Dương Gia Tướng Diễn Nghĩa

Chương 51: Chú Giải Nhân Danh, Địa Danh, Diễn Cố Và Thuật Ngữ Hán Việt (Tóm lược)

– Bắc Hán: Một trong mười nước thời Ngũ Đại. Năm 951, Quách Uy nhà Hậu Chu sau khi diệt nhà Hậu Hán, em của Hậu Hán Cao Tổ Lưu Trí Viễn là Tiết độ sứ Hà Đông Lưu Dân xưng đế ở Tấn Dương, quốc hiệu là Hán, sử gọi là Bắc Hán, nằm ở vùng Bắc bộ tỉnh Sơn Tây và Thiểm Tây ngày nay, và một bộ phận đất Hà Bắc, truyền được bốn đời vua là Lưu Quân, Kế ân, Kế Nguyên và bị nhà Bắc Tống diệt vào năm 979.

– Trung Quốc: Chỉ Tống triều, Hồi thứ 3 dùng chữ "Trung triều” cũng với nghĩa như vậy.

– Tương Châu: Tên Châu, thuộc vùng Sơn Tây Khúc Ốc, Tắc Sơn, Tân Giáng Giáng huyện, Hằng Khúc, Văn Hỷ ngày nay.

– Đem tửu lê tương đãi: Tức là bày tiệc khoản đãi. Lễ là loại rượu ngọt, ủ trong một đêm.

– Năm thứ bảy Khai Bảo: Năm 944 CN. Khai Bảo là niên hiệu thứ 3 cũng là niên hiệu cuối cùng của Tống Thái Tổ Triệu Khương Dẫn (927-976)

– Đoàn luyện sứ: là một chức quan. Đây là hàm quan võ đời Tống, cao hơn Thứ Sử, thấp hơn Phòng Ngự Sứ.

– Vận Châu: Tên châu, địa hạt nằm ở vùng Đông Bắc bộ địa khu Hà Trạch (Sơn Đông ngày nay), Phủ lị nguyên ở Vạn An (nay thuộc Vận thành), đến đời Tống dời đến Tu Xương (nay thuộc Đông Bình)

– Đề hạt: Đời Tống ở các châu quận đặt chức quan này, chuyên quản lý thống lĩnh quân đội, huấn luyện dạy dỗ, truy bắt trộm cướp.

– Tịnh Hiên: Tác giả sách này tự xưng.

– Đẩu Ngưu: Chòm sao Đẩu và sao Ngưu trong nhị thập bát tú, ý của cả câu là chí khí cao ngưỡng thấu trời mây.

– Hạ Lan sơn: thông thường là chỉ ngọn núi cao ở vùng giáp giữa Tây Bắc - Ninh Hạ và Nội Mông. Ngọn núi chính nằm ở huyện Hạ Lan, Ninh Hạ. Nhưng ngọn núi nói ở đây lại chỉ một ngọn núi thuộc huyện Từ - Hà Bắc ngày nay, dài khoảng 10 km, gần với Thái Hành sơn.

– Tây Kinh câu lan: Tây Kinh, đời Tống lấy Lạc Dương gọi là Tây Kinh, còn nhà Liêu thì lấy Đại Đổng làm Tây Kinh. Câu lan: Đời Tống, Nguyên là chỉ nhà diễn kịch tuồng, sau này cũng là chỉ kĩ viện.

– Phác đao: Binh khí kiểu xưa, hẹp dài và có chuôi ngắn, sử dụng bằng hai tay.

– Nai nịt đầy đủ: Tức là mặc giáp đội mũ. "Toàn trang quán đái" tương đương với cách nói hiện nay là "Vũ trang tận răng” . Hồi sau thì nói là "Toàn thân nai nịt"

– Hoa Lưu: Tuấn mã màu đỏ.

– Tế. Tạ ơn thần linh.

– Uất Trì Công: Tức Uất Trì Cung (585 - 658), tự Kính Đức

– Khiêu chiến: thách đánh.

– Xiện: tội lỗi, sai lầm

– Hổ thẹn: Xấu hổ. Noãn: do xấu hổ khiến đỏ mặt.

– Yên: Mai một, không có danh tiếng.

– Tiêu Thái hậu (953 - 992): Tên là Xước, tự Yến Yến, hoàng hậu của Liêu Cảnh Tôn. Sau khi con là Gia Luật Long Tự lên ngôi, được tôn làm Thái Hậu, nắm quốc chính.

– Triệu Phổ: (922 - 992): Tự Tắc Bình, thời Hậu Châu làm mạc liêu của Triệu Khương Dẫn, vạch ra kế hoạch binh biến ở Trần Kiều, giúp đoạt chính quyền. Sau làm tể tướng, phong tước Ngụy Quốc Công.

– Phan Nhân Mĩ: Phan Mĩ (925 - 991) tên tự Chủng Tuần, người Đại Danh. Thời Tống sơ làm đại tướng, sau phụ trách phòng bị mặt Bắc.

– Lộ Châu: tên châu, địa hạt tương đương Trừng Tri, Võ Hương, Tương Viên, Thanh huyện, Lê thành, Đôn lưu Bình Thuận, Trường Tử, Hồ Quan thuộc tỉnh Sơn Tây ngày nay và địa khu nhϊếp huyện Hà Bắc.

– Dịch Châu: Tên châu, địa hạt tương đương Đông Nam bộ Sơn Tây ngày nay gồm: Thanh Thủy, Dương Thành, Tấn Thành, Cao Bình, Lăng Xuyên...

– Tê: Tặng, ban thưởng. Hồi sau "Tê" hiểu là "Giữ”

– "Quân mệnh triệu, bất sĩ giá nhi hành": Đó là lời của Khổng Tử trong "Luận ngữ”. Sĩ: Chờ đợi; Giá: Đóng ngựa cho xe.

– Lai: Tặng, cho.

– Chi: Chén rượu thời cổ có dung lượng 4 thăng.

– Thế Tông : Sài Vinh (921 - 959), người Kinh Châu - Long Cương, con nuôi Quách Uy. 954 lên nối ngôi Quách Uy. Lúc tại vị cải cách tiền tệ, phế bỏ chùa chiền tượng Phật, chỉnh đốn quân sự, khích lệ sản xuất nông nghiệp, mở rộng lãnh thổ, đặt nền móng thống nhất đất nước cho nhà Bắc Tống.

– Độ: Suy nghĩ, đánh giá.

– Cáo mệnh: Đế vương phong kiến dùng văn thư này để phong tặng, có cách thức cố định và con dấu chuyên dụng.

– Tiêu: Đả tiêu; lập đàn tụng kinh làm pháp sự.

– Trần Kiều: Trạm Trần Kiều, nay thuộc Khai Phong. Năm 959 CN, Hậu Chu điện tiền đô kiểm điểm Triệu Khương Dẫn phát động cuộc binh biến tại đây, lật đổ nhà Châu xưng đế, lập nên triều Tống.

– Hai câu "Tuyết dạ...": Triệu Khương Dẫn muốn củng cố sự thống trị của mình, đội tuyết ban đêm đến hỏi mưu thần Triệu Phổ, định kế trên yến tiệc dùng quan cao lộc hậu làm điều kiện giải trừ binh quyền của một loạt tướng lĩnh. Nên mới có câu: "Chén rượu giải binh quyền" lưu truyền.

– Quynh: Sáng láng.

– Chúc: Gửi gắm.

– Sách: Đỡ, khiêng

– Sai trì: Không chỉnh tề.

– Tôi: Chỉ dùng thuốc độc thoa lên trên hình cụ.

– Tâm thường dạng: lòng luôn luôn thấy bất mãn.

– Thâu trung: Biểu thị lòng trung.

– Mi: Dập tắt, tiêu trừ.

– Chuyện Du khoa Viên của triều trước: Lý Thế Dân đánh nhau với Vương Thế Sung tại Hà Nam. Một ngày nọ, bị một con "Chim phượng” hấp dẫn, đuổi theo và đυ.ng phải binh mã của Thế Sung. Thế Dân bắn chết đại tướng giặc là Yến Y. Đơn Hùng Tín đuổi Thế Dân chạy đến Ngũ hổ cốc khẩu, muốn gϊếŧ để báo thù. Lúc ấy Uất Trì Kính Đức đuổi đến, đánh chạy Đơn Hùng Tín. Thế Dân được cứu.

– Sản Mã: Là ngựa không có thắng yên. ở đây chữ Sản dùng như động từ, tức là cưỡi lên ngựa không yên.

– Khởi cư bia: Là tấm bia để thỉnh an vua. "Khởi cư” nguyên nghĩa là nghỉ ngơi, nói rộng ra là hỏi thăm, thỉnh an.

– Tào Bân (931 - 999): Tên tự là Quốc Hoa, người Chân Định Linh Thọ (nay thuộc Hà Bắc). Thời Tống Thái Tổ làm đô giám, tham gia diệt nhà Hậu Thục. Năm thứ 7 Khai Bảo (974) làm thống soái diệt Nam Đường. Năm tiếp thì phá thành Kim Lăng. Đầu triều vua Thái Tôn tham dự quyết sách diệt Bắc Hán. Quan làm đến Khu Mật sứ.

– Hoài Châu: Đất Bắc Ngụy, trị sở ở Dã Vương (nay thuộc thanh dương - Hà Nam). Bắc dựa núi Thái Hành, nam đến sông Hoàng Hà, là một yếu địa quân sự ở mặt Bắc của Lạc Dương.

– Long phi: Nói ví dụ việc đế vương hưng khởi hoặc lên ngôi.

– Lục hợp: Trên, dưới và Đông, Tây, Nam, Bắc, nói rộng ra chỉ gồm thiên hạ hoặc vũ trụ

– Thứ: Đến, dừng

– Tiểu khả: Tự xưng một cách khiêm tốn.

– Nha tướng: quan võ cấp thấp.

– Nguyên văn là Điệp: Là một khúc tường thành thấp một lồi một lõm.

– Sắc thư: Là chiếu thư mà hoàng đế xuống cho triều thần. Sắc, chiếu lệnh.

– Cản: Đòn gánh. Cản đao là một loại đại đao có cán dài. Ở hồi 16 gọi là "Đại cản đao”

– Hoàng Sào (? - 884): Người Tào Châu Oan Cú (nay là Sơn Đông - Hà Trạch), là lãnh tụ của khởi nghĩa nông dân cuối đời nhà Đường.

– Vương Ngạn Chương (863 - 923): Tên tự Hiền Minh, người Thọ Trương. Lúc trẻ tùng quân, theo Chu ôn đi đánh các nơi, nổi tiếng kiêu dũng, được hiệu là "Vương thiết thương” , quan phong Khai Quốc Hầu, Phó chiếu thảo sứ mặt Bắc, đánh với Nam Đường thua trận bị bắt gϊếŧ.

– Tiễn bác: Lột bỏ y phục, giày vớ, khiến cho lưng trần, chân trần.

– Tiễn: chân trần

– Thượng thủ: Thông thường quen chỉ vị trí bên trái. là Thượng thủ, bên phải là Hạ thủ.

– Yểm hữu: Chiếm cứ, sở hữu nguyên nghĩa là che phủ.

– Duy: là một trợ từ trong cách hành văn, không có nghĩa thực, đặt ở đầu câu hoặc giữa câu.

– Bế hạnh: người được sủng ái. Bế: sủng ái.

– Hà trâu: nơi xa xôi xó xỉnh. Hà: xa xôi; Trâu: xó xỉnh, chân núi

– Cấu trung: Phạm vi mà tên bắn tới được, ở đây ví như cạm bẫy hoặc tròng.

– Kích tiết: đánh nhịp, biểu thị sự đắc ý hoặc tán thưởng.

– Điều viễn: tức xa xôi. Điều: xa xôi, hẻo lánh.

– Tam biên: Vào đời Đường, U châu, Bính châu, Lương Châu là đất ở biên cương, gọi chung lại là tam biên. Sau cũng dùng để chỉ nghĩa rộng là đất nơi biên cương

– Ẩn kỉ: dựa vào ghế. Ẩn tức dựa tựa vào

– Nhâm quý thuộc Bắc: Học thuyết ngũ hành thời cổ lấy thiên can phối thuộc năm hướng: Giáp Ất là Đông, Bính Đinh là Nam, Mậu Kỉ là Trung ương, Canh Tân là Tây, Nhâm Quý là Bắc.

– Điếu dân: An ủi dân chúng phải chịu khổ. Điếu: Vỗ về an ủi .

– Xan: Thời xưa dùng bốn con ngựa kéo xe. Hai con ngựa đóng ở hai bên xe gọi là Xan.

– Dịch Châu: Trị sở ở huyện Dịch ngày nay, địa hạt tương đương trong trường thành ở phía Nam, An Tân, Mãn thành phía Bắc, Nam Cự, Mã Hà ở Tây thuộc tỉnh Hà Bắc ngày nay, là cửa vào của địa khu Hà Bắc. Thời Ngũ đại và đầu đời nhà Tống, thường phát sinh chiến tranh ác liệt với Khiết Đan tại đây.

– Trác Châu: Trị sở ở Phạm Dương (nay thuộc Hà Bắc Trác Châu), cảnh giới tương đương với Trác Châu, Hùng huyện và Cố An huyện ngày nay. Niên hiệu Ung Hy năm thứ 3 (986). Gia Luật Hưu Ca đánh bại Tào Bân ở đây.

– Định Châu: Trị sở ở huyện Định - Hà Bắc ngày nay, địa hạt tương đương Mãn thành ở Nam, An Quốc, Hiểu Dương ở Tây. Tỉnh Kinh, Cảo Thành, Hoạch Lộc là Bắc các địa khu nay thuộc Hà Bắc.

– Bài thơ này trích trong tập "Kỉ Hợi Tuế” của thi nhân cuối đời Đường là Tào Tùng, miêu tả sự ác liệt của chiến tranh. Tiều là người đốn củi, Tô là cắt cỏ. Nghĩa rộng của tiều tô là chỉ công việc nặng nhọc. Bằng có nghĩa là xin.

– Phúc đới chi nhân: Vốn là chỉ ân đức của đất trời nuôi dưỡng vạn vật, ở đây mượn dùng để chỉ ơn vua.

– Bại nữu: chiến bại. Nữu: chảy máu, chảy máu cam

– Toại Thành: Trị sở nằm ở phía Tây Từ thủy - Hà Bắc ngày nay. Tống Chân Tông Cảnh Đức nguyên niên (1004), Dương Diên Chiêu giữ thành này, quân Liêu vây đánh hơn trăm trận không hạ được, do đó còn được gọi là "Thiết Toại thành".

– Hám vi: tức là đứng nhìn quân Liêu bị vây. Vây: Chỉ giữ một góc thành.

– Ninh ngả chí nhân: Tự mình an ổn, để người ở bên ngoài đến quy thuận. Chí: thu phục.

– Địa dư: Thổ địa, đất.

– Võ Thắng quân tiết độ sứ: Võ thắng là tên đất, nay thuộc phía Đông Tứ Xuyên, hạ lưu sông Gia Lăng. Tiết độ sứ ở thời Tống chỉ là hàm tượng trưng, không có thật quyền.

– Khấu Chuẩn (961 - 1023): Tự là Bình Trọng, người Hoa châu Hạ Phong (nay là Thiểm Tây - Hoài Nam) xuất thân tiến sĩ, trải thờ Thái Tôn, Chơn Tôn hai triều, từng hai lần làm thừa tướng. Nhân Tôn truy phong Thái Quốc Công, Ích Trung Mẫn.

– Trần Đoàn (? - 989): Tự là Đồ Nam, người Chân Nguyên Bác Châu (nay thuộc Hà Nam Lộc Ấp), là đạo sĩ thời Ngũ Đại và đầu Tống.

– Trường Hưng: Niên hiệu của hậu Đường Minh Tông (năm 930 - 933 CN)

– Phục khí tịch cốc: phục khí nghĩa là phương pháp hô hấp dưỡng sinh. Tịch cốc: Không ăn hoặc về cơ bản là không ăn ngũ cốc. Đều là phương phấp tu luyện của Đạo giáo.

– Bồ (nguyên văn): tụ tập uống rượu.

– Nghiêm yên (nguyên văn): điển lễ tế trời vào mùa Đông.

– Man Mạch: Nghĩa rộng chỉ một số dân tộc khác ở biên giới. Man nguyên là chỉ dân tộc phía Nam thời xưa, Mạch: thời xưa dùng chỉ các dân tộc vùng Đông Bắc.

– Xuyên dương: Trong "Chiến quốc sách - Tây Chu" ghi: "Nước Sở có Dưỡng Do Cơ, bắn rất giỏi, cách trăm bước bắn lá cây liễu, bách phát bách trúng” thường dùng để hình dung sự thiện xạ.

– Tân ta bất dự. gần đây mắc bệnh vẫn chưa khỏi.

– Yết nô: cách gọi khinh miệt đối với các dân tộc ở biên giới phía Bắc. Yết là một chi của Hung nô, cư trú ở đất Đông Nam bộ Sơn Tây ngày nay.

– Hoàn Châu: Trị sở ở Sóc huyện Sơn Tây ngày nay, là một trong 16 Châu của Yên, Vân.

– Tân Thành: Tên huyện, thuộc Trác Châu.

– Kỷ Tín (? - 204 TCN): Người Triệu Thành (nay thuộc Sơn Tây Hồng Động), lúc Hán Sở tranh hùng là bộ tướng của Lưu Bang- Lưu Bang bị Hạng Vũ vây ở Mông Dương, tình thế nguy cấp. Kỷ Tín thuyết phục Lưu Bang, để ông giả làm Lưu Bang ngồi xe vàng ra hàng, Lưu Bang thừa cơ trốn thoát, Tín bị thiêu chết.

– Long xa pháp giá: Xe giá của hoàng đế, do sáu ngựa kéo, tổng cộng một xe là 36 cỗ.

– Di: Tặng, tặng cho.

– Phận định: Mệnh trời. Vận mệnh sắp sẵn.

– Chiêu thảo sứ. Tên quan. Đời Đường Tống thì chức này phần lớn là do các đại thần, tướng soái hoặc quân chính trưởng quan ở địa phương kiêm nhiệm, phụ trách việc chiêu hàng thảo phản.

– Phóng đối: Đối địch, thi thố.

– Huy: Hủy hoại, bại hoại.

– Thập ác đại bại nhật: Ngày không cát lợi nhất. Thời xưa dùng can chi ghi nhớ ngày, tháng, năm. Một số nhà toán số quy định một số loại can chi nào đó khi phối lại sẽ là thập ác đại bại nhật.

– Phương trượng: Phòng chủ trì của đền, chùa.

– Ưng: cho phép, tiếp thu lời thỉnh cầu.

– Vương Khâm: Nhân vật nguyên mẫu là Vương Khâm Nhược (962 - 1025), tên tự là Định Quốc, người Lâm Giang Quận Tân Dụ (nay là Giang Tây Tân Xa). Vốn tiến sĩ xuất thân, đầu đời Chơn Tôn giữ thức tham tri chính sự, nịnh nọt để được sủng ái, bài xích người hiền tài, quan làm đến chức Tả Bộc xạ, Bình Chương sự Là loại "nịnh thần" điển hình, trong truyện viết thành tên đại gian tế do Phiên cài vào Bắc Tống.

– Bát ti: tức tám phần hoặc tám sợi.

– Khuyết môn: Khuyết là một đài cao, một vật kiến trúc trước cung điện, trên đài có cửa lầu, giữa hai cửa lầu là Khuyết môn

– Đăng Văn cổ: Thời xưa đế vương muốn nghe được lời can của các quan hoặc oan tình, đặt trống ở ngoài triều đường, cho phép gióng trống lên kêu xin. Phong tục này bắt đầu từ đời Tấn. Đời Đường ở Trường An và Lạc Dương đều có đặt Đăng văn cổ. Đời Tống Chân Tông có đặt Đăng Văn Cổ viện.

– Tiêu y can thực: nghĩa là trời chưa sáng đã dậy mặc áo đến khuya mới ăn cơm, dùng để hình dung việc siêng năng với chính sự. CAN : trời tối .

– Tức: gần đến, tiếp cận.

– Tự hoại trường thành: Theo điển cố, nam triều Tống đại tướng là Đàn Đạo Tế (? - 436) lập nhiều chiến công, được phong làm Tư không, uy danh lừng lẫy, Tống Văn Đế sợ sau này sẽ khó mà khống chế được, quyết định gϊếŧ đi. Khi bị bắt, Đạo Tế vứt khăn đội đầu xuống đất nói: "Đó là tự hoại vạn lý trường thành của ngươi vậy".

– Phá sào bất lưu nguyên noãn: tổ đã vỡ thì trứng đâu được lành: Điển cố, Khổng Dung (153 - 208) có hai người con khoảng tám, chín tuổi. Khi ông bị Tào Tháo bắn chết, nói với người đến bắt rằng: "Tội lỗi chỉ ở thân ta, có thể tha hai con ta đã toàn mạng không?” Hai đứa con nói: "Cha có bao giờ thấy tổ bị vỡ mà trứng còn nguyên không?” Tiếp đến hai người cũng bị bắt gϊếŧ.

– Ngụy khuyết: Cửa khuyết ở ngoài cung môn, thời cổ đại là nơi dùng để công bố pháp lệnh, sau dùng để chỉ triều đình. "Ngụy" đồng với Ngụy nghĩa là to lớn.

– Khôn ngoại chi sự: Ý chỉ thống quân tác chiến ở bên ngoài. Khốn: đồng nghĩa quách môn, quốc môn.

– Trước lạc: Giao cho.

– Phúc: Thẩm xét, xem lại.

– Đảng ác: kéo bè cánh làm ác.

– Tư hi: chốc lát, tạm thời.

– Đương quỳ: Đảm nhiệm chức tể tướng; Quỳ nguyên nghĩa là đo lường, dẫn dùng để chỉ việc trù hoạch, quản lý. Tể tướng quản lý trăm việc, do đó đem chức đó gọi là Quỳ.

– Yển võ tu văn: nghĩa là dập tắt việc binh đao, chỉnh lý việc văn giáo. Tống triều cường điệu việc Yển võ tu văn không hợp thời, biến thành một triều đại hèn yếu kéo dài nhất trong lịch sử, rốt cuộc hai triều Tống bị Kim, Nguyên diệt.

– Trung ngoại: Trung ương và địa phương, cũng để chỉ trong, ngoài cung đình.

– Phế tê vô cập: Nghĩa đen là Tự cắn rốn của mình cũng không kịp, dùng để chỉ việc sẽ hối hận không kịp, điển trong sách "Tả truyện. Trang công lục niên".

– Gián khoát: Xa cách, không ở chung một nơi.

– Thần khí: Ngôi vua.

– Trung cung: Hoàng hậu.

– Thiết khoán: Đế vương ban tứ cho công thần cho phép đời đời được hưởng một loại đặc quyền nào đó, dùng sắt mà làm, chia làm hai đoạn, trái ban cho công thần, phải cất vào nội phủ. Nếu như công thần hoặc người đời sau của họ phạm tội, lấy vật này hợp nghiệm, sẽ suy nghĩ lại công lao và xá giảm cho tội mắc phải.

– Trung quan: Hoạn quan, thái giám.

– Đích thực: Xác thật, chính xác.

– Hội lạp: Theo mặt chữ thì nghĩa là hội họp săn bắn, nhưng trên thực tế là chỉ đánh nhau.

– Thể thám: Thể sát thám thính. Hồi thứ 25 có câu "Thể vân tin tức lệnh huynh"

– Tam quan: Tức Ngõa Kiều quan, Ích Tân quan và Cao Dương quan (Thảo Kiều quan). Lại có thuyết nói đó là Ngõa Kiều quan, Ích Tân quan và Ức Khẩu quan.

– Tuần kiểm: tên một chức quan. Đời Tống ở kinh sư phủ giới Đông Tây hai lộ đều đặt mỗi nơi hai người Đô đồng tuần kiểm, bốn mặt kinh thành mỗi nơi đặt một người giữ chức tuần kiểm, tất cả là tám người. Lại ở ven biên giới và ven biển, sống đặt chức Đô tuần kiểm và tuần kiểm, phụ trách huấn luyện giáp binh, tuần tra châu ấp. Ban đầu chức quyền rất lớn, sau do đặt ra qua nhiều nên chức quyền từ từ nhỏ lại, chịu sự tiết chế của thủ lệnh châu huyện sở tại.

– Phong hậu: Đài phong hỏa, thời xưa nơi biên cương dùng khói lửa đốt lên ngày đêm để báo tin có giặc, đó là một cái ụ đất; Hậu: là ụ đất thời xưa đắp cao dùng để trông sang đất giặc.

– Tiêu tương: Tuấn mã.

– Kiệt: Bia đá

– Hủy đồi sơ sái: hủy đồi nghĩa là (Ngựa) mệt bệnh. Đồi: đồng nghĩa với. Sái: khỏi bệnh.

– Biểu: tiếng địa phương, nghĩa là theo đầu người hoặc là chia theo phần.

– Kịch: Mạnh, lợi hại.

– Hiềm: Lừa gạt, dụ dỗ gạt lấy.

– Ninh mại: Nhẫn nại.

– Đầu đà: Tăng khổ hạnh, nghĩa rộng chỉ gồm tăng chúng.

– Thể vấn: Đích thân dò hỏi. Ở hồi thứ 27, dùng từ "Thể phỏng”

– Cơ giam: Giấu kín việc cơ mật. Giam: Phong kín, giấu kín.

– Quẻ Lục Nhâm: Một loại thuật bói toán của người xưa

– Hoa hồng: Nguyên nghĩa là dùng để biểu thị loại kim hoa, gấm đỏ dùng cho việc vui mừng, sau dùng rộng ra để chỉ tài vật dùng để khao thưởng.

– Huy: Hủy, hủy hoại.

– Thiên sứ: Sứ giả của hoàng đế.

– Tán đán: Tiêu diêu tự tại, buông tuồng phóng túng.

– Thanh thông: Rêu cỏ xanh biếc.

– Đích: đích xác. Viết "Đích thị” nghĩa là đúng như vậy.

– Cảo nhai chi trụ: Đem ra chợ, chém đầu thị chúng. Cảo nhai cũng viết là Hạo nhai, là một tên đường ở Trường An thời Hán, các phủ đệ để tiếp đón các tộc quân trưởng hoặc sứ giả đều nằm trên con đường này..

– Trình: Vò, bình đựng rượu.

– Trịnh Châu: Tên Châu, đất Tùy, nay thuộc thành phố Trịnh Châu - Hà Nam.

– Cô thuế: Thuế rượu.

– Ngụy phủ đồng đài: Tức là Đài Đổng Tước nổi tiếng. Vào năm thứ 15 niên hiệu Kiến An thời Đông Hán (năm 210CN). Sau khi Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu liền dựng đài Đổng Tước ở Nghiệp thành (nay thuộc Lâm Chương - Hà Bắc), đài cao 10 trượng, xung quanh điện ốc 120 gian, nơi đỉnh lầu đặt một con chim sẻ bằng đồng rất lớn, giương cánh như sắp bay lên.

– Thời tạo túc tương: Nước tương được làm từ gạo bắp.

– Chuyện Hán Cao Tổ ở Bạch Đăng: Núi Bạch Đăng, nay ở Đại Đông - Sơn Tây, Lưu Bang từng bị quân Hưng nô vây nhốt ở đây. Lưu Bang sai người tặng Ư thị cho vua Hung Nô làm vợ. Bảy ngày sau, kị binh Hung Nô hơi lui, Lưu Bang nhân lúc sương mù thoát vây.

– Kệ: Một thể loại sáng tác của kinh Phật. Thường có bốn câu, mỗi câu có số chữ chỉnh tề.

– Công quả: Chỉ các việc niệm kinh, lễ Phật.

– Bạch kim: Bạc.

– Tẩm giải: Từ từ buông thả. Tẩm: từ từ, dần dần.

– Khiên kỳ: Nhổ cờ

– Lữ khách: Lữ Động Tân, là một trong Bát tiên theo truyền thuyết. Sách này viết ông ta cố ý hạ phàm trợ giúp nước Liêu. Xuân Nham là tinh cây Xuân được Lữ thu làm đồ đệ lệnh xuống U Châu trước.

– Tiên Ti quốc: Tộc người Tiên Ti kiến lập chính quyền ở địa khu Hoa Bắc và Tây Bắc.

– Tân La quốc: Nước cũ trên bán đảo Triều Tiên.

– Hắc Thủy quốc: Nay thuộc về một dãi đất Hắc Long Giang. Lúc ấy là chính quyền của tộc Nữ Chân.

– Tây Hạ quốc: tức là triều đại Đại Hạ do Đảng Hạng Khương Lí Nguyên Hạo kiến lập (1038-1227). Quốc đô ở phủ Hưng Khánh (nay là Ngân Xuyên-Ninh Hạ), Thiểm Bắc, Cam Túc, Thanh Hải và một bộ phận địa khu Nội Mông- Phát sinh chiến tranh nhiều lần với Tống, Liêu, Kim, sau bị Mông Cổ diệt mất.

– Lưu Sa quốc: Thời cổ đại, dùng chỉ đại khu ở sa mạc Tây Bắc.

– Tam thiên thế giới: Tức là tam thiên đại thiên thế giới

– Thất thập thiên môn: Tức Thất thập nhị thiên môn trận.

– Lê Sơn lão mẫu: Hay là Li sơn lão mẫu, là tên một nữ tiên trong thần thoại.

– Huyền Đế: Huyền Võ, dân gian gọi là “Chơn Võ", là thần ở phương Bắc trong thần thoại cổ đại.

– Nguyệt Bột tinh: Sao chổi, sao băng.

– Qua: Gõ (trống), đánh (trống)

– A La Hán: gọi tắt là La hán.

– Tầm dạ: Suốt đêm.

– Ưu ốc: Sâu nặng. Ốc: dày, nặng.

– Đẩu trướng: trướng nhỏ "Đẩu" dùng để hình dung việc nhỏ bé của màn trướng.

– Tranh hành: Thử tài cao thấp.

– Ỷ Không Động: Ỷ: Dựa vào, xem trọng. Không Động: Tên núi, nay thuộc Bình Lương Cam Túc. Theo truyền thuyết vua Hoàng Đế đi về hướng Tây, từng lên núi này, ở đây dùng để ví là có thể dựa vào Dương Tông Bảo.

– Ngày can chi tương sinh: Thời cổ đại dùng can chi để ghi ngày, mỗi 60 ngày là một vòng tuần hoàn trở lại. Sau này các nhà tinh mệnh đem 60 Giáp Tý chia thành thuộc ngũ hành Kim, Mộc , Thủy, Hỏa, Thổ. Như thế hình thành trong 60 ngày có mối quan hệ đối ứng tương sinh tương khắc.

– Hội Cai: Hội chiến Cai Hạ. Cai Hạ: địa danh, nay thuộc An Huy Linh Bích đông nam, thời Hán Sở tương tranh, Hán tướng Hàn Tín vây đánh Hạng Vũ ở đây cuối cùng đánh bại Hạng Vũ.

– Chung Hán: Hán Chung Li, là một trong Bát tiên, theo truyền thuyết dân gian. Sách này viết ông ta cố ý hạ phàm, trợ giúp Tống triều đại phá Thiên môn trận.

– Quy y: Chân thành tin theo và thờ phụng đạo Phật hoặc các tôn giáo khác.

– Không thông: gấp gáp, vội vã.

– Khắc nhật: Ngày ước định hoặc hạn định. Khắc: cũng có nghĩa là thời khắc.

– Hàn Nguyên soái: Hàn Tín (? - 196 TCN), người Hoài âm cuối đời nhà Tần, lúc đầu theo Hạng Vũ, sau về với Lưu Bang, Bang phong làm đại tướng.

– Pháp vật: Vật khí mà đội nghi trượng của vua dùng, bao gồm cờ, xí, nhạc khí, xa giá...

– Hỏa tiễn: Đầu mũi tên có gắn đồ dẫn lửa, đốt lên bắn vào kẻ địch.

– Triệu Huyền Đàn: Thần tài được Đạo giáo tin thờ, còn gọi là Triệu Công nguyên soái.

– Quan Nguyên soái: tức Quan Vũ, là đại tướng nhà Thục Hán thời Tam quốc, bị phật giáo thần hóa, tôn xưng là Quan Công, Quan Đế, đạo giáo cũng thờ làm thần. Các nguyên soái Hân, Khang, Vương, Mã ở dưới đều là những thần tướng được đạo giáo thờ phụng.

– Hán, Châu: là chỉ Hậu Hán (947-950) và Hậu Châu (951-960) thời Ngũ Đại.

– Tường: Gϊếŧ hại, tàn sát

– Phong đích: Chỉ lưỡi dao và đầu mũi tên, nói rộng ra là chỉ binh khí, cũng dùng để ví dụ về chiến tranh.

– Hàm Bình: Niên hiệu đầu tiên khi Tống Chơn Tông ở ngôi (998-1003) HUÂN: hôn ám, đen tối.

– Khổn ngoại: Chuyện ngoài cửa, chỉ tướng soái thống lĩnh ở bên ngoài.

– Tấn triều: Chỉ nhà Hậu Tấn (936 - 947) được kiến lập bởi Thạch Kính Đường (892 - 942). Thạch vào năm thứ ba, niên hiệu Thanh Thái (936) dẫn quân Khiết Đan diệt nhà Hậu Đường, chịu Khiết Đan phong cho làm Tấn đế, cắt đất của 19 Châu Yên, Vân cho Khiết Đan, hàng năm cống 30 vạn tấm gấm lụa, xưng hô Khiết Đan là hoàng đế cha, tự xưng là hoàng đế con.

– Khiển quyến: Lưu luyến, không nỡ rời xa.

– Hào: Sông bảo vệ thành.

– Phong doanh: Phong mộ, thêm đất lên mộ phần, biểu thị thân lễ cho người chết. Hồi thứ 45 có câu "Duy trúc phong phần".

– Xiết tựu: nghĩa là kéo lấy vai. Ví dụ cho việc cản trở, phiền nhiễu.

– Đan thực: tức dùng rá đựng cơm (Ủy lạo). Đan: Đồ đựng cơm hình tròn đan bằng tre.

– Đặc kỵ: Một mình một ngựa. Đặc: đơn độc, một mình.

– Sao nhân: Người lái thuyền, tiêu công.

– Trạo: mái chèo, chèo (thuyền)

– Lai tư: Thư lại, quan lại nhỏ, cũng gọi là tư lại.

– Toái quát lăng trì: Quát nghĩa là róc thịt khỏi xương;

– Lăng trì: một hình phạt tàn bạo thời cổ đại, trước tiên tùng xẻo các chi và cơ thể của phạm nhân, sau đó cắt đứt cổ họng.

– Thiên Hy: Niên hiệu thứ tư đời Tống Chơn Tông (1017 - 1021)

– Đô Giám: gọi tắt của chức Binh mã đô giám thời Tống. Đô giám của các Châu, Phủ chưởng quản việc đồn trú, huấn luyện, khí giới khôi giáp sai khiến... quân đội của thành.

– Sinh nghiệp: Kinh doanh, sản xuất.

– Trữ: Biểu thị, biểu hiện.

– Chinh hồng kỉ tự: Vài hàng nhạn bay.

– Tôn lôi: Chai đựng rượu lớn nhỏ. Lôi: Chai lớn.

– Quynh ngoại: Ngoài cửa. Quynh: nghĩa là then hoặc móc để đóng cửa từ bên ngoài.

– Tiên: Lên tiên, tạ thế, chất.

– Ma: Tiếp xúc, đυ.ng phải.

– Kỳ đẩu: Hoạt động mê tín như cúng, cầu khẩn sao Bắc đẩu để nhương giải tai nạn.

– Nhϊếp lí: Cùng nhau xử lí việc nước. Nhϊếp: có nghĩa là điều hòa.

– Đạt Đạt: tức Thát Đát, nguyên là một bộ lạc dưới sự thống trị của Đột Quyết, sau bị Mông Cổ diệt. Nhưng từ “Thát Đát” dần được dùng để chỉ xưng Mông Cổ. Từ “Thát Đát” nghĩa rộng là dùng để chỉ các dị tộc ở phương Bắc Trung Quốc.

– Hán Tấn: Chỉ Hậu Hán (947 - 950) và Hậu Tấn (936 - 947) thời Ngữ Đại.

– Khương Chi: Thời cổ đại cư trú ở Thiểm Tây, Cam Túc, Thanh Hải và Tứ Xuyên một dãi đất đó. Tộc Khương và thời gian từ Đông Tấn tới Bắc Tống, từng kiến lập qua các chính quyền Hậu Tần, Tây Hạ. Sau dần dần bị Hán tộc và các dân tộc khác đồng hóa. Đệ Tộc vào đời Tấn từng thành lập qua các chính quyền Tiền Tần, Hậu Lương... Sau đó tiếp thu văn hóa của Hán tộc rồi nói tiếng Hán, theo họ người Hán.

– Nhất mệnh tu du: Chết trong chốc lát. Tu du: thời gian rất ngắn.

– Thân tùng thể tiện: Người nhẹ cơ thể tiện lợi, cơ thể linh hoạt.

– Ý: Che đậy, che giấu. Ý thảo phùng: bị cỏ dại che lấp.

– Mạnh Thường quân: Họ Điền tên văn, là quý tộc nước Tề thời Chiến quốc, được tập ấm phong ấp của cha ở đất Tiết, xưng Tiết công, hiệu Mạnh Thường Quân, từng giữ chức tướng quốc, thực khách nhiều đến 3000 người. Ông ta có một dạo vào Tần làm tướng quốc, bị nhốt lại. Trong đám thực khách có kẻ trộm chó, đêm xuống vào cung Tần trộm áo lông cáo trắng, dâng cho sủng cơ của vua Tần, nên được tha, Tần vương sau khi hối lại, sai người đuổi theo, đi gần đến Hàm cốc quan, phép của ải này là gà gáy mới được đi, trong đám thực khách có kẻ giả được tiếng gà gáy, khiến cho các con gà khác đồng loạt gáy theo. Mạnh Thường Quân mới thoát khỏi cửa quan trốn đi.

– Tả trắc: Khoảng, gần đến. Cũng còn nói là Tả cận.

– Thượng vị nạp hôn: Còn chưa hôn phối. Các cô gái thời xưa nếu không có chồng, đều gọi là quả phụ.

– Hoa: Đồng nghĩa với bông hoa.

– Cai tâm: trung tâm chiến trường.

– Định Trung Nguyên: khiến Trung Nguyên được an định.

– Đảo tiền chinh: Chỉ con ngựa chiến của Đơn Dương công chúa ngã ra đất. Chinh: ngựa chiến.

– Tự kinh câu độc: Tự treo cổ tự sát bên mương rãnh. Tự kinh: tức tự ải (treo cổ).

– Nạp khoản: Quy thuận, hàng phục.

– Hoài nhu viễn chân: Chiêu mộ vỗ về người nơi biên viễn. Hoài nhu: trước kia quen dùng để chính sách lung lạc dụ hoặc các dân tộc khác.

– Vận trù toán duy trướng: Tức là thành ngữ "Vận trù duy trướng", chỉ sự hoạch định mưu lược chinh phạt ở trong trướng. Duy trướng: Màn trướng dùng trong quân đội.

– Tỳ hưu: một loại mãnh thú thời cổ đại theo truyền thuyết, quen được dùng để chỉ sự uy mãnh của quân đội

– Dương liễu chi ca thanh: Hán Nhạc phủ có bài từ "Chiết Dương Liễu” hoặc "Dương Liễu chi”, văn nhân đời sau phỏng theo đó sáng tác, nội dung phần lớn là vịnh cây liễu để bày tỏ tâm sự.

– Xao kim án chi hướng đẵng: khi khải hoàn đoàn quân ca hát vỗ nhạc ngựa kèm theo nhịp.

– Ư hý: Đổng nghĩa "Minh hô", một thán từ trong văn ngôn.

– Hưu minh: Hưng thịnh tốt đẹp.

– Chinh phục phương Nam: Chỉ sau này Dương Văn Quảng bình định Nùng Trí Cao.

Hết.