Gã nhanh chóng nhận rõ hai vấn đề: Thứ nhất, gã không mang trường kiếm bên mình, lúc gã trúng độc, thanh gươm đã bị bỏ lại tại chỗ, giờ chắc hẳn nó đang được Hoa Hương Lăng giữ hộ, gã còn chưa giải quyết xong chuyện binh khí tuỳ thân, rủi tay không mà đυ.ng độ vào trường kiếm của bạch y kiếm khách, chỉ có đường chết! Thứ nhì, làm sao vào sát gần mấy cỗ xe, mở rương ra xem mà không bị bạch y kiếm khách phát giác.
Chính lúc gã còn đang suy nghĩ, đoàn xe ngựa cũng đã tiến sâu vào thôn xóm.
Để tránh gây sự chú ý nơi bạch y kiếm khách, gã vội vã vào một nhà trong xóm, vờ xin nước giải khát.
Trong nhà có đứa bé trai rất sởi lởi, đã đem ngay đến cho gã một bát nước to.
Cao Phong uống hết nửa bát nước, đặt bát xuống, nhỏ giọng hỏi đứa bé:
- Cậu nhỏ nè, làm ơn cho hỏi, gần đây có lò thợ rèn nào không?
Đưá bé cỡ sáu bẩy tuổi, niên kỷ tuy còn non nhưng miệng lưỡi khá lớn, đã cất cao giọng trả lời:
- Thợ rèn? Đầu mé tây xóm này có lò rèn của lão họ Lý!
Rồi nó còn giơ ngón tay chỉ chỏ.
Nhìn theo hướng nó chỉ, Cao Phong chả thấy lão họ Lý đâu, thấy ngay tên bạch y kiếm khách!
Tên bạch y kiếm khách nọ chẳng biết đã lén lút, vô thanh vô tức đến gần từ hồi nào!
Trong lòng phát sợ, mặt Cao Phong thoáng kinh ngạc, gã chợt nhận ra rằng, đứng trước tên bạch y kiếm khách, cả hai tay đều trống không, gã thật chẳng khác một con mồi đang bị người ta săn đuổi, gã căn bản không một chút sức lực nào hòng đối phó.
Tên bạch y kiếm khách mặt thoáng sa sầm, lom lom dòm Cao Phong, hỏi:
- Ngươi chẳng chịu hỏi đường sao? Cớ gì lại muốn tìm lò rèn?
Cao Phong quay mặt, không dám nhìn vào ánh mắt hắn, đáp:
- Tại hạ một thân một mình rong ruổi trên quan đạo, trong lòng vốn chẳng yên, rủi gặp giặc cướp, trong tay không một tấc sắt, thì biết làm sao? Ông thấy thế có đúng không?
Bạch y kiếm khách mặt chẳng chút biểu tình, nói:
- Thì ra ngươi đang tìm một món võ khí phòng thân.
Cao Phong gật đầu.
Bạch y kiếm khách hỏi:
- Ngươi nhất định là một tay sử kiếm!
Cao Phong hơi là lạ:
- Sao các hạ biết?
Bạch y kiếm khách nói gằn từng chữ một:
- Chính ánh mắt ngươi đã báo ta hay!
Cao Phong cũng cười:-
- Thì ra là mắt tôi đã bán đứng tôi rồi!
Bạch y kiếm khách cười góp theo, nhưng trong nụ cười có thoáng chút lạnh lẽo:
- Ta thích gặp những kẻ dụng kiếm, ta hi vọng mình sẽ không là đối thủ của nhau.
Hắn nói xong, quay gót đi về chỗ đoàn ngưạ xe.
o O o
Lò rèn cuả lão họ Lý quả nhiên ở tuốt về mé cực tây của xóm đó.
Lão Lý này nhác trông thấy Cao Phong đang rảo bước tiến đến, biết ngay có món bở, bèn hỏi:
- Xin hỏi công tử tìm đến có chuyện chi?
Cao Phong đáp:
- Mua một thanh trường kiếm.
Lý lão đầu hỏi:
- Trường kiếm thế nào, dài bao nhiêu, nặng nhiều ít?
Cao Phong đáp:
- Dài ba xích bẩy phân, nặng cỡ mười cân!
Lý lão đầu bỗng mỉm cười vui vẻ.
Cao Phong hỏi:
- Tại sao lão tiên sanh cười?
Lý lão đầu nói:
- Xin công tử chờ cho một chút!
Lão đi vô mé sau lò rèn, được một lát, đã trở ra với một thanh trường kiếm trên tay.
Nhìn thoáng qua cây kiếm, Cao Phong thiệt hết sức vui mừng, loại kiếm này đích thực thứ mà gã ưa chuộng nhất, nhưng sờ tay vào túi, nét hân hoan vưà hiện trên mặt vụt khựng lại.
Lý lão đầu cũng không cười, bảo Cao Phong:
- Nếu công tử không mang theo tiền, xin cứ tuỳ tiện sao cũng được, lão đây không bán chịu!
Cao Phong lại sờ vào ngang thắt lưng, tay chạm vào một khối ngọc, đấy là món quà làm tin của Hoa Hương Lăng trao tặng cho, gã bèn móc nó ra, đưa lão thợ rèn.
Lý lão đầu nhìn tới nhìn lui khối ngọc, mặt lão ngẩn ra:
- Món đồ này thiệt rất quý giá, lão đây ....
Cao Phong bảo:
- Khối ngọc này tạm đưa ra làm vật thế chấp, mai mốt, tôi sẽ đem bạc đến chuộc nó về.
Gã nói xong, cầm thanh trường kiếm, bỏ đi.
Nhìn bóng Cao Phong đi xa dần, lão họ Lý lắc đầu, lầm thầm:
- Khối ngọc này trị giá hai ngàn lượng, ông chẳng ngại ngần gì mà đưa ngay cho lão, khiến tự lão đây cũng nảy sanh chút đỉnh e ngại!
--- Xem tiếp chương 125 ---