10 đại ma thần thời thượng cổ bao gồm:
1 Binh chủ Xi Vưu
2 Chiến Thần - Hình Thiên
3 Tinh Thần - Khoa Phụ
4 Thủy Thần - Cộng Công
5 Phong Bá - Phi Liêm
6 Vũ Sư - Bình Ế
7 U Minh Song Thần
8 Ma Tinh - Hậu Khanh
9 Hạn Thần - Nữ Bạt
10 Độn Thần - Ngân Linh Tử
*************************************
Thập Đại Ma Thần thời thượng cổ trong văn học bao gồm Xi Vưu, Hình Thiên, Khoa Phụ, Cộng Công, Phi Liêm, Bình Ế, Thần Đồ, Úc Lũy, Hậu Khanh, Hạn Bạt, Ngân Linh Tử. Các tư liệu dưới đây được trích từ "Sơn Hải Kinh" cổ văn làm chuẩn, do các đề tài về Thập Đại Ma Thần thời thượng cổ được nhiều người sáng tác, truyền miệng, thần thoại hóa nhiều, không phải là tư liệu lịch sử Trung Quốc ghi chép chân thực.
BINH CHỦ XI VƯU
Tương truyền Xi Vưu có diện mạo như đầu trâu, sau lưng mọc lên hai cánh, là thủ lĩnh của tộc Ngưu Đồ Đằng và Điểu Đồ Đằng. Y có 81 người huynh đệ, ai nấy đều là đầu đồng trán sắt, tám tay chín chân, bản lĩnh phi phàm. Trong cổ tịch đề cập đến Xi Vưu là nhiều nhất, điển hình là trận chiến giữa y và Hoàng Đế (Hiên Viên Hoàng Đế)- thủ lĩnh liên minh các bộ lạc.
Vài ngàn năm trước, tại lưu vực Trung Quốc, Hoàng Hà và Trường Giang có rất nhiều thị tộc và bộ lạc, trong đó Hoàng Đế là thủ lĩnh bộ lạc (Thiểu Điển) nổi danh nhất lưu vực Hoàng Hà. Một thủ lĩnh bộ lạc nổi danh khác nữa gọi Viêm Đế (Thần Nông). Hoàng Đế cùng Viêm Đế là huynh đệ.
Tại lưu vực Trường Giang có một bộ tộc nữa gọi là Tộc Cửu Lê, thủ lĩnh của tộc này là Xi Vưu, thập phần cường hãn. Y cũng là thủ lĩnh kiệt xuất nhất của tộc Đông Di (Còn gọi là Cửu Di, Cửu Lê). Theo dã sử "Quy Giáp Ký Sự" có ghi lại: Xi Vưu sinh ra ở một gia đình thủ lĩnh thị tộc tại hạ du Hoàng Hà, bởi vì chịu ảnh hưởng dưới trướng thần khí Búa Bàn Cổ mà có được thần lực thiên sinh. Lúc vừa mới ra đời, một tiếng khóc của y đã làm chấn động ba con Nghiệt Long đang ngủ đông trong đầm núi, khiến bọn chúng kinh sợ. Tộc nhân tiên đoán kẻ này ngày sau tất thành đại khí
Về sau, Hoàng Đế dựa vào vũ lực cường đại từ thượng du Hoàng Hà xuất binh tại bản suối đánh bại bộ tộc của Viêm Đế, thành lập nên bộ tộc mạnh nhất lưu vực Hoàng Hà: bộ tộc Hoa Hạ. Bộ tộc Hoa Hạ không ngừng Đông tiến, đánh bại rất nhiều bộ tộc khác tại hạ du Hoàng Hà. Bộ tộc của Xi Vưu không muốn thần phục dưới trướng Hiên Viên Hoàng Đế, cho nên liên hợp với chín bộ tộc ở hạ du Hoàng Hà tạo thành Tộc Cửu Lê, đối kháng với Hoàng Đế.
Khi tộc Cửu Lê và Hoa Hạ đại chiến, Xi Vưu liên hợp với Hình Thiên và Khoa Phụ, lại được Thủy Thần -Cộng Công, Phong Bá - Phi Liêm và Vũ Sư - Bình Ế trợ giúp, liên tiếp đánh bại Hoàng Đế 72 trận. Về sau Hoàng Đế mời cương thi Thủy tổ Nữ Bạt (Nữ Bạt là con gái của Hoàng Đế) đến tham dự trận chiến Trác Lộc mới đánh bại được Xi Vưu. Xi Vưu bị Ứng Long gϊếŧ chết, máu ở cổ bay lên trời biến thành lá cờ phong bế bầu trời, khiến Ứng Long, Nữ Bạt không thể trở về trời, cũng là cơ hội cho tộc Đông Di dời đến Nam. Thi thể Xi Vưu được quy táng tại Tây Thủy, Bộc Dương, xưng là "Đế Khâu". Xi Vưu chết cũng bởi trận Trác Lộc.
Hoàng Đế dẫn đầu binh sĩ thừa thắng truy sát, bỗng nhiên trời mờ đất tối, sương mù bao trùm, cuồng phong gào thét, lôi điện đan xen, trên trời nổi mưa to, binh sĩ Hoàng Đế không cách nào tiếp tục truy đuổi. Thì ra Xi Vưu mời "Phong Thần" và "Vũ Thần" đến trợ chiến. Hoàng Đế cũng không cam chịu yếu thế, mời "Hạn thần" (Nữ Bạt) hỗ trợ, xua đi mưa gió. Trong một sát na, gió dừng mưa hết, trời quang mây tạnh trở lại.
Xi Vưu lại dùng Vu thuật chế tạo một trận sương mù làm binh sĩ Hoàng Đế lạc mất phương hướng. Hoàng Đế lợi dụng hiện tượng sao Bắc Đẩu vĩnh viễn chỉ hướng phương bắc trên trời tạo thành một cỗ "Xe chỉ nam", hướng dẫn binh sĩ thoát khỏi mê vụ.
Trải qua rất nhiều lần chiến đấu kịch liệt, Hoàng Đế tuần tự gϊếŧ chết 81 huynh đệ của Xi Vưu, bắt sống Xi Vưu. Hoàng Đế mệnh lệnh cho Xi Vưu mang gông xiềng, sau đó xử tử y. Bởi vì sợ Xi Vưu sau khi chết làm loạn nên Hoàng Đế đem đầu và thân thể của y quy táng tại hai nơi cách xa nhau. Gông xiềng Xi Vưu mang qua bị ném ở trên núi hoang, hóa thành một rừng phong, mỗi một phiến lá phong đỏ thẫm đều là vết máu loang lổ của Xi Vưu. Về sau, Hoàng Đế thu nhận rất nhiều bộ lạc duy trì, dần dần trở thành thủ lĩnh của tất cả các bộ lạc.
Nói đến chuyện Xi Vưu bị Hoàng Đế bắt gϊếŧ, Sử Ký, Dật Chu Thư, Sơn Hải Kinh ghi chép khác nhau: một nơi bảo là được Hoàng Đế trọng dụng, như Long Ngư Hà Đồ nói: "Hoàng Đế đồng phục Xi Vưu, Đế cho làm binh chủ, chế phục bát phương" . Đến thời Tần Hán, dân gian còn có tục hành lễ binh chủ Xi Vưu. Cho nên khi Tần Thủy Hoàng đông du và Cao Tổ Lưu Bang khởi binh, cũng lấy dân tục Xi Vưu. (trích Sử Ký - Phong Thiện Thư cùng Sử ký - Cao Tổ Bản Kỷ). Liên quan tới Xi Vưu, có hai bản kết cục hoàn toàn khác biệt được ghi chép, phản ánh mối quan hệ giữa Hoàng Đế và Xi Vưu ở hai khía cạnh khác nhau.
"Xi Vưu" vốn là danh xưng của thủ lĩnh trong bộ lạc nông, cũng là danh xưng của toàn thể thành viên bộ lạc. Thủ lĩnh bộ lạc đời thứ nhất xưng Xi Vưu, đời thứ hai cũng xưng Xi Vưu; thành viên bộ lạc đời thứ nhất xưng Xi Vưu, đời thứ hai vẫn được xưng là Xi Vưu. (trích Đại tái lễ ký • Ngũ Đế Đức và Hoàng đế tam bách niên). Những liên quan giữa Hoàng Đế và Xi Vưu sau cuộc chiến đặt vào bối cảnh lịch sử chiến tranh giữa các bộ tộc thời nguyên thủy đã chứng tỏ việc gϊếŧ chóc là không thể tránh khỏi, cũng không thể tiêu diệt hoàn toàn 1 bên, cuối cùng chỉ có thể là để một bộ tộc chiến bại phục tùng bộ tộc chiến thắng dưới điều kiện giữ lại nguyên trạng cuộc sống của họ.
CHIẾN THẦN HÌNH THIÊN
Hình Thiên là thủ lĩnh của một bộ tộc phía Đông thời thượng cổ Viêm Đế, về sau gia nhập bộ lạc Đông Di, trở thành thủ lĩnh chủ yếu của Cửu Lê Tộc. Theo «Sơn Hải Kinh» ghi chép: Hình Thiên và Hoàng Đế đánh nhau, cuối cùng bị Hoàng Đế chặt đứt đầu, bồi táng tại Thường Dương Sơn Lộc.
Hình Thiên mặc dù mất đầu nhưng vẫn không mẫn chí. Hắn lấy núʍ ѵú làm mắt, lấy rốn làm miệng, sử dụng khiên, búa tiếp tục vung vẩy, lại quyết sống mái cùng Hoàng Đế. Mà trong Nguyên Dương Chí Lược có ghi: Hình Thiên có được Thánh Linh Chi Thạch, tranh giành cùng Ứng Long, đánh đến thiên hôn địa ám bất phân thắng bại, thế là Hoàng Đế thừa cơ cưỡi rồng từ phía sau đánh lén, chặt đầu của hắn, thế nhưng Hình Thiên vẫn đứng hiên ngang như cũ không ngã, tiếp túc chém gϊếŧ không thôi. Về sau Cửu Thiên Huyền Nữ phái Huyền Thiên Ngọc Nữ ban cho Hình Thiên một câu nói: "Không có đầu ngươi cũng có thể Sát Thiên Đế", hắn mới ngã xuống, sau an táng tại Thường Dương Sơn Lộc. Hình Thiên chết trong cuộc chiến Trác Lộc.
Theo Sơn Hải Kinh ghi chép: "Hình Thiên cùng Đế tranh thần, bị Đế chặt đầu, táng tại Thường Dương Chi Sơn. Hắn lấy nhũ làm mắt, lấy rốn làm miệng, cầm búa bay múa." Hình Thiên là đại thần Viêm Đế, thấy Hoàng Đế đánh bại Xi Vưu cùng Khoa Phụ, hào hứng chạy đến nơi Viêm Đế, thỉnh cầu cử binh đối kháng Hoàng Đế, thế nhưng Viêm Đế sớm đã không có đấu chí, chỉ cầu bình an, bởi vậy cự tuyệt xuất binh. Hình Thiên thất vọng tìm kiếm tộc nhân Khoa Phụ, hi vọng bọn họ sẽ Đông Sơn tái khởi, thế nhưng khi đến Thành Đô tái thiên lại không thấy một bóng người. Hình Thiên vung búa chấp thuẫn, quyết định một mình thượng trung Thiên Đình đi tìm Hoàng Đế khiêu chiến, đυ.ng phải đại thần Phong Bá của Hoàng Đế, Vũ Sư và thiên thần Lục Ngô ngăn cản, Hình Thiên đánh bại bọn họ. Cuối cùng, hắn tìm thấy Hoàng Đế, Hoàng Đế dùng bảo kiếm chặt đứt đầu Hình Thiên, đồng thời mai táng đầu hắn tại Thường Dương Sơn. Hình Thiên oán khí trùng thiên. Hắn lấy nhũ làm mắt, lấy rốn làm miệng, vẫn tiếp tục cầm búa bay múa".
Hình Thiên nguyên là một cự nhân vô danh, tại đại chiến cùng Hoàng Đế, hắn bị Hoàng Đế chém đứt đầu, cho nên mới gọi là Hình Thiên. Hình Thiên là một vị đại thần thời Viêm Đế thống trị toàn cõi chư thiên, cuộc đời hắn rất thích ca hát, từng làm các ca khúc khiến Viêm Đế vui như Phù Lê, làm thơ ca Phong Thu, tổng danh xưng là Bốc Mưu, ca tụng cuộc sống hạnh phúc của nhân dân.
Về sau Viêm Đế bị Hoàng Đế lật đổ, khuất đến phương nam làm một Thiên Đế. Mặc dù nén giận, không chống lại Hoàng Đế, nhưng con của ngài và thủ hạ lại không phục. Đương lúc Xi Vưu cử binh phản kháng Hoàng Đế, Hình Thiên muốn đến tham gia trận chiến này, nhưng Viêm Đế kiên quyết ngăn cản. Cuối cùng ngài cản không thành. Lúc Xi Vưu thất bại dưới tay Hoàng Đế, Xi Vưu bị gϊếŧ chết, Hình Thiên rốt cuộc không kìm nén được, thế là len lén rời đi, trực tiếp chạy về phía trung tâm, phân tranh với Hoàng Đế
Vũ khí Hình Thiên sử dụng là một cây búa lớn, còn có một cái khiên lớn, cổ đại gọi là Thuẫn.
TINH THẦN KHOA PHỤ
Khoa Phụ là thủ lĩnh bộ lạc cự nhân Miêu Man, một trong ba bộ lạc Tam Miêu thời thượng cổ, về sau y Bắc tiến gia nhập bộ lạc Đông Di.
Dân gian tạp sử "Thư Lâm Thông Chí" ghi chép: Khoa Phụ cùng Nữ Bạt chiến đấu, Nữ Bạt đánh không lại Khoa Phụ trên mặt đất, liền bay lên không trung, toàn thân tỏa ra liệt hỏa, từ trên mặt đất nhìn lên giống như một mặt trời chói lọi. Khoa Phụ sử dụng pháp thuật làm thân tăng cao mấy lần, vung Đào Mộc Trượng đuổi theo Nữ Bạt cho đến bị liệt hỏa làm toàn thân y bốc hơi, đói khát mỏi mệt, sau đó tử nạn. Khoa Phụ chết trong trận chiến Trác Lộc.
Dưới thời kì Hoàng Đế, bên trong đại hoang phương bắc có một tòa núi lớn đột ngột nổi lên từ ở dưới mặt đất, cao sánh ngang trời, thiên hạ xưng rằng "Thành Đô Tái Thiên" . Đỉnh núi sừng sững ở giữa mây mù lượn lờ, tùng bách trên núi dựng thẳng, tạo nên một cảnh sắc hùng vĩ tráng lệ.
Tại nơi tiên cảnh này có một bộ tộc là tử tôn được đại thần hậu thổ truyền thừa, gọi là tộc Khoa Phụ. Bọn họ dáng người cao lớn, khí lực nhiều, đặc biệt ưa thích bênh vực kẻ yếu. Đương lúc Xi Vưu phương nam bị Hoàng Đế đánh bại, phái người đến tộc Khoa Phụ cứu viện, tộc Khoa Phụ cảm thấy y là kẻ yếu thế, muốn trợ giúp kẻ yếu, vì vậy xuất binh tham gia chiến tranh, phản đối Hoàng Đế.
Tộc nhân Xi Vưu được tộc nhân Khoa Phụ trợ giúp, như hổ mọc thêm cánh, tại đại chiến với Hoàng Đế thế lực ngang nhau, bất phân thắng bại. Quân đội Hoàng Đế tạm thời bại trận, gấp đến độ Hoàng Đế vô kế khả thi, thế là bèn lên Thái Sơn đi tìm các lộ thần tiên hỗ trợ.
Có một phụ nhân tự xưng là "Huyền Nữ" đến bái kiến Hoàng Đế, dạy ngài binh pháp. Tiếp đó lại có người đến tặng cho Hoàng Đế đồng đỏ Côn Ngô Sơn để ngài chế tạo thanh bảo kiếm. Thanh bảo kiếm này đồng tâm cắt ngọc, chém sắt như chém bùn, biểu thị kỹ thuật luyện thanh đồng thời thượng cổ đã đạt tới mức tinh. Từ đây, Hoàng Đế dựa vào sở học hành quân bày trận, tại đại chiến Trác Lộc, rốt cuộc cũng đánh bại được liên quân, gϊếŧ chết Xi Vưu, khiến tộc nhân Khoa Phụ phải chạy về nguyên trụ địa.
Không lâu, đại địa phát sinh nạn hạn hán nghiêm trọng, mặt trời tựa như một đại hỏa cầu, thiêu đốt mặt đất đến rạn nứt, làm sông hồ khắp nơi cạn khô, biến mọi thứ trở nên hoang lương. Tộc Khoa Phụ xuất động tìm nơi có nước kháng hạn hán, thế nhưng khắp nơi đều khô cằn, tìm đâu ra nước?
Thủ lĩnh tộc Khoa Phụ tức giận, thề sẽ hái xuống mặt trời. "Mặt trời" thấy Khoa Phụ nổi giận, cũng có chút hoảng hốt, tăng thêm tốc độ bay về hướng tây. Thủ lĩnh tộc Khoa Phụ liền đuổi theo. "Mặt trời" vừa chạy vừa bắn nhiệt lực vào Khoa Phụ để ngăn cản bước chân của hắn. Khoa Phụ mặc cho toàn thân bốc hơi, mồ hôi tuôn như mưa vẫn không chịu dừng bước.
Khoa Phụ trong chớp mắt đã đuổi tới vạn dặm. Y nhìn thấy nơi "mặt trời" rơi xuống – Ngu Cốc, thế là cực kỳ cao hứng: "Xem ngươi chạy đi đâ"! "Mặt trời" mắt thấy không còn chỗ trốn, cười lạnh vài tiếng, hồi mã thương (quay đầu lại bất ngờ đâm ngọn thương vào kẻ địch) — đem tất cả nhiệt lượng có trong người phóng về phía Khoa Phụ. Khoa Phụ một trận đầu váng đầu hoa mắt, kim tinh trước mắt loạn tóe, miệng khô lưỡi tiêu, hai tay bất giác rũ xuống.
"Không thể ngã!". Khoa Phụ một mặt cổ vũ mình, một mặt cúi người xuống uống nước Hoàng Hà, y nghĩ rằng uống nước xong khỏe lại sẽ bắt được mặt trời. Nào ngờ y đã uống cạn Hoàng Hà, uống cạn luôn Vị Thủy mà là cảm thấy khát nước khó nhịn. Khoa Phụ quật cường quyết tâm đi uống nước đầm lầy, sau đó lại cùng mặt trời đọ sức. (Đầm lầy còn gọi là Hãn Hải, là nơi các điểu tước sinh sống). Khoa Phụ vừa mới đi tới đầm lầy, còn chưa kịp cúi người xuống đã choáng váng, Ầm một tiếng, ngã xuống đất. Khoa Phụ tiếc nuối nhìn mặt trời lặn về phía tây, thở dài một tiếng, cầm trượng ném về phía mặt trời, sau đó nhắm mắt lại chết.
Sáng sớm ngày thứ hai, mặt trời oai phong lẫm liệt mọc lên từ phía đông, nhìn nơi Khoa Phụ ngã xuống hóa thành một tòa đại sơn, không khỏi âm thầm khâm phục Khoa Phụ dũng khí. Nói cũng kỳ quái, nơi Khoa Phụ ném Đào Mộc trượng về phía mặt trời, được mặt trời chiếu rọi, lại hóa thành một khu rừng đào, khắp nơi đều là đào hoa vạn dặm, cây trái xum xuê.
Thủ lĩnh tộc Khoa Phụ nhiệt tâm nhiệt tình, vì mọi người trong tộc, không hề nguy nan đuổi theo mặt trời, lại mang trong mình một tinh thần quật cường không biết sợ, cho nên được gọi là "Tinh Thần Khoa Phụ". Mặc dù không thực tế nhưng điều này cũng cho thấy được tư duy cùng tâm linh của những con người thời xã hội nguyên thuỷ.
Trong lịch sử, Khoa Phụ được ghi là chết trận, y là cháu trai của Cộng Công. Khi Hoàng Đế đánh bại Xi Vưu, muốn đồ Trung Nguyên, triển khai kịch chiến với Cộng Công, bộ tộc Cộng Công bị đả bại, bị Hoàng Đế vây khốn, Khoa Phụ không đành lòng nhìn thấy toàn tộc diệt vong, thế là tổ chức phá vây, cũng tự hành đoạn hậu (tự mình ngăn cản ở phía sau). Trốn đến Hàm Cốc Quan, bị thuộc cấp Ứng Long của Hoàng Đế bắn gϊếŧ, Cộng Công trốn thoát. Hậu nhân của Hoàng Đế vì nói xấu Khoa Phụ, mới bảo là y chết vì truy đuổi mặt trời, cho nên mới có rất nhiều truyền thuyết nói Khoa Phụ là một Kẻ tâm thần, thích "Chạy tя͢ầи ͙ȶя͢υồиɠ" dưới ánh mặt trời, cuối cùng đến nơi mặt trời rơi xuống, uống cạn Hoàng Hà, Vị Thủy, định đi uống nước đầm lầy Nhạn Môn Quan, thế nhưng chết khát trên đường.
THỦY THẦN CỘNG CÔNG
Cộng Công là đệ tử của Cửu Thiên Huyền Nữ, là sư huynh của Huyền Thiên Ngọc Nữ. « Nguyên Dương chí lược » xưng là: Cộng Công
Cửu Thiên Huyền Nữ cùng Nữ Oa bất hòa, liền phái Cộng Công đi giúp Xi Vưu – đối địch lại với Hoàng Đế được Nữ Oa ủng hộ. Hoàng Đế tại nam dã tập kích Xi Vưu, Cộng Công tiến đến nghênh chiến, một mình độc cản tọa hạ của Hoàng Đế là bốn vị đại tướng Chúc Dung, Lực Mục, Cú Mang, Anh Chiêu mà không hề bị thất thế, về sau Nữ Oa tại Không Chu Chi Sơn thiết lập đàn phong thiên, khiến quân đội Xi Vưu không thể lui lại, Cộng Công giận dữ, nhìn trời mắng to thiên thần bất công, sau đó đâm đầu vào Bất Chu Sơn mà chết, phá phong thiên trận của Nữ Oa, khiến tộc Cửu Lê có thể đào vong. Cộng Công, chết trong trận Trác Lộc. (Cửu Thiên Huyền Nữ là lão sư của Hoàng Đế, từng dạy Hoàng Đế thuật kỳ môn độn giáp)
Trong truyền thuyết, Cộng Công thuộc bộ lạc tạo phản dưới thời Nữ Oa cầm quyền, nguyên do ban đầu bộ tộc Cộng Công cai quản thủy chính, chủ quản phương diện trị thủy, sau đó Nữ Oa tranh đoạt quyền thống trị, Nữ Oa phái bộ tộc hỏa chính ( "Chúc Dung" chính là hậu thế của hỏa chính) đánh bại bộ tộc Cộng Công. Cộng Công dẫn đầu bộ tộc đào vong, phá hủy Bất Chu Sơn dự đoán khí tượng, dẫn đến việc Nữ Oa không có cách nào hiểu rõ khí tượng biến hóa, không thể dự báo hồng thủy để có đối sách kịp thời, cuối cùng bị hồng thủy càn quét, khiến rất nhiều bộ lạc tử thương. Nữ Oa chỉ huy bộ hạ đốn củi làm thuyền, tiến hành cứu viện, đằng sau lại chỉ huy mọi người trị thủy, lấy các loại "Thạch Liêu" (vật liệu đá) cùng "Lô Hôi" (sậy trộn lẫn vôi) làm chủ. Cho nên sau này mới có tích "Cộng Công phẫn nộ động Bất Chu Sơn", "Nữ Oa tạo người", "Nữ Oa luyện đá vá trời".
Từ thời Bàn Cổ khai thiên tích địa, Thủy Thần Cộng Công đã luôn không hợp với Hỏa Thần Chúc Dung. Cộng Công phát động tiến công, đảm nhiệm vị trí thống lĩnh Tương Liễu và Phù Du, mãnh liệt tiến vào nơi ở của Hỏa Thần Chúc Dung là Quang Minh Cung, dập tắt thần hỏa quanh năm rực cháy ở đó, khiến đại địa lập tức phủ một màu đen kịt.
Hỏa Thần Chúc Dung toàn thân bốc hỏa diễm bước ra nghênh chiến. Những nơi hắn đến mây mù trong vắt, vũ thủy tề thu; hắc ám lặng lẽ thối lui, đại địa tái hiện một màu quang minh.
Thủy Thần Cộng Công thẹn quá hoá giận, lệnh cho Tương Liễu và Phù Du đem nước ngũ hải tam giang lên đổ vào nơi của bọn Chúc Dung. Tức khắc, khí đυ.c bốc lên trên không trung, sóng đen cuồn cuộn, mây trắng bị che lấp, hỏa thần lại bị dập tắt. Thế nhưng hồng thủy vừa lui, hỏa thần lại cháy lên, cộng thêm Chúc Dung mời Phong Thần đến hỗ trợ, gió trợ uy lửa, lửa thuận thế gió, hừng hực lao về phía Cộng Công. Cộng Công muốn giữ lại hồng thủy ngự hỏa, thế nhưng nước cứ chảy xiết ngàn dặm, chỗ nào lưu được? Hỏa diễm mạnh mẽ cuốn tới, bọn Cộng Công bị thiêu đến sứt đầu mẻ trán, nghiêng trái ngã phải. Cuối cùng Cộng Công suất lĩnh thuỷ quân vừa đánh vừa lui, trốn về biển cả.
Hắn vốn cho rằng Chúc Dung thấy hồng thủy sẽ biết khó mà lui, bởi vậy đứng trong thủy cung đắc ý. Không ngờ Chúc Dung lần này hạ quyết tâm tất thắng, dùng tốc độ cao nhất truy kích. Hỏa long vừa đến, nước biển không khỏi cuồn cuộn xoay chuyển, tách ra hai bên, để lộ một con đường. Chúc Dung thẳng bước vào thủy cung, khiến Thủy Thần Cộng Công đành phải đi ra nghênh chiến. Kết cục, Hỏa Thần Chúc Dung thu được toàn thắng, Phù Du chết, Tương Liễu bỏ trốn mất dạng, Cộng Công tâm lực quá độ, không cách nào chiến thắng, chật vật chạy về phía chân trời.
Cộng Công một mực chạy trốn tới Bất Chu Sơn, nhìn lại, truy binh đã gần đến. Cộng Công vừa thẹn lại vừa phẫn, liền đâm đầu vào Bất Chu Sơn. "Rầm" một tiếng, Bất Chu Sơn bị Cộng Công phá hủy. Bất Chu Sơn chao đảo, đại nạn giáng xuống nhân gian. Nguyên do Bất Chu Sơn là đại trụ chống trời, cột vừa gãy, nửa bầu trời liền sụp xuống, lộ ra thạch cốt lởm chởm, nhiều lỗ thủng xuất hiện. Lập tức Thiên Hà trút xuống, hồng thủy tràn lan. Trứ danh "Xung khắc như nước với lửa" cũng bắt nguồn từ trận đại chiến này. Về sau mới có sự tích Nữ Oa luyện đá vá trời, khiến đại địa trở lại bình yên.
PHONG BÁ PHI LIÊM
Cổ Sử Châm Ký ghi rằng: Phong Bá Phi Liêm thân hươu đầu tước, đầu mọc sừng nhọn, toàn thân báo vằn, đuôi như hoàng xà, trợ giúp Xi Vưu một phương tham gia trận chiến tộc Cửu Lê. Hắn từng liên hợp Vũ Sư Bình Ế đánh bại Băng Thần Ứng Long. Sau khi bị Nữ Bạt đánh bại, hắn bị bắt gϊếŧ, chết trong trận Trác Lộc.
Phong Bá Phi Liêm vốn là sư đệ của Xi Vưu. Tướng mạo của hắn kì lạ, thân hươu nhưng lại có hoa văn báo. Đầu của hắn giống như Khổng Tước, sừng trên đầu cao chót vót cổ quái, có một cái đuôi như đuôi rắn. Hắn từng cùng Xi Vưu bái một chân đạo nhân làm sư phụ, tu luyện tại kỳ sơn.
Lúc tu luyện, Phi Liêm phát hiện ra trên núi đối diện có một tảng đá lớn, mỗi lúc gió mưa liền bay lên như yến , lúc tạnh rồi lại quay về chỗ cũ, không khỏi âm thầm thấy kỳ lạ, thế là lưu tâm quan sát.
Có một đêm, hắn thấy tảng đá này bắt đầu chuyển động, đảo mắt liền biến thành một cái vật sống không chân giống như túi vải, hướng mặt đất hít sâu hai cái, ngửa mặt lên trời phun ra. Lập tức, cuồng phong phát động, cát phi đá tẩu, nó lại bay lượn như chim yến bên trong gió xoáy. Phi Liêm thân thủ nhanh nhẹn, nhảy lên bắt được, mới biết được nó là Thông Ngũ Vận Khí Hầu, là "Phong mẫu" chưởng bát phong. Thế là hắn học được từ "Phong mẫu này kỳ thuật thu phong, trí phong.
Lúc Xi Vưu cùng Hoàng Đế triển khai ác chiến, Xi Vưu mời tới Phong Bá, Vũ Sư thi triển pháp thuật, khiến mưa gió đại tác, bộ tộc của Hoàng Đế bị lạc mất phương hướng. Hoàng Đế phải bố trí thế trận đánh thắng bất ngờ, lại lợi dụng gió chế tạo xe chỉ nam, phân biệt hướng gió, đánh bại Xi Vưu. Phi Liêm bị Hoàng Đế hàng phục liền ngoan ngoãn làm phong thần chưởng quản gió.
Phong Bá luôn là tiên phong mỗi khi Thiên Đế đi tuần, phụ trách quét dọn hết thảy chướng ngại trên đường. Mỗi khi Thiên Đế đi tuần, luôn luôn có Lôi Thần mở đường, Vũ Sư vẩy nước, Phong Bá quét dọn. Phong Bá chủ yếu chức trách là chưởng quản gió tám hướng, vận thông khí hậu bốn mùa.
VŨ SƯ BÌNH Ế
Cổ Sử Châm Ký ghi rằng: Vũ Sư Bình Ế hình dáng như tế tằm bảy tấc, sau lưng mọc vảy cánh, trợ giúp Xi Vưu một phương tham gia trận chiến tộc Cửu Lê. Y từng liên hợp với Phong Bá Phi Liêm đánh bại Băng Thần Ứng Long. Sau khi bị Nữ Bạt đánh bại, y bị bắt gϊếŧ, chết trong trận Trác Lộc.
Từ lâu Vũ Thần đã được gọi là Bình Ế, Ế là bởi vì dáng vẻ mang lông vũ hoặc mặc vũ y, mà ban đầu các Vu sư cầu mưa đều mặc vũ y, cách ăn mặc như hình tượng chim chóc, cho nên Vũ Sư liền được xưng là Bình Ế.
Trong truyền thuyết, Vũ Sư Bình Ế thường thường xuất hiện cùng Phong Bá Phi Liêm (mưa và gió). Từng là thuộc thần của Hoàng Đế, Hàn Phi Tử - Thập Quá có ghi: Xưa kia khi Hoàng Đế hợp quỷ thần tại Tây Thái Sơn thì Xi Vưu cư tiền (đứng trước), Phong Bá tiến tảo (quét dọn), Vũ Sư vẩy đạo (vẩy nước).
Nhưng về sau khi Xi Vưu cùng Hoàng Đế tác chiến, Sơn Hải Kinh - Đại hoang bắc kinh có ghi: "Xi Vưu tác Binh phạt Hoàng Đế, Hoàng Đế ra lệnh cho Ứng Long tiến công Ký Châu. Xi Vưu mời Phong Bá, Vũ Sư làm mưa to gió lớn."
Thế gian lưu truyền đủ loại thuyết pháp phong phú, thậm chí có chỗ xưng Vệ Công Lý Tĩnh là Vũ Sư, mặc dù có vẻ hoang đường nhưng đủ để thấy được làm nông nghiệp đại quốc, Hán tộc dân gian đối với quá trình thu hoạch nông nghiệp ắt không thể thiếu mưa. Đáng nhắc tới chính là bên địa chi (12 con giáp) cho rằng Sửu chính là Vũ Sư, cho nên Hán tộc dân gian thường lấy ngày Sửu là ngày tế tự mưa.
U MINH SONG THẦN - MINH THẦN THẦN ĐỒ VÀ MINH THẦN ÚC LŨY
Quy Giáp Ký Sự ghi chép: Minh Thần Thần Đồ cùng Minh Thần Úy Lũy đứng đầu các yêu ma quỷ quái, quy thuận Xi Vưu, về sau bị bắt trong trận chiến Trác Lộc, được Nữ Oa bổ nhiệm làm Minh phủ chi thần, chưởng quản Minh giới.
Trong truyền thuyết, Minh Thần Thần đồ là thần nhân có thể chế phục ác quỷ, tịnh xưng cùng với một thần nhân khác là Minh Thần Úc Lũy.
Hán Trương Hành « Đông Kinh Phú » có ghi: "Độ sóc tác ngạnh, thủ dĩ Úc Lũy ; Thần Đồ phó yên, đối thao tác vi." Thanh Trần Duy Tung 《 Mãn Giang Hồng • Ất Tị Trừ Tịch Lập Xuân 》có ghi: "Úc Lũy y tà đầu thượng mạo, Thần Đồ thoát lạc yêu gian trượng." 《 Yên Chi Huyết 》 lại đề: "Trấn thủ triêu môn hổ quỷ hồ, tiền thân đoan đích thị Thần Đồ ."
Úc Lũy Thần Đồ — Theo truyền thuyết Hán tộc dân gian, tương truyền vào thời viễn cổ, Thần Đồ và Úc Lũy vì một đôi huynh đệ, hai huynh đệ đều am hiểu bắt quỷ, khi ác quỷ quấy rối bách tính, Thần Đồ và Úc Lũy liền đi thu phục, sau đó đem buộc chặt nó cho lão hổ ăn. Những người đời sau để tránh ma quỷ liền họa trên cửa hình của Thần Đồ, Úc Lũy và lão hổ, lưu truyền cho đến đời nay. Trái cánh cửa họa hình Thần Đồ, phải cánh cửa là hình Úc Lũy, Hán tộc dân gian gọi bọn họ là Môn Thần.
Thần Đồ là thần tướng tả môn, mặc ngân giáp, đội ngân khôi, cầm trong tay Hồn Thiết Điểm Cương Xoa (Đinh ba sắt), mặt như Sinh tất (thổ sơn, là một chất lỏng màu thuần thiên nhiên được cắt ra từ cây sơn, sau khi tiếp xúc không khí sẽ từng bước chuyển thành màu nâu) hai mắt tiếp tai, lông mày chĩa lên trời, dưới hàm có một bộ râu cứng như sắt, là quan tướng dưới trướng Chung Quỳ.
ĐỘN THẦN NGÂN LINH TỬ:
Nguyên Dương chí lược ghi chép, Ngân Linh Tử là Đại tướng Đông Di, giỏi về tự vệ. Sau khi Xi Vưu chết, y dẫn đầu một bộ phận sơn quỷ thuộc Đông Di bộ tộc nam hạ đến địa khu của tộc Khoa Phụ, còn lại người Đông Di cùng y dời đến đông Thái Sơn, trốn khỏi sự truy sát của Đại tướng Vương Hợi - tọa hạ của Hoàng Đế.
Trong truyền thuyết, Ngân Linh Tử là một trong thập đại ma thú, trong trận chiến Thần Ma chỉ có Địa Ma Thú và Lượng Ma Thú chưa vong, đứng hàng thứ nhất Địa Ma thú bị vây trong phong ấn, xếp cuối cùng trong Lượng Ma Thú có năng lực chạy trốn và dự báo tương lai, cuối cùng trốn tránh được chiến dịch vây bắt của các thiên thần. Về sau bởi vì Lượng Ma Thú chỉ tự vệ mà chưa từng hại người nên nhóm thiên thần nội đấu, do đó không tiếp tục đi truy bắt y.