nghiệp của trẫm. Phàm nhân chỉ có thể làm thái bình vương, không thể kế vị.

Quảng Tế Pháp sư nói :

- Hoàng tử thông minh thế này, sau này chắc chắn sẽ đủ tư cách kế vị.

Giang Phong mỉm cười :

- Trẫm cũng mong như thế. Phải không con ?

Bé nãy giờ nằm yên trong lòng Giang Phong, nghe mọi người nói chuyện, có lẽ cũng hiểu mọi người đang nói gì, nên khi nghe Giang Phong nói thế liền gật đầu. Giang Phong cao hứng quá, suy nghĩ giây lát, rồi nói :

- Huy nhi. Con sẽ là Giang Thiếu Huy.

Bé nghe nói thế, lại gật đầu. Long nhi đứng bên cạnh, thấy bé đáng yêu quá, liền bước đến nói :

- Phụ hoàng ơi ! Cho Long nhi bế em bé với.

Huy nhi đưa mắt nhìn Long nhi, rồi chợt giơ hai cánh tay nhỏ xíu ra, gọi khẽ :

- Ca.

Long nhi hớn hở bế Huy nhi vào lòng, hôn vào đôi má phúng phính của bé. Giang Phong quay sang chúng triều thần bảo :

- Phong cho Cầm nhi làm Vân Phi. Truyền toàn quốc đại khánh.

Nói xong liền đi vào trong phòng tiếp sinh thăm Cầm nhi, mẹ của Huy nhi. Long nhi cũng vội bế Huy nhi đi theo. Ở Trường Thanh Cung chỉ có cung nhân, Giang Phong chưa lập hậu phi. Cầm nhi sau khi sinh hạ Huy nhi mới trở thành vị phi tử đầu tiên. Tiêu chuẩn để trở thành phi tử là phải hạ sinh hài tử, bất kể con trai hay con gái. Còn hoàng hậu thì … theo ý Giang Phong, phàm nhân không đủ tư cách trở thành hoàng hậu. Giang Phong không biết có thể sống được đến bao nhiêu tuổi, nhưng trường sinh bất lão, nếu mấy chục năm sau hoàng hậu là bà lão 80 tuổi, trong khi Giang Phong dáng vẻ vẫn đôi mươi thì thật không ổn.

Tin tức từ trong cung nhanh trong truyền ra bên ngoài, dân chúng đều biết hoàng gia có thêm hoàng tử, và đặc biệt là hoàng tử vừa mới xuất sinh đã biết nói, đã biết gọi ‘ba ba’, ‘ca ca’ và còn biết đòi bế nữa. Thật không hổ danh là con của Thánh hoàng. ‘Thánh tử’ có khác. Khắp kinh thành tưng bừng lễ hội, đèn hoa cờ xí rực rỡ, pháo nổ vang dội khắp nơi. Mọi người lũ lượt đổ ra đường phố. Hoàng gia cũng cho bày đồ ăn thức uống khắp nơi để cùng dân chúng chung vui.