Tây Du Ký

Chương 77: Chúa yêu bắt Tam Tạng Hành Giả viện Như Lai

Nói về ba anh em cự chiến với yêu, cho tới trời tối.

Bát Giới đuối tay bại tẩu, bị chúa yêu đuổi theo, cắn cổ Bát Giới tha về thành, truyền tiểu yêu trói lại.

Rồi bay lên mây trợ chiến mà đánh Sa Tăng.

Sa Tăng nhắm thế không xong liền xách gậy mà chạy, con yêu thứ nhì xổ vòi ra hút một cái, bắt Sa Tăng đem về, truyền tiểu yêu trói lại.

Rồi hai đứa nó bay lên mây trợ chiến với con yêu thứ ba mà đánh Hành Giả.

Tôn Hành Giả thấy hai em bị bắt rồi, nhắm một mình cự không lại.

Liều hú một tiếng, cân đẩu vẫn bay mất.

Con yêu thứ ba, hiện nguyên hình, quạt hai cánh bay theo, quạt cánh một cái, bay tới chín muôn dặm, quạt hai cánh bay riết, bắt đặng Tôn Hành Giả đem về thành truyền tiểu yêu trói lại, để một chổ với Bát Giới, Sa Tăng.

Khi ấy ba con yêu đồng ngồi trên đền báu, dẫn Tam Tạng xuống tức thì.

Tam Tạng thấy ba người học trò đều bị trói, ngó Tôn Hành Giả mà khóc rằng:

– Các trò ôi! Khi trước mắc nạn nhờ có ngươi ở ngoài làm phép giải cứu; phen nầy ngươi cũûng bị bắt, chắc là ta chẳng còn hồn!:

– Sa Tăng, Bát Giới thấy thầy khổ sở như vậy, cũng khóc với nhau.

Tôn Hành Giả cười chúm chiếm nói rằng::

– Xin thầy an lòng, anh em đừng khóc! Dẫu thế nào cũng không chết mà lo.

Khi ấy thầy trò đương nói chuyện với nhau.

Xảy nghe chúa yêu nói rằng:

– Tam hiền đệ đã có sức mạnh, lại thêm mưu cao, bắt đặng Ðường Tăng cũng nhờ kế ấy. Sắp nhỏ phải chùi chảo cho sạch, khiêng l*иg sắt ra dây, đặng chưng bốn Hòa Thượng cho chúng ta uống rượu, rồi sẽ cho chúng bây mỗi đứa một miếng thịt nhỏ, ăn mà sống đời.

Tiểu yêu truyền mừng lắm, làm một tay một chân, giây phút chờ chảo đem ra và khiêng l*иg sắt tới, bắt chảo lên chụm lửa hỏa hào, nước sôi như sóng; liền vào thưa lại với chúa yêu.

Khi ấy Tôn Hành Giả biết nó quyết chưng mà uống rượu, liền nhổ lông hóa ra hình giả ngồi thế chỗ mình, tàng hình lên trên cao ngó xuống. Thấy chúa yêu truyền lót vỉ, để Bát Giới từng dưới, rồi lót vỉ giữa để Sa Tăng, lót vỉ thứ ba để Tôn Hành Giả.

Tôn Hành Giả nghe truyền như vậy, kinh hãi nghĩ rằng:

– Bát Giới, Sa Tăng còn chịu nổi vài dạo, chớ thầy ta chừng một dạo, linh hồn đã trực vảng Tây Phương, ta phải tính thế cứu mạng mới đặng.

Nghĩ rồi niệm chú, Triệu Bắc Hải Long Vương đến nói rằng::

– Vô sự tôi chẳng dám thỉnh, bởi nay thầy tôi bị yêu bắt, bỏ vào l*иg sắt mà chưng! Xin Long Vương bảo hộ cho tôi, đừng để hư hại.

Bắc Hải Long Vương vâng lời, hóa ra một trận gió bay vào trong chảo nằm khoanh, ngăn khí lửa, nên được không nóng, cứu ba thầy trò khỏi bị nước sôi.

Ðến khuya chúa yêu truyền rằng:

– Các ngươi nghe cho rõ. Anh em ta mệt lòng nhọc sức mới bắt đặng thầy trò Ðường Tăng, nay đã bỏ vào l*иg sắt mà chưng, chắc không chạy đi đâu cho khỏi. Vậy các ngươi phải luân phiên chụm lửa, cứ mỗi phiên mỗi đứa, giữ gìn chưng cho tới canh năm cho chín rồi, thì dọn có dấm có tỏi, vân vân, sẽ kêu ba anh em đồng dậy ăn uống rượu.

Các yêu vâng lịnh phân phiên.

Tôn Hành Giả nghe dặn rõ ràng, liền hóa ra con ruồi bay xuống xem thử. Không nghe tiếng nói trong l*иg sắt, hồ nghi chết hết rồi, liền bay liền l*иg sắt mà đậu.

Xảy nghe Bát Giới nói rằng:

– Xui quá, xui quá! Không biết nó chưng ra hơi hay là chưng bịt hơi!

Sa Tăng hỏi:

– Ðã chưng thì thôi, sao còn nói nhiều cách?:

– Bát Giới nói::

– Chưng ra hơi thì không đậy nắp, chưng bịt hơi thì đậy nắp ngộp hơn.

Tam Tạng nói:

– Ðồ đệ ôi! Không thấy đậy nắp.

Bát Giới mừng rỡ nói rằng:

– Ấy là chưng ra hơi, một đêm nay chưa chết.

Khi ấy Tôn Hành Giả nghe nói rõ ràng, biết ba người còn sống, liền tàng hình lén lấy nắp dậy lại.

Tam Tạng hoảng hổn nói rằng:

– Ðồ đệ ôi, nó đậy nắp lại rồi!:

– Bát Giới nói:

– Ấy là chưng bịt hơi, nội đêm nay phải chết!:

– Sa Tăng và Tam Tạng nghe nói khóc than.

Bát Giới nói:

– Ðừng khóc làm chi, ấy là tốp khác đổi phiên nên nó đậy lại, chờ giao phiên tốp củ nó giở ra.

Sa Tăng hỏi:

– Anh nằm gần dưới đáy chảo, ngó ra ngoài sao đặng mà thấy nó đổi phiên?

Bát Giới nói:

– Vì cớ nầy nên ta biết đặng: Ta thuở nay có chứng lạnh, khi mới để vào vỉ hơi ấm hiểm, ưng bụng biết chừng nào, không bao lâu tới tốp làm biếng đổi phiên, không chịu chụm lửa nên hết ấm. Mấy thằng làm biếng, sao cũng còn sai.

Tôn Hành Giả nghe nói cười thầm rằng::

– Con heo hầm quê lắm! Tuy lạnh mà không chết, chớ nóng quá thì còn gì, nếu để nó nói dai, quân chụm lửa hay tin, báo với chúa yêu thì khó lắm! Phải cứu nó mới xong.

Tính rồi nghỉ rằng:

– Nếu muốn cứu thì phải hiện hình, sợ mười đứa chụm lửa ngó thấy ó lên, chúa yêu hay thì hư việc. Phải làm cho chúng nó buồn ngủ mới xong.

Nghĩ rồi làm phép, mười đứa chụm lửa đều ngã mê.

Tôn Hành Giả hiện hình đứng bên chảo mà kêu thầy.

Tam Tạng mừng rỡ mà nói rằng:

– Ngộ không cứu ta với.

Sa Tăng hỏi:

– Anh ở ngoài đó kêu phải chăng?:

– Tôn Hành Giả nói:

– Ta nào ở ngoài, cũng bị chưng như ngươi vậy.

Bát Giới nói:

– Anh ôi, tôi biết anh đã chạy mất rồi, để chúng tôi thế mạng ngộp quá!:

– Tôn Hành Giả nói:

– Ngươi đừng ồn, để ta cứu:

– Bát Giới nói:

– Anh có cứu thì cứu cho dứt gốc chớ đừng có giặm chân.

Tôn Hành Giả giở chảo ra mở trói cho thầy, liền đem xuống đất, giở vĩ dùng mình thâu lòng lại, rồi đem Sa Tăng và Bát Giới ra, mở trói hết thảy.

Bát Giới muốn chạy trước.

Tôn Hành Giả cản lại nói rằng:

– Ðừng có vội vã.

Nói rồi niệm chú cho Long Vương về biển. Lén kiếm đặng đồ hành lý, và con ngựa.

Tôn Hành Giả dắt thầy lên ngựa đi trước, Sa Tăng, Bát Giới gánh hành lý theo sau, đi tới ngỏ trước thấy cửa khóa rồi, phía ngoài quân canh nghiêm nhặt.

Tôn Hành Giả nói::

– Nó canh cửa rất đông, chắc là không đặng!:

– Bèn đi ra ngỏ sau cũng thấy đóng cửa và canh giữ như vậy.

Tôn Hành Giả nói rằng:

– Bây giờ biết tính sao, phải chi thầy đừng có thai phàm, thì ba anh em ta bề nào đem ra cũng đặng. Ngặt thầy bị xác phàm của cha mẹ, nên khó trốn ra.

Bát Giới nói:

– Ðại ca đừng dần dà chúng ta tới chổ vắng, đỡ thầy leo vách tường mà trốn cho mau.

Ôn Hành Giả cười rằng::

– Bày cái đó thật xong lắm, bây giờ không biết làm sao, phải đỡ sư phụ leo lên tường vách mà trốn. Ngày sau thỉnh kinh về nước chắc là ngươi nhạy miệng nói hành rằng: Chúng ta là Hòa Thượng leo vách tường!:

– Bát Giới nói:

– Bây giờ trách tiếng leo vách tường cũng không đặng, miễn là trốn đặng thì thôi.

Tôn Hành Giả không biết tính làm sao, cũng nghe theo lời ấy.

Chẳng ngờ Tam Tạng chưa hết tai nạn.

Vừa lúc ba con yêu thức dậy, nói hơi bư xức rằng:

– Khi sôi đã bảy tám gạo gì đó!:

– Chạy lại chảo mà coi, lấy lòng sắt và vỉ sắt bỏ làng khang đầy đất, hoảng hốt trở lại báo rằng:

– Ðại vương ôi, chúng nó đã chạy mất hết rồi!:

– Ba con yêu chạy lại chảo mà coi, ngó thấy l*иg sắt bỏ đầy đất, nước trong chảo lạnh ngắt, lửa củi tắt câm, còn mấy thằng chụm lửa ngủ ngáy pho pho.

Các yêu đồng ó lên rằng:

– Bắt Ðường Tăng cho mau.

Những quân canh ngỏ trước ngỏ sau, đều vác giáo xách gươm áp tới, còn cửa trước cửa sau đều còn đóng, đốt lòng đèn ra chạy kiếm khắp nơi.

Khi ấy đèn đuối sáng như ban ngày, thấy bốn thầy trò đương trèo vách, chúa yêu lướt tới hỏi lớn rằng:

– Chạy đi đâu đó?:

Tam Tạng sợ quýnh, cóng chơn té xuống vách tường, bị chúa yêu bắt đặng.

Con yêu thứ nhì bắt Sa Tăng, con yêu thứ ba bắt Bát Giới, các tiểu yêu giựt đặng đồ hành lý và bắt ngựa kim, có một mình Hành Giả chạy thoát.

Bát Giới nói lầm bầm rằng:

– Ðồ trời đánh ở đâu, tôi có nói:Cứu thì cứu cho dứt gốc, nay cũng còn giặm chân!:

Các yêu bắt ba thầy trò Tam Tạng dẫn vào đền, bây giờ không nấu nữa, bảo trói Bát Giới tại cây cột trước, trói Sa Tăng gốc cột sau.

Còn chúa yêu ôm Tam Tạng không buông.

Yêu thứ ba nói:

– Ðại ca, anh ôm nó làm cho đó? Dẫu ăn sống không ra gì! Bởi nó không phải như kẻ phàm tục, mà ăn lấy no như cơm. Ấy là vật ít có nước ở Ðại Ðường, phải nấu nướng cho thật kỹ lưỡng, ăn có kèn có trống mới ngon.

Chúa yêu cười rằng:

– Em nói vậy cũng phải, song lại e Tôn Hành Giả nó bắt lại.

Yêu thứ ba nói:

– Trong cung của ta, có nhà mái Cẩm hương, trong Cẩm hương đinh có một cái củi sắt. Cứ theo ý tôi thì bỏ Ðường Tăng vào củi sắt, đóng cửa nhà mái lại; rồi nói truyền ngôn rằng: Ðường Tăng đã bị chúng ta ăn sống rồi. Bảo tiểu yêu đi nói đi nói chuyện ấy giáp vòng thành chắc Tôn Hành Giả sao cũng leo tới thám thính, nó nghe tin ấy thì ngả lòng kiếm chổ mà đi. Ðợi năm ba bữa nó không tới làm rầy, ta sẽ bắt Ðường Tăng ra, làm thịt mà uống rượu.

Hai con yêu nghe nói đều mừng rằng:

– Em nói phải lắm!

– Liền bắt Ðường Tăng bỏ vào cái củi sắt khóa lại. Lại đóng cửa Cẩm hương đình, rồi bảo tiểu yêu truyền ngôn như vậy. Nói xao xác khắp thành.

Nói về Tôn Hành Giả hồi nữa đêm chạy tuốt qua động Sư đà, đập chết mấy vạn tiểu yêu hết thảy.

Quay trở lại thì mặt trời đã mọc, không dám tham chiến.

Thiệt là: Một sợi tơ xe không nên chỉ, một bàn tay vổ chẳng đặng kêu.

Tôn Hành Giả nhảy xuống đất, hóa tiểu yêu trà trộn vào trong cửa thành nghe lóng tin tức.

Ði khắp thành đều nghe nói:

– Ðường Tăng bị Ðại vương ăn sống hồi hôm.

Tôn Hành Giả nghe nói hoảng kinh, đi lần tới trước đền thấy một lũ tinh. Ðầu đội mão da, mình bận áo vàng, trong lưng đeo thẻ ngà voi, tay cầm cây sơn đỏ; con đi qua, con đi lại, nhảy múa lăng xăng.

Tôn Hành Giả nghĩ thầm rằng:

– Chắc chổ nầy là cung quan hoạn yêu tinh.

Liền biến theo hình nó vào cung thám thính.

Ði nửa chừng thấy Bát Giới bị trói dưới góc cột, đương ngồi đó mà rên.

Tôn Hành Giả lại gần kêu nhỏ rằng:

– Trư Ngộ Năng!:

Bát Giới biết tiếng Hành Giả, liền nói rằng:

– Sư huynh đã đến đây, xin cứu tôi một chút.

Tôn Hành Giả nói:

– Ðể rồi ta cứu ngươi. Song ngươi có biết thầy ở đâu chăng?:

Bát Giới nói rằng:

– Sư phụ đã mất, hồi hôm bị yêu ăn sống rồi!:

Tôn Hành Giả nghe nói, khóc tắt tiếng, nước mắt như mưa!

Bát Giới nói:

– Anh ôi! Ấy là tôi nghe tiểu yêu nói bậy với nhau, thiệt tôi chưa ngó thấy ăn thịt, anh đừng tin chắc mà lầm, hãy đi tìm mới rõ.

Tôn Hành Giả lau nước mắt, đi kiếm tới phía trong.

Xảy thấy Sa Tăng bị trói tại gốc cột phía sau.

Tôn Hành Giả bước lại rờ ngực Sa Tăng mà kêu:

– Ngộ Tịnh.

Sa Tăng hiểu ý nói rằng:

– Sư huynh biến hóa ra đây, xin cứu tôi với.

Tôn Hành Giả nói:

– Cứu ngươi khó gì, ngươi có biết thầy ở đâu chăng?:

– Sa Tăng rơi lụy nói rằng:

– Anh ôi, yêu tinh nóng ăn quá, không kịp nấu nướng chi hết; nó đã ăn sống thầy như dao cắt, lụy tợ mưa sa!

Không kịp cứu Sa Tăng, Bát Giới, nhảy lên mây về tới Ðông sơn, liền nhảy xuống núi cất tiếng khóc vang rằng:

– Thầy ôi, nghĩ lại khi trước tôi làm phản, bị đè tại Ngủ Hành Sơn, nhờ thầy cứu tôi khỏi nạn. Tôi quyết lòng đánh ma quỷ, bảo hộ thầy đến phật thỉnh kinh, chẳng ngờ mới nửa đường, mà bị yêu ăn sống!:

– Tôn Hành Giả than khóc và nghỉ rằng:

– Chuyện nầy tại phật Như Lai không phải lắm. Ngài ở không bên nước Cực lạc bày chuyện đặt ra ba tạng kinh phải như có lòng khuyên thiên hạ làm lành, đáng lẽ phải sai người đem kinh qua Ðông Ðộ, chẳng là để tiếng muôn đời! Ai dè tiếc của không chịu đưa ra, một hai bắt chúng ta đi thỉnh cho đặng! Té ra đi cách cả ngàn hòn núi, ngày nay bỏ mạng tại đây! Thôi thôi, ta đi qua ra mắt Như Lai mà thuật chuyện lại. Như chịu phát kinh cho ta đem về Ðông Ðộ, một, một là khuyên thiên hạ làm lành, hai là cho rồi cái chuyện của chúng ta. Bằng không chịu phát kinh, thì ta bảo niệm chú tông cô, đặng cổi kim cô trả lại. Lão Tôn về động cũ cho xong.

Nghĩ rồi đằng vân qua nước Thiên trúc nội một giờ tới núi Linh Sơn.

Gặp bốn ông Kim cang đón lại hỏi rằng:

– Ði đâu đó?

Tôn Hành Giả bái và nói rằng:

– Tôi có việc muốn vào ra mắt Như Lai.

Ông Vĩnh Trụ Kim Cang nạt rằng:

– Con khỉ nầy ngang dọc lắm. Khi trước ngươi bị Ngưu ma vương, nhờ có chúng ta giúp sức, bây giờ thấy mặt không tạ ơn. Có chuyện chi nói ta vào bạch trước Phật Tổ đòi mới đặng vào. Ðây chẳng phải như cửa Nam Thiên, muốn chạy ra chạy vô thì chạy.

Khi ấy Tôn Hành Giả đương buồn rầu, lại thêm bị chúng cự, nổi giận hét vang như sấm nín không đặng, ó ré om sòm, Phật Tổ hay sự ấy, liền sai ông Ấ La đòi Hành Giả vào dưới tòa sen.

Tôn Hành Giả thấy Như Lai hỏi, liền quỳ lạy mà khóc!

Như Lai hỏi rằng:

– Ngộ Không, vì chuyện chi mà ngươi thảm thiết?:

– Tôn Hành Giả bạch rằng:

– Ðệ tử nhờ ơn cửa phật đã chịu quy y, bảo hộ Ðường Tăng, đi dọc đàng cực khổ nói không xiết! Nay đến thành Sư đà, bị ba con yêu bắt thầy tôi nó ăn sống. Còn hai sư đệ tôi Ngộ Năng, Ngộ Tịnh đều bị trói trong thành, không bao lâu nó cũng ăn thịt nữa! Ðệ tử không biết làm sao, nên tìm đây làm lễ, xin Như Lai niệm chú tòng cô đặng tôi cởi kim cô trả lại, thả đệ tử về núi Hoa quả cho xong.

Nói chưa rồi, lụy nhỏ như mưa, khóc vang tợ sấm.

Khi ấy Như Lai cười rằng:

– Ngộ Không đừng phiền não bởi yêu tinh thần thông quảng đại, ngươi đánh không lại nó, nên tức mình.

Tôn Hành Giả đấm ngực nói rằng:

– Không dám giấu Như Lai, để từ thuở này không chịu thua ai, bây giờ mới bị bầy yêu đó!:

– Như Lai nghe nói đáp rằng:

– Ngươi đừng phiền muộn, ta biết yêu ấy rồi.:

– Tôn Hành Giả nói lớn rằng:

– Bạch quá Như Lai, tôi có nghe họ nói: Con yêu ấy là bà con với Như Lai.

Như Lai nói::

– Con Khỉ nầy lẽo lự quá! Sao ngươi biết con yêu ấy bà con với ta?:

– Tôn Hành Giả cười và bạch rằng:

– Nếu nó không bà con với Như Lai, sao Như Lai biết nó?

– Như Lai nói:

– Tại con mắt ta có phép thần thông nên coi thấu nó. Con yêu thứ nhứt và con yêu thứ nhì đều có chủ.

Nói rồi liền kêu ông Ác Nang và ông Ca Diếp vào dạy rằng:

– Hai người chia nhau:kẻ qua núi Ngủ đài, người qua núi Nga mi, đòi Văn Thù và Phổ Hiền ra mắt lập tức.

Hai ông tôn giả là Ác Nang và Ca Diếp vâng lịnh ra đi.

Khi ấy Như Lai nói với Hành Giả rằng:

– Văn Thù và Phổ Hiền là hai chủ yêu thứ nhì, thứ nhứt. Còn con yêu thứ ba nói ra thì ta cũng có bà con với nó.

Tôn Hành Giả hỏi rằng:

– Bà con bên nội hay bên ngoại?

– Như Lai nói:

– Trước tiên khi tao thiên lập địa, muôn vât đều sanh, trong loài vật là cầm với thú. Kỳ lân làm chúa loài thú. Phụng Hoàng làm chúa loài chim, chim phụng hoàng lại sanh một cong mái gọi là Khổng Tước, và lại sanh con chim Ðại bàng trống nữa. Khi Khổng Tước ra đời, ăn người ta lắm. Hút một cái hết một đám người đi đường bốn nặm dặm! Khi ấy ta ngồi trên chót núi Tuyết sơn, cũng bị nó nuốt nào bụng nữa! Ta muốn chun ra lại e nhơ uế, nên xoi lủng lưng nó mà chun ra đặng, liền cởi bay về núi Linh Sơn, ý ta muốn gϊếŧ cho rảnh, bởi các phật can rằng: Vì ở trong bụng nó mà ra, thì cũng như mẹ, nếu gϊếŧ Khổng Tước Ðại Minh Vương bồ tát, ở tu hành tại núi Linh Sơn. Còn chim đại bàng nầy một mẹ với Khổng Tước; kéo ngay ra cũng hơi hám bà con.

Tôn Hành Giả cười rằng:

– Cứ theo lới Như Lai, thời là cháu, kêu đại bàng bằng cậu!

– Như Lai nói:

– Ta phải đi thâu con quái thứ ba mới đặng.

Tôn Hành Giả nghe rỏ đầu đuôi, cảm ơn lạy ta.

Khi ấy Như Lai bước xuống tòa sen, đi với các vị phật ra tới cửa núi.

Xảy thấy Ác Nang và Ca Diếp đã mời đặng Văn Thù bồ tát và Phô Hiển bồ tát, đồng ra mắt Như Lai. Như Lai hỏi rằng:

– Hai con thú của hai vị bồ tát trốn xuống núi đã bao lâu?:

Hai vị bồ tát bạch rằng:

– Nó đi mất bảy ngày! Như Lai nói:

– Trên Tây Phương bảy bửa dưới thế gian gần ngàn năm, không biết nó ở dưới hại bao nhiêu mạng, mau theo ta mà bắt nó về.

Hai vị bồ tát theo tả hửu, cùng nhau đồng bay một lát gần tới thành.

Tôn Hành Giả chỉ và nói rằng:

– Bạch Như Lai, chỗ lên hơi đen, là thành Sư đà đó.

Như Lai nói:

– Ngươi xuống trước đi, đến trong thành mà đánh với yêu, trá bại dụ nó ra đây, ta sẽ bắt nó.

Tôn Hành Giả ở trên mây nhảy xuống, đi thẳng tới cửa thành đứng trên bàn bạch mắng rằng:

– Bớ loài yêu, mau ra đánh với ta.

Tiểu yêu ở trên mặt thành chạy xuống phi bảo.

Ba con yêu đều cầm khí giải chạy ra cửa thành, thấy Tôn Hành Giả không thèm hỏi chi tiết, áp lại đánh đùa.

Tôn Hành Giả đưa thước bảng ra đở, đánh bảy tám hiệp, Hành Giả trá bại ngảy đại trên mây.

Ba con yêu đằng vân theo đuổi.

Tôn Hành Giả nhảy trái núp trong hào quang.

Như Lai, nên chúng nó không thấy, ngó thấy ba ông Phật Quá Khứ, Vị Lai, Hiện Tại, và năm trăm Phật La Hán, ba ngàn thần Yết đế đứng bao chung quanh, vây ba con yêu lại.

Chúa hoảng hồn nói rằng:

– Anh em ôi,không xong rồi, con khỉ thiệt là quỷ thông thương, thỉnh chủ nhà mình xuống đó.

Con yêu thứ ba nói rằng:

– Ðại ca đừng sợ, chúng ta đồng hè áp tới đàm đại Như Lai, đặng cướp Lôi âm tự.

Chúa yêu không biết phải quấy, liền vác siêu đao xốc tới, bị Văn Thù và Phổ Hiền niệm chú, rồi nạt rằng:

– Chúa yêu thứ nhứt và yêu thứ nhì thất kinh không dám cự, liền quăng khí giái, nhào xuống hiện nguyên hình là con sư tử xanh và con tượng bạch.

Hai vị Bồ Tát liền quăng tòa sen lên lưng nó, hai con thú xếp tai chịu phép.

Hai vị Bồ Tát nhảy nhóc lên lưng.

Còn con yêu thứ ba không phục, quăng cây phương thiên kích, sè cánh bay lên muốn chụp Tôn Hành Giả, bởi Tôn Hành giả núp trong hào quang Như Lai nên nó không dám lại gần.

Như Lai lột mão thước sào hứng gió quăng lên, hóa ra một cục huyết, con yêu giơ vấu chụp cục huyết; Như Lai lấy tay chỉ một cái, cánh con yêu ấy bị giản gân nên bay không đặng, mắc vấu trong mão Thước sào, biến hóa không đặng, liền hiện nguyên hình là Ðại bàng điểu cánh vàng, hỏi phật Như Lai rằng:

– Sao Như Lai làm phép bắt ta?:

Như Lai nói:

– Ngươi ở chốn nầy bay làm ác lắm, đi theo ta thì có ích hơn.:

Ðại bàng nói:

– Như Lai ăn chay ăn lạc cực khổ lắm, ta ở đây ăn thịt người sung sướиɠ vô cùng, nếu Như Lai đem tôi về bỏ chết đói, mang tội thì chịu.

Như Lai nói:

– Ta quản bốn đại châu, thiếu chi vật thực, hể người làm phải, ta bảo họ dưng cho ăn, không đói mà sợ.:

Ðại bàng túng phải quy y.

Khi ấy Tôn Hành Giả mới dám ra lạy tạ Như Lai mà nói rằng:

– Phật Tổ đã bắt yêu tinh, trừ hại chi thiên hạ, ngặt thầy tôi đã mất rồi:

Ðại bàng nổi giận nói rằng:

– Con khỉ khốn nạn cầu người dữ bắt ta, lại nói vu vạ nữa, ai ăn thịt thầy ngươi, còn nhốt tại nhà mát Cẫm hương ở trong củi sắt.:

Tôn Hành Giả nghe nói mừng rỡ liền lạy tạ Như Lai.

Còn Như Lai cũng không dám thả Ðại bàng, bắt nó ở trên hào quang làm chức Hộ pháp. Rồi đem chư phật về núi Linh Sơn.

Khi ấy Tôn Hành Giả nhảy xuống vào thành, kiếm không có một con nhỏ. (ấy là rắn không đầu thì khó chạy.

Các tiểu yêu thấy Phật Tổ bắt chúa yêu rồi nên chúng nó đều rủ nhau chốn hết), Tôn Hành Giả mở trói cho Sa Tăng, Bát Giới thuật chuyện lại cho hai em nghe, mới biết thầy chưa bị yêu ăn thịt.

Tôn Hành Giả dắt hai người đi kiếm đặng nhà nát, liền mở cửa ra, Sa Tăng lấy gậy phá củi sắt, giở nắp mà kêu thầy.

Tam Tạng thấy mặt, khóc lớn hỏi rằng::

– Ðộ đệ ôi! Làm sao trừ đặng yêu quái, nên đếm đây tìm ta!:

Tôn Hành Giả thuật chuyện lại một hồi, Tam Tạng cảm ơn vô cùng.

Thầy trò vào đền, dọn cơm nước ăn no một bữa rồi lo đi tới phương Tây.