Editor: Yue
Đêm càng khuya, trăng càng sáng.
Cả thị trấn nhỏ chỉ có một ô cửa sổ lộ ra ánh đèn sáng trong, cũng chỉ có một người nhìn trăng không ngủ.
Hứa Viễn Hàng mãi đến rạng sáng gà gáy mới thϊếp ngủ đi. Ngủ cũng không sâu, lông mày có gấp nếp nhàn nhạt được bọc lấy bởi mùi cây cỏ thơm ngát thổi vào từ cửa sổ. Trên rèm trơn màu trắng xen kẽ bóng những chiếc lá, ánh nắng tràn đầy cả phòng, bao phủ lấy thân thể trẻ trung xinh đẹp trên giường.
Nghe thấy một tiếng "Đing", Hứa Viễn Hàng trở mình, vươn tay ra khắp nơi sờ soạn tìm điện thoại, lại thêm một tiếng "Đinh" khác, giữa lúc mơ mơ màng màng, anh nhận ra âm thanh phát ra từ ngăn tủ đầu giường liền kéo ra xem, trong nháy mắt tỉnh cả ngủ.
Anh thẫn thờ nhìn thứ duy nhất ở bên trong.
Kia là mẫu mới nhất và là điện thoại thương hiệu cao cấp nhất trên thị trường cách đây 3 năm, giá gấp 10 lần chiếc điện thoại anh đang sử dụng bây giờ, tiếc là nó không được chăm sóc tốt, cạnh góc bị mài mòn nghiêm trọng, màn hình cũng nát hơn phân nửa.
Hứa Viễn Hàng nhớ kỹ trước lúc mình rời đi, anh đã ném đại nó vào thùng rác bên cạnh cửa vào nhà ga của thị trấn, như vậy, tại sao nó lại xuất hiện ở chỗ này? Mà qua thời gian lâu như vậy, thế mà nó không hết pin.
Không cần nghĩ cũng biết câu trả lời.
Là chú Khôn đã nhặt nó từ thùng rác, sạt pin cho nó cho đến bây giờ.
Tiếng báo tin nhắn vừa vang lên là để nhắc nhở về khoản khấu trừ phí hàng tháng.
Hứa Viễn Hàng mở khóa màn hình, tin nhắn chưa đọc hiển thị trên thanh thông tin và WeChat cao tới 999+. Còn có rất nhiều cuộc gọi nhỡ, ngay cả khi không bấm vào anh cũng biết chúng nó đến từ đâu.
Đến từ người huấn luyện viên giống như người cha thứ hai. Đến từ đồng đội, đồng bạn-những người sớm chiều ở chung, sóng vai chiến đấu hăng hái. Đến từ.. Quá khứ của anh.
Bây giờ những thứ đó đều không thuộc về anh.
Hứa Viễn Hàng cất điện thoại vào ngăn kéo, ngồi bên giường một lát liền mặc áo khoác đi xuống lầu.
Trên mỗi bậc cầu thang gỗ đều có ánh nắng chiếu xuống nhưng khi bước lên lại có một loại cảm nhận cũ kỹ và nặng nề.
Chú Khôn sáng sớm liền tỉnh, lúc này đang bận rộn phòng làm việc, ông cong lưng, ấn cái máy bào trong tay, đẩy nhẹ nhàng lại quy luật. Hứa Viễn Hàng nhanh chân đi vào, không phải nói để ông nằm trên giường nghỉ ngơi thật tốt sao, tại sao lại dậy rồi? Công việc thì thế nào, có công việc thì quên nghỉ ngơi luôn sao? Thân thể là của chính mình, mình không thương tiếc ai thay mình yêu quý đây?
Một chữ anh cũng không nói ra miệng.
Anh phát hiện chú Khôn, già thật rồi.
Tóc hai bên thái dương đều bạc trắng, những nếp nhăn trước đây chỉ xuất hiện khi ông cười giờ đã chất thành từng lớp.
Tự dưng thấy chướng mắt.
"Tiểu Viễn, cháu dậy rồi." Chú Khôn dừng động tác, ân cần mà nhìn cậu. Trong nếp gấp sâu thẳm hiện lên một tia ý cười, "Đói bụng không, bữa sáng trong nồi, còn nóng hổi đây."
Thấy Hứa Viễn Hàng nhìn chằm chằm mình không nói lời nào, ông vỗ vỗ mùn cưa trên tay: "Không làm không kịp, mấy nay làm trễ nải vài ngày rồi, khách hối.."
Hứa Viễn Hàng dời ánh mắt, cứng nhắc nói: "Đợi chút nữa cháu giúp chú làm."
Trong suốt 3 tháng nương tựa vào nhau, anh vẫn thường nhìn chú Khôn mỗi ngày không mệt mỏi bào gỗ, làm đồ dùng trong nhà, không học cũng biết đôi chút.
Chú Khôn sững sờ vài giây, sau đó lại nở nụ cười: "À, được."
Sau bữa sáng, Hứa Viễn Hàng trước tiên đưa chú Khôn đến trung tâm y tế thị trấn, vốn định đến bệnh viện tỉnh, nhưng thấy khoảng cách quá xa, chú Khôn đau thắt lưng, ngồi lâu không được nên đành bỏ cuộc.
Trung tâm y tế không chỉ có tiêu chuẩn y tế thấp mà còn có trang thiết bị lạc hậu, thậm chí không có điều kiện để chụp X-quang. Hứa Viễn Hàng đành phải nhờ bác sĩ kiểm tra đơn giản, kê một ít thuốc rồi đưa chú Khôn về nhà.
Chú Khôn uống thuốc rồi về phòng nghỉ ngơi. Hứa Viễn Hàng lại chạy lên trấn, đến tiệm thuốc mua hai hộp thuốc cao cùng một ít thuốc dinh dưỡng ở tiệm thuốc tây, mua thêm một chiếc ghế tựa bằng tre, mua đồ ăn bát đĩa và quần áo rồi về nhà chỉnh sửa từng cái một.
Chú Khôn chỉ nhắm mắt để tĩnh tâm, vừa bước ra ngoài thì nghe thấy động tĩnh.
Hứa Viễn Hàng di chuyển chiếc ghế tựa bằng tre vào phòng làm việc, đặt nó vào tường rồi đỡ chú Khôn nằm trên đó, dưới sự hướng dẫn của ông, anh bắt đầu bào gỗ.
Sau khi dần dần quen tay, chú Khôn ngừng nói, Hứa Viễn Hàng cũng im lặng, càng ngày càng có nhiều dăm gỗ rải rác quanh chân, ánh nắng phong phú tràn vào, bị thanh dọc của cửa sổ gỗ cắt thành từng hàng. Dăm gỗ toát ra hương gỗ thoang thoảng, khuôn mặt của anh nửa trong sáng nửa trong tối, vừa tập trung vừa trầm tĩnh.
Bất giác, mặt trời đã ngả về phía Tây.
Hứa Viễn Hàng cũng bào gỗ xong, chú Khôn hài lòng chấp nhận thành quả, nhặt một khúc gỗ bỏ đi lớn chừng bàn tay ở trên đất, cười nói: "Loại gỗ này coi như không tệ, có thể dùng làm sản phẩm điêu khắc gỗ, nhưng khắc cái gì mới tốt đây?"
Chưa kịp dứt lời, Hứa Viễn Hàng đã nảy ra một ý tưởng trong lòng: "Cho cháu đi."
Chú Khôn đưa gỗ cho anh, nghi ngờ hỏi: "Cháu khắc?"
Hứa Viễn Hàng vuốt nhẹ từng đường nét trên mặt gỗ, lông mày hiện lên vẻ rạng rỡ, anh "Ừm" một tiếng.
Chú Khôn như nhìn ra điều gì đó, vỗ vỗ bả vai anh: "Khắc cho tốt vào."
Hứa Viễn Hàng đã dành gần hết hai ngày một đêm trên mảnh gỗ này, quên ăn ngủ nghỉ, không biết mệt mỏi, cũng may thay cuối cùng nó cũng hoàn thành. Anh yên lặng thưởng thức trong chốc lát tác phẩm điêu khắc gỗ đầu tiên của chính mình, bất giác cười rộ lên.
Căng buồm ra khơi, theo gió vượt sóng.
Ngày thứ ba, chú Khôn nói rằng ông ấy gần như khỏe rồi, thúc giục anh trở về đi học.
Hứa Viễn Hàng cau mày, nói rằng thời tiết xấu nên phải chờ thêm vài ngày.
Chú Khôn nhìn trời nắng chang chang bên ngoài không nói nên lời, nụ cười trên môi còn rực rỡ hơn cả rừng hoa dại trên núi, dù từ trước đến nay, ông luôn là người giữ mọi cảm xúc trong lòng không để lộ ra ngoài.
Ngày thứ tư, Hứa Viễn Hàng lên núi hái quả dại, cắt cỏ, vô tình thu hoạch được một tổ mật ong ở gần vườn cây ăn quả, nhưng cũng phải trả giá không nhỏ, trong quá trình lấy mật, tay trái bị ong đốt nhưng anh cũng không để ở trong lòng, vì tất cả những gì anh nghĩ đến đều là --
Hương vị nhất định rất ngon, lấy nó về cho cô ấy nếm thử.
Thế nhưng mà, cô là một thiên kim tiểu thư, là viên ngọc quý trong lòng bàn tay của ba mẹ, muốn gì có cái đó, còn có cái đồ tốt gì mà cô chưa từng thử qua?
Mặc kệ, anh nhanh chóng bác bỏ ý tưởng này, chỉ cần Hứa Viễn Hàng anh cho, liền là thứ tốt nhất trên thế giới này.
Hứa Viễn Hàng mang theo chiến lợi phẩm trở về, chú Khôn đương nhiên rất vui mừng, giúp anh cất nó vào chai thủy tinh để anh thuận tiện mang đi.
Hứa Viễn Hàng chia mật ong làm hai, để lại một nửa cho chú Khôn. Chú Khôn cũng không chối từ mà nhận nó.
Mấy ngày nay có Hứa Viễn Hàng chăm sóc, vết thương ở thắt lưng của chú Khôn tốt lên đến bảy tám phần, cũng có thể đứng thẳng đi lại, dứt khoát cứ một ngày ba bữa đều hối thúc Hứa Viễn Hàng tranh thủ thời gian về Miên Thành.
Ngày thứ năm, trời còn chưa sáng Hứa Viễn Hàng liền đi, anh dọn dẹp nhà cửa phòng ốc, đổ đầy thùng nước, chặt củi đặt ngay ngắn trên tường. Gà vịt ngỗng heo chó, chỉ cần có thể cho ăn đều đổ đồ ăn cho tụi nó một lần rồi lại đi ra ngoài mua đồ ăn. Làm xong những thứ này, anh mới trở về phòng trên tầng hai.
Miếng gỗ điêu khắc, mật ong bỏ riêng biệt vào trong túi, do dự hồi lâu, Hứa Viễn Hàng ấy điện thoại di động trong ngăn kéo ra ném vào, lấy ra một xấp tiền giấy trong túi quần, anh chỉ lấy đủ chi phí đi lại, gấp phần còn lại đặt lên bàn.
Anh mang theo cái túi xuống lầu.
Chú Khôn đứng ở cửa cười hỏi anh: "Sao không ăn xong sáng rồi hãy đi?"
"Không kịp." Hứa Viễn Hàng nói, "Sẽ ăn ở trên đường."
Anh nâng đôi chân dài vượt cánh cửa: "Cháu đi đây."
Chú Khôn chậm rãi đi theo tiễn anh đến cổng: "Sau này nếu có thời gian.. cháu đều có thể trở về đây."
Hứa Viễn Hàng dừng lại, nắng ấm kéo dài bóng dáng trầm mặc của anh, ánh sáng lại chiếu vào mắt anh, hốc mắt anh nóng lên không ngừng, bàn tay rũ bên người nắm chặt rồi từ từ nới lỏng, anh không có quay lại, chỉ gật gật đầu, xem như đồng ý.
Như ngày chia tay đài nhảy cao mười mét ấy, anh không khóc.
Như ngày bị mẹ vứt bỏ đó, anh cũng không khóc.
Như lúc bị đánh đến mức đau đớn, không cử động được, nằm trong góc, càng là một giọt nước mắt cũng không rơi.
Cảm xúc này xa lạ quá.
Đã từng cho rằng, trời đất bao la, không nơi nào anh có thể "Trở về".
Hóa ra là có.
Là một người không cùng huyết thống với anh, cho anh thứ gọi là "Tổ ấm".
Hứa Viễn Hàng tiếp tục đi về phía trước mà không nhìn lại.
Không cần quay đầu, tổ ấm vẫn ở đó đợi anh, ánh mắt ấm áp vẫn dõi theo anh rời đi, rồi cũng đợi anh trở về.
* * *
(Continue)