Nhu Phong

Chương 17

“Ta đây quả là kỳ tài bậc nhất… Trước giờ cứ chờ đêm xuống mới ra bãi tha ma tìm người cõi âm, mà không có dương bạt thì tìm được nhiều mấy cũng chết sạch!” PhápTuân vừa tập tễnh kéo Trương Thúy Nga vào nhà vừa luôn miệng huyên thuyên, “Sao ta đây lại là kỳ tài thế chứ, lại tựnhiên nảy ý đi tìm chúng vào ban ngày?!”

Lão nới dây thả người đang treo trên xà nhà xuống, đặt lên giường. Khuôn mặt trắng bệch kia được lật lại, chỉ thấy hai mắt nhắm nghiền, hàm răng nghiến chặt. Pháp Tuân vỗ vỗ gò má lạnh cứng của chàng, tán thưởng: “Mồi này ngon quá nhỉ!Chưa cần nửa ngày đã câu tới dương bạt rồi.” Hàm răng lão thiếu mất mấy cái, nói chuyện bị lùa gió, lúc nhắc đến “dương bạt” thì hết sức đắc ý, thanh điệu chợt kéo vυ't lên cao.

Trương Thúy Nga khan giọng hỏi: “Đạo sĩ thối, cái thây ta nuôi này, sao không cử động nói năng nữa hả?”

Pháp Tuân nghe ra nàng chẳng biết gì nên dương dương đắc ý: “Đây là “chú định thi” đông kết thây sống do bổn thiên sư độc chế. Nó trúng chú thuật này rồi thì đừng mơ ngọ nguậy hay mở miệng, mà lợi hại nhất là cũng không biến thây ma được luôn.”

Lão nghiêng qua một bên khạc đờm, lắc đầu chê: “Chậc, cái bọn người cõi âm này mà biến thây ma rồi là chẳng khác gì mấy con ả qua tay đàn ông. Số lần biến càng nhiều thì càng giống giày ráchthối hoắc, chẳng đáng một xu!”

Lão quăng cho Trương Thúy Nga một ánh mắt thô tục: “Bão Kê nương nương, mi thấy đúng chứ?”

Bão Kê nương nương cười hắt ra, ngạo mạn bật lại: “Giày rách có niềm vui của giày rách, cái ngữ trai tân năm mươi năm già khú như lão làm sao hiểu nổi.” Nàng liếc qua bên giường, “Cái thây ta nuôi này ngàn năm khó gặp. Lão mà làm hỏng thì không yên với ta đâu!” Nàng đã chầm chậm dịch tới bên tường, tựa lưng ngồi dậy, hai tay vẫn bị trói ngoặt ra sau, hai chân cũng bị cột chặt.

“Ngàn năm khó gặp? Ha!” Pháp Tuân tỏ vẻ xem thường ranh con chưa biết mùi đời, “Mặt mũi ừ thì đẹp đấy, nhưng rốt cuộc vẫn là thằng mù! Ta mài mò tìm hiểu người cõi âm hơn chục năm nay, gặp cả đống đứa có phẩm tướng tốt hơn nó nhiều! Thứ điếm thúi như mi thì thấy được bao nhiêu mà bày đặt lên mặt!”

Pháp Tuân giơ tay giải trừ dây phép đang trói Lý Nhu Phong, tức giận mắng: “Con tiện nhân mi mà không ép ta hạ ấn tỉnh thi cho lão Long, thì còn lâu ta mới thèm xài tới thằng mù rục thây này!”

Ấn tỉnh thi quá mức độc hại, một khi đã hạ xuống, Long viên ngoại sẽ mất trí triệt để, hoàn toàn không thể khôi phục lại bình thường. Trương Thúy Nga lờ mờ đoán ra Pháp Tuân muốn

làm gì, vừa ngước mắt, đã thấy sợi thừng sần sùi đang rút khỏi bả vai và hai bên sườn Lý Nhu Phong, để lại cả mảng máu thịt nát bấy.

Lý Nhu Phong vẫn nhắm chặt mắt, hàng mi đen run rẩy, trên làn da trắng bệch lấm tấm mồ hôi.

Trương Thúy Nga dựa sát tường, hai tay bắt sau lưng từ từ dịch chuyển túi vải nhỏ bên hông.

“Tiểu vương gia phải làm quỷ lâu vậy, nhất định rất muốn lại được ngắm nhìn nhân gian này lần nữa.” Pháp Tuân vừa rút dây phép, vừa lải nhải như mụ già lắm điều, giọng điệu đầy oán độc, “Lão Long tuy hơi già đấy, nhưng thân thể vẫn còn lành lặn, ít nhất là muốn làm sao thì làm. Chứ nhập vào thân thằng mù này thì còn nhìn ngó gì được! Thứ tiện nhân mi mà không phải dương bạt là ta đã bằm thây vạn đoạn ngay luôn rồi!”

“Tiểu vương gia lão nói là con trưởng của Tiêu Yên à?”

“Hừ!” Pháp Tuân nhổ toẹt một bãi, mắng, “Tiêu Yên chết tiệt có mắt không tròng! Nó phải đoạn tử tuyệt tôn, chết sạch sành sanh mới đúng!” Lão cười toe toét để hở cả hàm răng gió lùa, “Ta đây là chọn con trưởng của Ngô vương. Sắp tới ta mà giúp tiểu vương gia sống lại thật thì còn lo gì không thể làm vương sư của Ngô vương?”

Lão cười khùng khục, âm hiểm đến đáng sợ, còn dọa bay cả lũ quạ đang đậu trên mái hiên.

“Tới chừng đó, lão già ngụy quân tử Thông Minh kia thì tính là gì! Còn không phải ngoan ngoãn quỳ dưới chân ta, gọi ta hai tiếng thiên sư sao!” Lão vẫy tay, “Ta muốn lão ta rửa chân cho ta!”

Trương Thúy Nga nghĩ bụng, kẻ này mong làm vương sư đến mức tẩu hỏa nhập ma rồi. Trước kia Ngô vương Tiêu Tử An quả có một đứa con trai độc nhất, nhưng lớn được chừng mười mấy tuổi thì năm ngoái đột ngột qua đời. Gã ngờ là Tiêu Yên gây ra, cho nên ngay sau thắng lợi đã gϊếŧ sạch cả nhà Tiêu Yên.

Bóng đêm ngoài cửa sổ cứ sâu dần, âm khí càng lúc càng nồng đậm. Quanh con đê không biết có bao nhiêu âm hồn bắt đầu rục rịch trỗi dậy.

Trương Thúy Nga cười khẩy: “Lão giúp tiểu vương gia sống lại thì sao? Trong thân thể kia, lẽ nào vẫn chảy huyết thống của Tiêu Tử An? Ta không ngại nói cho lão biết, kẻ này tên Tiêu Tai, là em ruột Tiêu Yên. Lão đưa hắn đến bên Ngô vương, lỡ đâu hắn sinh được con trai kế thừa vương vị, vậy chẳng phải thiên hạ của Ngô vương đều lọt hết vào tay phe Trừng vương à!”

Lời này lập tức chọc trúng băn khoăn của PhápTuân, làm lão đang lom khom vẽ trận đồ dưới đất nhất thời sững lại. Song lão nghĩ tới nghĩ lui, Tiêu Yên lấy đâu ra em ruột! Còn tên Tiêu Tai? Hao tài tiêu tai, đốt tiền giải hạn chắc? Rõ ràng là con nhãi này bịa chuyện! Lão tức giận vểnh râu, nhảy chồm tới tát bôm bốp lên mặt Trương Thúy Nga, mắng: “Con điếm hạ tiện! Còn dám gạt ta!”

Trương Thúy Nga mỉa mai: “Biết đâu là thật?”

Pháp Tuân giậm chân nạt: “Bổn thiên sư sẽ đổi qua thân đứa khác! Mi tưởng ta cứ dùng thằng mù này mãi à?!”

Lão chợt phát hiện hai tay Trương Thúy Nga bị trói sau lưng đang động đậy, bèn đẩy nàng đến giữa phòng cạy mở tay ra. Chỉ thấy trong lòng bàn tay nàng nắm chặt một con rết đầu đỏ. Pháp Tuân giật ngay lấy con rết, bứt thành mấy đoạn ném xuống đất, vừa đạp giày cỏ lên nghiền nát, vừa văng nước bọt thóa mạ: “Con điếm nhà mi! Ta mà không cần dương bạt duy trì mạng của tiểu vương gia thì đã băm xác mi cho lừa ăn rồi!”

Pháp Tuân hậm hực xoay người, đột nhiên cảm giác nơi tim lạnh thấu. Cúi đầu nhìn, trước ngực là mũi kiếm gỗ đào đã xuyên qua cả tấc, nhỏ máu thẫm đỏ.

Lão mơ hồ nghe thấy Bão Kê nương nương bám sát bên tai thì thào, rót xuống thứ giọng dèn dẹt, không chút độ ấm, như sợi âm phong mỏng mảnh lọt vào tai.

“Ta cứ muốn tên người cõi âm này, cứ muốn phần hồn này đấy. Đừng nói là hồn của tiểu vương gia, có đem đổi thành hồn của lão thiên vương thì ta cũng không cho phép!”

Mũi kiếm gỗ đào trước ngực xoáy mạnh, giật rút ra sau. Pháp Tuân trợn ngược hai mắt, ngã nhào xuống đất.

Lão đang nghĩ, con nhãi này tay không tấc sắt, làm thế nào tự cởi trói được.

Song đã chẳng còn ai giải đáp cho lão.

Sau khi lục tung căn nhà đất, vơ vét hết ít thứ tạm có giá trị nhét bừa vào người, cô gái gầy nhỏ bèn cõng Lý Nhu Phong lên lưng. Vóc người dong dỏng cao của chàng khiến thân thể thấp bé muốn khuỵu xuống, nàng gần như không thể đứng vững, phải vịn tường loạng choạng nhích từng bước ra ngoài. Ngựa ô đợi ở trước nhà, nàng chầm chậm, chật vật nâng chàng lên lưng ngựa. Động tác này cơ hồ đã tiêu hao toàn bộ sức lực, đến lượt bản thân nàng ngồi lên thì chợt bật ho ra một búng máu.

Nhưng chẳng mấy chốc, ngựa ô chở hai người đã phóng khỏi cổng nhà, mất hút vào màn đêm. Con lừa ngốc nọ cũng theo đuôi bọn họ.

Ngọn lửa ở bốn góc nhà đất vẫn còn cháy sáng. Từ tâm lửa bắn ra vô số đốm tàn đỏ rực, bị bóng đêm nhuộm màu đen sẫm, rơi lên đống tay chân, đầu tóc đang ngọ nguậy đầy sàn.

Một bóng người cao to bước ra từ trong bóng đêm, tay áo phất phơ phiêu bồng. Người đó chắp hai tay sau lưng, thong thả bước vào nhà đất.

Đến giữa nhà mới dừng lại, quan sát khắp lượt toàn bộ thập phương, khi quét mắt xuống đất thì dừng ở đống dây thừng rối tung và con rết bị giẫm nát bét. Người đó nhặt một mẩu dây dài, thấy chỗ đứt tưa ra do bị cắt bằng vật gì đó không đủ sắc bén, bề mặt dính rất nhiều máu.

“Si nghiệt!” Người đó cầm dây thừng lạnh lùng trào phúng, “Đã là vật tục nhơ bẩn mà còn không biết thân biết phận, còn dám vọng tưởng bấu víu bảo ngọc tôn quý.” Nói đoạn quăng mẩu dây qua một bên, cười nhạt, “Đốt đàn nấu hạc, trâu gặm mẫu đơn.”

Ánh mắt lại rơi xuống thi thể

ngã sấp giữa trận đồ chưa hoàn thành. Người đó bước tới, quấn lụa trắng kín tay, vịn hai bên cổ Pháp Tuân kéo lão đứng dậy. Rồi tay phải lại chắp hai ngón, kẹp một lá bùa vàng bừng cháy đâm vào lỗ thủng sau lưng Pháp Tuân.

Đợi luồng khói xanh tiêu tan, Pháp Tuân bất chợt ngẩng đầu trợn mắt, từ trong cổ phát ra một chuỗi âm thanh lục khục. Lão cúi đầu, cất giọng vô hồn:

“Sư phụ.”

***

Bão Kê nương nương cõng Lý Nhu Phong vào một quán trọ nhỏ vô danh. Bà chủ cầm đèn ra đón khách, đang tính hỏi người được cõng kia chết rồi à, Bão Kê nương nương đã rút ngay một thỏi bạc nhét vào miệng bà chủ. Bà chủ cắn bạc thử, xong liền ân cần dẫn họ vào một gian thượng hạng, còn hớn hở dắt ngựa và lừa đi ăn.

Bão Kê nương nương đặt Lý Nhu Phong nằm ở mé trong giường, nhét tay nải đựng y phục vào đầu giường. Nàng cũng mệt mỏi leo lên, thổi đèn, buông màn.

Nàng bỗng hơi hối hận, tắt đèn rồi thì chẳng còn thấy gì nữa. Nhưng chung quy vẫn không còn sức châm đèn lại, cơn buồn ngủ cố dằn xuống bấy lâu chợt dâng trào như sóng triều mãnh liệt ụp tới. Trước khi chút tỉnh táo cuối cùng bị nuốt chửng, nàng sờ lên mấy chiếc móng tay hoặc cong vòng hoặc nứt toác trong túi vải nhỏ, nghĩ bụng, rốt cuộc vẫn hỏng mất bốn chiếc.