Ninh Thư

Chương 558: Làm ván bài bạc

Chuyển ngữ: Wanhoo

Ninh Thư tính ghé các cửa hàng khác xem, nếu đi một vòng vẫn không mua được thì sẽ quay lại cửa hàng này do Ninh Thư khá thích chuỗi tràng hạt giúp tĩnh tâm.

Chủ quán thấy Ninh Thư định đi đành nói: “Nào bán, ba mươi lăm điểm sức mạnh tín ngưỡng.”

“Một chuỗi tràng hạt nữa.” Ninh Thư phấn khởi.

Chủ quán hết nói nổi, Ninh Thư trả ba mươi lăm điểm sức mạnh tín ngưỡng mà cô vẫn còn mười bốn điểm, mua đồ ở không gian ảo rẻ hơn thật.

Ninh Thư đeo chuỗi tràng hạt, cảm giác được thanh lọc bỗng lan toả. Chiếc vòng này rất đẹp, viên ngọc nào cũng cứng cáp.

Rời khỏi cửa hàng, đích đến tiếp theo của Ninh Thư là quán ăn, gọi vài món để đỡ cơn buồn mồm.

Mọi người đi ăn theo nhóm trong khi cô chỉ có một mình, không có ai nói chuyện cùng, hình như tất cả những người thực thi nhiệm vụ cô gặp đều là kẻ thù.

Mà thôi, không có bạn cũng có sao đâu.

Chẳng thà củng cố sức mạnh trong thời gian không có bạn đồng hành, đến một ngày nào đó tự khắc gặp người chung chí hướng.

Đánh chén no nê xong, Ninh Thư tiếp tục đi dạo linh tinh. Trước không để ý không biết, hoá ra không gian ảo còn kinh doanh cả đấu trường và sòng bạc với bao nhiêu người thực thi nhiệm vụ tham gia.

Ninh Thư thấy có một người đã thua sạch bách nhưng vẫn tiếp tục đặt cược bằng sức mạnh linh hồn, để rồi chỉ còn lại linh hồn ảm đạm nguyên bản, trong như bong bóng ngỡ chọc là vỡ.

Trạng thái này e nhập nổi vào người uỷ thác.

Giây phút này đây Ninh Thư mới cảm nhận được mặc dù đã trở thành người thực thi nhiệm vụ nhưng vẫn quen thói hư tật xấu từ ngày còn sống.

Nhân viên ở sòng bạc thấy Ninh Thư ngó nghiêng khắp nơi bèn đánh giá linh hồn của Ninh Thư, thấy cũng rắn chắc mới hỏi: “Cô em vào làm ván đi?”

Ninh Thư xua ngay: “Tôi chỉ xem thôi.” Nói rồi Ninh Thư rời khỏi sòng bạc. Cờ bạc nguy hiểm lắm, đã chơi là không dừng được, đã chơi thì làm sao củng cố sức mạnh, còn lâu cô đã dấn thân.

Ninh Thư đi một vòng và trở về không gian hệ thống. Khoanh chân tu luyện đến khi không hấp thụ được vật chất trong không gian nữa mới dừng lại.

Ninh Thư lấy một quyển sách, mục tiêu của cô là đọc hết sách trên kệ.

Trong không gian không cảm nhận được dòng chảy của thời gian, không biết đã qua bao lâu, cuối cùng Ninh Thư đã đọc đến trang cuối, cô gập sách cất về chỗ cũ. Cô tưới nước cho chậu hoa, tập thể dục với máy chạy một lúc, thong thả làm này làm kia.

Ninh Thư mở cửa hàng giao dịch mua nhu yếu phẩm, tích cốc đan, nước, dược phẩm, thuốc giải độc, thuốc giả chết và bột hùng hoàng.

Cô nhận ra thuốc giả chết rất hữu dụng.

Mua xong các thứ Ninh Thư mới nói với 2333: “Chúng ta làm nhiệm vụ thôi.”

“Ừm.” 2333 trả lời ngay.

Ninh Thư choáng váng, cảm nhận linh hồn đang nhập vào cơ thể. Đợi khi cơ thể đã thích ứng, Ninh Thư mới mở mắt, ngẩng mặt khỏi vòng tay và lắc cái cổ cứng đờ.

Người uỷ thác đang nhóm bếp củi, lửa cháy hơi quá, Ninh Thư hạ nhỏ lửa, một lúc sau mới nhét thanh củi vào trong.

Nơi cô đang ngồi tối om, có bấc đèn dầu đặt trên bàn, Ninh Thư không biết đang là mấy giờ.

Căn phòng ngập mùi chua của đậu, vải lọc bã đậu vắt một bên, sữa đậu nành trắng đυ.c nấu trong nồi đang sôi ùng ục.

Vậy ra đang làm đậu phụ. Chân Ninh Thư hơi tê, cô mau chóng tiếp nhận cốt truyện.

Người uỷ thác tên Chúc Tố Nương đã lấy chồng. Ăn tiêu trong nhà trông cả vào nghề làm đậu của Chúc Tố Nương còn anh chồng Chúc Nghiên Thu đã đi học ở Thượng Hải.

Chúc Tố Nương là một cô gái số khổ. Tám, chín tuổi bị thầy u bán cho họ Chúc giàu có. Điều kiện nhà họ Chúc đâu cần con dâu nuôi từ bé, họ cần vì khi ấy Chúc Nghiên Thu bốn tuổi bị ốm nặng, chữa mãi không khỏi.

Ông Chúc già lắm rồi, quá bốn mươi mới có một thằng con. Họ Chúc chỉ có mỗi thằng con trai, nay mà chết chẳng khác nào gϊếŧ cả nhà họ Chúc.

Với mong muốn chuyển bệnh tật từ Chúc Nghiên Thu sang người khác, họ Chúc đã nghĩ ra cách lấy vợ xung hỉ cho thằng con.

Cuối triều nhà Thanh, liên quân tám nước đã phá hoại triệt để vườn Viên Minh. Quân phiệt chiếm đóng, xã hội hỗn loạn, nhân dân lầm than. Thầy u của Chúc Tố Nương khổ lắm mới phải bán Chúc Tố Nương cho họ Chúc. Bát tự của Chúc Tố Nương và Chúc Nghiên Thu hợp nhau, họ Chúc đã mua con dâu với giá nửa xâu xu, vậy là Chúc Tố Nương trở thành người nhà họ Chúc.

Dân quê không đặt tên, Chúc Tố Nương là con bốn trong nhà nên thầy u gọi là cái Bốn. Họ Chúc không thích tên này, ông bố đỗ tú tài của Chúc Nghiên Thu đặt cho người uỷ thác cái tên Tố Nương, cho phép người uỷ thác dùng họ Chúc.

Đơn giản thế thôi đã trở thành người nhà, chia sẻ ốm đau với Chúc Nghiên Thu.

Con dâu nuôi từ bé không có tiếng nói trong nhà, thực chất khá giống hầu thông phòng, là con ở chăm sóc Chúc Nghiên Thu.

Chúc Tố Nương tám, chín tuổi chấp nhận số phận, ít ra cô được no bụng khi ở nhà họ Chúc.

Có vẻ như xung hỉ có tác dụng, Chúc Nghiên Thu khoẻ lên theo từng ngày. Chúc Tố Nương bắt đầu cuộc sống chăm sóc Chúc Nghiên Thu, bao gồm tắm rửa, bón cơm, chơi cùng Chúc Nghiên Thu. Có thể nói Chúc Tố Nương vừa là vợ vừa là mẹ.

Chúc Nghiên Thu thừa hưởng vẻ ngoài điển trai của họ Chúc, mặc âu phục đi giày da trông chẳng khác nào cậu chủ con nhà giàu.

Chiến tranh ở Bắc Bình không ảnh hưởng đến chốn Giang Nam sông nước. Cùng với việc hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh thoái vị, xã hội phong kiến kết thúc, mua bán bằng tiền xu chuyển sang tiền giấy và đồng bạc đúc hình đầu Viên Thế Khải, Chúc Nghiên Thu và Chúc Tố Nương cũng đã lớn.

Chúc Nghiên Thu mười sáu tuổi động phòng với Chúc Tố Nương.

Ai giàu ba họ, ai khó ba đời, cửa hàng kinh doanh thua lỗ, nhà họ Chúc không còn giàu như ngày xưa. Ông Chúc nôn ra máu, nằm liệt giường vì đau ốm, cuối cùng từ giã cõi đời.

Sau khi lo xong ma chay cho ông Chúc, đồ đạc có giá trị trong nhà bị đem bán trả nợ, giải tán tôi tớ, một nhà ba người chuyển từ nhà to sang nhà bé sống.

Chúc Nghiên Thu không quen với sự thay đổi một trời một vực này, cậu hoang mang trước cuộc đời. Sau khi đã làm xong tư tưởng, cậu nói với u muốn đi học ở Thượng Hải.

Đang là quãng thời gian giao thoa tư tưởng cũ và mới, con gái được đi học, bận bộ quần áo cách tân hở cánh tay học theo phong cách nước ngoài.

Chúc Nghiên Thu muốn vực lại nhà họ Chúc thông qua con chữ. Bà Chúc dùng gần hết số tiền còn lại cho Chúc Nghiên Thu đi học ở Thượng Hải.