Tam Quốc Diễn Nghĩa

Chương 98: Gia Cát Lượng Tấn Binh Đến Kỳ Sơn Tư Mã Ý Đem Quân Vào Đất Thục

Khổng Minh tới Kỳ Sơn đóng trại chờ binh Ngụy.

Tư Mã Ý đem binh đến Trường An, Trương Hấp rước vào thuật hết các việc.

Ý sai Hấp làm tiên phong, Ðái Lăng làm phó tướng kéo binh đến Kỳ Sơn.

Quách Hoài và Tôn Lễ rước vào.

Ý nói :

– Khổng Minh đem binh từ xa đến, ắt phải tốc chiến tốc thắng. Ta lại được tin y đến lấy Âm Bình và Võ Ðô. Vậy hai người hãy đến cứu nguy nơi đó, rồi lòn phía sau mà đánh tới. Còn ta chặn phía trước, ắt binh Thục phải loạn.

Hai người lãnh mạng ra đi.

Dọc đường Quách Hoài hỏi Tôn Lễ :

– Tư Mã Ý sánh với Khổng Minh thì thế nào ?

Lễ đáp :

– Tư Mã Ý thua Khổng Minh xa lắm.

Quách Hoài nói :

– Theo kế của Tư Mã Ý vừa bày ta e Khổng Minh không đở kịp . Còn đang bàn luận, bỗng quân đến báo Âm Bình đã bị Vương Bình lấy ; Võ Ðô bị Khương Duy chiếm rồi.

Quách Hoài và Tôn Lễ thất kinh, vừa muốn kéo binh về thì đằng sau tiếng quân hét ầm vang, Vương Bình và Khương Duy đánh tới.

Trước mặt lại thấy Khổng Minh cầm quạt chỉ tới mà rằng :

– Tư Mã Ý gạt được ta sao ?

Nói vừa dứt thì quân Trương Bào và Quan Hưng ào ra.

Quách Hoài và Tôn Lễ túng thế phải chạy lên núi.

Trương Bào giục ngựa đuổi theo, chẳng may ngựa trượt chân té nhào, Bào bị thương nặng phải đưa về Hớn Trung điều trị. Nhờ đó mà Quách Hoài và Tôn Lễ mới thoát.

Tư Mã Ý nói :

– Ðó không phải là tội các ngươi. Ấy là tại trí ta không bằng Khổng Minh .

Nói đoạn, sai hai người đến cố thủ Ung Thành và Mỹ Thành .

Ý lại kêu Trương Hấp và Ðái Lăng mà nói :

-Khổng Minh đã lấy được Âm Bình và Võ Ðô , thế nào cũng đến chiêu an bá tánh. Vậy thừa lúc y không ở trong đại trại, lén ra phía sau mà đánh tới. Còn ta cũng đem binh đánh ép hai đầu, ắt binh Thục phải loạn.

Hai người bèn kéo riết đến trại Thục. Nữa đêm hai đạo binh bèn hiệp lại một, rồi cứ sau binh Thục mà kéo tới. Ði được vài dặm bỗng có tin báo phía trước xe cộ bỏ ngổn ngang.

Trương Hấp nói :

– Ta thấy binh Thực đã chuẩn bị rồi, chớ nên tới nữa .

Ðang bàn luận thì bốn phía quân Thục ào ra, còn trên núi lửa cháy rực trời. Hấp và Lăng cả kinh, chạy thoát vòng vây, binh hao hơn nửa.

Chạy được một quãng thì thấy Khổng Minh chỉ mặt nói :

– Về nói với Tư Mã Ý đừng đánh lén phía sau nữa mà mạng họa. Kế đó sao gạt được ta .

Trương Hấp, Ðái Lăng cứ thế chạy dài. .

Trong khi đó, Tư Mã Ý cứ chuẩn bị binh mã chờ ngày tiến binh.

Bỗng hai tướng hoảng hốt chạy về kể hết mọi sự.

Tư Mã Ý than :

– Khổng Minh tuyệt không ai bì kịp . Nói đoạn, lui binh cố thủ không dám ra nữa.

Khổng Minh đại thắng rồi , nhưng mỗi ngày đầu sai Ngụy Diên đến khiêu chiến, mà binh Tư Mã Ý cũng không chịu ra .

Ngày kia, bỗng Hậu chúa sai Phí Vĩ đến phục chức cho Khổng Minh.

Minh hỏi, Vĩ thưa :

– Việc Nhai Ðình do Mã Tắc gây nên, Thừa Tướng lại xin giáng chức . Nay Hậu chúa sai tôi đem chiêu đến phục chức cho Thừa Tướng.

Khổng Minh từ chối, Phí Vĩ nói mãi Khổng Minh mới chịu lảnh .

Ðoạn, khiến người về Thành Ðô tạ ơn.

Riêng Khổng Minh thấy Tư Mã Ý cố thủ mới không chịu ra, bèn nghị kế rồi khiến quân nhổ trại.

Ðược tin này Tư Mã Ý nói :

– Khổng Minh ắt có mưu sâu chớ nên khinh động ?

Trương Hấp thưa :

– Chắc y hết lương thảo nên phải lui binh, ta nên thừa cơ rượt theo đánh một trận .

Ý nói :

– Ta liệu phen này y lấy được Trần Thương rồi thì đường vận chuyển lương thảo của y đâu có khó .

Lại có tin báo :

– Khổng Minh đóng trại cách đây ba mươi dặm.

Ý cười :

– Như vậy lại càng nên cố thủ .

Ba tuần trôi qua vẫn chưa động tĩnh, cũng chẳng thay tướng Thục đến đánh .

Tư Mã Ý bèn cho quân đi thám thính. Lại được tin Khổng Minh đã nhổ trại lui ba mươi dặm nữa.

Thấy vậy, Tư Mã Ý nói với Trương Hấp :

– Thật là quỉ kế của Khổng Minh

Trương Hấp thưa :

– Y dùng kế hoãn binh để rút lui . Tôi xin nguyện đến đó đánh vùi một trận.

Tư Mã Ý nói :

– Khổng Minh đa mưu. Vậy chớ nên theo !

Trương Hấp thưa :

– Nếu thất trận, tôi xin chịu tội .

Mã Ý nói :

– Nếu người muốn đi thì phải phân binh làm hai cánh. Ngươi dẫn một cánh đi trước, những phải ráng sức tử chiến. Ta sẽ đem binh đi sau tiếp ứng để phòng phục binh..

Hôm sau, Trương Hấp và Ðái Lăng dẫn ba vạn quân đuổi theo .

Còn Tư Mã Ý cũng để quân lại ít nhiều mà giữ trại, còn mình dẫn hậu binh theo sau.

Khổng Minh được tin, bèn cử Vương Bình và Trương Dực tấn binh, rồi dặn :

– Nay Trương Hấp dẫn binh đến ắt là quyết tử với ta. Vậy hai ngươi hãy ráng sức cự địch . Nếu Tư Mã Ý đem binh tiếp ứng thì chia thành 2 đạo mà đánh.

Lại kêu Khương Duy, Liêu Hóa dặn :

– Ta giao cho ngươi cuốn cẩm nang đến phục tại Kỳ Sơn, nếu Duy và Hóa nguy khốn hãy mở ra coi .

Lại kêu Ngô Bang, Ngô Ý, Mã Trung, Trương Ngưng mà dặn :

– Binh Ngụy đến thì vừa đánh vừa chạy, khi nào thấy Quan Hưng đem binh tới hãy quay lại mà đánh .

Rồi, dặn Quan Hưng :

– Hãy phục binh nơi San Cốc, lúc nào thấy cờ đỏ của ta lấy động thì kéo binh ra đánh nhầu .

Các tướng lãnh mạng ra đi.

Trương Hấp và Ðái Lăng thấy Mã Trung, Ngô Bang, Ngô Ý ra chống cự thì hầm hầm kéo binh ra đánh vùi.

Binh Thục vừa đánh vừa chạy, binh Ngụy rượt theo ước hai mươi dặm.

Bỗng Vương Bình và Trương Dực xông ra đánh bọc hậu. Phía trước bốn tướng Thục cũng quay lại đánh tới tấp.

Trương Hấp phải tử chiến. Nhưng vẫn không thoát khỏi vòng vây.

Trong lúc binh Thục đang xiết chặt vòng vây, bỗng Tư Mã Ý từ sau tới vây phủ Trương Dực và Vương Bình vào giữa. Vương Bình đốc quân quay lại đánh Tư Mã Ý, còn Trương Dực cự với Trương Hấp .

Từ trên núi Khương Duy và Liêu Hóa xem chừng Trương Dực và Vương Bình đã đuối sức, liền dở cẩm nang ra xem, thấy Khổng Minh dặn :

– Nếu Tư Mã Ý đến thì cứ đem binh giả đò cướp trại, ắt chúng phải quay binh trở về .

Duy và Hóa bèn kéo tới trại Tư Mã Ý .

Thấy thế, Y thất kinh, vội vã truyền lui binh về giữ trại lập tức.

Vương Bình thừa dịp đánh nhau tới, gϊếŧ quân Ngụy chết như rạ.

Phần Trương Hấp thay Tư Mã Ý rút binh, lòng rối loạn, lại thấy Quan Hưng nhào tới vây Hấp vào giữa.

Hấp và Lăng liệu phá vòng vây mà rút về trại. Binh lính chỉ còn vài ngàn người.

Khi Tư Mã Ý về đến trại quân Thục đã rút đi hết, tức giận quở các tướng rằng :

– Ta biết Khổng Minh dụng kế các ngươi cứ nàn nằn xin đánh để bị đại bại. Từ nay kẻ nào còn như theo ta sẽ không dung .

Chư tướng hổ thẹn lui ra.

Trận ấy Khổng Minh đại thắng .

Khổng Minh vừa thu binh về trại thì quân báo có người ở Thành Ðô tới .

Khổng Minh hỏi mới hay tin là Trương Bào đã chết.

Khổng Minh vùng khóc rống, máu trào ra miệng, té xỉu.

Chư tướng đở dậy.

Từ đó Khổng Minh lâm bệnh dậy không nổi.

Vài hôm sau, Khổng Minh kêu các tướng vào mà nói :

– Ta mang bịnh nặng phải về Hớn Trung để dưỡng sức và tính kế khác. Nhưng phải tuyệt đối giữ bí mật.

Rồi đó binh Thục nhổ trại ra đi. Ði được 5 ngày rồi mà binh Ngụy vẫn không hay .

Khi biết được, Tư Mã Ý hối tiếc chẳng cùng, bèn để chư tướng ở lại mà trở về Lạc Dương.

Khổng Minh về đến Hớn Trung thì bệnh tình thuyên giảm dần .

Qua năm Kiến Hưng thứ 8 , Tào Chơn cũng lành bệnh bèn đến tâu với Ngụy chúa rằng :

– Nay tôi đã mạnh , xin bệ hạ cho dẫn binh đến Hớn Trung đánh Thục .

Tào Tuấn hỏi Ý , Ý tâu :

– Tôi liệu binh Ngô chắc chưa dám động binh ; vậy cũng nên đi phạt Thục để trừ mối lo cho Trung Nguyên .

Tào Tuấn y kế, bèn sai Tào Chơn làm Ðại Ðô Ðốc lãnh đại binh đến Trường An , do theo ngả Kiếm Các vào lấy Tây Xuyên.

Lúc đó, quân thám thính liền phi báo với Thục chúa.

Thục chúa triệu Khổng Minh trở về Thành Ðô mà hỏi :

– Tướng phụ đã hay việc Tào Tuấn sai Tào Chơn làm Ðô Ðốc , Tư Mã Ý làm Phó Ðô Ðốc , khởi binh đánh Tây Thục chưa .

Khổng Minh tâu :

– Tôi thường tâu với bệ hạ , nếu không khởi binh đánh Ngụy , ắt Ngụy sẽ kéo đến đánh ta . Thật ra tôi đã đề phòng đâu đó rồi , xin bệ hạ chớ lo .

Hậu chúa cả mừng phê chiếu Không Minh đến Hớn Trung lo việc ngăn giặc .

Về đến Hớn Trung , Khổng Minh kêu Vương Bình , Trương Ngưng vào mà nói :

– Hai ngươi hãy đem một ngàn quân đến giử Trần Thương mà chống Ngụy .

Vương Bình thất kinh thưa :

– Nay binh Ngụy xua hơn bốn mươi vạn binh , Thừa Tướng cấp cho tôi có một ngàn , sao ngăn nổi .

Khổng Minh nói :

– Không sao , cứ đi đi !

Hai người năn nỉ xin thêm binh, Khổng Minh cười nói :

– Ðêm qua ta xem thiên văn hay Sao Tất đến địa phận Sao Thái Âm, ấy là điềm mưa lớn . Binh Ngụy dẫu có bốn mươi vạn đi nữa cũng chỉ đóng lại đó chớ sao dám xâm nhập nơi hiểm yếu . Bởi vậy ta cứ đồn binh nơi Hớn Trung nghĩ ngơi , chừng nào binh Ngụy lui , ta sẽ rượt theo đánh .

Hai người nghe rõ mới an lòng đi .

Khổng Minh lại truyền quân sĩ tích trử lương thực chờ binh Ngụy rút sẽ đánh.

Còn Tào Chơn và Tư Mã Ý kéo đến Trần Thương rồi vào thành nghĩ ngơi . Ðêm ấy Ý xem thiên văn xong nói với Tào Chơn rằng :

– Tôi thấy sao Tất gần sao Thái Âm , ắt có mưa lớn . Nếu kéo binh vào sâu sẽ nguy hiểm . Vậy hãy ở đây chờ hết mưa sẽ hay .

Tào Chơn nghe nói bèn đồn binh nơi đó .

Cách mấy ngày sau trời đổ mưa tầm tả, bốn phía thành Trần Thương nước ngập hơn ba thước. Trong thành quân sĩ không có chỗ ẩn núp cho đủ, lừa ngựa lại thiếu cỏ ăn, chết vô số.

Tin này thấu đến Trung Nguyên .

Các quan tâu :

– Xin bệ hạ hãy ra lệnh cho Tào Chơn kéo binh về . Nếu đánh ắt không thắng nổi , vì binh sĩ đã mất nhuệ khí rất nhiều rồi .

Tào Tuấn nghe nói liền hạ chiếu triệu Tào Chơn lui binh .

Lúa ấy tại Trần Thương , Tào Chơn cũng đã có ý lui binh , nhưng vì trời mưa quá nên chưa thi hành được , bỗng nhiên nhận được chiếu của Tào Tuấn liền cho lịnh binh sĩ chuẩn bị đâu đó để chờ ngày kéo binh về .

Qua một tháng tạnh mưa .

Tào Chơn hỏi Tư Mã Ý về kế lui binh.

Ý nói :

– Phải để hai đạo binh phục rồi sẽ rút .

Tào Chơn y kế.

Trong khi đó Khổng Minh, khi thấay trời đã tạnh , truyền họp chư tướng lại mà nói :

– Ta liệu binh Ngụy ắt lui, nhưng nếu rượt theo sẽ bị phục binh của nó. Vậy cứ để chúng về tự nhiên, ta sẽ liệu kế khác .