Tây Du Ký

Chương 100: Tam Tạng thỉnh kinh về Ðông Ðộ Năm thánh hưởng phước tại Tây Phương

Ngày kia ngự giá đến vọng kinh lâu, Thiên Tử lên lầu ngó qua hướng Tây thấy hào quang sáng giới, gió thơm như mùi hương!

Khi ấy Bát Ðại Kim Cang ở trên mây nói với Hành Giả rằng:

– Ðại Thánh ôi! Ðây là đến thành Trường An, chúng ta chẳng dám đi xuống, vì dân Trường An lanh lợi quỷ quyệt, nếu nó thấy mặt, chắc là họa hình! Vậy thì Ðại Thánh và Quyện Liêm tướng quân, Thiên Bồng Nguyên Soái, đừng xuống làm chi. Ðể một mình thánh tăng dưng kinh cho Ðường Thiên Tử rồi trở lên cho mau, chớ ta đợi lâu không đặng.

Tôn Hành Giả nói:

– Tuy các ông nói cũng phải, song một mình thầy tôi gánh sao nổi kinh, dắt sao đặng ngựa? Chúng tôi phải đưa mới xong, các ông chịu phiền rán đợi, bề nào cũng phải trể đâu.

Bát Ðại Kim Cang nói:

– Ngày trước Quan Âm đã bạch với Như Lai, định nội tám ngày cho đủ số một tạng, nay đã năm ngày rưỡi, sợ Bát Giới tham yến tiệc chắc trể nải ngày giờ.

Bát Giới cười rằng:

– Sư phụ thành phật, tôi cũng muốn thành phật lẽ nào mà còn mê yến tiệc sao? Vã lại tôi ăn một bữa cơm tại chùa Ðại Lôi Âm, tới bây giờ còn đặc ruột, lẽ nào mê yến tiệc phàm trần. Xin các ông rán đợi tới giao kinh rồi thì tôi trở lại.

Sa Tăng dắt ngựa, Tôn Hành Giả đỡ Tam Tạng, đều ở trên mây sa xuống lầu Vọng Kinh.

Khi ấy vua Ðường Thái Tôn và các quan ngó thấy đều đến trước nghinh tiếp nói rằng:

– Ngự đệ đã về đây!

Tam Tạng liền cúi lạy.

Vua Ðường Thái Tôn đỡ dậy, phán rằng:

– Ba người nầy là ai?

Tam Tạng tâu rằng:

– Ba người đệ tử tôi thâu tại dọc đường.

Vua Ðường Thái Tôn mừng quá, truyền quan nội thị thắng xe ngựa của vua cho ngự đệ đi vào trào, Tam Tạng tạ ơn, rồi lên ngự mã, Tôn Hành Giả huơi thiết bảng theo hầu.

Sa Tăng gánh kinh, Bát Giới dắt ngựa, đồng đi theo Trường An.

Khi ấy bốn thầy trò về trào theo vua, nội thành ai nấy đều hay Tam Tạng thỉnh kinh về, đồng theo coi đông nức.

Nguyên trước Tam Tạng ở trú tại chùa Hồng phước. Nay các sải chùa ấy chưa hay tin Tam Tạng về.

Rạng ngày ngó thấy mấy cây tòng trước cửa chùa cây nào cũng ngã ngọn về hướng Ðông hết thảy.

Các sải kinh nói rằng:

– Thiệt là quái sự lắm! Hồi hôm không có giông tố, sao cây tòng ngã ngọn về Ðông?

Một người học trò cũ của Tam Tạng nói rằng:

– Mau lấy y phục ra đây, đặng mặc vào mà nghinh tiếp, vì sư phụ thỉnh kinh đã về.

Các sải hỏi rằng sao mà ông biết?

Người học trò cũ đáp rằng:

– Năm trước thầy đi có dặn rằng: “Ta đi không biết chừng nào trở lại, hoặc năm ba năm, hoặc sáu bảy năm, hễ ngó thấy cây tòng trước cửa ngã ngọn qua hướng Ðông, thì ta đã về tới.” Bởi thầy có lời nói trước rỏ ràng, nên tôi mới biết.

Các sải đồng mặc áo dài bước ra, mới tới ngã ba nghe người nói chuyện rằng:

– Thầy thỉnh kinh về mới tới. Hoàng đế rước vào thành.

Các sải nghe nói mừng rỡ chạy theo, gặp ngự giá đi trước, các sải không dám lại gần, đi theo sau đến Ngọ môn.

Khi ấy Tam Tạng xuống ngựa, đi với các đệ tử vào đền.

Tam Tạng đứng trước sân chầu với các đệ tử.

Vua Thái Tôn truyền chỉ, đòi Ðường ngự đệ lên dựa ngai vàng; mời ngồi ghế tú đôn.

Tam Tạng tạ ơn rồi ngồi xuống, bảo đệ tử khiêng kinh lên.

Tôn Hành Giả lấy mấy gói kinh, đưa chuyển cho quan nội thị, quan nội thị dâng lên.

Vua Ðường Thái Tôn phán hỏi rằng:

– Ngự đệ làm sao mà thỉnh kinh đặng? Số kinh ấy bao nhiêu?

Tam Tạng tâu rằng:

– Tôi Nam mô Từ lực vương phật.

– Quảng Trang Nghiêm Phật

– Tài Quang Minh Phật

– Thế Tịnh Quang Phật

– Nhựt Nguyệt Châu Quang Phật

– Diệu Âm Thinh Phật

– Quan Thế Ðăng Phật

– Tu Di Quang Phật

– Kim Hải Quang Phật

– Tài Quang Phật

– Ðấu Chiến Thắng Phật

– Ðại Thế Chí Bồ Tát

– Phổ Hiền Bồ Tát

– Tịnh Ðàng Sứ Giả Bồ Tát

– Bát Bửu Kim Thân La Hán Bồ Tát

– Bát Bộ Thiên Long Quảng Lực Bồ Tát

Các vị ấy niệm phật rồi đồng lui ra ngoài, đồng hưởng phước thanh nhàn tự lại.

Ấy là truyện Tây Du sự tích bao nhiêu đó là hết.